GIẤC MƠ VÀ HIỆN THỰC
Mộng ước thần tiên
Ngày xưa khi còncắp sách, mài đủng quần trên ghế, tôi từng mơ làm BS . Ngày đó
hình ảnh ôngthày thuốc thật to lớn hiên ngang, ngạo nghễ làm sao. Kế bên trường
mẫu giáocủa tôi học là phòng mạch BS Thọ, có cả giường nội trú ở sát bờ sông Bến
NinhKiều Cần Thơ.Nhìn người bệnh ngày ngày ra vô sau những cánh cửa phòng khép
kín,thật là bí ẩn. Bên kia những cánh cửa hẳn là có một thế giới nào đó kỳ lạ,
vừaâm u vừa đáng sợ và trong cái đầu bé nhỏ của tôi ngày ấy đã thêu dệt nên
hàngngàn mẫu chuyện ly kỳ về cái thế giới sặc mùi thuốc mơ hồ đó….Có những lúc
tôi và các bạn nhỏ, tò mò leo lên ghé mắt vào lớp kính cửa sổ đục xem có thấy
chútgì không của cái thế giới lạ lùng kia cho đến khi người ta ra đuổi vì sợ làm
vởkính. Và cái thế giới đó đeo đuổi tôi theo vào trong các giấc mơ…Ông thày
thuốc lúc đó đối với tôi là một cái gì vĩ đại ghê lắm. Ông được xem là sứ giả
của chúa Trời xuống trần để cứuvớt mọi người trong đó có mẹ của tôi là người
thường xuyên đến với phòng mạchcủa ông.
Trên báo , đài ta vẫn thường thấy giấc mơ làm thày thuốc hiện diện khắp nơi. Và
đa số những kẻ mang giấc mơ đó lànhững đứa bé xuất thân nghèo khổ, có người nhà
mắc bệnh nan y, không tiền chạychữa.Đó là những kẻ mai sau này có tố chất trở
thành một thày thuốc giỏi và tốt, nếu họ không đánh mất mình khi lang thang qua
những cạm bẫy vật chất trênđường.
Tôi có một ông anh bà con –đang là một viên chức nhà nước-bị tâm thần và trong
những giấc mơ thường trực của anhta là trở thành thày thuốc, anh biên chép khắp
mọi chỗ những bài thuốc, những cây thuốc trị đủ các bệnh. Rút cuộc anh bị sa
thải khỏi cơ quan, vợ bỏ, lang thang vô định trên con đường làm thày thuốc huyển
hoặc của mình…
Ta có thể thấy ý muốn làm thày ngay chỗ các bn ngồi đợi khám. Họ
chỉ cho nhau đủ mọi bài thuốc, cách trị những căn bệnh của…kẻ khác. Có thể nói
đại đa số, nếu không phải gần hết nhân loại đều muốn làm thày thuốc. Ngày xưa
muốn làm kẻ sĩ là phải học thuốc- xem như đó là một kiến thức không thể thiếu
của người trí thức-. Ngày nay các sách phổ thông về thuốc ngày càng nhiều, nhưng
gần như đều mắc một khuyết điểm, họ chỉ giới thiệu tri thức nhưng không nói rõ
giới hạn của tri thức đó. Khác với sách giáo khoa ngành Y , hiện giờ các sách
đều nói rõ: đây là những kiến thức của ngày hôm nay , có thể ngày mai sẽ lạc hậu
và người đọc phải dùng cái đầu để xem xét chứ không phải chỉ thu thập bằng mắt
thụ động. Cái nguy của các sách này cho thày thuốc là ở chỗ những người đọc nhá
nhem, nhặt nhạnh các kiến thức như những mảnh vá (mosaic) rồi tự suy đoán tổng
thể. Họ không có khả năng nhìn toàn cảnh rồi như người mù sờ voi, cho rằng voi
giống cột nhà hay cái quạt…Và khi những thày thuốc thất bại thường bị người nhà
–kẻ sờ voi-lên án, kiện thưa thậm chí bị hành hung hay giết. Xem ra những kẻ
giống bạo chúa chém đầu thày thuốc thất bại có một lực lượng hùng hậu đáng kể
lập nên bởi những kẻ nhá nhem tri thức đó….
Giấc mơ làm thày rất đẹp và những kẻ nào đó có cơ duyên trở thành thày thuốc sau
hai mươi năm đều nhanh chóng thấy giấc mơ mình tan vở.Họ có cảm tưởng mình rớt
từ trên trời cao xuống như một thiên thần gãy cánh làm người trần gian….Mấy mươi
năm học để nhận thấy rằng còn lâu con người và y học mới hoàn thiện,và cây đủa
thần giấc mơ của khoa học bị thu nhỏ chỉ còn bằng que diêm thay vì cây đuốc
không lồ như của thế vận hội soi sáng khắp quãng trường.
Khi còn là sinh viên, đọc cuốn“Differential
diagnosis-chẩn đoán phân biệt” dày cộm cả ngàn trang , gần như các chẩn đoán sau
khi đúc kết của cả một hội đồng giáo sư thường sai và kẻ kết thúc gở rối sự việc
là ngành giải phẫu bệnh lý. Cũng vậy ngày còn thực tập , mỗi khi trình bệnh khó
ở BV Chợ Rẫy, suốt cả buổi tha hồ các GS BS suy luận cho chẩn đoán, cuối cùng
đến khi GS Phan Trinh tủm tỉm bước lên bục giở bửu bối ra làm ngả ngửa tất cả
những ai tham dự.Giải đáp có khi chỉ là một bệnh tầm thường , nhưng có khi là
một bệnh cực kỳ hiếm…và thường không ai nghĩ tới.
Có tham dự nhiều buổi trình bệnh, có đọc sách nhiều ta
mới thấy, càng học càng thấy dốt,và không dám tuyên bố lung tung. Bệnh tật là
những bài toán , có khi trông dễ dàng nhưng để giải cực kỳ khó khăn. Đối với các
bệnh khó từ địa phương gửi lên, các BV chuyên khoa trung ương thí dụ Mayo Clinic
mỗi giường bệnh có 7 BS phụ trách mà mỗi BS này thường là có Ph.D (tiến sĩ) .Đây
là BV hàng đầu thế giới ,nghiên cứu nhận bệnh cho hơn 150 quốc gia , có trang
thiết bị khủng nhưng không phải bệnh nào cũng chẩn đoán ra nói gì các thày thuốc
vườn ở một xó xỉnh tận cùng thế giới như VN .Cũng giống như toán học, bổ đề cơ
bản xem có vẻ dễ , nhưng phải mất mấy trăm năm mới có GS Ngô Bảo Châu chứng minh
được tính đúng đắn của nó.Thày thuốc cũng như thám tử, chỉ dựa vào những dấu vết
để lại của bệnh tật để xác định danh tính . Có khác nhau ở chỗ là thám tử chỉ
truy bắt những kẻ đã gây án sau khi sự việc đã xảy ra , còn thày thuốc là tìm
cách ngăn chận một kẻ đã và đang tiến hành thủ ác. Thám tử bắt được thủ phạm hay
không sẽ không làm thay đổi được hậu quả , còn thày thuốc nếu không bắt được hay
bắt lầm kẻ khác thì hậu quả vô cùng thê thảm. Thời gian phá án của thám tử
thường không quá bắt buộc còn với thày thuốc thì thời gian đó tính từng phút,
giây, xác định trễ một khoảnh khắc có khi mất đi một mạng người. Những người
ngoài ngành Y có bao giờ cảm thông được những khó khăn của thày thuốc khi truy
đuổi kẻ vô hình là bệnh tật hay không.?
Sau những choáng váng ban đầu (xem bài “sự bất lực của y học”), tôi
nghiệm ra một điều: thày thuốc không phải là sứ giả của chúa trời, thày thuốc
chỉ là một người bạn của bệnh nhân trong cuộc chiến muôn đời với bệnh tật. Tôi
vẫn tiếp tục mơ, nhưng những giấc mơ của người lớn khác với tuổi thiếu
niên.Những giấc mơ của mình dễ thực hiện hơn, gần với đời thường hơn. Mình không
còn mơ thấy mình là thiên thần với đôi cánh trắng bay trên cao, gieo rắc phép lạ
xuống những kẻ đang quỳ mọp cầu xin. Mình mơ thấy mình đi chân trần len lõi giữa
những người bệnh, mớm từng viên thuốc cho họ , xoa lên vết thương và nắm bàn tay
đầy vết chai ,cùng nhỏ những giọt nước mắt với những cuộc đời bất hạnh…Mỗi viên
thuốc mình đem đến cho họ được gói bằng tình thương và sự tận tụy. Dù cho mình
không còn đôi cánh, mất đi phép mầu nhưng tin chắc những viên thuốc của mình sẽ
xoa dịu phần nào những đau khổ thể xác cũng như tinh thần của họ.Dù cây đủa thần
của mình chỉ là một que diêm nhưng chúng ta cứ mạnh dạn đốt nó lên và hà hơi vào
đó bằng tất cả bằng tất cả sức lực của mình .Một cây diêm không đem lại bao
nhiêu ánh sáng nhưng trăm cây, ngàn cây thì bóng tối sẽ lùi xa.
Chúng ta không nên nản lòng vì khoa học là vô bờ bến.Cái không thể
của ngày nay , ngày mai là có thể và ngày kia là thường quy.Cách đây năm mươi
năm người ta không thể tưởng tượng được nội soi là gì cũng như CT,.MRI ,siêu
âm….cũng như nhân bản vô tính…..Một cuốn phim viễn tưởng nói về việc thu nhỏ một
nhóm khoa học gia trên một chiếc tàu ngầm rồi tiêm vào mạch máu để phá một cục
máu đông .Ta cứ tưởng rằng đó chỉ là mộng mơ nhưng ngày nay nội soi ta có thể
phá một cục máu đông tương tự bằng nội soi mạch máu. Trong tương lai với ngành
vi cơ khí người ta có thể thiêt kế một tàu ngầm cực nhỏ có mũi khoan ,điều khiển
đến các ngóc ngách cơ thể để thực hiện giấc mơ của tiền nhân….Ngày mai người ta
có thể làm autograft (ghép tự thân) trên những cơ quan tạo ra từ mô của chính
bệnh nhân khi nuôi cấy chúng bằng phương pháp nhân bản vô tính mô học. Ngày mai
người ta sẽ cắt bỏ các khối ung thư bằng những kháng thể mang độc chất chuyên
biệt hay dùng các thực bào được huấn luyện để săn các tế bào ung thư ….
Vẫn biết cuộc sống con người là hữu hạn nhưng con người vẫn tiếp tục chiến đấu với cái chết và đẩy lùi tuổi già ..Khoa học tiếp tục mơ và mỗi cá nhân ta vẫn nên tiếp tục mơ .Mọi người đều có những giấc mơ -và chính những giấc mơ đó là cứu tinh cho chúng ta khỏi cái thế giới tầm thường nhạt nhẽo, vô cảm, bất lực. Giấc mơ tự nó là cái cứu chuộc cho cuộc sống, nó không xấu nhưng thường những con người làm điều xấu để thực hiện giấc mơ đẹp và điều đó đã vô tình gieo rắc cho thế gian đau khổ…
Những kẻ không còn biết mơ sẽ trở thành nguy hiểm cho nhân loại và bản thân. Chúng trở thành những cổ máy giết người không gớm tay rồi sau đó tự sát vì chán nản tuyệt vọng và sợ bị xã hội trừng phạt.
Những bạn trẻ cứ tiếp tục mơ đi và nuôi dưỡng giấc mơ của mình bằng cách tiến lên và thực hiện chúng bằng những biện pháp tốt đẹp nhất để giấc mơ không trở thành ác mộng
Tam Nông 2010