ĐIỆN TÂM ĐỒ

 1.1 ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG

PHỨC ĐỘ QRS BÌNH THƯỜNG

Sóng P:

Thời gian <0,12s

Biên độ <2,5 mm

Dương ở D1 D2 aVL aVF V3 V4 V5 V6

Âm ở aVR

Thay đổi ở D3 aVL V1 V2

Khoảng PR:

Từ đầu sóng P đến QRS

Thời gian 0,12 – 0,20s

Đẳng điện

Sóng Q:

Thời gian <0,04s

Biên độ <25% sóng R kế đó

QRS:

Thời gian <0,10 s

Sokolow = (SV1 + RV5) < 35mm

R/S < 1 ở V1, V2; R/S > 1 ở V5,V6

ST:

Đẳng điện

Khoảng QT:

Từ đầu sóng Q đến cuối sóng T

Thời gian thay đổi tuỳ theo tần số tim

Sóng T:

Không đối xứng

Đỉnh tròn

Dương ở D1 D2 aVL V23456

Âm ở aVR

Thay đổi ở D3 aVF V1

Đo tần số tim:

1.2 ĐIỆN ĐỒ BỆNH LÝ:

SÓNG P:

Phì đại nhĩ P:

Sóng P cao, nhọn > 2,5mm ở D23 aVF

Dạng 2 pha ở V1 với phần dương chiếm ưu thế.

Phì đại nhĩ T:

Sóng P rộng >0,12s ở D2

Dạng 2 pha ở V1 với phần âm chiếm ưu thế.

KHOẢNG PR:

ngắn <0,12s hội chứng kích thích sớm.

dài >0,20 s: Block nhĩ thất độ I

QRS:

≥ 0,12 S: Block nhánh hoàn toàn

0,10-0,12s: Block nhánh không hoàn toàn

PHÌ ĐẠI THẤT T NẾU:

QRS rộng

Sokolow ≥ 35mm

Dạng rS ở V1, Rs ở V5

Trục lệch T

ĐOẠN ST:

Chênh lên:

uốn lồi: tổn thương dưới thượng mạc

uốn lõm: viêm màng ngoài tim

Chênh xuống:

thẳng, đi xuống: tổn thương dưới nội mạc

dạng hình đáy chén: ngấm Digitalique

SÓNG T:

Cao bất thường, nhọn, đối xứng ® thiếu máu dưới nội mạc, tăng cali máu

Đảo ngược, sâu, đối xứng ® thiếu máu dưới thượng mạc, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim.

Đảo ngược không đối xứng ® phì đại thất

KHOẢNG QT:

Dài - hạ calci máu, hạ kali máu, dùng quinidine, Amiodarone.

ngắn – tăng calci máu, ngấm Digitalique.

SÓNG Q:

Nhồi máu cơ tim (sau 6 giờ)

Chuyển đạo     Vùng nhồi máu

D1                 aVL bên

D2 D3 aVF       dưới

V1 V2 V3         trước vách

V3 V4             mỏm

V1-V6 D1 aVL   trước rộng

V7 V8 V9         đáy

V3R V4R         thất P

 1.3 XÁC ĐỊNH TRỤC ĐIỆN TIM

TÍNH TRỤC TRUNG BÌNH CỦA QRS TRÊN CÁC CHUYỂN ĐẠO Ở MẶT PHẲNG TRÁN

Xác định chuyển đạo có tổng đại số của các thành phần phức độ QRS bằng 0. Trục QRS sẽ là 90o so với chuyển đạo này.

TRỤC BÌNH THƯỜNG

Đối với AVF: trục ở 0o

Đối với D3: trục ở +30o

Đối với AVL: trục ở +60o

Đối với D1: trục ở + 90o

TRỤC LỆCH P

Đối với D1: trục ở +90o

Đối với AVR: trục ở +120o

Đối với D2: trục ở +150o

Đối với AVF: trục ở +180o

TRỤC LỆCH T

Đối với AVF: trục ở 0o

Đối với D2: trục ở -30o

Đối với D1: trục ở -90o

Đối với AVR: trục ở -60o

TRỤC VÔ ĐỊNH

Đối với D1: trục ở -90o

Đối với AVL: trục ở -120o

Đối với AVF: trục ở -180o

Đối với D3: trục ở -150o

VECTƠ QRS TRUNG BÌNH Ở MẶT PHẲNG TRÁN – CÁC BỆNH LÝ

 

Bình thường

Trục lệch T

Trục lệch P

Các giới hạn

0; +90o

0; -90o

+0o; +180o

Các bệnh lý thường phối hợp

 

Bloc phân nhánh T trước Nhồi máu vùng dưới

Phì đại thất T

Tổn thương thất P Bloc phân nhánh T sau. Trẻ em. Trẻ nhủ nhi.

 

01. ĐIỆN TÂM ĐỒ
02 NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC
03.1 CÁC TIÊU CHUẨN ĐO ĐẠC VỀ SIÊU ÂM KIỂU TM:
04 CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG HỌC
05.1 ĐỘNG MẠCH VÀNH T
06 MÃ SỐ CÁC MÁY TẠO NHỊP TIM
07. TIÊU HOÁ
08. THẬN HỌC
09. HÔ HẤP
10.1 ĐIỀU TRỊ BẰNG DỊCH TRUYỀN TRONG TÌNH TRẠNG MẤT NƯỚC
11. HUYẾT HỌC
12. TEST DUNG NẠP GLUCOSE
13. DỊCH NÃO TUỶ
14. TUỶ ĐỒ
15. THỜI GIAN PROTHROMBIN
Lời tựa