LÊ NGỌC DŨNG

NỖI KHỔ CỦA THÀY THUỐC

Lê Ngọc Dũng

Khi viết những dòng về lương tâm thày thuốc (y đức) tôi chỉ nhằm gửi gấm tâm sự của một người thày thuốc,  đã trải qua gần hết những năm tháng trong nghề,  nếm bao hỉ nộ ái ố của cuộc sống.  Không phê phán,  không tán dương,  không chê trách,  chỉ là những lời nhắn nhủ của một người anh với người em đang tập tểnh vào đời. Chọn con đường nào thì tuỳ mỗi người và con đường nào cũng có cái gíá phải trả của nó.

       Mỗi người chúng ta khi đến với nghề bằng những con đường khác nhau,  dĩ nhiên  sẽ có những khó khăn và trách nhiệm khác nhau.  Người đời thường nhìn thày thuốc bằng những hình ảnh méo mó.  Khi nhìn những cây sequoi,  baobap khổng lồ sống hàng thế kỷ người ta ngưỡng mộ nhưng có ai hay rằng phải hàng vạn triệu cây con đã chết đi trong cả ngàn năm qua mới còn những cây khổng lồ như thế tồn tại Thày thuốc cũng thế,  một số rất ít thày thuốc rất giàu,  nhưng đa số chỉ sống trung bình,  thậm chí còn thấp hơn một số ngành nghề khác,  nhưng cuộc đời thường đánh giá thày thuốc như những người giàu có,  lắm tiền. (Ở nước ngoài và VN trước 1975 nghề Bác Sĩ có thu nhập  từ lương cao nhất trong xã hội,  hầu như mọi giáo sư Y khoa đều đi dạy bằng xe hơi,  trong đó có những vị chỉ chuyên tâm nghiên cứu,  không có phòng mạch tư. ). Vì thế để tồn tại trong quan niệm của đời thường,  các bác sĩ có đôi lúc hành động sai lệch với bản chất tốt đẹp của mình.

       Chúng ta biết rằng chọn nghành y  là chọn một cái nghiệp cho cả cuộc đời,  đó là phục vụ con người,  bao hàm trong đó sự hi sinh vì đối tượng của chúng ta là một con người biết vui buồn,  đau thương giống như bản thân ta.  Nếu không có lòng yêu thương con người như một thực thể sống động,  có lẽ ta không nên chọn nghề y..  Nếu để làm giàu ta nên chọn con đường kinh doanh hay ngành nghề nào khác. Cả hàng ngàn vạn bác sĩ đang sống trong cảnh khó khăn,  nhưng vẫn chiến đấu như những chiến sĩ vô danh,  âm thầm xây dựng nền y khoa Việt Nam.  Nếu không có Frederic Whitehurst và Nguyễn Trung Hiếu chúng ta sẽ mãi mãi không biết đến Đặng Thuỳ Trâm,  và còn bao nhiêu Đặng Thuỳ Trâm khác trong cuộc sống thời chiến cũng như thời bình không bao giờ được biết đến.

Ngày xưa khi còn học trường Y,  tôi vẫn còn nhớ các thày dạy rằng:”Không có bệnh, chỉ có con bệnh thôi” tức là bệnh chỉ là một khái niệm thuần lý đúc kết từ nhiều người bệnh,  còn trước mắt thày thuốc chỉ có những con người bệnh cụ thể có một lịch sử,  biết vui buồn đau thương…Thày thuốc xem bệnh nhân như một loại bệnh rồi dùng công thức toán học= bệnh A→xét nghiệm X, Y →Điều trị Z,  không còn biết mỗi bn là một thế giới tuy có điểm chung nhưng cũng có  khác biệt theo mỗi cá thể. Với tình trạng bệnh quá tải như hiện nay dường như các thày thuốc không còn thích tiếp xúc với Bn theo kiểu người với người thậm chí nhiều  BS còn không nhìn bn khi khám, chỉ hỏi theo quán tính.  Những thói quen tai hại đó làm mất dần tính người của thày thuốc.  Với tác phong làm việc như thế thày thuốc trở nên chai đá dần theo thời gian,  lòng thương người mất dần theo năm tháng. Tôi còn nhớ rõ cách đây trên hai mươi năm,  thời bao cấp…lúc còn làm việc ở bệnh viện Đồng Tháp lúc trực gát cấp cứu,  một ca bệnh làm tôi nhớ suốt đời tiếng kêu khóc của một cô giáo trẻ trước cơn hấp hối của cha già.  Ông cụ bị tâm phế mãn giai đoạn cuối. Đến bây giờ tôi vẫn còn nghe văng vẳng tiếng khóc của cô gái:”Ba ơi,  rồi đây sớm hôm không còn ai thức đưa con đi làm.  Ai lo cho con từng miếng ăn,  giấc ngủ nữa,  ba ơi!!…”Nhìn ông cụ đang quằn quại trên giường bệnh chiến đấu giành sự sống qua từng hơi thở.  Nhìn ông cụ  với những nếp nhăn phong trần,  già nua trên gương mặt sạm đen  do  biết bao thăng trầm trong cuộc sống, rồi nhìn cô gái trẻ đang quỳ bên giường.  tôi, một bác sĩ trẻ bất lực, cảm thấy nước mắt mình trào ra.  Tôi thầm nghĩ có lẽ số phận đưa đẩy mình vào nghề này là phải chứng kiến những khổ đau của kiếp người.  Tôi sợ một ngày nào khi mình không còn cảm thấy đau cái đau của kẻ khác, buồn cái buồn của người không may, xót thương những mảnh đời bất hạnh thì mình ngày đó không còn là mình nữa,,

          Rất thương cho những bác sĩ trẻ ngày nay,  có những người ra trường năm ba năm vẫn phải” lĩnh lương  cha mẹ”. có những người ban ngày học, đêm làm bồi bàn,  chạy  xe ôm … So với thời chiến mọi người chúng ta vẫn phải chiến đấu,  có lẽ còn khó khăn hơn thời chiến vì kẻ thù vô hình, lại ở khắp mọi nơi,  cả trong tâm tưởng của mình.  Đánh thắng một vạn quân không bằng thắng chính mình. (lời đức Phật).  Do đó những suy nghĩ của tôi chỉ nhằm đánh thức những gì tốt đẹp nhất trong tâm của mỗi con người.  Làm gì đi nữa cũng nên giữ lại một chút tâm…đừng để gió cuốn đi (Trịnh Công Sơn).  Những bạn thày thuốc trẻ,  hãy kiên nhẫn và cố gắng.  Rồi những cái bất hợp lý sẽ không còn tồn tại mãi.  Chúng ta mong rằng cuối cùng ánh sáng cũng loé ra ở chân trời xa….

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

name:            Lê Châu
email:           lechauquy@yahoo.com
Date:            25/02/11

Dù không phải là một bác sĩ nhưng tôi rất thông cảm cho nỗi lòng của các anh chị và vô cùng biết ơn các chiến sĩ đời thường đã, đang và sẽ tiếp tục chiến đấu hết mình với các căn bệnh để đem lại hạnh phúc cho mọi người. Chúng tôi cần lắm bàn tay, khối óc và tình yêu thương của người thầy thuốc. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2011, chúc các anh chị luôn giữ vững đức tin và tràn đầy sức khỏe để hoàn thành công tác thật tốt. Chào thân ái!

name:            huu Phu Yen
email:           coquochuu16@gmail.com

Hay nghi rang chung ta duoc lam nganh nay la de cham soc cho moi nguoi la hanh phuc roi.....dung nghi gi khac..." nhin len thi chang bang ai, nhin xuong chang ai bang minh..."

name:            hạnh phúc
email:           drsonhanhphuc@gmail.com

Hy vọng có một ngày ánh sáng lại lóe ra như bác nói vậy.

name:            bs binh
email:           thithoidb

Nhà nước đầu tư cho y tế nhiều, nhưng tiền chỉ đầu tư vào xây dựng và trang thiết bị còn đầu tư chăm cho con người, đặc biệt là bác sĩ thì chẳng thấy. Tiền lương của họ là thua tiền công của anh thợ nề . Người ta luôn nói: con người là quyết định, hiền tài là nguyên khí . Lại còn vàng thau lẫn lộn, đủ loại bác sĩ. Chúng tôi mỏi mòn chờ ánh sáng cuối đường hầm như lời BS Dũng tâm sự. Chẳng hi vọng gì , chắc hết đời mình cũng chưa thấy rục rịch gì đâu

name:            nguen van chimh
email:           nguyenvanchinh1955@yahoo.com.vn

Toi cung la nguoi trong nganh y, bao lan vuot qua chinh minh truoc xa hoi muon van trac tro. Moi lan doc duoc tam su cua bac dan anh nhu bac DUNG, bac NINH lai giup cho toi nhieu trong cuoc song hien tai nhat la viec kham chua benh cho nhung nguoi ngheo o que. Toi xin cam on cac bac rat nhieu

name:            Đặng Như Phồn
email:           phondangnhu@yahoo.com

Tôi thấy bầu trời không ảm đạm như các bạn nghĩ đâu, có nắng lên rồi đó bởi vì những thầy thuốc chúng ta còn quý trọng nhau, còn thương lắm người dân nước Việt. Tôi thấy những ai học ngành y (được đào tạo chính quy nghiêm túc) đều có được tấm lòng và sự trăn trở như các bạn dù còn làm trong nghề hay đã thôi. Còn những kẻ cơ hội mượn ngành y làm lưỡi hái tử thần thì ôi thôi rồi..lượm ơi.

name:            nguyen
email:           nguyen@yahoo.com

E la sinh vien nam 3, nha e khong duoc kha gia lam, cha me phai danh hau nhu moi khoan tien danh dum cho e di hoc, chi mong con co the song sung suong sau nay, nhung den bay gio e moi nhan thay nganh y qua cao thuong, e muon duoc moi nguoi ton trong voi tu cach la mot bac si that su, nhung con cha me e, khi ho ve gia thi sao? voi luong bs ko du song thi con noi gi den chuyen phung duong cha me. e phai lam sao bay gio?

"Nganh y tram vuc nghin non
May ai giu duoc long son voi nghe"

 

name:            Minh Chau
email:           chau208thyt@yahoo.com.vn

Đọc nhiều bức thư trên đây của những đồng nghiệp và những sinh viên y khoa, tôi thấy cần phải có một thay đổi lớn lao mới có thể giải quyết được những trăn trở giữa lương tâm nghề nghiệp và mưu sinh cuộc sống. Tôi có rât nhiều đồng nghiệp làm khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh nhân luôn 20-30 người, làm không có thời gian ngồi nghỉ 1 lúc, quanh năm suốt tháng như vậy trong tình trạng quá tải, nhưng lương thì sao? cứ theo bảng lương nhà nước thôi. Ít bệnh cũng chừng đó, nhiều bệnh cũng chừng đó. có chăng thì một chút tiền ABC cũng chẳng đủ trang trải cho cuộc sống. Chính vì vậy ngay cả các BV tỉnh thuộc tỉnh nghèo cũng không tuyển nổi bác sĩ chứ đừng nói gì đến BV huyện. Tại sao nhà nước ta lại cào bằng các ngành nghề trong xã hội như vậy, trong khi ở rất nhiều nước, ngành y là ngành được trọng vọng nhất. Một đồng nghiệp nam của tôi sau khi ra trường 4 năm vẫn phải xin tiền bố mẹ già làm ruộng ở quê. Nay thì BS này đã bỏ việc để vào nam, nơi được trả công xứng đáng hơn. Nghịch lý là sinh viên thi được vào trường y toàn là người giỏi, học lâu 6 năm, ra trường còn đi học thêm nhiều năm nữa, lúc đó mới có thể làm giỏi được công việc chữa bệnh. Tôi và chắc chắn nhiều đồng nghiệp khác đều mong có sự thay đổi lớn về đãi ngộ cho cán bộ y tế, để họ chỉ chuyên tâm vào công tác chuyên môn. Cũng từ đó mà tránh được mâu thuẫn giữa lương tâm và mưu sinh.

name:            vỹ dạ xưa
email:           dngphamviet@gmail.com

Tôi củng là 1 BS,ngay khi vao DHY năm 1976. Bài học về chính trị là triết học mác lê có nói "vật chất quyết định ý thức ".
Vì vậy khi ra trường sau khi nhận nhiệm sở ,do "thấm nhuần CNCS" nên tôi quyết định. ..Làm tư .

Hiện tại tôi vẫn làm BV công nhưng cũng có phòng mạch tư để khám bệnh .

Đặng Tiểu Bình có nói :mèo trắng mèo đen gì cũng được ,miễn là bắt được chuột.

Thiên chức của BS là khám chữa bệnh cho người bệnh.

So sánh giữa công và tư tôi nhận thấy rằng :BV công được ưu đãi hơn về trang thiết bị ,nhưng do thủ  tục hành chính ,nguyên tắc nặng về hình thức nên giảm hiệu quả hơn ,còn  tư nhân thì kém về trang bị nhưng bù lại thì BS lại nhiệt tình hơn ( vì là nơi người ta làm kinh tế. Và điều căn bản là người ta phải tạo uy tín chã ai dại gì đi theo mấy cái tiền hoa hồng vớ vẫn của mấy CT dược mà đánh mất uy tín của người ta.

Nói tóm lại không nên lý thuyết  hoá về y đức,một BN đến khám bệnh BS người ta cần :không thủ tục rườm rà ,nhanh lành bệnh ,ít tốn kém.

Theo quan điểm của tôi công hay tư không cần biết nhưng mà thực hiện được như vậy đó là Y Đức

name:            Nguyễn Quý Ninh
email:           ninhien@yahoo.com.vn

Thưa anh Dũng và các đồng nghiệp ,

Tôi là một bác sĩ đã trải qua bao cơ cực của nghiệp chướng  và thân phận thầy thuốc. Bởi một lý do rất đơn giản là tôi và các bạn tôi sinh ra không gặp thời! Và tôi không cần nhắc lại nữa vì anh Phan Xuân Trung đã nói quá rõ trong bài "mua vàng trả bạc" rồi! Và còn một lý do rất riêng và hơi bất bình thường là tôi không tìm tiền, không tìm giàu sang trong những nỗi đau, nỗi bất hạnh của bệnh nhân và khi tôi nghĩ rằng đồng tiền mà tôi được hưởng không xứng đáng với công sức tôi đã bỏ ra! và khi mà vì trả công cho tôi, người bệnh hay người nhà của họ phải tất tưởi chạy vạy ngược xuôi thậm chí vay mượn bán nhà, bán đất. Con cháu họ phải nhịn ăn, bỏ học lang thang. Nếu tôi có đôi mắt thần nhìn thấy được hoàn cảnh  bi đát của họ thì thà tôi chịu đói một chút cũng được, tôi sẽ hoàn trả số tiền phí mà tôi đã dang tay ra nhận của họ! Bỏ cái ray rứt sẽ sướng hơn ngàn lần cái ăn sung mặc sướng đó các bạn ạ !

name:            vo danh
email:           vd@yahoo.com

Chau la sinh vien ykhoa nam 3.doc bai nay chau rat hieu dc noi kho cua bac si.chau cam on bac va chau nghi chi co mot cach la nha nuoc nen  thay doi nhung chinh sach doi voi y te.dac biet la tien luong cua bs thi moi co the giai quyet dc 1phan cua chuyen nay.k.can tien luong phai cao.nhung ma cung phai tra du cho cong suc va kho cuc cua nhung bac si phai trai qua

name:            tran van phuong
email:           phongtran_88@yahoo.com.vn

Thưa bác cháu là sinh viên y hà nội. Hiện tại cháu vẫn là sv và cháu  rất thương người bệnh khi đi viện. Do cháu cũng bị mắc một bệnh mãn tính là viêm cột sống dính khớp. Và cháu xin hứa với mọi người và với bác cháu sẽ là một bs tốt.

name:            Lê Văn Thành
email:           lethanh.info@gmail.com

Cảm ơn tác giả Lê Ngọc Dũng đã có một bài viết rất sâu sắc và tâm huyết. Biết bao sự lao động rất đáng trân trọng và tự hào của các cán bộ y tế đang làm việc ở các trạm y tế xã, phường, các đơn vị y tế dự phòng tuyến huyện, các cơ quan quản lý ở các sở y tế họ không có phòng khám tư, họ không đi mổ ngoài giờ ngoài viện, vẫn hết lòng yêu ngừơi, yêu nghề... Họ đã thật sự được xã hội đãi ngộ và tôn vinh chưa?

name:            nguyen phuong anh tho
email:           phuthuynnho_heo2000

Con la hoc sjnh lop 9. Me con thi djnh huong cho con vao nghanh y truoc kia thi con hok thich, con thich caj nghe thiet ke, nhung roj hok hieu sao bay gio con lai nghi khac, con muon tro thanh mot bac si don gian vj con muon duoc gan gui voi moj nguoi con muon duoc cham soc moi nguoi. Con muon thau hieu xuyen suot tat ca. Nhung sau khi doc bai cua bac si va nhung y kien cua moi nguoi con cam thay buon va hok bjet nen lam j, va co nen tiep tuc uoc mo moi boc phat nay hok, voj laj de thi bac si thi rat kho ma con thi hoc khong bang nguoi ta hok bjet mjnh co thuc hien duoc uoc mo tro thanh mot bac si co duc co tai hok????

name:            Phan Chau Uyen
email:           mirrormirror38@yahoo.com.vn

Rat cam on cac BS, nhung bac tien boi da mo rong tam long va danh chut thoi gian chia se noi long voi nhung the he tiep buoc di sau nhu chung con!!!

Con hien dang hoan tat chuong trinh he trung cap de tro thanh dieu duong. That long ma noi thi "cai gi cung co 2 mat : tot va khong tot"... con nguoi cung vay: ranh gioi tot xau qua mong manh nen truoc khi cuu nguoi benh ho phai tu cuu ho truoc! Dieu nay khong chi xay ra trong nganh y ma nhung nganh nhu giao duc, nghe thuat v.v... cung co "tot" gi hon! The nen, voi con, ai song duoc bang chu "tam" trong thoi dai hien nay thi ho la nhung bac "anh hung", rat rat dang kinh! Con neu khong thi xin cu "rong long" voi ho vi don gian "ho cung chi la con nguoi"!

Mong rang trong tuong lai gan moi chuyen se "kha" hon bay gio!!

 

name:            Yen nhi
email:           yennhi_forever2000@yahoo.com

Con là sinh viên năm 3, con thấy mấy Bác nói vậy con cũng buồn và tủi cho cái nghề của mình quá. Nhưng con đã  chọn nghề này vì con yêu quý nó nên con sẽ cố gắng làm hết sức có thể. nhưng con không biết nếu như vậy thì con có thể có cuộc sống tốt không nữa???!!!!

name:            Huỳnh Thị Thu Trang
email:           otrang2002@yahoo.com

Đọc những lời tâm tình của BS Dũng tôi rất cảm động. Nhưng tình hình hiện nay chẳng phải ngành Y mà ngành nào cũng cần phải coi trọng lương tâm (đáng tiếc bây giờ nó lại là món hàng xa xỉ). Tôi là người dân, thỉnh thoảng cũng phải đi khám chữa bệnh.

Tôi thấy rằng với BS giỏi thường có y đức. Vì nghề nghiệp đã giỏi thì cần gì phải câu khách hay nuôi bệnh. Nhưng sợ lắm các người dỏm "Tiền mất tật mang".

Vì thế tôi thấy dân chúng tốt nhất nên tìm hiểu về bệnh mình  và BS mình đi khám (trừ khi cấp cứu đột xuất).

Qua đây, tôi cũng xin cám ơn các BS đã làm đúng lương tâm nghề nghiệp của mình.

name:            võ thanh thủy
email:           mignonneaiko@gmail.com

Cùng các đồng nghiệp thân mến,

Tôi đã đọc và suy nghĩ... Chúng ta gặp nhau vì một chữ tâm và chữ đức. Mỗi người mỗi hoàn cảnh nhưng đều có nỗi trăn trở, bức xúc riêng, chung.

Tôi tốt nghiệp năm 1985, qua bao thăng trầm của cuộc sống, 15 năm nay ở SG mà vẫn chỉ thuê phòng trọ... và đã 13 lần dời chỗ...Bạn thấy đó khi làm việc với lương tâm , trách nhiệm bạn đủ ăn, có chỗ ở là may mắn rồi... nhưng bù lại tôi luôn thấy thoải mái vì chưa từng tính toán với bệnh nhân để được giàu có hơn. Tôi không đủ tiền để mua nhà, sắm những thứ tiện nghi như mọi người  dĩ nhiên lỗi này không phải do tôi lười biếng. Ngày mới về SG tôi vất vả tìm chỗ làm ở Trung Tâm Y Tế, BV nhưng đều bị từ chối vì không có hộ khẩu  ở SG. Có lúc tôi đã quyết không theo ngành Y nữa, bạn à. Cuối cùng tôi vẫn trụ lại cho đến hôm nay.

Điều tôi muốn nói với các đồng nghiệp trẻ là đừng chạy theo huê hồng CLS mà bắt BN phải chi trả những khoản tiền không cần thiết cho bệnh tật của họ. Hãy biết trân trọng BN vì chính họ là thầy dạy cho ta nhiều kinh nghiệm đôi khi quý hơn lý thuyết. Mong các bạn vững tin vào ngày mai. Tương lai tốt đẹp luôn đến với những ai có  tấm lòng nhân ái

name:            T.N.Nguyen
email:           hackmail558@yahoo.com

Là sinh viên năm y3 em thực sự ko biết làm gì sau khi đọc bài viết này tiếp tục cố gắng hay ...

name:            bac  ninh
email:           quan175@gmail.com

Đoc bai cua bs dung toi thay rat mung vi xa hoi ta van con nhieu bs tot. nhung toi hay phai dua nguoi nha di vien thi toi thay thuc te bs o vien da khoa tuyen tinhcho toi song qua thuc rat đang che trach.o khoa ngoai,khi ma nguoi nha toi phai mo thi phai phong bi cho bs mo va cho nhom gay me hoi suc,con neu khong co khoan tu nguyen do thi chac moi nguoi se biet chuyen gi se xẩy ra.khong rieng gi toi ma rat nhieu nguoi nha benh nhan deu phai nhu vay.ma toi biet nhung bs chuyen voi vinh do kinh te cua ho rat la giau,chi tai ho co long tham vo day thoi,ho khong can biet co nhung ra dinh ngheo lam phai di vay cop nhat tung dong de di vien,ma toi thay phan lon la nguoi ngheo moi hay phai di vien thoi.

name:            Nguyễn Đức
email:           bs.nguyenduc@yahoo.com

Ở đây toàn dân trong ngành cả, cuối cùng thì ai thấu cho ai đây. Chỉ biết nén tủi nhục vào trong thôi.
"Thương cho người rồi ngậm ngùi thương ta "

name: Phạm Đức Trường

email: phamductruong56@gmail.com

Rất hoan nghênh những tâm sự của BS Lê Ngọc Dũng. Chúng tôi cùng chia sẻ với BS! Chúc BS vui khoẻ và cống hiến nhiều hơn nữa cho đời! Một BS ở Thái Bình

name:            Huynh Khoa Thu
email:           khoathuhuynh07@gmail.com

Rất tâm đắc: "bác sĩ là những người được chọn lọc từ thành phần ưu tú của sinh viên, được xã hội kính trọng nên đa số họ có sự hiểu biết, tự trọng, kiến văn rộng rãi" và "không có thuốc chữa bệnh tham". Như vậy người có lỗi là người đã "hạ thấp mặt bằng" để tuyển chọn bác sĩ. Muốn chọn loại người nào ra đề bài kiểu ấy. Hậu quả của y tế và giáo dục là khôn lường. Tìm người thấu hiểu (như bác sĩ Thông và bác sĩ Trung) khó như tìm ngọc trong đá.

Huỳnh Anh Thạch -  bst115@ymail.com

Kính Gửi BS Dũng cùng quý đọc giả
   Tốt nghiệp y khoa tôi lang thang qua nhiều bệnh viện xin việc, sống nhờ vào đồng tiền trực mướn cho các bác sĩ đàn anh… và rồi tôi trở thành một bác sĩ ngoại khoa. Lương mỗi tháng tổng cộng được 320,000 đồng không đủ ăn sáng. Lần đầu tiên có một bệnh nhân đi xe hơi bóng loáng đến nhà, trao một món quà đền ơn cứu mạng. Khi người khách ra về, tôi mở hộp quà, trong đó có một phong bì chứa đến 5 triệu đồng. Bổng dưng tôi cảm thấy tủi nhục và hổ thẹn. Tôi cảm nhận được “Nhận tiền của bệnh nhân là nổi sỉ nhục lớn nhất trong đời bác sĩ” và tôi đã đem góp vào một chuyến khám bệnh từ thiện. Từ đó tôi luôn tự hào về lương tâm, y đức của người bác sĩ. Nhưng trớ trêu thay, vợ con tôi lại cần đồng lương mỗi tháng. Tôi không đủ sức để nuôi chính mình và càng thấy có lỗi với gia đình, chưa kể đến bao chi phí cho việc nghiên cứu, học tập…Nhìn bạn bè nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con xinh, người đưa xe đón. Bất chợt tôi cảm thấy mình là một kẻ đáng bỏ đi khi không lo được cho gia đình. Cuối cùng tôi đành gạt bỏ bao ước mơ, niềm tự hào là một bác sĩ, để lao vào thương trường.  Tôi đã không còn là một bác sĩ cũng chỉ vì lương tâm và y đức…

Mai Phuong  - maiphuong23041979@gmail.com

Troi oi toi la bac sy trong nganh lao dong bao hiem 13 nam den nay chua co manh dat cam dui .luong chua day 3 trieu dong 1 thang . benh nhan lao thi ngheo + hiv thi co tieu cuc cung the ma khong tieu cuc cung the.bs chung toi ngheo lam an con chua du .

Nguyễn Thị Kim Thuý - eyre1972@yahoo.com

K/g: Tác giả,

Xin cảm ơn bài viết của Anh. Đọc qua rất cảm động, và tôi cũng chợt giật mình, vì thường có cái nhìn xấu về bác sỹ, mặc dù tôi là người khá khách quan. Chỉ mong rằng nhiều bác sỹ khác đọc bài này và tự nhìn lại mình, để cho những con bệnh bớt đi phần đau khổ.
Thân mến!

Đoàn Khánh Hưng - bshungkhth.2009@gmail.com

Bài viết rất hay. Bản thân là 1 bác sĩ nên tôi cảm nhận được ý của tác giả, nhưng thực tế do lương và chế độ phụ cấp tương xứng với những gì các bác sĩ đã bỏ công học hỏi và phục vụ. Tuy nhiên theo tôi vẫn còn số đông các Thầy thuốc yêu nghề ngày đêm phục vụ người bệnh. Các cán bộ lãnh đạo ngành y nên có những đề xuất như thế nào để giúp các Thầy thuốc có đủ cái ăn cái mặc, có điều lo cho con cái họ học hành thì chắc chắn họ sẽ yên tâm làm việc. Thực tế cho thấy trong thời gian gần đây có rất nhiều bệnh viện tư nhân thành lập với mức lương hấp dẫn thì các Thầy thuốc nơi đó phục vụ rất tốt (chỉ nói thể hiện qua giao tiếp, chớ không bàn sâu về chuyên môn).

Khắc Toà - khactoa@gmail.com

Chợ đời, thực giả đâu chân lý
hàng hoá lương tâm thiếu vẫn thừa.

Trịnh Du Thế  - trinhduthe@gmail.com

Cảm ơn bác đã viết đôi dòng chia sẻ, quả thật cái tâm, cái thiện lương đôi khi vì hoàn cảnh cũng ảnh hưởng, con chỉ là sv năm đầu, lúc trước nhìn cách khám bệnh của các bs con không cầm lòng được, tức tối, và quyết tâm thành người bs tốt hơn. Nhưng nhìn lại mặt trái của cuộc sống đè nặng, có lẽ ta nên xem lại định kiến bác nhỉ?!

Nguyen Cong Tam - osdomienchay

Đọc bài này mà thấy lòng day dứt xót xa cho ngành y quá đi thôi không phải chỉ ở bệnh viện dân sự đâu mà ngay cả trong bệnh viện anh hùng thời kỳ đổi mới của tổng cục hậu cần ở Hà Nội còn dã man hơn nhiều....

Nghê Phước Nghiệp bsnghiepbvngochien@yahoo.com.vn

Tôi rất cảm ơn tác giả bài viết, bởi vì qua bài viết tôi rất cảm thông với tấm lòng trong sáng của anh và mong sao trong xã hội ngày nay có rất nhiều người có suy nghĩ như anh.

Tôi cũng là một BS sống ở nơi cuối cùng cực nam Tổ quốc, tôi đã cảm thông được biết bao cảnh thương như những câu chuyện của Anh vừa mới kể, trong cuộc sống bươn chảy tôi đã làm nhiều điều tốt cho bệnh nhân nhưng cảm thấy chưa đủ, Tôi hứa sẽ làm nhiều điều tốt hơn cho bệnh nhân.

Lương Văn Khánh  - bskhanhphumy@gmail.com

Cảm ơn anh Dũng rất nhiều. Bài viết của anh đã làm thức tĩnh được nhiều Bác sỹ. Nhưng anh ơi, với tôi, cảm thấy Y đức là chưa đủ, 5 điều Bác Hồ dạy cho thiếu niên và Nhi đồng mà ngày xưa chúng ta đã học, bây giờ suy ngẫm lại và áp dụng cho người thầy thuốc mới là điều tốt nhất. Ngày nay, có đựơc người bác sỹ đầy nhiệt huyết và lương tâm không phải là dễ thấy, cơ chế thị trường đã cướp đi bao nhiêu cái tâm mà thời sinh viên chúng ta đã lượm lặt được. Có lẽ, cộng đồng phải chấp nhận đau thương thôi anh ạ.

Vũ Xuân Cương - xcuong_dl@yahoo.com

Tôi là một bác sỹ Quân y sau khi ra trường được nhận công tác tại một đơn vị xa nhà đã được 3 năm. Sau khi đọc bài viết này tôi cảm thấy nghề y mà mình theo đuổi thật đúng là rất gian truôn và cũng thật cao quý. Để trở thành một BS tốt trong xu thế hiện nay thật là khó. Chắc là tôi phải phấn đấu rất nhiều, tôi hi vọng các bạn trẻ như tôi cũng sẽ cố gắng để trở thành những BS tốt. Chúc các bạn thành công!

Hoàng Mai - maihoang@gmail.com

Chồng tôi là một bác sĩ, nhân cách của anh ấy tuyệt vời. cuộc sống của gia đình tôi luôn đạm bạc và khuôn phép trong điều kiện có thể . Và anh có biết không , con tôi nhìn gương sống khắc khổ của bố chúng mà chúng sợ luôn nghề bác sĩ đó anh.

anesthesia - huyen94rocket@gmail.com

Bac si ma con than kho vay, con chung toi la dieu duong, KTV... trin do trung cap phuc vu cho nganh Y thi sau? co phai chiu cuc kho hon nhieu k, va cuoc song doi thuong the nao, thiet nghi ai ma biet den!

pham nghiem  ttytiagrai@yahoo.com

mai sau dẫu có thế nào
khuyên con dừng có thi vào ngành y

Hoang  An  - phamkhoimd@gmaile.com

cam on cac tac gia da gui nhung tam su de chung ta cung chia se..
Toi xin gop mot chut buon

Con gai toi theo hoc them he, lop 8, co giao thu bon muoi ngan mot buoi hoc  2 tieng - Me chau bao: Ba con truc ca dem o BV chi duoc boi duong nam chuc ngan. The la con toi nghi hoc ?? _ !!

Quang Thạch vungtroibinhyen_http@yahoo.com

tôi là  Bs tuyến xã gần 20 năm ,ở xã chẳng có gì cả chỉ vẻn vẹn đồng lương tháng và phụ cấp. Bs nghèo không bằng ông hàng xóm làm thợ xây ,mỗi ngày công của ông ấy  được hơn trăm còn tôi tám chục. Nghịch cảnh này còn diễn ra bao lâu nữa đây.

Chúng ta dạy nhau sống bằng y đức,nhưng vật chất thiếu thì tinh thần được quyết định ra sao?

phan phu - songsongsau@gmail.com

Nghề nào cũng có đức riêng, dù nghề y là làm việc với con người nhưng dường như phần còn lại của xã hội không trong nghề lại quá khắc nhiệt, chỉ một hành đồng bình thường làm họ không vừa lòng thôi là quy vào người cán bộ y tế đó mất y đức. "Thầy thuốc như mẹ hiền" mà bây giờ con có coi mẹ ra gì đâu.

Tôi là việc ở tuyến tỉnh thấy điều kiện vật chất và tinh thần khó khăn, nhưng sau khi đi thực hiện nghĩa vụ theo đề án 1816 mới thấy tuyến xã còn cực hơn, nhìn xuống thấy mình còn hạnh phúc.

thuyanh - thaileanh.hospital

Toi la mot nguoi phuc vu trong nganh y, toi hieu the nao la noi co cuc cua nguoi lam dau tram ho,noi vat va ma chung toi phai vuot qua tung ngay.Su hy sinh tuoi tre,suc khoe cho benh nhan.Nhung ko phai ai cung hieu.

 

 


Bí mật nghề nghiệp
Bệnh nhân có phải là khách hàng?
Giấc mơ và hiện thực
Giữa 2 làn đạn.
Hoài niệm về nghề thầy thuốc
Mấy lời khuyên sinh viên y khoa
Những lời tâm huyết với các bạn trong và ngoài ngành Y
Nỗi khổ của thầy thuốc
Sự bất lực của y học
Trách ai?
Trách nhiệm của người bác sĩ trong thời buổi hiện tại
Từ giã
Y đức


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn