ĐỖ MINH TUẤN

Một “mức án” của béo phì

Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần

- Mình có thân hình hơi tròn, “chúng nó” gọi  là “Ú Thanh”. Một đứa nói rằng chẳng mấy chốc mình sẽ bệnh… tiểu đường. Trong khi ông ngoại mình nặng 43kg mà cũng tiểu đường. Có phải nhỏ đó hù mình? NGUYỆT THANH (Đại học KHXH & NV)

Không phải bạn nọ hù đâu. Nếu có dịp đến thăm phòng khám béo phì bạn sẽ gặp vô số người (trong đó có cả các bạn trẻ độ tuổi teen) với thân hình được gọi là “quá cỡ” kèm theo chẩn đoán đái tháo đường (tiểu đường). Sự thật là tiểu đường chẳng buông tha ai và ngày càng “trẻ hóa”.

Trong cơ thể chúng ta có một hệ thống điều hòa lượng đường trong máu (gọi là đường huyết) gồm các hormon. Có rất nhiều hormon làm tăng đường huyết như hormon tuyến giáp trạng (thyroxin), hormon tuyến thượng thận (catecholamin), hormon sinh ra từ tế bào alpha của tuyến tụy (glucagon) nhưng chỉ có duy nhất một hormon làm giảm đường huyết là insulin sinh ra từ tế bào bêta ở tiểu đảo langerhans của tuyến tụy. Mọi rắc rối sinh ra từ đầu mối quan trọng này.

Insulin có nhiệm vụ điều khiển để gluco từ máu đi vào trong tế bào cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Ông ngoại của bạn bị tổn thương tế bào bêta gây thiếu insulin, lượng đường trong máu tăng vọt lên. Một lượng lớn đường chạy qua lỗ lọc của cầu thận để ra nước tiểu. Đó là “đái tháo đường”.

Đường bị “tháo” ra ngoài sẽ kéo theo một lượng lớn nước làm người mắc bệnh này đi tiểu nhiều hơn người bình thường. Nếu lại dùng vỉa hè làm toilet thì nơi chứa sản phẩm chịu thêm một vấn nạn nữa là ruồi bu, kiến đậu. Bạn sẽ thắc mắc vì sao ông lại ốm chứ không mập phải không?

Là vì cơ thể mất gluco sẽ phải dùng các nguồn khác bù vào bằng cách sử dụng lipid và protein. Rồi bạn thấy ông ăn nhiều mà sao vẫn than đói? Là vì tế bào vẫn bị “đói” gluco nên phát tín hiệu đến “trung tâm ăn” khiến người bị đái tháo đường luôn có cảm giác thèm ăn dữ dội. Tiểu đường mà sụt cân như ông ngoại Thanh giới chuyên môn gọi là tiểu đường type I. Còn tiểu đường mà tròn trịa, đẫy đà gọi là tiểu đường type II.

Khác với tiểu đường type I phát bệnh là thấy liền, loại này thường phát hiện nhân đi khám bệnh khác hoặc khám béo phì để rồi “cháy nhà mới ra mặt chuột”. Bạn cũng biết rằng ai được gọi là béo phì là do khối mỡ tăng lên, rải khắp cơ thể đẩy họ vào tình thế eo - mông tạo thành đường thẳng. Chính khối mỡ đã bao vây, phong tỏa, hạn chế và vô hiệu hóa hormon insulin làm nó không làm nhiệm vụ hạ đường huyết được nữa. Thế là bị tiểu đường.

Từ khi có “đại dịch béo phì” thì số người tiểu đường type II cũng vì thế mà tăng theo. Tổ chức Y tế thế giới đã dự báo đến năm 2005 sẽ có khoảng 500 triệu người bị bệnh tiểu đường, trong đó tiểu đường type II chiếm 80%. Một điều mà Thanh và các bạn nên biết nữa là những bạn sinh ra trong gia đình có người tiểu đường lại thấy vòng 2 của mình từ từ lớn dần lên vượt qua con số 80cm là phải tiến hành xét nghiệm máu, bởi theo tính toán của các nhà khoa học thì vòng eo > 80 ở nữ và > 90 ở nam thường là dấu hiệu SOS của bệnh tiểu đường, cao huyết áp và nhồi máu cơ tim.

Cũng xin nhắc với các bạn tuổi teen rằng: đọc bài này xong chớ mắc thêm bệnh tưởng, cân nặng đang bình thường hoặc nghiêng về phía suy dinh dưỡng lại khăng khăng rằng mình bị béo phì để “tra tấn” ba mẹ xin tiền đi chữa bệnh. Công thức để tính béo phì đã được đề cập trong số báo trước rồi. Mong Thanh và các bạn luôn giữ gìn được vóc dáng đẹp. Thân mến.

BS LÊ THÚY TƯƠI


"Chỗ ngồi ăn không ngon, không ngon...!""
"Kẻ lữ hành không mệt mỏi của đuờng dài"
"Nhớ nhà quăng điếu thuốc"
... Đo rồi đếm...
Anh Còn Nợ
Bệnh viện Nhi Đồng 3, tại sao không?
Chùm thơ: "Vòng quanh", "Nhớ", "La Ngà"
Cám ơn ASIMO
Gió Heo May Đã Về (I)
Hạnh phúc rất đơn sơ
Không có thì giờ !
Làm thầy thuốc chữa bệnh cho người, làm thơ chữa bệnh cho mình
Nghĩ từ trái tim
Nghề y
Như không thôi đi được
Những bệnh vô duyên.
Sân trước một cành mai…
Tham vấn sức khỏe
Thư Cho Bé Sơ Sinh
Đâu phải tự nhiên
Đầu tư lệch pha
“Đầu vào” y khoa


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn