LÊ NGỌC DŨNG

Những lời tâm huyết với các bạn trong và ngoài ngành Y

Tôi rất vui vì trên đời còn rất nhiều người đồng cảm với mình, cùng mang trong tâm cái hướng thiện. Không phải vì vật lộn với cuộc sống mà chúng ta đánh mất chữ Tâm. Chúng ta phải như cái lò xo dù bị nén ép, có lúc bị xẹp xuống nhưng MỘT NGÀY NÀO ĐÓ SẼ BUNG DẬY VƯƠN CAO HƠN VỊ TRÍ HIỆN TẠI. Đừng để bị ép dẹp như một trái chuối tầm thường.

Với những bạn chịu đựng khổ cực và vượt qua thử thách như một nhà tu khổ hạnh như BS Ninh, tôi thật kính phục và tôi không khuyên các bạn khác bắt chước vì sức chịu đựng của mỗi người trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Tôi chỉ khuyên chúng ta không nên chế nhạo và cho là ảo tưởng vì trong cuộc sống luôn có những cái vượt ngoài tầm mức bình thường. Và đối với những vị lãnh đạo cũng đừng lấy đó làm định mức để bắt đại đa số người khác học tập. Nhiệm vụ của những nhà lãnh đạo là phải làm sao HOẠCH ĐỊNH MỘT CHÍNH SÁCH SAO CHO MỌI NGƯỜI TRUNG BÌNH CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC CHỨ KHÔNG PHẢI CHỈ DÀNH CHO CÁC SIÊU NHÂN. Nếu chương trình toán VN lập ra chỉ dành cho những người như Ngô Bảo Châu học thì thử hỏi VN có mấy người theo được?

Với những bạn ở ngoài ngành Y hoặc mới học ngành Y thì không nên thất vọng mà nên có cái nhìn nghiêm túc. Các bạn đang học nên xác định lại ý nghĩa của con đường mình đi. Các bạn học Y để làm giàu thì các bạn sẽ không bao giờ trở thành một THÀY THUỐC GIỎI VÀ TỐT được. Không có lòng yêu người và yêu nghề các bạn sẽ trở thành những CON QUỶ MẶC ÁO TRẮNG, bôi xấu lương tâm mình và ngành Y. Nếu bạn xác định được con đường mình đã chọn thì hãy thẳng tiến, chấp nhận mọi khó khăn, giống như một chiến sĩ ra trận chấp nhận mọi mất mát, hi sinh cho lý tưởng của mình. Có khi chúng ta phải yêu cầu gia đình, người yêu… phải cùng chấp nhận cho chúng ta đi trên con đường đó. Chính vì sự tha hóa bản thân theo đồng tiền đó mà người nào còn giữ lại bản chất tốt đẹp mới thật đáng quý, những người thân chúng ta nên thông cảm và đừng tạo thêm áp lực lên ta. Rất khó khăn phải không, nhưng chúng ta cũng phải cùng lúc hết sức đấu tranh đòi hỏi xã hội phải trả lại chúng ta CÁI MÀ CHÚNG TA ĐÁNG LẼ PHẢI CÓ giống như các nước khác, đừng để bị mãi mãi bị đối xử bất công.

Với những bạn có lúc sa ngã vì khó khăn kinh tế, hãy chỗi dậy và vượt qua chính mình. Lúc nào cũng có thể LÀM LẠI CUỘC ĐỜI. Hãy tìm lại bản thân mình. Không ai là thánh cả, con nguời luôn va vấp nhưng quan trọng ở chỗ từ bóng tối chúng ta dám bước ra sáng, từ vũng bùn chúng ta ngoi lên đất bằng. Thất bại dạy ta nhiều hơn là chiến thắng và những ai từ bóng tối bước ra nhìn thấy rõ cuộc đời ở cả hai phía. Các bạn không nên tự trách mình, nguyền rủa mình. Hãy tha thứ cho bản thân và hướng nó về chỗ ánh sáng. Còn thấy xót xa, áy náy là các bạn còn giữ lại chút tâm. Chỉ cần các bạn giữ lại một chút tâm và nuôi dưỡng nó lớn lên là các bạn đã trở về với đội ngũ thày thuốc chân chính.

Với những bạn dù gặp khó khăn nhưng với lòng thương người, yêu nghề, vẫn vững tay chèo dù gặp nhiều thăng trầm thật hết sức khâm phục. Chính nhờ các bạn mà ngành Y chúng ta vẫn còn tồn tại và người dân nghèo còn có chỗ dựa. Hãy tiếp tục thương người và hết lòng vì con người bất kể họ giàu nghèo. Hãy nghĩ đến nếu ngày mai chúng ta đột nhiên nghèo đi vì lý do nào đó thì có muốn kẻ khác phân biệt đối xử với ta chăng? Và cũng như các bạn khác chúng ta cũng không nên MÃI MÃI IM LẶNG mà hãy lên tiếng, góp gió thành bão để cuốn trôi đi những bất công mà người thày thuốc VN đã và đang chịu đựng.

Lê Ngọc Dũng

TTYT Tam Nông Đồng Tháp

lengocdungtn@yahoo. com

PHẢN HỒI

name:            phan thi hang
email:           doctor_bring_smile@yahoo.com
Date:            02/03/11

Bác Dũng thân mến

Sau khi đọc những dòng tâm sự của bác thì cháu có thể khẳng định rằng, bác là một người rất yêu nghề và tâm huyết với nghề. Cháu là một sinh viên năm đầu, hơi khác với bác, là cháu học về chuyên ngành y tế công cộng, một ngành khá mới ở nước ta hiện nay.

Cũng giống như bác, cháu cũng có những suy nghĩ rất riêng về  ngành y. Đối với cháu, suy nghĩ làm bác sĩ đã có khi cháu là một đứa trẻ mười tuổi. Và có thể nói rằng cái mơ ước cứ nghĩ là của trẻ con ấy, đã và đang vẫn còn trong con người cháu. Sinh ra tại một vùng quê cũng rất khó khăn, thương xuyên phải chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai. Nên cháu cũng phần nào hiểu được những mong mỏi của người dân đối với những người làm nghề y như chúng ta. Cháu là người thường thích  xem những chương trình thời sự lien quan đến người nghèo, và khi nhìn thấy những cảnh tượng người nghèo bị bệnh không có tiền khám chữa bệnh thì cháu rất đau long và một cô bé ngốc nghếch như cháu khi đó, đã có suy nghĩ rằng.” À, lớn lên nhất định mình phải làm một bác sĩ, phải đi nhiều nơi và khám chữa bệnh cho mọi người”. và cháu cũng đã suy nghĩ rất nhiều về những việc như, tại sao khi tivi, đài báo đưa tin thì họ chỉ luôn đưa ra những hình ảnh đau long về nhưng bệnh tật mà người nghèo gặp phải  mà không nghĩ ra thật nhiều, thật nhiều cách giải quyết tốt hơn để giúp đỡ những con người đó.

Người ta thường khuyên, phải luôn đi khám sức khỏe định kì, phải có đơn thuốc, đi khám bác sĩ rồi mới được sử dung thuốc, rồi phê phán những người đã không tuân thủ những hình thức đó, hay có thể kết luận rằng ”à, người Việt Nam có thói quen chữa bệnh tại gia”. Nhưng tai sao họ không nghĩ, bên cạnh những người có điều kiện rất tốt, thì có những con người không bao giờ có cơ hội đi khám bác sĩ, kê đơn hay bốc thuốc, vì họ quá nghèo, cái ăn hằng ngày vẫn chưa đủ, lo cho con cái học hành, thì dù có ốm nặng thế nào, dù có muốn biết tinh hình bệnh tật mình thế nào, họ vẫn không dám đi khám bác sĩ mà tự chữa cho minh hoặc cứ để nó trôi qua nằm chờ chết. Và đó là lí do tại sao cháu muốn học ngành y, nhưng thật kì lạ là đến bây giờ cháu vẫn không hiểu tại sao khi đăng kí hồ sơ đại học cháu lại chon trường đại học y tế công công chứ không phải một ngôi trường nào khác. Có lẽ vì một cái duyên nào đó chăng? Người ta thường khuyên cháu, nếu có học ngành y, thì nên chon chuyên ngành bác sĩ đa khoa hoặc răng hàm mặt, vì những chuyên ngành đó sau này dễ kiếm tiền, nếu không làm trong bệnh viện thì có thể mở phòng khám tư, tha hồ tiền. Nhưng cháu có thể khẳng định một câu chắc chắn rằng cháu không bao giờ có những suy nghĩ ấy, cháu không nghĩ làm nghề y là để kiếm thật nhiều tiền, mà chỉ muốn thực hiện mơ ước nhỏ nhoi của mình mà thôi.

Và đến tận bây giờ cháu đã hiểu tại sao cháu đã chọn ngôi trường này. Có lẽ vì ước mơ của cháu, cháu sẽ được thực hiện một cách tốt hơn, hiệu quả hơn trong chính chuyên ngành mà cháu đang theo học. Vì ngôi trường mà cháu đang theo học mang tính chất cộng đồng rất nhiều, và điều mà cháu nghĩ là cháu đã không chọn sai ngôi trường này đó là. Khi cháu là một bác sĩ học theo chuyên ngành khác, thì mơ ước của cháu chỉ được thực hiện trong một phạm vi rất nhỏ hẹp, nhưng khi làm về chuyên ngành cộng đồng thì dù bọn cháu không trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh, nhưng những việc mà bọn cháu làm sẽ có ý nghĩa lớn hơn, sâu sắc và thiết thực hơn đối với cộng đồng. đó là đề ra các biện pháp, tuyên truyền giáo dục, đề ra những phương án kế hoạch về y tế tại cộng đồng. và cháu đã từng nghĩ rằng chính ngôi trường này đã chọn bản thân mình chứ không phải là mình chọn nó, và cháu thấy điều đó thật là thú vị. khi cháu vào trường, cháu đã hỏi các bạn rất nhiều vì lí do chọn ngôi trường này, và thật ngạc nhiên khi ít ai trong số họ lại có suy nghĩ giống cháu và còn có một bạn bảo rằng, bạn ấy vào ngôi trường này vì nó liên kết với nước ngoài và khi tham gia vào dự án nước ngoài thì sẽ được rất nhiêu tiền. và câu nói đó làm cháu cảm thấy buồn.

Tất nhiên cuộc sống sẽ rất khó khăn nếu không có tiền nhưng không phải tiền là tất cả và đói với những người làm ngành y như chúng ta thì đừng bao giờ có những suy nghĩ ấy. Và cháu chỉ mong rằng chuyên ngành mà cháu đang theo hoc sẽ ngày càng phát triển hơn, được mọi người biết đến nhiều hơn và những gì mà cháu học sẽ giúp được nhiều người hơn nữa. Cháu nghĩ rằng trên đất nước này se có rất nhiều, rất nhiều người suy nghĩ thật chân thành và tốt đẹp về ngành y, và mong rằng những người đó sẽ cống hiến hết sức lực của bản thân mình để cứu giúp người bệnh.

 

name:            Đoàn Thị Nữ Huyền
email:           Girl_khongbietyeu09@yahoo.com

Cháu đang là sv điều dưỡng.Khi nghe được những lời đầy ý nghĩa đó thì cháu cảm thấy mình chọn không nhầm nghề va cháu càng trân trọng và yêu quý ngành này hơn nữa.  

các bác là tấm gương sáng cho chúng cháu noi theo !!!

name:            phạm thị oanh
email:           oanh.brvt@gmail.com

Cháu rất xúc động khi đọc bài viết của 2 bác. đúng là chữ tâm của người thầy thuốc luôn nằm trong lòng của những ai yêu nghề.

name:            Cổ Quốc Hữu
email:           coquochuu16@gmail.com

Đọc bai bac Dung tôi cung trao dâng rât nhiêu tam su..." cai ma chung ta đang le phai co" là gi???chung ta len tieng voi ai???ai se la nguoi vuc day su xuong cap cua y duc trong thoi dai nay???Y hoc Viet Nam se di theo chieu huong nao day....Chung ta chia se tam su voi nhau...nhung ai se giai toa nhung tam su do????Oi dau dau qua...

name:            nguyen thi thu huyen
email:           wwbecon@gmail.com

Chau sinh ra o thoi binh nen khonh hieu het duoc nhung kho khan ma cac co cac bac tung trai qua. Ban than chau khong phai la bac si ma la sinh vien dieu duong cua mot truong cao dang y. Hien tai nganh dieu duong chua duoc quan tam lam va nhieu nguoi con chua biet ro ve nganh nay. Nhung chau biet nganh y la mot nganh vat va va doi hoi moi nguoi trong nganh deu phai co cai tam. Mong sao gioi tre ngay nay va nhung can bo y te hieu duoc dieu do. Cam on cac bac da gip chau them yeu nghe hon.

name:            Truong Thi Thu Ha
email:           Baibienbuon@yahoo.com

Gui bac Dung...

Dang co tam trang buon, chan nan, doc duoc nhung loi tam huyet cua bac-chau thay long minh voi di rat nhieu. Da may lan tu hoi: co khong biet bao nhieu bai bao  da viet ve dao duc nghe y, dac biet la su vo tam cua y bac si... nhung lai co rat it bai bai viet len su vat va cua doi ngu nay. La 1 thanh vien dung trong doi ngu do, chau hay bat ky mot ban tre nao deu buon va deu muon thay doi cach nhin nhan cong bang hon cua xa hoi voi chung ta: nhung nguoi da phai thuc thau dem ben nhung ca benh nang, bo lai sau lung nhung nguoi than yeu. Nhung nguoi phu nu trong nganh y te cung nhu bao nguoi phu nu khac, cung co gia dinh va nhung dua con tho, da trot mang nang yeu nghe nen gat di noi nho con, de hoan thanh nhiem vu suot dem truc dai va vat va. Nhung cuoc song se hanh phuc hon khi nhin thay nu cuoi cua nhung benh nhan, anh mat cam on cua nguoi than cua ho. Nhung mon qua ay la vo gia doi voi 1 nguoi bac si, la dong luc khien chung ta vung vang hon, yeu nghe hon...

name:            Thân Tuyết Trinh
email:           tuyettrinhgv@yahoo.com

Bài viết của bác đã giúp cháu tự tin hơn trong ngành nghề mà mình yêu thích. Cháu đang đi theo ngành dược. Từ hồi còn nhỏ, cháu đã yêu thích được quan tâm đến những người bệnh, mong ước được chữa bệnh cho nhiều người. Nhưng Châm ngôn "Lương y như từ mẫu " đã bị chính con người tha hóa nó, làm nó mất đi ý nghĩa yêu thương. Không cần biết nguyên nhân từ đâu, nhưng cháu luôn ao ước những người cùng ngành luôn sống đúng với tâm Y, một trái tim biết yêu người bệnh, đặc biệt biết cảm thông, chia sẻ với những người nghèo, không có khả năng chữa bệnh. Mỗi ngành nghề đều có ý nghĩa riêng của nó, ước mong sao người trong ngành mãi mãi GIỮ ĐƯỢC VẺ ĐẸP CAO QUÍ của nó trong mọi hoàn cảnh. Cuộc sống quan trọng nhất là HẠNH PHÚC, và Tiền không phải là tất cả của HẠNH PHÚC.

Và ước mong sao người ngoài ngành cũng đừng quá lên án người trong ngành Y Dược, tôi không dám tự đề cao bản thân mình, cũng không hề nghĩ rằng mình hoàn thiện, nhưng bởi qua bài viết này, ít nhất chúng ta vẫn có thể nhìn thấy những " Lương y như từ mẫu " chân chính. Ở đâu cũng có người thiện người ác, và Lương y cũng có người như "mẹ hiền"

name:            tinthanh
email:           boconganh_ichi90@yahoo.com

Xin cam on nhung loi tam su,chia se het suc co y nghia cua bac.

name:            bui van chung
email:           buivan chung@yaho.com

chau la mot hoc sinh truong y vua moira truong hien tai chau van chua di lam nhung khi ma doc duoc nhung loi ma bac viet thi chau thuc su xuc dong .chau tuy chi la mot hoc sinh cua mot truong trung cap y thoi nhung chau thuc su hoc duoc ratnhieu tu nhung loi tam su cua bac .chau chuc bac manh khoe ,hanh phuc cung gia dinh.

name:            duongtrinh
email:           duongthutrinh@yahoo.com

O nhung mien xa, van con co nhung co nguoi nhu the.
Chung ta da phai de nhung nguoi than yeu ...cung chung ta buoc di tren con duong do...
 

name:            Nguyễn Hữu Đức
email:           nguyenhuuduc1986@gmail.com

Cảm ơn bác Ninh và bác Dũng nhiều lắm!

Cháu là bác sĩ mới ra trường. Đã có lúc cháu thấy mơ hồ như chán nản khi có những hình ảnh, câu chuyện trái ngược với những mong ước của cháu khi mới quyết định theo học y khoa. May thay nhờ có bố mẹ, anh chị - những người xuất thân từ nông dân, có lối sống giản dị và công bình, cũng là những con bệnh thường xuyên trong các bệnh viện,...đã giúp cháu có thêm nghị lực tiếp tục theo học đến cùng, có định hướng rõ ràng hơn. Cũng  nhờ những tấm gương lao động tận tụy, có những người như hai bác để cháu thấy mình vẫn còn những người thầy, người anh đức độ để noi theo, và trong con đường khởi nghiệp sắp tới , cháu cố gắng vững vàng hơn, không phải lo sợ mình bị lôi tuột đi mất.

Chúng cháu sinh ra trong thời đại ngày nay là một may mắn, chúng cháu có nhiều cơ hội để phát triển chuyên môn, có nhiều lựa chọn hơn, tự do hơn, nhưng cũng đầy cám dỗ. Mong rằng, các bác, các cô chú và anh chị đi trước luôn là tấm gương sáng để thế hệ chúng cháu noi theo. Vì một ngành y trong sạch, vì sức khỏe nhân dân!
Mong nhận được những chia sẻ của 2 bác dành cho thế hệ bs chúng cháu!
Kính chúc bác Dũng, bác Ninh cùng gia đình sức khỏe, bình an!

name:            phamvantuan
email:           phamvantuan2011@gmail.com

Chao chu Dung than men!
Chau la Tuan. Khi doc duoc nhung loi tam su cua chu, chau rat kham phuc chu. La mot nguoi thay thuoc gioi, co tam co duc, biet quan tam chia se nhung noi buon cua moi nguoi va chia se nhung buon vui cua minh cho moi nguoi va noi ra nhung loi rat co y nghia, doi voi ai dang hoc hay dang lam nganh y. Noi tom lai chu la mot nguoi rat co nghi luc, khong chiu lui buoc khi gap kho khan, gian kho la mot nguoi dam noi dam lam.

Chau chuc chu va gia dinh manh khoe, tran day hanh phuc va thanh cong trong cong viec.

name:            ya duyen
email:           duyenya@yahoo.com

Nhung loi tam su cua bac that co y nghia va day cam xuc ,that y nghia biet bao neu tat ca nhung nguoi thay thuoc giu duoc "chu tam,y duc"bac nhi

"tram nam toc cung bac mau
chu tam song mai giua mau thoi gian"

thi se tuyet voi biet bao bac nhi!

name:            Minh Trần
email:           minhtran_99@yahoo.com.au

Lăn lóc qua nhiều thời đại, trôi nổi qua nhièu nơi chốn, cho đến bây giờ bước đến tuổi Cổ-Lai-Hy, nỗi hoài nghi lớn của tôi vẫn là con NGƯỜI. Làm sao tìm thấy được những NGƯỜI thực sự có nhân-cách làm NGƯỜI như BS Dũng, BS Ninh trong Đất Nước ta  với quá nhiều oan-nghiệt triền miên.

Cung-kính nghiêng mình đảnh-lễ.

Lời chí-thành tự tâm-can của kẻ Phó-Thường-Dân hạng bét ở mọi lúc và mọi nơi.

name:            Võ Ngọc Huyền Trâm
email:           huyentram26@yahoo.com

Đọc bài viết và những lời chia sẻ của các Bác, em thấy cuộc sống này vẫn còn tồn tại những vị BS có cái TÂM ! Đoạn đầu của bài viết "Tôi rất vui vì trên đời còn rất nhiều người đồng cảm với mình, cùng mang trong tâm cái hướng thiện. Không phải vì vật lộn với cuộc sống mà chúng ta đánh mất chữ Tâm. Chúng ta phải như cái lò xo dù bị nén ép, có lúc bị xẹp xuống nhưng MỘT NGÀY NÀO ĐÓ SẼ BUNG DẬY VƯƠN CAO HƠN VỊ TRÍ HIỆN TẠI. Đừng để bị ép dẹp như một trái chuối tầm thường." ...Rất hay và ý nghĩa ..chúc các Bác nhiều sức khỏe, vui vẻ , hạnh phúc .

name:            ho thi dung
email:           ho_thidung@yahoo.com

La the he rat sau cua chu, doc nhung dong tam su cua chu Dung chau cam thay ko don doc

name: Nguyễn Quý Ninh
email: ninhien@yahoo. com. vn

Dũng mến, đọc những lời tâm huyết của bạn làm mình xúc động đến nổi gai ốc! Xin cám ơn nền giáo dục nào đã tạo ra những con người khí khái, đức độ, nhân nghĩa, chánh tâm như thế, mà càng biết ơn hơn nữa khi nền giáo dục nào lại tạo ra những bác sĩ có " tâm Phật - tâm Chúa - tâm Thánh " như vậy ?

Mình xin phép Dũng trích đăng nội dung 2 cái email mà tôi và bạn đã trao đổi với nhau vừa mới hôm qua nhé ! BS Ninh

2010/9/18 ninh nguyen quy <ninhien@yahoo. com. vn>

Co le Dung nho tuoi hon minh ! Ninh hoc o Daihoc y khoa Hue, vao lop Y nam 1968 va dang le ra truong nam 1975 nhung do "Dai thang mua xuan " cho nen bon minh phai o lai truong them mot nam de hoc chinh tri va di thuc te nong thon ! tu nam 1986 - 1990 minh hoc CKI tai DHYD TP HCM. Hien Dung dang lam o dau vay? May loi tom tat minh se lien he lai voi Dung sau nhe! Cam on Dung da chia se cung noi niem

Men Ninh

Thư gửi anh Ninh

Mình sinh năm 1953 học dự bị khoa học Cần thơ năm 1971, học Y SG năm 1972 mùa hè đỏ lửa, ra trường 1978, học cùng tổ cùng lớp với BS Lê Hành Trưởng khoa thẩm mỹ Chợ Rẫy. Gia đình ở Cần Thơ nhưng mình xung phong đi bất cứ nơi đâu ngày ra trường. Nơi đầu tiên mình đến là BV Cao Lãnh, nghèo nàn, chỉ có 7 BS trong đó 3 là lãnh đạo, chỉ có 4 người làm chuyên môn. Ngày đó mình về làm BS nội trú luôn trong BV thay mặt các đàn anh làm đủ chuyên khoa Nội ngoại sản nhi. Trực gác có khi chỉ một mình giải quyết tất tần tật mọi chuyện từ cấp cứu nội khoa đến mổ cesar, GEU, vết thương bụng, chi… có khi mổ suốt đêm cả 4, 5 ca đến sáng muốn xỉu. Tiền trực chỉ đủ ăn một tô hủ tiếu của căn tin rất đạm bạc. Điều đó không làm mình nản nhưng mình bất mãn với cách làm việc của lãnh đạo kiểu mệnh lệnh, không đếm xỉa tới đời sống của nhân viên chỉ lo chăm chút cho cá nhân. Trắng trợn hơn họ còn nói: ”Thiên hạ đại loạn thì mình đại lợi” hoặc “Đồng tiền là tiên là phật, là sức bật của con người, là nụ cười của trẻ thơ, là ước mơ của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là đà của địa vị, là cán cân của công lý, tiền là hết ý….

Mình bỏ việc, đi tắt về BV huyện Phú Tân nơi đó có 3 người bạn cùng lớp đang làm BS ở đó, trong đó có hai người là BV trưởng và phó. Phải nói trong cuộc đời của mình chưa nơi nào tốt bằng BV Phú Tân. BV này là nơi thánh địa của Hòa Hảo, nơi đây họ rất trọng đạo đức. Người dân đã cùng nhà nước xây dựng một BV tuyến huyện nhưng có kích thước lớn nhất nước, tương đương tuyến tỉnh, đang chiêu hiền đãi sĩ tìm người mới về cho tương lai BV. Giấc mơ trong cuộc đời của mình là muốn tạo dựng một BV như trong quyển sách “Một gia đình lớn” của Nga mô tả một BV tuyến huyện. BV này lớn lên nhờ bàn tay của các BS trẻ nhiệt tình xây dựng lên từ nghèo khó thiếu thốn của những ngày đầu chế độ Xô Viết. Phải nói sách viết rất hay, mọi BS trẻ có tâm đều yêu thích và mơ cuộc đòi mình sẽ thực hiện như sách đã viết. Thời gian đầu mọi việc đều trôi chảy. Dịch SXH năm 1986-1987 dữ dội xảy ra nhưng BV Phú Tân không có một ca tử vong dù mấy trăm ca bệnh vì nhân viên trực gần như thức suốt đêm cứ 15 phút là đo HA lại một lần, nên nếu có chuyển độ là truyền dịch ngay. Không có Plasma hay đại phân tử, các ca SXH bị tràn dịch ổ bụng đều được hồi truyền bằng dịch ổ bụng tự thân, mấy chục ca đều bình phục tốt. Chúng tôi đã tự phát minh ra dụng cụ để chọc ổ bụng và hồi truyền. Nói thêm Phú Tân là một xứ cù lao cách BV tỉnh con sông Tiền rộng lớn rất khó chuyển bệnh nên phải xử trí tại chỗ. Hồi đó chúng tôi được chọn để báo cáo kinh nghiệm về hồi truyền dịch ổ bụng cho các nơi áp dụng.

Rồi BV lại bị thay đổi lãnh đạo. BV trưởng là một tay BS chuyên tu từ bưng biền về. Chánh quyền cũng thay Phó Chủ tịch là một tay kỳ thị có tiếng. Nghị quyết 8 ra đời kèm theo là việc theo dõi bắt bớ, lục soát nhà, không cho BS, YS làm tư thêm. BV lập ra cái gọi là Phòng mạch tập thể, lùa các BS vào làm chung, rồi chia đều cho tất cả nhân viên, kể cả lãnh đạo BV trưởng, Lãnh đạo phòng Y tế, dù các người này chỉ có công đi… rình xem BS có làm tư không. Tình trạng đó căng thẳng đến nỗi các BS đều muốn nghỉ việc nhưng ai cũng sợ chỉ có tôi là can đảm gửi đơn và nghỉ ngay sau một tháng. Phải nói thêm là tay BV trưởng này chiếm dụng tất cả thuốc tốt trong kho, chỉ dùng cấp cho các giám đốc các công ty Xuầt Nhập Khẩu, Thủy Sản, Nông nghiệp v.v... để được mua hàng nhà nước giá rẻ như cho. Tôi đã từng chảy nước mắt khi nhìn thấy những người bệnh nghèo không có tiền mua Moriamin, hay các kháng sinh đắt tiền phải đành nhờ nhân viên dẫn đi khắp các giường bệnh ngã nón xin tiền. BS, YS, y tá, người nhà gom góp tiến và có khi thân nhân người bệnh phải lột đôi bông tai để cầm cố trong khi các loại dịch truyền quý giá kia để dành truyền cho các quan bụng phệ bồi dưỡng.

Phải nói là trong cuộc đời tôi chưa bao giờ trông thấy một BV nào có đội ngũ thày thuốc tốt như Phú Tân. Ở đây không bao giờ nhân viên lấy của người bệnh nào một đồng. Ngược lại tôi thường thấy các nhân viên của mình lấy tiền túi mua cháo, cơm ngồi đút cho những BN không người thân, những kẻ cơ nhỡ. Khi họ chết được chôn cất tử tế có người đưa tiễn. Khi một BN cần máu chỉ trong vài phút nhân viên và các công nhân xây dựng BV có mặt ngay để cho máu.

Ngày tôi nghỉ khỏi Phú Tân phải một năm sau tôi mới thoát khỏi tình trạng stress vì buồn chán không muốn làm gì cả, và muốn bỏ xứ ra đi. Ngày xưa tôi và Lê Hành là những tay làm văn nghệ trong lớp, tôi chơi Guitar Classic, Organ, Sáo… nhưng bỏ luôn không rớ tới nhạc cụ trong hơn ba chục năm nay.

Bây giờ ngồi nghĩ lại những năm qua, hẳn rằng con người có số thôi. Sống hay chết, giàu hay nghèo đều có số của nó. Thôi thì cố giữ đạo làm người. Bản thân tôi cũng từng bị cơn nhồi máu tưởng chết năm 1977, rồi bị hở van tim 2/4. Mặc kệ, hơn một năm nay tôi không kiểm tra tim mạch nữa, vậy mà lại thấy khỏe. Bây giờ không còn sợ chết nữa, cứ bình tĩnh xem cuộc đời ra sao thì ra.

Thôi, chuyện của mình như thế, kể anh Ninh nghe cũng thấu hiểu được tâm trạng của mình. Chúc anh vui và cả nhà nhiều sức khỏe. Những người có tâm có lúc nào đó nói cho nhau những buồn vui trong cuộc sống cho cuộc đời bớt cô đơn.


Bí mật nghề nghiệp
Bệnh nhân có phải là khách hàng?
Giấc mơ và hiện thực
Giữa 2 làn đạn.
Hoài niệm về nghề thầy thuốc
Mấy lời khuyên sinh viên y khoa
Những lời tâm huyết với các bạn trong và ngoài ngành Y
Nỗi khổ của thầy thuốc
Sự bất lực của y học
Trách ai?
Trách nhiệm của người bác sĩ trong thời buổi hiện tại
Từ giã
Y đức


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn