3.1 CÁC TIÊU CHUẨN ĐO ĐẠC VỀ SIÊU ÂM KIỂU TM:

H 7.1

LVd: Kích thước thất trái cuối tâm trương, đo ở đầu QRS

LVs: Kích thước thất trái cuối tâm thu, đo ở điểm vách liên thất co bóp nhiều nhất về phía sau.

IVSd: Chiều dày vách liên thất cuối tâm trương, đo ở đầu QRS

IVSs: Chiều dày vách liên thất cuối tâm thu, đo chỗ dày nhất

PWd: Chiều dày thành sau tự do thất trái cuối tâm thu, đo ở chỗ dày nhất.

Ao: Kích thước gốc động mạch chủ cuối tâm trương, đo lúc bắt đầu QRS

LA: Kích thước nhĩ trái cuối tâm thu, đo chỗ lớn nhất từ thành sau động mạch chủ đến thành sau nhĩ trái

 

3.2 CÁC SỐ ĐO VỀ SIÊU ÂM TIM Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG

MẶT CẮT CẠNH ỨC TRỤC DỌC THẤT TRÁI:

H8.1

RV: thất phải PW: thành sau

IVS: vách liên thất pillier post: cột sau

LV: thất trái aml: lá lơn (lá trước) van 2 lá

LA: nhĩ trái pml: lá nhỏ (lá sau) van 2 lá

Ao: động mạch chủ

KÍCH THƯỚC THẤT TRÁI (LV) Ở MODE TM

LVd: 37 – 56 mm IVSs: 12 ± 3mm

LVs: 27 – 37 mm IVSd: 6 – 11mm

PWs: 15 ± 3mm PWd: 6 – 11mm

Tỷ lệ: vách liên thất/ thành sau 0,9 – 1,2

KÍCH THƯỚC THẤT PHẢI (RV) Ở MODE TM

(ĐƯỜNG CẮT CẠNH ỨC TRÁI TRỤC DỌC)

RVd (tâm trương) 9 – 26mm

RVs (tâm thu) ≤ 24mm

KÍCH THƯỚC THẤT PHẢI Ở ECHO 2D (MẶT CẮT TỪ MÕM, 4 BUỒNG)

Trục dài thất phải tâm trương (RVd): 80mm

Trục ngắn thất phải tâm trương: 33mm

Diện tích thất phải tâm thu (RVs): 10.9 cm2

Diện tích thất phải tâm trương (RVd): 20,1 cm2

Tỷ lệ thất phải / thất trái: 1/3

KÍCH THƯỚC NHĨ TRÁI (LA) MODE TM (MẶT CẮT CẠNH ỨC TRỤC DỌC)

Nhĩ trái: 25 – 45mm (20 tuổi)

Nhĩ trái: 30 – 45mm (80 tuổi)

Tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ: 1,1

KÍCH THƯỚC GỐC ĐỘNG MẠCH CHỦ (AO) VÀ ĐỘ MỞ VAN SIGMA (OS)

Ao < 42 mm ở nam

Ao < 35 mm ở nữ

Os: 19mm

3.3 ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI

CHỨC NĂNG TÂM THU

Phân suất rút ngắn tâm thu của thất trái (FS)

C9.1

Dtd: Đường kính cuối tâm trương

Dts: đường kính cuối tâm thu

Bình thường = 36 ± 6%

Tốc độ rút ngắn trung bình theo chu vi của cơ tim (VCF)

C9.2

ET: Thời gian tống máu

(thời gian mở van động mạch chủ)

BT = 1,2 ± 0,1 circonf/giây

Đánh giá thể tích tâm thất (công thức Teicholz)

V= 7D3/2,4 + D

Vtd = 70 ± 10 ml/m2 (thể tích cuối tâm trương)

Vts = 25 ± 5 ml/m2 (thể tích cuối tâm thu)

VES = Vtd – Vts (thể tích tống máu tâm thu)

Phân suất tống máu thất trái (EF)

C9.3

BT ≥ 60%

Vtd: thể tích cuối tâm trương

Vts: thể tích cuối tâm thu

KHỐI LƯỢNG THẤT TRÁI: LVM (DEVEREUX)

LVM (Penn) = 1,04 x [(Đtd + IVS + PW)3 – (Dtd)3] – 13,6

LVM (ASE) = 0,8 x 1,04 x [(Dtd +IVS + PW)3 – (Dtd)3] + 0,6

Bình thường (Devereux): LVM = 176 ± 45g (nam)

LVM = 121 ± 40g (nữ)

Phì đại thất

LVMI > 134g/m2 (nam)

LVMI > 110g/m2 (nữ)

LVMI: chỉ số khối lượng cơ thất trái

H9.1

Dtd: Đường kính cuối tâm trương

3.4 ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI:

CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG

PHÂN LOẠI THEO APPLETON

H10.1

Các dạng khác nhau của phổ Doppler dòng chảy qua van 2 lá

AoC: đóng van động mạch chủ

IVR: thư giản đồng thể tích

OM: mở van 2 lá

E: vận tốc tối đa đổ đầy nhanh

A: vận tốc tối đa nhĩ thu

MC: đóng van 2 lá

Type 1:

E/A < 1 + triền xuống sóng E chậm lại

Thời gian thư giãn đồng thể tích kéo dài (làm gia tăng sự đóng góp của nhĩ trong giai đoạn đổ đầy tâm trương) = Rối loạn thư giãn thất trái

Type 2:

E/A > 1 + triền xuống sóng E rút ngắn

Thời gian thư giãn đồng thể tích rút ngắn: dạng siêu bình thường

= bệnh cơ tim hạn chế

Rối loạn sự đàn hồi thất trái

Type 3: (bình thường)

E/A > 1 + triền xuống sóng E bình thường

Thời gian thư giãn đồng thể tích bình thường (khoảng 95ms)

 

3.5 HỞ VAN 2 LÁ

KHẢO SÁT DÒNG 2 LÁ (DOPPLER XUNG)

Vận tốc đầu tâm trương (sóng E) lớn hơn 1,5m/s gợi ý hở van 2 lá nặng

H11.1

TỶ LỆ VTI (Velocity – Time Infegral)
VTI = diện tích phía dưới đường biểu diễn vận tốc dòng máu qua van 2 lá.
m: van 2 lá
Ao: van động mạch chủ

C11.1

Tỷ lệ > 1,3: Hở hai lá nặng

KHẢO SÁT LUỒNG MÁU TRÀO NGƯỢC

Doppler xung: Khảo sát chính xác độ tan của dòng hở bằng cách đo điện tích dòng hở trong nhĩ trái

H11.2

Độ 1: Hở hai lá nhẹ
Độ 2: Hở hai lá vừa
Độ 3: Hở hai lá trung bình
Độ 4: Hở hai lá nhiều

SIÊU ÂM QUA THỰC QUẢN

Đường kính dòng phụt ngược tại gốc (D)

Độ 1: D < 6mm
Độ 2 và 3: D = 6 – 8mm
Độ 4: D > 8 – 10mm

Diện tích dòng phụt ngược

Độ 1: 1,5 – 4cm2
Độ 2 và 3: 4 – 7cm2
Độ 4: > 7 cm2

3.6 HẸP VAN 2 LÁ

ĐÁNH GIÁ HẸP 2 LÁ BẰNG CÁCH TÍNH ĐỘ CHÊNH ÁP TRUNG BÌNH

Sự biến dạng 4 cạnh của đường biểu diễn vận tốc qua van 2 lá (máy tự tính sau khi vẽ dọc theo các cạnh của dòng qua van 2 lá)

H12.1

ĐÁNH GIÁ HẸP 2 LÁ BẰNG CÔNG THỨC HATLE

H12.2

C12.1

PHT (Pressure Half Time): thời gian giảm ½ độ chênh áp

ĐÁNH GIÁ HẸP VAN 2 LÁ BẰNG PHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỤC

C12.2

SAo: diện tích gốc động mạch chủ
MVA: diện tích van 2 lá
VTI: tổng diện tích dưới đường biểu diễn vận tốc
MVA < 1cm2: Hẹp rất khít
MVA: 1 – 1,5cm2: Hẹp khít
MVA> 1,5cm2: Hẹp vừa

3.7 HẸP VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

ĐỘ CHÊNH ÁP TRUNG BÌNH THẤT TRÁI – ĐỘNG MẠCH CHỦ (DOPPLER LIÊN TỤC)

Đánh giá độ chệnh lệch qua van động mạch chủ bằng định luật Bermouilli

P2-P1 = 4 x V2
G > 50 mmHg: Hẹp khít van động mạch chủ

H13.1

ĐÁNH GIÁ DIỆN TÍCH LỖ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

Dùng phương trình liên tục áp dụng cho hình trụ, lưu lượng chảy vào bằng với lưu lượng chảy ra

Q1 = S1 x V1 = S2 x V2 = Q2

H13.2

S1: Diện tích buồng tống thất trái (diện tích dưới van động mạch chủ)
V1: Vận tốc trong buồng tống thất trái (Vmax hoặc VTI)
S2: Diện tích van động mạch chủ cần tính
V2: Vận tốc dòng máu tại chỗ hẹp động mạch chủ

Hẹp khít van động mạch chủ: diện tích < 0,75cm2

3.8 HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

ĐO ĐƯỜNG KÍNH DÒNG HỞ TẠI GỐC

Đo đường kính hở chủ bằng TM màu (cạnh ức trục dọc)

Độ 1: đường kính < 8mm
Độ 2: đường kính 8 – 11mm
Độ 3: đường kính 12 – 15mm
Độ 4: đường kính > 15mm

ĐO BẰNG PHỔ DOPPLER LIÊN TỤC

Đo bằng PHT (thời gian giảm ½ độ chênh áp) của dòng hở chủ

PHT > 400 ms => Độ I hay II

PHT < 400 ms => Độ III hay IV

H14.1

Theo Scheubié

Độ I: 470 ± 90 ms

Độ II: 370 ± 70ms

Độ III: 250 ± 80ms

Độ IV: 140 ± 30ms

DÒNG TẠI EO ĐỘNG MẠCH CHỦ

Đặt Doppler xung tại động mạch chủ xuống đoạn dưới eo

Vtd= vận tốc cuối tâm trương

Vs= vận tốc tâm thu

Vs > 0,2 m/s: hở chủ độ 3 hay 4

H14.2

 

Vtd/Vs

VTId/VTIs

Độ I

0

<20%

Độ II

1-10%

20-39%

Độ III

11-20%

40-59%

Độ IV

>20%

>60%

3.9 TÍNH ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI

PAPs= Áp lực động mạch phổi tâm thu

PAPd= Áp lực động mạch phổi tâm trương

ĐO ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI (PAP) BẰNG DÒNG HỞ 3 LÁ

PAPs = (4 x V2) + PRA

V= Vận tốc tối đa dòng hở 3 lá

PRA= Áp lực nhĩ phải: trung bình 10 mmHg (nhưng thay đổi theo bệnh cảnh lâm sàng: có thể ≥ 20 mmHg trong trường hợp hở 3 lá nặng)

ĐO ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI BẰNG DÒNG HỞ PHỔI

PAPs = (3 xPAPm) – (2 x PAPd)

PAPm = áp lực động mạch phổi trung bình

= (4 x V proto2) + 10mmHg

PAPd = áp lực động mạch phổi tâm trương

= (4 x V télé2) + 10 mmHg

H15.1

 

01. ĐIỆN TÂM ĐỒ
02 NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC
03.1 CÁC TIÊU CHUẨN ĐO ĐẠC VỀ SIÊU ÂM KIỂU TM:
04 CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG HỌC
05.1 ĐỘNG MẠCH VÀNH T
06 MÃ SỐ CÁC MÁY TẠO NHỊP TIM
07. TIÊU HOÁ
08. THẬN HỌC
09. HÔ HẤP
10.1 ĐIỀU TRỊ BẰNG DỊCH TRUYỀN TRONG TÌNH TRẠNG MẤT NƯỚC
11. HUYẾT HỌC
12. TEST DUNG NẠP GLUCOSE
13. DỊCH NÃO TUỶ
14. TUỶ ĐỒ
15. THỜI GIAN PROTHROMBIN
Lời tựa