ĐỖ MINH TUẤN

Mũi cao, mũi tẹt

Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần

 - Mũi đã không cao lại còn thuộc dạng “dòm trời” (theo bà thầy bói là mũi này “đổ của đi”). Chỉ có nước dùng bàn tay nhân tạo nâng mũi ở thẩm mỹ viện phải không? (NGUYỄN THỊ THỦY, Kiên Giang)

- Trước hết bạn cần biết rằng chúng ta thuộc chủng tộc “da vàng, mũi tẹt”. Những điểm đặc trưng đó sẽ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trừ khi có quá trình kết hôn với chủng tộc khác.

Bạn nên tự hào về cái mũi đang “chính gốc” của mình. Bạn có biết mũi đóng vai trò gì không?

Hai lỗ mũi được ví là “ống thở” làm nhiệm vụ lấy oxy từ ngoài trời đưa vào phổi và đẩy khí carbonic ra ngoài. Trong lỗ mũi có một ít lông có vai trò như một tấm lưới nhằm cản bụi, lọc không khí cho chúng ta. Nhưng phần quan trọng nhất của mũi là khứu giác, tức nhận cảm giác về mùi.

Bạn đang ngồi trong lớp học mà đâu đó thoang thoảng mùi thơm của chocolate hay mùi nhà bếp phi hành giữa lúc bác bao tử rỗng thì các “cơ quan, đoàn thể” trong người bạn thi nhau mà bấn loạn. Cảm giác về mùi bắt nguồn từ biểu mô khứu giác là một vùng bé tí nằm ở phần cao của niêm mạc khoang mũi. Chúng ta nhận cảm được mùi là nhờ các dòng khí xoắn mang những chất có mùi đến với các thụ thể khứu giác.

Trở lại vấn đề của bạn. Chẳng ai trong chúng ta bằng lòng với tạo hóa. Người Âu có sống mũi cao, mắt xanh, tóc nâu thì họ lại mơ ước có nước da nâu, da vàng, mắt đen. Bởi thế họ cứ phơi nắng ở các bãi biển để chờ cho da chuyển màu. Còn chúng ta có sống mũi thấp lại ước ao nó phải nhô cao lên. Thế là nhiều bạn, nhiều chị quyết chí đi bơm silicon hay đến thẩm mỹ viện cho họ mổ ra đưa một miếng nhựa vào. Bơm silicon thì hậu quả ê chề rồi, nó chảy ra chung quanh, nó gây viêm tấy... Kết quả là “tiền mất tật mang” mũi còn xấu tệ hơn.

Còn miếng nhựa độn sống mũi? Có bạn dị ứng với miếng nhựa độn mũi cứ uống thuốc chống dị ứng suốt ngày kẻo động tác hắt xì xảy ra thường xuyên khiến người chung quanh nhìn bạn nghi ngờ... bị cúm gà. Đến nước ấy thì niềm hân hoan vì sống mũi đẹp chưa thấy đâu mà thay vào là nỗi buồn dị ứng. Đó là chưa kể mổ máy không khéo làm tổn thương vùng biểu mô khứu giác khiến bạn mất đứt chức năng nhận biết mùi.

Thầy tướng số bảo lỗ mũi của bạn “đổ của đi”, nếu làm cho nó khum lại thì liệu có “hứng” được của cải nếu ta không lao động? Còn nếu ba mẹ bạn không có lỗ mũi hếch thì có thể thời thơ ấu bạn đã bị viêm V.A (végetation adénoides). V.A là khối thịt nằm nơi vòm miệng được ví như anh lính phòng vệ cho vùng mũi, vòm họng. Nhưng khi bé bị viêm thì có hiện tượng “thò lò mũi xanh”.

Quá trình viêm sẽ làm bé không thở đường mũi được mà phải há miệng để thở. Động tác này đã làm biến dạng sụn sống mũi, lỗ mũi vểnh lên và hàm trên có xu hướng bị hô. Các bậc cha mẹ cần biết điều này để đưa bé đi bác sĩ tai mũi họng. Chỉ cần một động tác nhanh và chính xác, miếng V.A thường viêm nhiễm được lấy đi, tình trạng “hếch, hô” sẽ không diễn ra.

Có nên tìm mọi cách cải tạo tình trạng này không? Trước những được - mất như thế, Thủy và các bạn gái nào đang có cùng tâm tư mũi tẹt hãy suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định biến “bình nguyên” thành “cao nguyên”.

BS LÊ THÚY TƯƠI


"Chỗ ngồi ăn không ngon, không ngon...!""
"Kẻ lữ hành không mệt mỏi của đuờng dài"
"Nhớ nhà quăng điếu thuốc"
... Đo rồi đếm...
Anh Còn Nợ
Bệnh viện Nhi Đồng 3, tại sao không?
Chùm thơ: "Vòng quanh", "Nhớ", "La Ngà"
Cám ơn ASIMO
Gió Heo May Đã Về (I)
Hạnh phúc rất đơn sơ
Không có thì giờ !
Làm thầy thuốc chữa bệnh cho người, làm thơ chữa bệnh cho mình
Nghĩ từ trái tim
Nghề y
Như không thôi đi được
Những bệnh vô duyên.
Sân trước một cành mai…
Tham vấn sức khỏe
Thư Cho Bé Sơ Sinh
Đâu phải tự nhiên
Đầu tư lệch pha
“Đầu vào” y khoa


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn