PHAN XUÂN TRUNG

Giải pháp nào
cho nguồn nhân lực y tế?

Phan Xuân Trung

YKHOANET 080615 - Báo chí những ngày này đăng tin về hội nghị trực tuyến giữa Bộ Y Tế và các cơ quan y tế ngày 12/6/2008. Điểm chung của hội nghị này là các giám đốc các sở y tế phản ánh thực trạng nhân sự y tế hiện nay vừa thiếu vừa yếu. Căn cứ vào chỉ tiêu số lượng BS vào những năm 2010 và 2015 thì các Hiệu trưởng trường y khoa tỏ vẻ "hụt hơi" trong đào tạo. Báo chí cũng mô tả về các giải pháp do bà Thứ Trưởng đưa ra, theo đó thì người đọc cũng không thấy được “ánh sáng cuối đường hầm”.

Xét theo quan điểm kinh doanh thì ngành y tế là ngành dịch vụ. Tình trạng hiện tại phản ánh mất cân bằng của cán cân cung - cầu. Để lấy lại thăng bằng cho cán cân đó thì nhà quản lý y tế cần can thiệp sao cho tăng cung và giảm cầu.

  1. Tăng cung:

Hội nghị hầu như chỉ quan tâm đến số lượng bác sĩ, tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân. Một số đại biểu thì quan tâm đến chất lượng đào tạo. Bằng việc căn cứ vào những con số thì bài toán nhân lực cứ lay hoay, không có lối thoát. Theo ý kiến của riêng tôi thì nên căn cứ vào thực tế nhu cầu và khả năng hiện hữu để giải quyết vấn đề.

Trong thực tế khám lâm sàng, tôi nhận thấy phần lớn bệnh nhân đến khám là những bệnh rất thông thường như viêm phế quản, nhiễm siêu vi, viêm dạ dày, đau cơ khớp, cao huyết áp… Những bệnh nội khoa này thì một y sĩ được đào tạo 3 năm là dư sức giải quyết. Trước đây ở miền Nam có hệ Y Sĩ hoặc Cán Sự Y Tế được đào tạo 3 năm. Những Y Sĩ này được trang bị kiến thức căn bản về y khoa, về bệnh học và điều trị, đủ khả năng đảm nhận vai trò khám chữa bệnh thông thường tại địa phương. Trong xã hội có khá nhiều người ước mơ được hành nghề khám chữa bệnh, tham gia vào mảng y tế, nhưng vượt qua kỳ thi tuyển để vào đại học y khoa là quá tầm khả năng của họ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ không đủ khả năng và nhiệt huyết để tham gia ngành y tế. Hiện nay trong xã hội vẫn có những lương y, chuyên gia chữa xương gia truyền, nha công, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên… đang làm thay các công việc thông thường của một bác sĩ đào tạo 6 năm để các bác sĩ rảnh tay đảm đương những công việc cao cấp hơn như mổ xẻ, phân tích hình ảnh y khoa… Việc đào tạo hệ Y Sĩ 3 năm sẽ giải quyết nhanh gọn và hiệu quả cho vấn đề nhân lực y tế ở các vùng sâu, vùng xa. (Một điều cần xác định là khi người ta chấp nhận vào hệ Y Sĩ thì phải chấp nhận ở vị trí đó suốt đời hoặc được nâng cao học vị ở một chuyên môn mình phụ trách mà không phải là Bác Sĩ. Muốn học thành Bác Sĩ thì phải thi tuyển như tất cả các thí sinh khác. Ngành y tế khó có thể chấp nhận hệ chuyên tu hay tại chức kém chất lượng cả đầu vào lẫn đầu ra.)

Hiện tại, mặc dù thiếu bác sĩ trầm trọng cho công tác khám chữa bệnh, thế nhưng hầu như tại các phòng kế hoạch tổng hợp, phòng hành chánh, phòng nhân sự... của các cơ quan y tế thì các Bác Sĩ lại đảm đương công việc thuần túy hành chánh. Đây là một sự lãng phí nhân sự trong ngành y khoa. Với các công việc hành chánh giấy tờ mà giao cho BS thì vừa không có nghiệp vụ hành chánh, vừa mất đi nghiệp vụ chuyên môn y khoa. Cần thay thế đội ngũ này bằng những nhân viên hành chánh thực thụ. Người đảm đương công việc hành chánh này chỉ cần đào tạo một thời gian ngắn kiến thức hành chánh trong y khoa là đã có thể đảm đương rất tốt vai trò của mình. Hiện nay đã có trường đào tạo Thư Ký Y Khoa và Nghiệp Vụ Quản Lý Bệnh Viện. Cần đưa những người này vào làm hành chánh thay cho các "bác sĩ hành chánh" hiện nay.

Trong thực tế hiện nay người dân Việt Nam thường đến các tiệm thuốc tây để khai bệnh và mua thuốc uống. Đứng quan sát trước một quầy thuốc tây tôi không thấy nhân viên bán thuốc nào từ chối bán thuốc theo lời khai của bệnh nhân bao giờ. Điều đó có nghĩa là họ đã can thiệp vào công việc khám chữa bệnh. Đây là một lực lượng “thầy thuốc nhân dân” khá lớn, có kiến thức về thuốc men và được bệnh nhân tin tưởng. Thực tế này không thể phủ nhận và xóa bỏ. Nếu không xóa bỏ được thì nên nâng cấp kiến thức bệnh học cho nhân viên bán thuốc để họ có khả năng giúp cho bệnh nhân nhiều hơn. Ví dụ, tổ chức tập huấn cho nhân viên bán thuốc cách đo huyết áp, hiểu các trị số huyết áp, cách đo đường huyết bằng các máy đo tự động, các dấu hiệu bệnh tật thông thường, các kỹ năng băng bó, xử lý cấp cứu… để họ có hể xử lý ngay khi người dân cần đến.

Trước đây tại các bệnh viện thường có các dì phước (ma-sơ) tham gia chăm sóc bệnh nhân. Các ma-sơ này tự nguyện làm công việc chăm sóc bệnh nhân bằng tất cả tình thương yêu của họ mà không đòi hỏi thù lao. Những công tác tham vấn, chăm sóc tinh thần, an ủi bệnh nhân... các ma-sơ làm rất tốt. Tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM, các ma-sơ đảm nhiệm công việc tập cho bệnh nhân cách ho hiệu quả. Sau 1975 lực lượng này bị hạn chế dần và gần như biến mất khỏi các bệnh viện. Nhằm tăng cường nguồn lực cho y tế, nhà quản lý nên để cho lực lượng này tham gia cùng xã hội chăm lo sức khỏe nhân dân .

Nói tóm lại, theo phương châm “dụng nhân như dụng mộc”, cần phát huy hết khả năng của mọi người trong xã hội để cùng tham gia vào ngành y tế. Không nhất thiết công việc khám chữa bệnh thông thường phải là của Bác Sĩ.

  1. Giảm cầu:

Trong thực hành lâm sàng hàng ngày tôi tiếp xúc khá nhiều bệnh nhân là nhân viên công sở. Họ đi khám chỉ vì hắt hơi, sổ mũi, viêm họng nhẹ hay chỉ vì đau lưng thoáng qua. Đây là những nhân viên văn phòng, có học hành, ít nhất là tốt nghiệp tú tài, dư sức để hiểu về những vấn đề căn bản trong việc tự bảo vệ sức khỏe. Nếu trường phổ thông dạy cho họ kiến thức tự xử lý các vấn đề sức khỏe thông thường thì xã hội sẽ giảm đi một lượng bệnh nhân đáng kể đến gặp bác sĩ.

Tương tự như vậy đối với các cặp vợ chồng trẻ. Cần trang bị kiến thức chăm sóc con cái để họ chăm con tốt hơn, để khỏi phải mỗi lúc mỗi bế con đến bác sĩ.

Xã hội cũng tốn khá nhiều công sức và tiền của cho việc giải quyết các vấn đề nạo phá thai của thanh thiếu niên. Việc giáo dục giới tính tốt sẽ ngăn cản các hành vi tai hại do thiếu hiểu biết gây ra.

Trước đây mỗi ngày tôi thường nhận hàng chục email gởi về hỏi các vấn đề bệnh tật, nhất là các vấn đề giới tính. Khi sắp xếp lại các đề mục, hầu như các câu hỏi giảm hẳn. Bạn đọc đã tự mình tìm hiểu về bệnh tật. Vấn đề là ta tạo điều kiện để họ tự giải quyết lấy vấn đề của mình.

Nói tóm lại, một trong những giải pháp cho các bế tắc của ngành y tế hiện nay là xã hội hóa y tế. Tuy nhiên xã hội hóa y tế không phải cứ là cho phép tư nhân mở bệnh viện lớn, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại mà xã hội hóa y tế còn có nghĩa là vận dụng toàn bộ khả năng của mọi thành phần xã hội cùng tham gia công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

 


Không nêu tên

Tôi là một BS sắp về hưu (tốt nghiệp 1978 tại Y khoa SG) có vài suy nghĩ về tương lai ngành Y trước những phản ánh ngày càng nhiều về của người dân về những tai nạn trong ngành Y và những cách giải quyết như hiện nay góp phần làm giảm sút các thày thuốc vốn đã thiếu càng thêm thiếu.

Phải hiểu được sự bức xúc của người dân trước một số thày thuốc biến chất, lúc nào cũng đòi hỏi phong bì, mặc kệ sống chết của người bệnh. Nhưng không phải tất cả thày thuốc đều như thế. Có lẽ tiêu chuẩn chọn thày thuốc ngày nay (và có lẽ cả ngày xưa) là trình độ văn hóa mà không ai thử hỏi họ có yêu nghề, yêu người không? Nhưng quan trọng hơn cả là phải yêu người dù không yêu nghề. Bản thân tôi là một thày thuốc, ngày nay đã sắp về hưu, nhưng nếu hỏi tôi có yêu nghề không, thì tôi cũng chẳng thể trả lời là yêu được. Yêu người thì có nhưng yêu  nghề thì còn hỏi lại. Không riêng gì tôi mà những người bạn cùng  trường cũng có những suy nghĩ tương tự. Vì sao? Làm thày thuốc là cứu người vô điều kiện. Thày thuốc chỉ biết bn là một con người thống khổ, đang chịu sự hoành hành của bệnh tật, không cần biết địa vị xã hội cao thấp, giàu nghèo, tốt xấu, chủng tộc, tôn giáo.vv. Nhưng trong cuộc chiến với bệnh tật, phần thắng không phải luôn thuộc vế thày thuốc, nhất là những bệnh hiểm nghèo, đến quá trễ. Nguyên nhân của sự thất bại có thể liệt kê gồm (tính theo trách nhiệm từ thấp đến cao)

1.Kiến thức của khoa học hiện đại không giải quyết được: thí dụ Ung thư, nhiễm HIV và rất nhiều bệnh đặc biệt khác…….

2.Trang thiết bị họăc trình độ của địa phương không đáp ứng được điều trị.

3.Kinh nghiệm và kiến thức của thày thuốc còn yếu, non tay nghề.

4.Mệt mỏi vì quá tải hoặc do sức khỏe bản thân thày thuốc nên quyết đoán không chính xác ,chậm chạp,hoặc thao tác sai.

5.Lười biếng,thiếu tinh thần trách nhiệm,không tôn trọng bn ,thiếu tình người.

6.Chờ đợi chuyện biếu xén,phong bao,hoặc hình thức tiêu cực khác làm chậm trễ việc cứu chữa.

7.Cố ý để bn gặp nguy hiểm vì tư thù hoặc vụ lợi.

Tùy theo các dạng trên mà quy kết BS có trách nhiệm nhiều hay ít. Không phải cứ thất bại là  khiển trách, kết tội hay bỏ tù thày thuốc (giống như ngày xưa các vua chúa ra lệnh cho thày thuốc phải chữa khỏi bệnh, không xong thì chém đầu. Ngày nay làm thế thì sẽ không còn thày thuốc vì không có ai chịu học ngành Y). Tuy nhiên theo dõi ý kiến trên báo chí , dường như ngày nay người ta lại muốn chém đầu tất cả thày thuốc”‘NẾU KHÔNG TRỊ ĐƯỢC BỆNH,ĐỂ BN CHẾT”. Có lẽ một số người vì bức xúc do kinh nghiệm bản thân trước một số thày thuốc thiếu lương tâm nên quơ đũa cả nắm. Ngành nghề nào cũng vậy, luôn luôn có những con sâu làm rầu nồi canh. Phải công bằng, công tâm khi đánh giá một sự kiện. Ngày xưa khi đám đông công chúng chuẩn bị ném đá chết một thiếu phụ ngoại tình, muốn cứu người đàn bà này chúa Jesus đã hỏi: Người nào cảm thấy mình thánh thiện, vô tội xưa nay thì bước ra ném viên đá đầu tiên. Đám đông nhìn nhau rồi lẳng lặng bỏ đi để lại người đàn bà tội lỗi một mình. Con người thường thích lên án những tội lỗi khiếm khuyết của kẻ khác có lẽ để biện hộ ngầm cho những tội lỗi khiếm khuyết của mình chăng ?

Ngay ở Mỹ và một số nước khác ,các sinh viên ngày nay ngày càng ít chọn nghề Y. Tình trạng khan hiếm thày thuốc đã lên mức báo động ở một số nước. Họ phải “nhập khẩu “ thày thuốc hoặc cấp học bổng đào tạo thày thuốc cho các sinh viên nước nghèo rồi chiêu dụ ở lại làm việc cho mình. Vì sao thiếu thày thuốc? Không phải thiếu trường mà do thiếu người theo học. Ở các nước đang phát triển như VN vì luật lệ khiếm khuyết, làm thày thuốc không  có những đạo luật bảo vệ, nếu thất bại trong nghề nghiệp thì thân bại danh liệt, nguy cơ rất cao. Một BS sau khi tốt nghiệp còn phải học thêm chuyên môn và thường phải mất  tổng cộng gần 20 năm mới hành nghề. Đầu tư cao, thu nhập thấp, nguy cơ to, không theo học là phải. Ở các nước như VN số BS tốt nghiệp bỏ nghề không phải là nhỏ, lãng phí gia đình,lãng phí xã hội! Nhưng tại sao ở nước tiên tiến như Mỹ ngày càng ít người theo học ngành Y. Thu nhập ngành Y ở Mỹ cao bậc nhất trong xã hội nhưng nguy cơ nghề nghiệp cũng gấp hàng chục,hàng trăm lần ở VN. Không phải luật lệ bảo vệ thày thuốc không có ở Mỹ, nhưng dân Mỹ thích thưa kiện và có hẳn những Luật Sư chuyên môn nhận những vụ kiện liên quan đến Y tế. Những luật sư này rất rành về Y học và những luật lệ liên quan đến ngành Y. Như một nhà văn nào đó có nói ”Cứ đưa tôi một đoạn văn nào đó của bất kỳ ai. Tôi sẽ làm cho y bị treo cổ cho xem” thì trường hợp của các BS cũng thế. Các luật sư giỏi của Mỹ, nếu muốn, có đủ trình độ bỏ tù bất kỳ ai cho dù người đó không hề vi phạm pháp luật! Nếu một thân chủ nào không hài lòng về BS điều trị (cho dù không có vụ chết người hay thương tật gì cả, và BS cũng không có lỗi gì trong việc điều trị) y sẽ kiện và thường thì luôn thắng (vì luật lệ bên Mỹ thường đứng về phía bệnh nhân tức là người tiếp thu dịch vụ). BS bị phạt không nhỏ (cả triệu đô) có khi bán nhà, mang tiếng, thân bại danh liệt. Ở VN ngày nay các vụ kiện liên quan đến ngành Y ngày càng nhiều vì người dân ngày càng khó tính hơn, trong khi thu nhập BS rất khiêm nhường thì chuyện thiếu BS nếu không có mới là lạ !

Bản thân tôi cũng như một số bạn cùng lớp không bao giờ thích cho con nối nghiệp ngành Y.Tôi còn nhớ câu thơ của một vị  đàn anh ở một BV lớn ở Tp HCM đăng trên báo Người Lao Động cách nay mười mấy năm:

          Mai sau dẫu có thế nào,

        Khuyên con đừng chọn lối vào ngành Y.

Khi nào xã hội thay đổi tiêu chuẩn chọn thày thuốc vào trường Y, phải lấy đạo đức ngang hàng với văn hóa ngay từ lúc thi vào cũng như lúc tốt nghiệp thì xã hội mới có nhiều những thày thuốc tận tụy với nghề, yêu người  như thể thương thân. Khi nào xã hội có cái nhìn thông cảm hơn với thày thuốc và những khó khăn của nghề nghiệp thì người thày thuốc mới yên lòng, đem hết tài sức cứu chữa BN. Khi nào xã hội nuôi nổi thày thuốc, đừng để họ phải lo bài toán kinh tế thì mới có những BS chuyên tâm nghiên cứu khoa học, giúp cho ngành Y VN vươn lên tầm cao, chứ không lẹt đẹt theo đuôi mãi nước ngoài.

 

le quang
Hiện tại ngành y tế đang thiếu trầm trọng nhân lực ở tất cả các tuyến cũng là một thực tế khách quan; Do đời sống của nhân dân được nâng lên đồng hành với việc nhu cầu được CSSK ngày càng tăng ; Có tiền ngời ta sợ chết hơn, muốn sống lâu hơn âu cũng là lẽ thường; người ta phải lựa chọn nơi khám chữa bệnh tin cậy hơn, để xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.

Trong những năm gần đây mô hình y tế tuyến huyện luôn xáo trộn, chưa hợp lý và còn nhiều bất cập, khó khăn cho công tác quản lý điều hành; Y tế tuyến huyện có nhiều đầu mối quản lý chỉ đạo tuyến xã; Bác sĩ thiếu lại tập trung cho làm công tác lãnh đạo; Đơn cử ở TTYT huyện có 25 cán bộ (Có 03 BS: 01 BS chính qui, 02 BS chuyên tu từ xã lên) làm Sếp, còn lại toàn là điều dỡng, NHS đa phần mới đợc tuyển dụng thế mà được phân công đi chỉ đạo y tế tuyến xã, thử hỏi họ chỉ đạo cái gì? Buổi sáng láo nháo đi xã, buổi chiều tập hợp ở cơ quan chuyện phiếm thử hỏi có lãng phí không?

Trong khi đó trạm y tế xã thì thiếu cán bộ làm việc; trung bình mỗi trạm có từ 4- 6 cán bộ phải làm đủ mọi thứ, mọi chương trình của cấp trên; chương trình nào cũng đòi hỏi phải tốt, phải chuẩn chỉ; bên cạnh đó còn quá nhiều sổ sách quản lý, mẫu biểu báo cáo gửi đi các nơi, cán bộ y tế cứ bò ra mà làm, mà chép, mà bịa cho chuẩn để hoàn thành chỉ tiêu KH; Thử hỏi còn đâu mà làm chuyên môn y, còn đâu mà tuyên truyền giáo dục SK cho nhân dân? Công việc đã vậy song trình độ chuyên môn của cán bộ trạm lại cả một vấn đề nan giải và cũng không thể một sớm một chiều mà thay đổi được; Nếu không có cơ chế phù hợp và một cuộc CM chất lượng trong ngành y ; số y sĩ công tác ở xã được đào tạo BS chuyên tu ra trường chuyển lên huyện, lên tỉnh , một số vì tuổi cao nên đành ở lại tuyến xã; có trạm hiện tại chỉ toàn điều dưỡng Trung học, Sơ học; thử hỏi có đảm đơng tốt đợc công tác của “bộ y tế tuyến xã” đợc không? thế mới có chuyện y tá khám bệnh kê đơn điều trị cho BS nghỉ hưu tại địa phơng.

Vấn đề đáng lo ngại hơn cả vẫn là chất lượng đội ngũ thầy thuốc từ Tỉnh đến huyện, xã còn yếu kém về chuyên môn do cơ chế đào tạo chắp vá, vòng vèo, cơ chế tuyển dụng chưa hợp lý (chủ yếu là con ông cháu cha và có nhiều tiền thì vào)

Ôi ngành y tế còn lùng nhùng lắm, còn nhiều chuyện phải bàn cho ra nhẽ … Đề nghị các nhà hoạch định chính sách phải sáng suốt, phải thực tế, phải cách mạng để ra được các quyết sách đứng đắn về mô hình y tế cơ sở; chất lượng đào tạo ở các trờng y; cơ chế tuyển dụng và sử dụng lao động ở các cơ sở y công; chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế… mới có thể giải đợc bài toán khó và bế tắc của ngành y hiện nay.
 

Hoàng Hải Long

Tôi là một bác sỹ hiện đang làm việc tại Hà Nội. Tôi đã từng vào bệnh viện nhà nuớc, vào biên chế, hưởng lương và phụ cấp theo chế độ. Vậy tại sao tôi lại không tồn tại trong môi trường đó? Xin đưa ra mấy nguyên nhân sau:

1. Tôi là bác sỹ chẩn đoán hình ảnh, được đào tạo chính quy nhưng khi vào viện tôi lại đi làm công việc hành chính là chủ yếu. Không duy trì và nâng cao trình độ chuyên môn nên tôi ko ở lại.

2. Người quản lý của tôi là một thạc sỹ y khoa nhưng xin lỗi phải nói thật: Trình độ chuyên môn ko để tôi phục một chút ít nào. Vậy tôi có thể làm việc dưới sự lãnh đạo của một Thạc sỹ Giấy? Thế nên tôi không ở lại.

3. Ai ai cũng nói nhân viên ngành y tế thiếu, xin thưa : TÔI THẤY RẤT NHIỀU NGƯỜI HỌC Y RA LẠI THẤT NGHIỆP ĐÓ. Và cũng xin nói rằng: Để xin được vào 1 bệnh viện ngoài chuyện có tiền thì cần có sự quen biết nhất định. Vậy những nhân viên y tế không có đủ cả 2 thì sao? Tôi không ở lại vì tôi không muốn hàng ngày phải chứng kiến cảnh những người có tiền, có quan hệ tốt thì đựoc ưu ái từ công việc cho đến chuyện học hành ...

4. Một cái mà ai cũng thấy: Tiêu cực xảy ra trong ngành y tế nguyên nhân do nhân viên y tế chúng tôi làm việc trong các bệnh viện công lập ko đủ tiền để sống chứ đừng nói là lo cho người khác. Vì thế nảy sinh tiêu cực là đương nhiên. Thế nên tôi ko ở lại để biến mình thành kẻ bị người khác gọi là: Thiếu y đức.

5. Tôi đã có cơ hội để tồn tại ở một bệnh viện tuyến trung ương nhưng tôi đã từ chôi. Tôi chọn hướng đi là làm việc tư nhân và sau này khi đủ điều kiện sẽ mở PK hoặc bệnh viện tư nhân.

Dù sao tôi cũng mong đất nước sẽ thay đổi và mọi chuyện tốt đẹp hơn. Và chúng ta sẽ đợi ngày đó.

Còn bây giờ, hãy đi ngủ để mai còn dạy sớm, nấu cơm, mua rau về ăn... chứ nếu ăn sáng ở ngoài + ăn trưa và ăn tối ở nhà thì chỉ có đi xe đạp hoặc đi bộ đến bệnh viện và làm việc thôi (Đây là tôi nói hộ các nhân viên y tế làm trong nhà nước ấy). Sau cơn mưa trời lại sáng... Nghe nói đến tháng 10 nhà nước lại tăng lương cơ bản thì phải. Hình như bây giờ luơng của 1 bác sỹ là: 540000 x 2.34 + 25% đặc thù ngành + 20 ( 25)% độc hại ... chẳng biết có đủ tiền mua xăng, ăn cơm ko nhỉ? Đó là lương của bác sỹ, chứ nói nhân viên y tế nói chung thì thôi... Khó chấp nhận dc.

6. Câu hỏi: Cơm - Áo - Gạo - Tiền còn luẩn quẩn trong đầu thì thử hỏi tôi và các bạn có đọc được sách để nang cao chuyên môn và phục vụ nhân dân ko?.

 

Phạm Khải

Tôi là một bác sỹ ở vào tình cảnh này.

Tôi nghĩ nhà nước không cần chúng tôi.

1. Lương bổng và chế độ của bệnh viện công thì ít như chúng ta đã biết. Nhưng là nhân viên hợp đồng không được hưởng cả chế độ độc hại it ỏi của dối tượng có nguy cơ. Không biết nhà Quản lý căn cứ vào văn bản nào nhưng điều đó là nhân bản.Tội cho các anh chị y tá và hộ lý, không biết vì sao họ có thể trụ lại.

2. Chế độ lương khi vào công chức: Dù anh chị đã có thâm niên bao lâu, nhưng nếu các anh chị được tuyển vào công chức sẽ nhận 80% của mức lương bậc 1.

- Tôi không để ý các mức lương đó chênh lệch nhau bao nhiêu. Nhưng có một điều là BỆNH VIỆN KHÔNG CẦN TÔI. Vậy tại sao tôi còn ở lại?

Cong Ly

Chang hieu tai sao nganh y te lai dao tao tien si tai chuc. trong khi chung ta dang can co doi ngu can bo y te co chat luong de nang cao hieu qua trong cham soc suc khoe nhan dan thi Hoc vien Quan Y lai mo cac lop dao tao tai chuc Tien Si. thinh thoang den Vien nop bai thi, Tien si day la loai Tien Si gi? hay la chi can hop thuc ve bang cap de thang quan tien chuc. Hoi rang nganh Y te con xuong doc toi dau khi cac Tien si dom nay dieu hanh o cac benh vien?

Nguyễn Hải Đăng

Tác giả bài báo đã nêu được những thực tế của y tế Việt Nam hiện nay, song chưa thực sự đề cập đến mấy vấn đề mà cá nhân tôi nghĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động chung của cả ngành y tế:

- Sử dụng nhân lực: Hiện nay ngành y đang thiếu toàn diện, kể cả những nơi được coi là đủ. Thiếu tất cả các đối tượng. Nhân viên y tế đa phần làm việc quá tải. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu chuyên nghiệp, mất uy tín trong hành nghề của các nhân viên tuyến dưới (bản thân họ bị quá tải) dẫn đến dồn ứ bệnh nhân cho tuyến trên (tất nhiên là tuyến trên quá tải). Các bác sỹ tuyến xã và huyện không nên kêu quá nhiều về sự bất hợp lý công tác của mình, họ rất ít chịu đọc sách để có thể phục vụ bệnh nhân, hệ quả như thế nào ai cũng có thể đoán được:  Họ bị quá tải vì chất lượng khám chữa bệnh của họ quá thấp. Cá nhân tôi nghĩ có khoảng 70% các bệnh nhân đến khám ở bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương với những bệnh có thể giải quyết đuợc tại tuyến xã và huyện. Tôi có một bệnh nhân bị ghẻ (!) được chẩn đoán ở bệnh viện tuyến tỉnh là tổ đỉa, vậy có thể tin tưởng được hay không khi bệnh nhân của tôi (đây chỉ là một ví dụ trong nhiều ví dụ tôi đã gặp) đã được khám bởi một bác sỹ đang bị quá tải (nhiều bệnh nhân đợi khám) và ít chịu đọc sách?!.

Các y tá, hay y sỹ, hay y công ... vẫn đang lao động và lao động hết trách nhiệm, không nên chỉ quan tâm đến số lượng bác sỹ mà cần phải quan tâm đến đến số lượng đội ngũ này. Tôi không đồng ý quan điểm hiện nay cứ đào tạo chuyên tu để lấy số lượng nhân viên y tế theo kiểu phổ cập cử nhân hay phổ cập đại học cho oai (nhất là tại tuyến huyện và tỉnh hiện nay). Chất lượng công tác của họ đã tốt hay chưa cần phải được khảo sát kỹ lưỡng.(Vợ tôi sau mổ đẻ có một cô nữ hộ sinh đứng ở đầu giường bệnh vừa ngáp vừa ghi bảng mạch nhiệt độ HA, sau đó cô ta ghi luôn trước cả 8 tiếng đồng hồ đêm hôm đó, cứ đều đều mạch 80, HA 11/7, trong khi đó vợ tôi lúc đó mạch 110, HA thì không thấy được đo). Hãy huấn luyện cho họ để đạt được chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công việc. Một điều dưỡng viên tốt còn hơn là một bác sỹ lười và hay làm oai, họ sẽ chăm sóc được nhiều bệnh nhân hơn.

- Chính sách :

Bao gồm chính sách cho nhân dân và chính sách cho nhân viên y tế.

Chính sách cho nhân dân hiện nay còn quá khập khiễng, bằng chứng đơn giản nhất là hệ thống BHYT. Trước đây công chức ăn lương cứ mội tháng mất 1% lương đóng BHYT. KHông biết bây giờ đã thay đổi chưa?.

Chính sách không tốt thì người dân sẽ không có sự chăm sóc toàn diện, điều đó là hiển nhiên.

Tôi thấy các nhà làm chính sách cần quan tâm đến số lượng bệnh nhân đến khám ở tất cả các cơ sở y tế. Lấy đó làm tiêu chí mà phục vụ, hay làm chính sách. Đừng lấy tiêu chuẩn XHCN ra để ngăn cản việc xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ toàn dân (Đưa hệ thống y tế tư nhân thành một hệ thống mạnh trong chăm sóc sức khoẻ). Tôi ủng hộ việc bắt buộc bảo hiểm y tế toàn dân, mà phải nhanh, gọn, đầy đủ.

Đối với nhân viên y tế thì khỏi phải bàn. Họ được trợ cấp quá thấp, sẽ dẫn đến tiêu cực là điều tất nhiên. Tôi chứng kiến một vụ tai nạn sáng ngày 1 Tết năm nay, nằm ở bệnh viện tỉnh PT, bị gãy xương hàm, người nhà đã phải lo lót cho nhân viên 1 triệu đồng để được làm thủ tục và chuyển bệnh nhân đi bệnh viện VĐ. Những chuyện tương tự như thế không thiếu.

Ngành y tế hàng ngày hàng giờ vẫn đang vật lộn với những tồn tại của chính nó. Người dân vẫn mất lòng tin với những thầy thuốc ở ngay cạnh mình.


Vu Hùng

Đọc các bài nói về nhân sự ngành y tế ở trên tôi thật sự đồng cảm với các tác giả. Tối là mốt BS đã tốt nghiệp 25 năm, từ đó đến nay tôi làm việc liên tục ở BV tỉnh qua 25 nắm tối thấy;

-Đến bây giớ (33 năm đất nước thống nhất) mà ngành y tế còn chấp nhận hệ  đào tạo chuyên tu BS thậm trí cử tuyển, các bạn có biết những con người này xuất sứ từ y sy 2 năm, trình đỗ phổ thông dạng trung bình kém, có người không tốt nghiệp phổ thông nhưng nhờ thế lực (tiền, quyền) chay chọt để vào lớp y sĩ , sau đó  mang danh vùng sâu và xa cần BS để được cử tuyển vào học chuyên tu lên bác sĩ đến khi ra trường không biết tính liều thuốc,tính tổng số dịch truyền cho bệnh nhân mất nước độ III, không biết nhu cầu nước,  điện giải, đường , đạm, mỡ của người bình thường hàng ngày là bao nhiêu.... vây mà vẫn lam bs đôi còn là thủ trưởng của các bs học chính qui và cả thác sĩ lẫn chuyên khoa I, hàng ngày ngồi giao ban phê bình về chuyên môn bs này đúng bs kia sai

- Cơ cấu cán bộ chủ chốt nghành tế ở cấp tình, huyện, thi người ta không dựa vào người đó đã làm được việc gì, khả năng của người đó ra sao, trình độ chuyên môn và quả lý như thế nào... công việc bổ nhiệm người đó có phù hợp với năng lực  và có đủ uy tín để lãnh đạo đội ngũ chuyên môn phục vụ sức khoẻ cho nhân dân hay không? mà người ta dựa vào C7( Con cháu các cụ chờ cơ cấu)

-Từ những bất cập trên ngành y tế đã và sẽ thiếu nhân lực về số lượng và chất lượng đặc biệt là tuyến tỉnh và huyện. do vậy người dân có hiểu biết  và có khả năng kinh tế sẽ chọn nơi an toàn điều trị bệnh và hậu quả là quá tải. Những người dân còn lại thật đáng thương


Thai tri Danh

Chat luong hay so luong ?

  Toi mot nguoi da va dang cong tac trong nganh y te gan 20 muoi nam va cung la mot nan nhan cua kieu phan cong ap dat bat hop ly. Duoc dao tao chinh qui, bai ban nhung bi buoc ve cong tac tai tuyen xa, neu khong phai bo nghe.

  Trong khi do rat nhieu bac si chuyen tu thi duoc lam viec o tuyen huyen, tuyen tinh va da phan o cuong vi lanh dao. Va cung nhu mot bai da dang tai o tren 3/4 bac si o huyen toi lam la bac si chuyen tu trinh do rat han che (tham chi trinh do o pho thong trung hoc chi la trung binh kem ). Do chinh la mot bat cong rat lon doi voi cac em hoc rat gioi nhung muon qua duoc nguong cua y khoa thi phai trai qua mot cuoc thi tuyen rat gat gao. Vay thi chat luong o dau? Cac nha vach dinh chinh sach co can dam den cac bac si nay de dieu tri hay khong? Qua tai o cac benh vien tuyen tren la dieu de hieu. Cai ma nguoi dan can la chat luong chu khong phai so luong! Theo toi nen ngung ngay loai hinh dao tao chuyen tu va te hon nua la he cu tuyen ma bo y te vua thong qua.

Muoi nam trong cay, tram nam trong nguoi. Cai he luy ma nha vach dinh chinh sach sai lam la con chau chung ta se lanh du.


Ho Dinh Hung

Co mot nghich ly la: benh vien cong nao cung qua tai, the nhung thu nhap cua nhan vien y te nao cung khong tuong xung voi cong suc bo ra [tinh ca dau tu ve thoi gian hoc]. Neu mot don vi kinh te khac [ke ca benh vien va phong kham da khoa tu nhan ] ma chay duoc 95% cong suat, thi muc lai la rat lon! Cac ban co thay thuc te nay khong?


Oanh Trinh

Cam on tac gia da phan anh mot buc tranh su dung nhan luc tai Viet nam kha toan dien.

Toi cung xin bo sung them la viec thieu nhan luc y te cung co the xem la he qua cua mot thoi gian dai dao tao, su dung nhan luc y te duoc dao tao khong hieu qua. Gan 2 thap ky qua, bac si ra truong tim duoc viec lam that kho khan vi khong co bien che de nhan them, nhieu bac si da bo nghe de tro thanh trinh duoc vien. Toi co nhieu ban hoc cung lop khi ra truong khong tim duoc viec chi con cach di lam trinh duoc vien roi sau do di hoc them quan tri kinh doanh chu khong phai la chuyen nganh y khoa. Thuc la mot su phi pham con nguoi, hoai bao cua mot doi nguoi ma khong biet nen do loi cho ai. Trong khi do, su kem coi trong cong tac quan ly nhan su cung nen xem la mot dieu buc xuc. Quan ly nhan su y te Viet Nam hien tai chi don thuan la quan ly hanh chanh, bo phan nay chua dap ung dung yeu cau cua mot bo phan quan tri nhan su chuyen nghiep ma doi khi con thao tung hoat dong cua co quan bang nhung quyen luc ngam cua minh, dua den viec nhan luc khong phat trien ve luong va chat ma con xay ra nhieu van de tieu cuc. Chang han, nguoi ta tuyen bien che vi moi quan quen biet ca nhan hon la vi viec ma tuyen nguoi va vi vay viec di "cua sau" la khong the tranh khoi. Dieu nay neu ai da tung lam o cac co quan nha nuoc dieu co the thay ro. Voi cach lam viec hien tai, nhan luc y te se con thieu dai dai va chuyen nguoi tu co quan cong ra tu la chuyen khong the tranh khoi. Thuc tinh ma noi, sau nhieu nam lam co quan nha nuoc, toi cam thay nhuc dau, met moi vi moi quan he nhan su o co quan hon la ganh nang cong viec. Phong to chuc nhieu khi co nhieu quyen luc (nhung rach viec) hon ca ban giam doc. Dac biet, viec can thiep cua Dang bo vao cong viec cua co quan nhieu khi lam cong tac quan ly roi hon. Nguoi ta ton nhieu thoi gian de hop hanh, de phe binh, kiem diem nhan su nhung cac hinh thuc dong vien thi han che va hinh thuc, khong co gia tri nang cao mong muon cong hien thuc su cho co quan. Dieu nay con gay ra su nghi ky, thu oan lan nhau trong co quan nhieu hon. Thu hoi, lam sao lam viec co duoc nang suat. Nhu vay, chi xet mot bo phan quan tri nhan su thi cung thay so luong bi han che va chat luong cung khong the phat huy.

Theo toi, cong tac quan ly nhan su VN co thay doi tan goc thi moi co the kich thich phat trien va su dung duoc toi da nguon nhan luc han che hien co. Chinh bo phan quan tri nhan su moi biet bao nhieu nhan luc can tuyen, trinh do nao can co, can dao tao them de ho tro nhan su cua minh hoan thanh cong viec duoc giao, va di nhien dat duoc muc tieu cua tung co quan. Ky nang lam viec cua bo phan nay co phat trien len chuyen nghiep thi nganh y te moi co the xac dinh duoc nhu cau dao tao moi can dap ung cho nhu cau thuc cua xa hoi. Hoi thao da nhieu roi nhung tat ca buc xuc, giai phap chi o phan ngon cua van de. Khong mo xe tan goc, thi cung chi quanh quan voi bai ca 'buc xuc' ma thoi.


Anh Thu

De tang nguon luc cho ye te co nhieu cach. Toi dung ve phia nha dao tao co y kien.

1. Ra truoc quoc hoi nhieu vi dai bieu noi thieu. Nhung khong thay bo giao duc va bo dao tao co y kien gi! Tai sao khong tang so luong dao tao o cac co so co kha nang dao tao? Tu xua den gio luc nao cung "chi tieu, chi tieu" ma khong nghi them gi khac. Y HN vi du tong SV la 400 voi diem chuan 27 hay y TpHCM 400 voi chuan la 26,5. Chi can ha 0,5 thoi chung ta se co hon 200 SV moi/1 nam voi chat luong cao. He thong truong y VN deu lam nhu vay thi chung ta co them ca 1.000 SV/nam --> 6 nam sau co 1.000 BS moi so chi tieu. Con hon cu loay hoay noi ma khong lam gi ca.

2. Can sat nhap cac co so y te theo cach phong trao lai, se giam doi ngu quan ly la y te ra , tai dao tao lai. Vi du : 2 -3 y te fuong fam vi chua day 1 Km, voi 9 hay 10 Nhan vien y te ( Y sy ) la, gi ? Hay nhap thanh y te khu vuc.So y sy du se tai dao tao thanh bs


Pham Thu Suong

Co thuc su thieu nhan luc y te hay nhan luc y te kem chat luong nen hieu qua kham chua benh khong dat ?

Viec dao tao nhan luc ao at cho tuyen co so chua dat chat luong, thuc te doi ngu BS chuyen tu sau dao tao se tro ve tuyen phuong xa cong tac(ve mat ly thuyet), nhung thuc te nhung BS nay sau khi duoc dao tao thi xem nhu bang cap tuong duong BS chinh quy(thi tuyen rat kho va dao tao bai ban)co khi quyen loi con cao hon nhu di hoc van huong luong, duoc tinh tham nien cong tac lien tuc,vua tot nghiep duoc hanh nghe ngay ma khong qua thoi gian tap su; ho se khong quay ve tuyen co so cong tac ma bang moi cach (quyen luc va tien) ho de dang tim duoc cong viec tai mot benh vien cap tinh. O BV cac tinh Dong bang song Cuu Long co khi luc luong BS chuyen tu chiem phan nua hay 2/3 so voi BS chinh quy. Tai khu vuc nay con co so BS chuyen tu duoc dao tao tu truong DHYK quan doi (quan khu 9), nhung nguoi nay thuong thi nhieu lan tai cac DH dan chinh khong dau nen qua thi tai day.Thu hoi voi luc luong nhu vay thi lam sao BV tinh phat trien duoc. Tham chi do cach lam viec, tuyen dung ma 1 so BS chinh quy se khong co dieu kien chen chan vao BV tinh, hoac lam viec duoc 1 thoi gian tai day nhung do su phan cong khong hop ly, do canh tranh nghe nghiep nen da chan nan bo ra y te tu nhan hoac bo nghe qua lam viec khac. Day la van de rat te nhi, noi ra se gap nhieu kho khan dung cham. Khong the phu nhan co nhung BS chuyen tu duoc dao tao bai ban van co kien thuc va nang luc lam viec rat tot, va nguoc lai cung khong it BS chinh quy cung lam viec chua hieu qua. Nhung thuc te trinh do cua BS Chinh quy va BS Chuyen tu thuong chenh lech nhieu. Tai tinh noi toi lam viec, khi co chu truong cua BYT chia tach y te thuyen huyen thanh 3 don vi: BV huyen, TT YTDP huyen va Phong y te thi lai thay ro nghich ly trong bo tri nhan su la cac BS Du phong lai van dong va duoc phan cong ve lam giam doc cac BV huyen, con cac BS dieu tri lai ve lanh dao tai TT YTDP huyen. Thu hoi nhu vay lieu cac vi BS nay co lam tot khong khi co su phan cong trai nhu vay?

Van de chung ta can quan tam, mo xe o day la nghanh y te thuc su thieu nhan luc hay thieu chat luong, de suc khoe nguoi dan duoc trao ve tay nhung BS vua co duc vua co tai.


Nguyen Tran Kien - Monday, June 16, 2008

Cac giai phap ban dua ra that hop ly va can ban. Rat mong no duoc cac nha lanh dao nganh y te Vietnam ap dung de giai quyet duoc van de ve nguon nhan luc cho nganh y te nuoc nha.


Phạm Văn Tám - Monday, June 16, 2008

"Nhân lực y tế thiếu trầm trọng"

Trong hội nghị nào của ngành y tế từ cơ sở đến TW mấy năm nay đều được các nhà quản lý phản ánh và kêu cứu. Tôi cũng kêu như thế khi được nói nhưng tôi cũng rất tâm huyết với ý kiến của GS.TS Đặng Vạn Phước nhận định: “Hiện nay, nhu cầu về số lượng nhân sự y tế tuy có bức bách nhưng số lượng cần phải đi liền với vấn đề chất lượng đào tạo”.

Một CBYT không đúng nghĩa "Thầy thuốc" thì có còn nguy hiểm hơn là không có, bởi vì nó gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ, tính mạng và cả xã hội... Không bao giờ ngành y tế đảm bảo đủ nhu cầu CSSK của ND, của cộng đồng bởi XH luôn phát triển và nhu cầu CSSK cũng tăng cao và nhanh hơn cái hiện có. Vấn đề sức khoẻ không chỉ giải quyết bằng việc điều trị bệnh của thầy thuốc mà phải được sự hỗ trợ của các thành viên trong cộng đồng là cùng tham gia tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, cho cộng đồng và cho XH. Do đó vai trò của thầy thuốc rất quan trọng không chỉ khám chữa bệnh mà còn vận động các thành viên trong cộng đồng cùng tham gia CSSK.

        Chúng ta không dự báo được nhu cầu XH và chúng ta chọn định hướng đào tạo chưa hợp lý. Khi năng lực đào tạo các trường không có khả năng đáp ứng đào tạo chúng ta " Đã cấm" không cho đào tạo y sỹ mà lại muốn số y sỹ hiện có ở cơ sở thành BS (40% số xã có BS). Khi BS đào tạo về cơ sở thì trang thiết bị, cơ sở vật chất và thu nhập sống để tái sản xuất sức lao động của các "bác sỹ" này không đảm bảo theo nhu cầu của mình nên đã lại ra đi tìm nơi làm mới... Số còn lại hiện nay khi thiếu BS tuyến trên thì BS xã đi lên tuyến trên nên tạo ra một vấn đề chỗ nào cũng thiếu.

        Đội ngũ "máy cái" của các trường là giáo viên thì không tăng bao nhiêu và khi không có đủ đội ngũ này thì không thể có sản phẩm chất lượng. Và như vậy do "hiện tượng" thiếu thầy thuốc mà chúng ta cho đào tạo lấy số lượng thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Thiếu BS do nhiều nguyên nhân mà các tác giả đã nêu nhưng ở một số nơi BS xã được mua Siêu âm về để khám. Và khi siêu âm thu lời nhiều hơn KCB thì BS chỉ còn làm mỗi SÂ và không khám bệnh nữa. Đối tượng phục vụ không phải là mọi thành viên cộng đồng mà chỉ còn là những người có tiền và sính thứ mới lạ.

        Một vấn đề nữa là "Đối với lĩnh vực đào tạo dược sĩ lại có sự tréo ngoe. Hàng năm số dược sĩ được đào tạo hệ đại học lên đến 8.000 người, đủ để đáp ứng nhu cầu chung. Nhưng phần lớn số dược sĩ này chọn làm việc cho tư nhân" trong khi rất nhiều cơ sở Y tế các tỉnh đồng bằng  không có đủ dược sĩ đại học. Nếu không có chính sách hợp lý thì đào tạo BS cũng sẽ như thế dù số lượng đào tạo tăng hơn. Còn một vấn đề nữa là có bao nhiêu BS ra trường giờ không còn làm y tế nữa. Rất mong các nhà hoạch định chính sách xuống cơ sở TTYT dự phòng tuyến huyện sau khi thực hiện TT 11 xem có bao nhiêu Bs công tác và bây giờ thực hiện TT 03 chúng ta thêm TT DS-KHHGĐ và TT ATVSTP tuyến huyện thì số lượng thầy thuốc sẽ thiếu như thế nào và bao nhiêu BS được bổ nhiệm về quản lý, bao nhiêu người đang trực tiếp CSSKND? Tôi không lo BS từ hệ thống y tế công ra tư vì họ vẫn phục vụ CSSKND có chăng chỉ ảnh hưởng đến phân bố không đồng đều trong khu vực thôi. Và họ chạy ra làm tư vì cái gì?

        Công bằng - hiệu quả - phát triển phải đảm bảo đúng nghĩa cả trong chất lượng chăm sóc chứ không chạy theo số lượng lần người dân được đi đến tiếp xúc với hệ thống y tế. Rất mong các nhà hoạch định chọn giải pháp đúng nếu không ta sẽ gặp hậu quả lâu dài trong việc chạy theo số lượng. Tôi xin cám ơn các bài viết trên của các tác giả để tôi có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn khi một hiện tượng phát sinh.

 

 


Bài viết của PHAN XUÂN TRUNG

Bác sĩ hố hàng
Câu chuyện phòng khám chiều thứ Sáu
Công nghệ thông tin y tế
Dự đoán đã không sai
Dự đoán đã không sai
Giáo dục bác sĩ
Giải pháp nào cho nguồn nhân lực y tế?
Làm Thầy
Mua vàng trả bạc
Màn kịch kọt: Thần đèn dời bệnh viện
Những lợi ích khi ứng dụng CNTT trong bệnh viện
Phiếm luận Phong thủy và sức khỏe
Phản hồi bạn đọc
Phỏng vấn đầu năm 2011
Thư của Dr Jean-Marc Olivé đề ng
Viện phí - làm sao tính
Điều gì sẽ xảy ra vào ngày 1/10?
Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn