PHAN XUÂN TRUNG

Viện phí - làm sao tính?

Phan Xuân Trung

Chuyện đứa bé

Một phụ nữ bồng con xám ngoét vì hóc hột me trong họng đến bác sĩ. Chỉ 1 phút nữa thôi thì đứa bé lìa đời. Vị bác sĩ úp bụng đứa bé lên tay này, và dùng tay kia vỗ mạnh vào lưng bé khiến hột me văng ra. Đứa bé thoát chết trong gang tấc.

Hỏi rằng người mẹ sẽ trả công cho vị bác sĩ đó như thế nào?

Năng lượng cho việc vỗ ngực đứa bé chỉ bằng năng lượng sinh ra từ một hột cơm. Người mẹ có thể trả cho bác sĩ … 2 hột cơm cũng là dư rồi.

Hỏi người mẹ: "Mạng sống của đứa bé đáng giá bao nhiêu?", bà ta nói: “Tôi xin trả cho mạng sống của con tôi bằng toàn bộ gia tài của tôi”.

 

Chuyện cái laptop

Vị bác sĩ mang chiếc laptop đến cửa hàng sửa máy. Chiếc laptop này giúp BS nhiều trong việc học tập từ mạng internet. Nó hư gì không biết mà màn hình bị sọc. Sửa xong màn hình bác sĩ trả 80 USD (hơn triệu rưỡi).

Bác sĩ lẩm bẩm: ”Số tiền này bằng số tiền tôi nhận được sau khi khám 1.000 bệnh nhân. Công khám và kê đơn cho mỗi bệnh nhân tôi nhận được một nghìn rưỡi. Ông thợ sửa laptop có bao giờ đi tù vì sai sót trong nghề nghiệp không ?”

 

Tiền típ

Vị khách ăn nhà hàng. Hóa đơn tính 400 ngàn. Vị khách trả 400 ngàn và kẹp thêm 20 ngàn cho người phục vụ. Người phục vụ cảm thấy vui vẻ và cố công làm việc tốt hơn để được thu nhập thêm.

Sau một ca mổ, bệnh nhân được chữa lành bệnh. Người nhà bệnh nhân mang một túi trái cây và một phong bì có ít tiền để đền ơn bác sĩ. Một nhà báo chụp được ảnh và bêu xấu rằng vị bác sĩ thiếu y đức, nhận phong bì của bệnh nhân.

 

Tiền khám:

Phòng khám theo yêu cầu BV Bạch Mai treo biểu giá:

-          Khám bác sĩ: 50.000 đồng

-          Khám giáo sư: 100.000 đồng

Khoa khám bệnh, cũng trong BV Bạch Mai

-          Khám bác sĩ: 3.000 đồng.

-          Khám giáo sư: 3.000 đồng.

Buổi chiều, bác sĩ khoa khám theo yêu cầu mời bác sĩ khoa khám công đi làm vài cốc bia sau một ngày làm việc mệt nhọc. Bác sĩ phòng khám công thoái thác: "Bận công việc". Tiền đâu mà uống bia?

Người nghèo - người giàu:

Người phu hồ ăn cơm tấm. Thương gia ăn nhà hàng. Phu hồ hay thương gia thì cũng no bụng sau bữa ăn. Nhưng thương gia thì ngồi máy lạnh, có bia bọt, có người phục vụ… Người phu hồ phân bì với thương gia và đòi quyền bình đẳng! Thương gia nói: ”Anh hãy làm việc thật giỏi, kiếm được nhiều tiền thì sẽ bình đẳng. Dù sao đi nữa thì anh cũng đã được ăn no”.

Phu hồ khám bảo hiểm. Thương gia khám theo yêu cầu. Phu hồ đòi phải được khám chất lượng cao, cho thuốc tốt. Thương gia nói: "Anh hãy làm việc thật giỏi, kiếm được nhiều tiền thì sẽ bình đẳng. Dù sao đi nữa thì anh cũng đã được khám và chữa bệnh".

Thì giờ là vàng bạc:

-          A: Một ngày lao động của tôi giá 100 ngàn.

-          B: Một giờ làm việc của tôi đáng giá 100 đô.

-          A: Tôi đi khám bệnh mất 1 ngày, tức là thất thu 100 ngàn.

-          B: Tôi đi khám bệnh mất 1 giờ, tức là mất 100 đô. Tôi xin trả thêm tiền để rút ngắn thời gian khám bệnh.

Tiền bạc không tự sinh ra, không tự mất đi:

-          Bác làm nghề gì?

-          Thầy thuốc công.

-          Thế tiền thu nhập của bác từ đâu?

-          Từ tiền thuế.

-          Thế tiền thuế ở đâu ra?

-          Của dân.

 

-          Bác làm nghề gì?

-          Thầy thuốc tư.

-          Thể tiền thu nhập của bác ở đâu?

-          Từ bệnh nhân trả.

 

Tiền khám hay tiền thuốc?

Tại phòng khám tư

-          Công khám của bé là 200 nghìn đồng. Bệnh của bé không đáng kể, không cần uống thuốc, sau 2 ngày sẽ tự khỏi.

-          Khám gì mà đắt thế. Những 200 nghìn đồng.

Tại phòng khám công:

-          Công khám của bé là 3 nghìn đồng. Đơn thuốc đây, uống 2 tuần lễ nhé.

-          Nhà nước thật là nhân đạo, công khám rẻ mạt. Chỉ có 3.000.

Tại quầy thuốc:

-          Hóa đơn của bà đây, tám trăm nghìn đồng tiền thuốc.

Vài ngày sau tại khoa cấp cứu:

-          Bé bị ngộ độc thuốc do uống các loại thuốc không cần thiết.

-          Thế sao bác sĩ lại kê đơn cho con tôi như thế?

-          Tự hiểu lấy đi.

name:            Y sĩ YHDT tuyến xã
email:           djan.sei@gmail.com
Date:            22/02/11

Khi đi học, những gì được học là chăm sóc bệnh nhân.

Khi ra trường, về làm việc, những gì phải làm là sổ sách (tuyến xã), phải làm thế nào để có tiền sống, sinh hoạt, khi mà nơi làm việc có dân số là 95% là dân tộc thiểu số... làm thế nào để cân bằng chi phí khi tiền lương của y tế chỉ bằng 1/3 so với giáo viên tại khu vực ...
Hỏi : phải làm gì ?

------------

Tại các bệnh viện Trung ương, việc gửi tiền cho các bác sĩ là chuyện cấm đoán, nhưng ai dám khẳng định không có ? không nhận ? Dường như điều đó là "kim chỉ nam" cho những người nhà của bệnh nhân. Nhưng thiết nghĩ tất cả đều có hai mặt: nhận và cho.
Nhưng nếu phải nhận rồi mới cho thì ... phải nghĩ thế nào ?

Tại tuyến xã, chỉ dám cho, không cầu nhận. Mà liệu có ai có thể xem được chính xác tình hình của tuyến xã không ?

------------

Bệnh viện lớn...
Bệnh nhân, người nhà ngồi chờ khám, đợi đến lúc gọi tên thì vào khám.
Có người bệnh nhân mệt quá đến gần cửa phòng cấp cứu mong có thể được xem bệnh nhanh hơn... y tá liếc xéo và chỉ thẳng tay ra khỏi phòng, nói câu nói không hiểu từ ngành nào ra ?!

Vào khám bệnh, bác sĩ hỏi nhưng không cần nghe bệnh nhân trả lời, bệnh nhân có thể ngồi chờ khám 6h, bác sĩ chỉ cần khám 3phút ...
Đó là người dân đi khám bảo hiểm.

Người bệnh đến bằng xe hơi, y tá đưa ngay băng ca ra cửa xe đỡ vào, 5 giây sau có bác sĩ khám ngay... 2 tiếng sau lại lên xe về nhà.

Tuyến xã...
Người nhà đập tay trước mặt bác sĩ một tờ giấy ghi tên (không có họ), tuổi, yêu cầu bác sĩ viết cho giấy chuyển viện cho đúng tuyến, bệnh nhân đã được đưa lên bệnh viện từ ngày hôm trước...

-----------------

Bệnh nhân ngồi chờ khám đươc 3 phút, cùng ngồi đó là 12 người khác. Bác sĩ đang khám một bệnh nhân theo dõi cơn quặn thận...
" Nhanh lên khám cho tôi để tôi còn về họp Uỷ ... "
" @#@@# mỗi có xin giấy đi chuyển viện mà cùng không cho @@##@$ "
nhưng người bệnh thì đi mất dạng rồi ...

---------------

Có kiểm tra!

Tuyến TW cứ thế mà kiểm tra.

Tuyến xã từ bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh đều phải đi quét nhà, lau nhà, lau kính, nhặt rác...

-------------------

Đường vào bệnh viện lớn thênh thang ....

Đường vào trạm y tế xã/huyện " đẻ khó cũng thò ra luôn "

Phải làm thế nào ????

name:            MAI LÊ THANH TRANG
email:           mai_trang84@yahoo.com
Date:            10/02/11

Chào các bác

Mặc ai nói gì thì nói. Bản thân cháu và gia đình cháu rất nhớ ơn tất cả các bác sĩ tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, 115, Nguyễn Trãi. Cả gia đình từ ba cháu mẹ cháu cho đến cháu đều mắc những bệnh khó chữa. Nhưng nhờ vào sự tận tình, kiến thức của các bác. Cháu hiện đã trở lại cuộc sống vui vẻ. Những câu chuyện về những bác sĩ quên lời thề Hippocrates chỉ là con số nhỏ so với những hàng triệu. Cháu vẫn rất tin tưởng vào đội ngũ bác sĩ tại VN.

name:            vo ngoc canh
email:           vncanh@gmail.com
Date:            08/02/11

Những điều này nói ra thì chắc chỉ có những người trong nghề mới hiểu được mà thôi. Tuy nhiên cũng có những con sâu làm rầu nồi canh, rồi người ta chỉ nhìn thấy những người đó rồi vơ đũa cả nắm ấy mà.vì vậy chúng ta chỉ cần sống như thế nào để cho đúng với lương tâm của một người  thầy  thuốc là đủ rồi.

name:            trần ngọc
email:           tranvan_ngoc77@yahoo.com
Date:            22/01/11

Chào bác!
Tất cả những câu chuyện trên đều đúng, tuy nhiên các bác vẫn còn được làm ơ tp hay tx và vẫn có chút ít thu nhập, còn những người làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì sao? Họ còn vất vả khó khăn hơn nhiều và không biết kêu ai được. Nếu họ nghe được điều này họ có thể đủ tinh thần để làm việc tiếp được không?! E là họ sẽ bỏ nghề mất, lúc đó thì ....

name:            Hạ Lan
email:           SummerOrchid59@yahoo.com
Date:            26/02/11

Mình rất thích mẩu truyện " tiền típ". Phản ánh rất đúng tình trạng bây giờ. Ai cũng nghĩ bác sĩ chỉ thích lấy tiền của bệnh nhân nhưng không ai trong số họ có thể hiểu được sự vất vả khi học tập và hành trình khi đi xin việc của những sv y khoa!

name:            bsHoang
email:           hoangbs@yahoo.com

Cảm ơn bs Trung đã có những câu chuyện nhỏ sâu sắc.Tôi có 1 câu chuyện,ở nhà có con chó đực hay đi bậy bạ với mấy ả chó cái trong xóm,gọi bs thú y tới thiến,xong,trả 100.000VND,chiều tối đi trực mổ 1ca ruột thừa khó,đứng 2 giờ đồng hồ,được trả 25.000VND.Khi mà dân trí không có(chứ không phải thấp),xã hội ta thì không cho rằng ngành Y là " cao quý" thì cũng chẳng mong 1 điều gì tốt đẹp hơn.

name: N.T.T YPB
email: blouse_89

Sao toan mau den vay? lam sao toi dam buoc tiep quang duong con lại? ( SV Y3)

name: Thuy nguyen

email: thuythu430@yahoo.com

Chao Bac si,

Nguoi dan binh thuong khong co trinh do vi vay nhieu khi lam cho bac si phien long, khong biet cong on bac si va binh pham khong dung va lich su, nhung cung co nhieu nguoi vo cung biet on cac cac thay thuoc va den on cho thay thuoc nhung gi tot nhat ho co nhu quay chuoi hay trai du du trong vuon nha. Xin cac bac si rong luong va thong cam cho trinh do dan tri thap kem cua nhung nguoi khong co may man duoc hoc hanh va hieu biet.

 


Bài viết của PHAN XUÂN TRUNG

Bác sĩ hố hàng
Câu chuyện phòng khám chiều thứ Sáu
Công nghệ thông tin y tế
Dự đoán đã không sai
Dự đoán đã không sai
Giáo dục bác sĩ
Giải pháp nào cho nguồn nhân lực y tế?
Làm Thầy
Mua vàng trả bạc
Màn kịch kọt: Thần đèn dời bệnh viện
Những lợi ích khi ứng dụng CNTT trong bệnh viện
Phiếm luận Phong thủy và sức khỏe
Phản hồi bạn đọc
Phỏng vấn đầu năm 2011
Thư của Dr Jean-Marc Olivé đề ng
Viện phí - làm sao tính
Điều gì sẽ xảy ra vào ngày 1/10?
Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn