PHAN XUÂN TRUNG

Mua vàng - trả bạc

Phan Xuân Trung

Trong điều cuối cùng của các lời thề Hippocrates ghi: "Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người". Vậy nghĩa là nghề y chân chính là một nghề mà thầy thuốc sẽ có cuộc sống sung sướng và được sự quý trọng. Điều này đúng với tất cả các nước khác, tất cả mọi thời đại, ngoại trừ Việt Nam hiện nay. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, người làm việc trong ngành y không hề được sung sướng mà còn bị sỉ nhục. Sự sỉ nhục từ bên ngoài không thể làm hoen ố màu áo trắng tinh khiết vốn có của y khoa mà chỉ làm xấu thêm cho những ai đang thực hiện sự sỉ nhục đó.

Xã hội Việt Nam, đúng hơn, nhà nước Việt Nam đang bóc lột thậm tệ trí và lực của nhân viên y tế để tô vẽ cho "tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa". Người ta muốn chứng tỏ rằng ở Việt Nam, 2 yếu tố giáo dục và y tế được cung cấp cho dân chúng với giá rất rẻ, họ quan tâm đến người nghèo, "không người nghèo nào phải chết vì không được chữa trị". Thế nhưng những nhân viên y tế, người thực hiện cụ thể cho chính sách cao đẹp đó lại bị bỏ mặc với đồng lương tệ hại. Những nhà quản lý nhắm mắt làm ngơ trước thực tế cuộc sống của nhân viên y tế, bắt nhân viên y tế phải phục vụ kiệt sức trong những điều kiện thiếu thốn nhưng đãi ngộ thì không có. Họ chỉ có khai thác mà không có bồi dưỡng. Nói nôm na là họ đang "mua vàng trả bạc".

(Xin giải thích thêm, vàng ở đây nghĩa là sức khỏe bởi có câu "sức khỏe là vàng". Người mất sức khỏe thì không có khả năng đóng góp trí, lực cho xã hội mà còn trở thành gánh nặng cho xã hội. Người thầy thuốc mang lại sức khỏe cho bệnh nhân tức là đóng góp gián tiếp cho phát triển kinh tế, hạnh phúc của xã hội. Bạc ở đây là sự bạc bẽo, vô ơn của xã hội đối với ngành y, không phải là tiền bạc. "Mua vàng trả bạc" nói lên được thực trạng của xã hội đối với ngành y ngày nay).

Vietnamnet ngày 13/8/2010 giật tít một bài viết cực kỳ xúc phạm: "Bác sĩ: Nghèo + thức thời + chụp giựt + trục lợi", sau đó tựa bài đổi lại thành "Bác sĩ: Nghèo thì khó giữ y đức?". Bài viết nêu ý kiến của các quan chức y tế cũ và mới về vấn đề lương nhân viên y tế. Những ý kiến này bộc lộ tư duy của từng con người đã từng hoặc đang nắm vai trò lãnh đạo liên quan đến y tế.

Ông Phạm Song - Giáo Sư, Viện sỹ, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam vài tuần lễ trước đây đã phát biểu rằng: "Bác sĩ cần phải được giáo dục lại" (mặc dù không biết ai đủ tư cách giáo dục ai), nay lại nói: "Lương thấp nhưng đời sống cao là có cái gì đó không được minh bạch và thiếu nhân đạo". Suy diễn câu nói của ông thì những bác sĩ phải nghèo thì mới là nhân đạo, còn giàu (không cần biết tại sao giàu) thì thiếu nhân đạo. Chỉ câu phát biểu ngắn thôi, nhưng chứa nhiều điều cần suy gẫm.

Một, bác sĩ mà lại nghèo! Xã hội gì mà kỳ vậy? Thu nhập của bác sĩ ở các nước khác là đứng hàng nhất nhì trên bậc thang thu nhập của xã hội, còn ở Việt Nam là hạng chót! Vá ruột người rẻ hơn vá ruột xe. Công ăn học hàng chục năm mà thu nhập không bằng anh thợ hớt tóc.

Hai, bác sĩ mà không minh bạch. Sự không minh bạch này nếu xảy ra ở từng con người riêng rẻ thì đó là không minh bạch cá nhân. Tuy nhiên, sự không minh bạch hiện nay không phải xảy ra ở một cá nhân mà là cả một ngành nghề, và như nhận định của ông Phạm Song, nó xảy ra ở toàn xã hội. Vậy thì không phải là bác sĩ không minh bạch mà là xã hội không minh bạch. Không minh bạch nghĩa là dối trá. Ngành y khoa không có sự dối trá. Hình ảnh thiếu minh bạch của ngành y khoa Việt Nam hiện nay là do ngành y nhúng mình vào một xã hội dối trá nên nó cũng bị mang màu sắc dối trá.

Ba, bác sĩ mà thiếu nhân đạo. Ngành y là ngành cứu giúp người, không thể nói là không nhân đạo. Nếu như nhân viên y tế làm sai điều gì đó hoặc không thực hiện được sứ mệnh của mình thì phải xem lại điều kiện thực tế để xem tại sao có sự nghịch lý như vậy. Ta vẫn thường nghe câu "Thầy thuốc như mẹ hiền", mẹ nào chẳng thương con, chẳng lo cho con. Thế nhưng mẹ đói, không có ăn thì làm gì có sữa cho con bú. Bản thân mẹ mặc không đủ thì lấy đâu ra hơi ấm mà che cho con? Đó là chưa nói đến những hàng "nghịch tử". Không ít trường hợp bệnh nhân đầu gấu rượt đánh bác sĩ. Những kẻ nhân danh cái nghèo của mình để trở nên hung tợn như Chí Phèo, bắt người khác phải phục dịch cho mình. Bảo Hiểm Y Tế đã trả cho đến 95% tiền viện phí mà cũng không dứt lời ca cẩm.

Bốn, "đời sống cao là thiếu minh bạch và thiếu nhân đạo". Ông Phạm Song có vơ đũa cả nắm không? Nếu ông nói đến những chiếc xe hơi trong sân bệnh viện của những vị lãnh đạo ăn trên ngồi trốc hưởng lộc bất minh thì đúng. Họ là người lãnh lương ít nhưng giàu có vì nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ông nói về các bác sĩ thì ông cần phải suy nghĩ lại. Bác sĩ không phải là những con cừu cho người ta chăn dắt, phải sao chịu vậy, cho ăn thì ăn, bắt đói thì chịu đói. Chúng tôi có trí óc để tự lo toan cho cuộc đời mình, gia đình mình dù phải làm việc với đồng lương chết đói. Đa phần bác sĩ đi theo ngành y là những người lương thiện, đề cao giá trị tinh thần, trọng chữ nghĩa nhân hơn giá trị vật chất. Vì giá trị tinh thần đó mà những người anh em y khoa thầm lặng làm việc, mặc cho xã hội bêu rếu, bạc đãi. Bác sĩ cũng cần phải sống để còn thực hiện sứ mạng của mình. Mặc dù có không ít bác sĩ bỏ nghề, nhưng cũng còn có những lối thoát khác giúp bác sĩ bám trụ. "Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ", bác sĩ cũng có thể làm phòng mạch tư để kiếm thêm. Bác sĩ giỏi, có uy tín, làm chuyên khoa đặc biệt thì thu nhập khá. Chả lẽ vì những thu nhập chân chính đó mà là thiếu minh bạch và thiếu nhân đạo?

Về việc hoa hồng thuốc men. Đã bao lần báo chí nêu vấn đề, nhưng đã chỉ ra được ai là tội phạm? Các công ty kinh doanh dược phẩm thực hiện đúng pháp luật về kinh doanh, về hoa hồng, chiết khấu... Các tỷ lệ chiết khấu nằm trong giới hạn cho phép của quy định pháp luật. Các thủ thuật kinh doanh bắt buộc cty dược phải trả công cho người giúp đỡ họ. Dù kê đơn thuốc cho ai đi nữa, không công ty này cũng công ty khác tìm đến bác sĩ để chia phần lợi tức nhằm duy trì công việc làm ăn. Suy cho cùng thì bệnh nhân là người nuôi bác sĩ. Bệnh nhân không nuôi qua đồng thuế, đồng lương thì nuôi qua đồng thuốc. Đó là cơ chế tự điều tiết của xã hội. Chỉ thương cho những người đồng nghiệp làm việc ở môi trường độc hại như x quang, nhiễm khuẩn... mà không có cơ chế bù đắp.

Các bác sĩ lâu nay thường quý trọng màu áo trắng của mình, không thích lên tiếng khi báo chí bêu rếu những điều không đúng về mình. Có vị bác sĩ già đã phát biểu trong cuộc họp anh em: "Báo chí họ nói thì cứ nói, họ không phải người làm y khoa nên họ không hiểu gì hết. Họ nói bậy kệ họ, không cần tranh cãi. Ta cứ làm công việc của mình". Thế nhưng, sự kiện tăng viện phí của Bộ Y Tế đã làm miếng mồi ngon cho khá nhiều báo chí nhảy vào báng bổ ngành y tế. Có những bài báo viết như thể đang nghiến răng, chì chiết ngành y tế. Tôi đã khều phóng viên Vietnamnet để hỏi cô ấy viết bài trên quan điểm gì? Sau đó vấn đề lương phạn bác sĩ được cô phóng viên khui ra với nhiều bức xúc. Hay thay, những "ông lớn" với đầu óc già nua, xơ cứng, tư duy não trạng bị dừng lại từ 30 năm trước của thời bao cấp được mời phỏng vấn đã phát biểu những lời không hợp thời sự, mang tính giáo điều, thiếu thực tế. Chính những chính sách, tư duy thời đó đã dẫn ngành y tế Việt Nam đến tình trạng "mua vàng - trả bạc" ngày hôm nay.

Mong sao những lãnh đạo ngành y tế ngày nay đừng vì "tôn sư, trọng đạo", "giữ vững lập trường quan điểm" mà đi theo đúng lối mòn chính sách lạc hậu của thời bao cấp gây hậu quả xấu cho danh tiếng ngành y. Hãy tư duy, động não, bắt kịp thực tế để tìm hướng giải quyết chứ đừng ở đó phê phán y đức.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

name:            dangmy
email:           livebsmy@gmail.com

Date:            15/02/11

Tôi tán đồng với ý kiến của Bs Trung, nhưng tại sao lại có nhiều ý kiến như thế này: "...Sao Anh Trung lại dám nói như thế nhỉ? Không sợ gì hết à?..."

Điều này nó nói lên cái dân chủ, tự do của mọi người. Cần phải xem lại. Cái việc rõ ràng như vậy mà không ai thấy? Hoặc thấy thì không dám nói! Rồi nếu có nói thì lại ... sợ (!?) 

Sợ gì vậy ta ? Việt nam ơi Việt nam !

name:            Dr. Van
email:           anhvan1072@gmail.com

Date:            04/01/11

Cảm ơn các anh chị đã nói lên thực trạng hiện nay của XH nói chung và ngành Y nói riêng. Với cá nhân tôi thì có một vài chia sẻ như sau:

1. Hiện nay ngành y tế đang là một ngành kém phát triển tại Viet nam. Xã hội và bản thân những người làm ngành Y cũng chưa xác định đây là một ngành dịch vụ và người bán cũng như người mua xác định rõ giá trị của sản phẩm để đưa ra một mức giá hợp lý để người mua được dịch vụ tốt và người bán được trả cao.

Ở các nước phát triển Y tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo về cung cấp dịch vụ và chính vì thế các BS được trả lương xứng đáng.

Tôi cũng là BS tốt nghiệp ra trường cách đây 15 năm nhưng không hành nghề nhưng vẫn mong mỏi phát triển dịch vụ y tế theo đúng như tiêu chí trên. Nếu mỗi người có suy nghĩ tích cực về vấn đề này thì BS sẽ được trả lương xứng đáng, tuy nhiên phải luôn tâm niệm thực hiện đúng y đức và coi BN là những người cần sự chăm sóc và hỗ trợ đặc biệt.

2. Xã hội phát triển thì dịch vụ y tế sẽ phát triển và chắc chắn những bất hợp lý sẽ được giải quyết, tuy nhiên các anh chị trong ngành có biết hiện nay số BN có niềm tin thực sự vào BS đã giảm đi rất nhiều. Vấn đề chỉ khi nào chúng ta cống hiến, chúng ta làm hết trách nhiệm và trở thành những chuyên gia thì thu nhập bằng lương của nhà nước sẽ là một vấn đề nhỏ. Không ai cấm chúng ta hành nghề ở mọi nơi nhưng chỉ những người giỏi mới có thu nhập cao. Và tôi biết ở nước nào cũng vậy, chuyên gia thu nhập sẽ bằng rất nhiều lần hơn so với BS thường.

3. Quan điểm chỉ có BV nhà nước mới phát triển được chuyên môn là đúng tại thời điểm này vì người dân vẫn đến với BV công nhiều, tuy nhiên các anh chị sẽ thấy trong tương lai sẽ thay đổi và tôi tin rằng y tế VN cũng sẽ theo quy luật thị trường. Cũng như anh Trung đã phát triển một mảng dành riêng cho y tế mà có thể nói là đi đầu về hệ thống tin học QL BV tại Viet Nam.

4. Chúng ta nên thay đổi tư duy về phát triển ngành nghề để bắt kịp với các thay đổi XH. Hiện nay theo thống kê, mỗi năm có khoảng 2,8 tỷ USD được đưa ra nước ngoài để điều trị tại các nước đặc biệt là Singapore và Thái lan. Nếu nói về chất lượng chuyên môn khám chữa bệnh thì các chuyên gia của chúng ta không thua kém nhưng nếu nói về chất lượng phục vụ chung thì chúng ta kém họ rất nhiều, BS chúng ta có suy nghĩ về điều này không? Trong tương lai, sẽ có nhiều tập đoàn y tế lớn vào VN, chúng ta đã chuẩn bị để đấu với BS ngoại ngay trên sân nhà chưa?

Trên đây là đôi điều tâm sự của tôi, rất mong anh chị em đồng nghiệp bỏ quá nếu có điều không phải.

name:            Kha Anh
email:           anhcaokha@yahoo.com

Date:            12/02/11

Tiếng chim hót trong bụi mận gai.

name:            Doan thu thu
email:           thuvit@gmail.com

Kính chào BS Trung, các anh chị và các bạn đồng nghiệp,

Nay tôi trở lại với các bạn để xin báo cho các bạn biết từ tháng 01/2011 tôi đã đi làm tại một Phòng khám nhân đạo ở tỉnh tôi đang sống, ở đây tôi chỉ là một bác sĩ nhi ngồi ở phòng khám, lương không cao nhưng tôi được quí mến, tôi cũng an ủi vì tại đây các bệnh nhi nghèo được khám và phát thuốc miễn phí mà không cần bất cứ thủ tục nào.

Nếu Anh chị nào, hay bạn nào có hoàn cảnh như tôi, tôi mong và chúc các bạn hãy lạc quan lên, sẽ có lúc chúng ta sẽ tìm được công việc thích hợp với mình..

Tôi cũng nhận được một số mail động viên và chia sẽ về hoàn cảnh của tôi. Tôi xin chân thành cám ơn các bạn.

Nhân dịp đầu năm mới tôi xin kính chúc BS Trung, Trang web Ykhoanet.com đã và sẽ là nơi để các bạn chia sẽ vui, buồn trong hoạt động nghành Y, chúc các anh chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình Năm mới VẠN SỰ NHƯ Ý

Đoàn Thư Thư

name:            Bùi Đình Tân
email:           buidinhtanDr@yahoo.com.vn

Tôi thật sự khâm phục những đồng nghiệp đã có những tâm tư trên đây . Tôi không bàn về những khó khăn nữa. Tôi là BS chuyên khoa 1 đang thất nghiệp quê ở Quảng ninh , đã làm dươc 20 năm trong viện công rồi . tôi có thể làm đươc 1 số việc như khám bệnh . cấp cứu hồi sưc tích cực, siêu âm tổng quát, nội soi tai mũi hong . Đồng nghiệp nào có việc gì cho tôi tham gia với để tôi kiếm đồng lương nuôi các cháu. Xin cảm ơn bac trung và các đồng nghiệp.Liên hệ ĐT:0904284095

name:            Bùi đình Tân
email:           buidinhtanDr@yahoo.com.vn

Cuộc sông dã nghèo , đã khổ rồi nhưng những đồng nghiệp sấu lại còn bon chen nói sấu hại người khác nữa chứ. Tôi là bac sỹ CK 1 ở Quảng ninh đang thất nghiệp có đồng nghiệp nào có việc cho tôi tham gia với kiếm it tiện lương nuôi các cháu. Ai giúp được liên hệ vơi tôi theo ĐT 0904284095 Cảm ơn các đồng nghiệp !

name:            buihuutan

email:           buihuutan68@yahoo.com

send1:           Gởi đi

Nhu the an thua gi. 4 chung toi vua moi bao ve luan van BSckII thi duoc tren dieu dong ve tuyen co so, lai con lam tro ly cho cac bs tre moi ra truong. ban co tin hay khong hay hoi bo tu lenh qc PKKQ y, nuc cuoi wa.

name:            chu si
email:           bacsihoasung123@yahoo.com

Than than trach phan chi cho nhieu, noi voi nhung "cai mom khong co cai tai" thua thoi... Luong o phong kham da khoa tu nhan gap 10 lan luong benh vien lon (# 15 trieu) luong bv nuoc ngoai khoang 20 lan. Ai can tien thi bo nha nuoc ma di lam tu di,can viec lien he voi toi toi giup cac ban,nhung nhanh khac tong thoi gia hoc khoang 1/3 nhanh y ra truong som hon nhanh y 2 nam,he so luong ho luc moi ra truong cung bang chung ta,vi may can bo luong dau co di hoc,toan hoc chinh qui tu xa khong nen dau co biet. Bo benh vien cong di vi o do tieu cuc nhieu lam no an mon thu nhap cua minh,lam bv tu minh moi dc huopng mot phan cong suc chinh dang minh bo ra, cam on moi nguoi

name:            nguyen cong canh

email:           congcanh2002@gmail.com

Toi là bs nghe bác Song va doc bài viết nay cua bác Trung tôi rất ủng hộ quan điểm cảu bác trung.

Nen viết vào đây vài dòng suy nghĩ.

Giá thuốc tăng cao có lỗi gì của bác sỹ điều trị đâu? bs đâu quyết định giá thuốc trên thị trường, Bác song vội kết luận quá, không biết bác nói để làm vừa lòng ai, tôi nghĩ giá thuốc có biến động hay không là từ chính phủ và sau đó là trách nhiệm của các bộ ... đó bác ạ. Nhà giọt từ trên nóc đó bác song ạ, không biết khi còn đương chức bác có chỉ đạo nhập khẩu thuốc ngoại không mà bác quên sớm thế.

name:            pitchipong
email:           lelylely1986@yahoo.com

Bài viết hay. Nhưng tác giả coi chừng đó nhe. Nước ta không phải là nước Mỹ! Nói thế này coi chừng bị kỉ luật đó!

name:            salsa-cat
email:           enfa2003@yahoo.com

- Cam on anh bs Trung va các quý anh chị.

- Sự thật làm cho tôi buồn quá. Học nhiều năm rồi mà khi vào làm việc thực tế thì hỡi ơi.

- Vietnamese proverd: có thực mới vực được đạo.

- vật chất có trước ý thức có sau.

- nếu thu nhập của nhân viên y tế thấp, thì họ kiếm tiền từ đâu? gần như họ sẽ kiếm tiền từ người bệnh thôi, sẽ dễ bị vi phạm y đức gì đó không?

name:            Doan Thu Thu
email:           thuvit@gmail.com

Chào các anh chị, các bạn đồng nghiệp

Tôi là bác sĩ nhi khoa, ra trường gần 20 năm, tôi là bác sĩ chính quy, học trường y Tp Hồ Chí Minh. Nhưng hiện tại tôi đang long bong bởi những qui chế nhà nước... dù ước mơ của tôi hết sức đơn giản  : là một bs nhi tại một bv nhi để được học và làm việc. Thật tình tôi không nhớ rõ lời thề Hippocrates nhưng tôi nhớ đó là những câu nói để các bs lúc hành nghề hãy là một bs có lương tâm trách nhiệm đối với bệnh nhân. Giờ đây khi đọc điều cuối lời thề Hippocrates tự nhiên tôi chảy nước mắt, vì tôi đã cố gắng là một bác sĩ có lương tâm và trách nhiệm nhưng sao tôi lại không được như vậy?

Tôi từng là bs công tác tại bv nhi khoa của một tỉnh 16 năm, sau đó tôi đành xin nghỉ việc tại bv công (vì lý do gia đình, không phải vì lý do kinh tế) . Để kiếm sống tôi đã làm bs tại phòng khám đa khoa tư nhân , nhưng nổi nhớ những bệnh nhân tại bv khiến tôi có ý định quay lại bv công để làm, vì tôi biết làm tại bv sẽ có điều kiện để học hỏi về chuyên môn hơn. Nhưng sự trở lại lần này của tôi thật sự sai lầm...

Khi tôi tiếp xúc với lãnh đạo bv lúc xin việc thì tôi sẵn sàng chấp nhận mức lương như một bs mới ra trường là 1/9 (lương lúc nghỉ việc của tôi là 6/9), và vì hoàn cảnh không trực đêm tôi được tôi phải đi trực ngày thứ bảy hàng tuần (BV tôi làm theo chế độ 40 giờ/tuần) và chấp nhận bị trừ thêm lương 15% vì không trực đêm. Những điều kiện này tôi hoàn toàn đồng ý để được làm công việc tôi yêu thích tại bv, hoàn toàn không có lý do lợi nhuận nào khác.

Nhưng làm được vài tháng, tôi mới thấy buồn tủi vì hình như việc tôi quay lại làm bv công là một cái tội. Toàn bộ tiền thưởng lễ, tiền lương phúc lợi hàng tháng của tôi đều được coi như một bs mới ra trường làm chưa đủ một năm: tiền lễ chỉ bằng 1/2, tiền lương phúc lợi lại bị trừ thêm 10% (ngoài 15% vì không trực đêm), những điều kiện này lãnh đạo bv không hề nói với tôi lúc đầu. Vì không tính toán nên từ đầu tôi cũng không rõ lương mình được lãnh chính xác là bao nhiêu và có những khoảng nào? và trong hợp đồng cũng không ghi rõ như những gì tôi bị trừ tiền như vậy!

Sau những đánh giá: vì là một bs mới vào bv làm chưa đến một năm, còn lại là nhiệm vụ của một bs theo thâm niên công tác, nghĩa là một bs làm nhiệm vụ và trách nhiệm của một bs gần 20 năm thâm niên.

Buồn cười nhất, khi tôi hỏi tại sao tôi phải bị trử những khoảng lương vì tội chưa vào làm ở bv đủ một năm và nộp đơn xin nghỉ một lần nửa thì họ bảo sẽ ưu tiên cho tôi lãnh đầy đủ những khoảng này, không bị trừ), nhưng thật không biết nói sao vì tôi không cần những ưu tiên đó đương nhiên tôi phải được vì đến thời điểm đó tôi đã vào bv  đúng một năm.

Thật tình, suốt quảng đời làm thầy thuốc đã qua, tôi nghĩ mình cũng là một bs có lương tâm và trách nhiệm, tôi cũng chỉ ước mơ mình là một bs nhi khoa nhưng  tại sao không được, để bây g tôi phải long bong tìm việc làm ở pk tư  nhân vì tôi không làm phòng mạch nên tôi cũng cần kiếm tiền, nhưng tôi cứ day dứt nhất là mỗi khi gặp đồng nghiệp nói về bệnh nhi ở bv, tôi xót xa như những đứa trẻ vì hoàn cảnh mà phải nghỉ học giữa chừng.

Tôi cũng không biết mình có mâu thuẫn không? có phải là người đòi hỏi không? nhưng tôi thiết tha mong nhà nước hãy đối xử công bằng với những bác sĩ như tôi.

Giờ đây, một số bạn bè đã nghĩ việc như tôi nói có ý quay lại bv công để làm, tôi bảo họ nhìn gương tôi không sợ sao?

Xin chân thành cám ơn mọi người đã đọc bài viết này, và rất mong nhận được phản hồi góp ý của các bạn.

name:            Hoàng Huy Thục
email:           hoanghuythuc@yahoo.com

Cảm ơn BS Trung đã thẳng thắn nói lên những suy nghĩ, những tâm sự chung của những người làm nghành y như chúng ta. Các Anh Chị, các Bạn đã nói lên hết cả rồi. Riêng tôi, từ trước đến nay tôi có 1 suy nghĩ nhỏ thế này: Ngành y là 1 nghề mà xã hội cho là cao quý, và sự cống hiến của chúng ta cho xã hội không phải là ít hơn những ngành khác mà là ngược lại, 8 giờ làm việc căng thẳng, mỗi tuần trực đêm thức trắng mắt thâu đêm.  1 bác sĩ 19 năm tuổi nghề như tôi, làm ở 1 bệnh viện công lập tại TP HCM mà hiện nay tổng thu nhập hàng tháng vào thẻ ATM chỉ xấp xỉ 5 triệu đồng, vợ tôi còn ít hơn thế. Với đồng lương này thì làm sao 1 gia đình 4 người như tôi có thể đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn mặc, học hành... chứ đừng nói chi đến những nhu cầu chính đáng khác của 1 gia đình như nhà ở, vui chơi giải trí, du lịch v.v... Bác sĩ còn như thế, còn các em điều dưỡng còn khó khăn hơn nhiều lần.

Xã hội cứ đòi hỏi chúng ta làm việc theo 12 điều y đức, chứ có bao giờ xã hội đặt vấn đề thu nhập của chúng ta có đủ để làm cho chúng ta có 1 cuộc sống đàng hoàng, tươm tất, khá giả với cái nghề này hay không ?

Thật đáng buồn là nhiều người làm nghề y đã phải bỏ nghề vì thu nhập không đủ sống

Thật đáng buồn là nhiều Bác Sĩ đã bỏ hẳn chuyên môn để cố vươn đến những vị trí không dính đến chuyên môn trong 1 bệnh viện như quản lý hành chánh, trang thiết bị y tế... chỉ vì đơn giản là ở vị trí đó có " ăn " hơn.

Thật đáng buồn là cũng vì miếng cơm manh áo, nhiều vị bác sĩ cố gắng vươn lên những vị trí lãnh đạo bằng cách chà đạp các đồng nghiệp bằng mọi thủ đoạn, để mục đích cuối cùng là ở những vị trí đó sẽ mau giàu hơn chứ không phải để cống hiến nhiều hơn.

Thật đáng buồn là tại các bệnh viện, có những vị trí lãnh đạo, cũng với bậc lương hơn những người chuyên môn như chúng ta chẳng bao nhiêu , thậm chí thấp hơn, Nhưng chỉ 1 nhiệm kỳ làm lãnh đạo thôi, mức giàu đủ để những người làm chuyên môn như chúng ta làm cả đời cũng không có được.

Thật đáng buồn là những người làm việc cực nhọc nhất là Y tá điều dưỡng và hộ lý lại là những người có 1 cuộc sống khó khăn nhất.

name:            Nam Nguyen
email:           ruchuo@yahoo.com

1/ Vấn đề ở chỗ là đòi hỏi quá cao, vắt kiệt sức lao động-trí óc người ta, nhưng đãi ngộ thì quá tệ.

Tại sao nghịch lý này ai cũng biết mà tới giờ tình hình vẫn không cải thiện?

Câu trả lời là bây giờ người ta chỉ lo cho bản thân mình thôi. Thí dụ như các bác làm lãnh đạo, có điều kiện ăn ngập đầu ngập mặt rồi thì có cần quan tâm đến mấy đứa nghèo không? Cứ để mấy đứa nghèo đó làm bình phong để mình tiếp tục làm giàu không sướng hơn sao?

Tôi biết có lãnh đạo chửi rủa, mạt sát thậm tệ nhân viên nghèo nếu nó lấy băng gạc, ống chích... làm của riêng, hay chửi rủa những BS nhận quà của TDV trong khi chính mình nhận chia chác số tiền rất khủng của các hãng dược đủ để mua mấy căn nhà.

Bởi vậy nên mới có chuyện tới tuổi về hưu rồi nhưng không chịu về, chạy đầu này đầu nọ để kéo dài thời gian tại chức.

2/ Ngay trong ngành y tế cũng có bất công.

BS Nội khoa là thảm nhất, và càng ngày càng ít người thích đi Nội khoa, mà thích đi ngoại, sản, hay các chuyên khoa như mắt, tai mũi họng...

Vì tất cả các BS đó đều có cùng mức lương- thưởng giống nhau, nhưng các BS kia còn có thêm tiền khi làm phẫu thuật, thủ thuật, trong khi BS Nội khoa hầu như không có gì.

Bởi vậy mới có chuyện 1 BS gần như đứng đầu ngành Hồi sức nội khoa đã than phiền rằng lương mình không bằng lương 1 BS ngoại khoa mới ra trường 2 năm.

3/ Bức xúc thì bức xúc, nhưng phải bảo đảm phục vụ bệnh nhân được tốt nhất nha các bác. Không được sơ sài, thờ ơ đối với sức khoẻ và tính mạng của bệnh nhân. Phải luôn coi họ là thân nhân của mình.

Bệnh nhân bây giờ hình như hung dữ hơn, dễ xúc phạm đến thấy thuốc, nhưng ngược lại cũng có nhiều bệnh nhân rất dễ thương. Tôi đã gặp nhiều bệnh nhân biết rõ cái chết đang đến gần nhưng họ vẫn đặt hết lòng tin vào bác sĩ, chỉ có sự tin tưởng kính trọng chứ không hề có ý gì than van hay trách móc. Tôi cũng có những kỷ niệm và hình ảnh rất đẹp về bệnh nhân của mình, đền nỗi tôi đã tự nhủ với mình rằng: thà người phụ mình chứ mình sẽ phụ người. Ngày nào mà tôi không còn cảm giác yêu thương bệnh nhân thì tôi sẽ lập tức bỏ nghề y này để làm nghề khác.

 

name:            Dr Tuấn
email:           bstrantuan@yahoo.com

Tôi chỉ ao ước một điều: "Các nhà lãnh đạo, những người có trách nhiệm với ngành y tế" hãy bỏ thời gian đọc bài viết này và xem hết ý kiến của những người trong cuộc. Có như vậy họ mới biết chúng ta khổ như thế nào và chúng ta cần gì. hãy để họ tự suy nghĩ về trách nhiệm của họ.

name:            luong son ba
email:           ngocluong75@yahoo.com

"Rằng hay thì thật là hay

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!"

Tôi thật sự ấn tượng mạnh khi đọc bài viết này, ấn tượng cả tốt lẫn xấu.

Tôi tán thành cao với nửa đầu bài viết, khắc họa được thực trạng đời sống, sinh hoạt, làm việc của đội ngủ BS và nhân viên ngành y nói chung.

Tuy nhiên, theo tôi, đáng ra anh nên khai thác sâu thêm vấn đề này, nhưng nửa sau bài viết anh lại chủ yếu phê phán một cá nhân cụ thể, chưa phải là cái chung nhất. Đó là về kỹ thuật viết.

Còn về đạo đức, GS Phạm Song là một con người đáng kính, một người thầy, một người lớn tuổi. Có thể lúc nói GS không nhấn mạnh lắm, nhưng giới truyền thông củng  như người trích dẫn đã quan trọng vấn đề lên. (Kiểu như cô người mẫu nào đó lỡ miệng nói... không thích đàn ông Việt Nam đó thôi!). Và, đối với người thầy, theo đúng tinh thần Tôn sư trọng đạo thì nếu có sai củng không nên "đánh" mạnh thế!

Đúng là chế độ đãi ngộ đối với nhân viên y tế còn chưa tương xứng nhưng ta nên xem lại nước mình đang nằm ở đâu trên thế giới, thu nhập quốc dân, đồng bào ra sao? không nên so sánh với các cường quốc được.

Đừng nói Nhà nước ta không biết về tình hình ngành y, biết đó nhưng lực bất tòng tâm thôi. Đảng ta đã có Nghị quyết 46, khẳng định:"Ngành Y là một ngành đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo và đãi ngộ đặc biệt". Chính sách đã có, còn thực hiện theo tôi, khi GDP phải gấp đôi bay giờ đã!

Cách đây vài tháng tôi có đọc bài báo viết về các chiến sỹ công an chống ma túy hy sinh khi vây bắt đối tượng, trong đó có anh mới 28 tuổi, sắp cưới vợ và từng là học sinh giỏi quốc gia. Tôi thật sự xúc động và nghĩ rằng mình đang còn rất may mắn.

Nói vậy, nhưng tôi vẫn nhìn nhận rằng: lương ngành y đang rất thấp, cần được thay đổi.

name:            Lâm Đức Hoàng
email:           lamhoang01@gmail.com

Cảm ơn anh Trung. Tôi rất tâm đắc với bài viết của anh cũng như ý kiến của các bạn đọc. Nội dung bài viết đã nói lên thực tế cuộc sống cũng như tâm tư nguyện vọng của đại đa số nhân viên y tế Việt Nam. Cách đây gần 30 năm khi mới bước chân vào cổng trường ĐH Y , tôi cũng đã từng có 1 ước mơ thật bình thường và cũng thật chính đáng: đó là ước mơ học giỏi, ra trường trở thành 1 BS giỏi để giúp đỡ người bệnh. Ra trường với một kết quả học tập không hổ thẹn với bạn bè, tôi vẫn còn mơ ước được học tiếp vì biết rằng kiến thức ở bậc đại học mới chỉ là nền tảng, là định hướng cho mình phấn đấu. Vậy mà cho đến giờ phút này tôi vẫn không sao thực hiện được trọn vẹn cái mơ ước nhỏ nhoi ấy. Phải chăng vì lười hay tôi kém cỏi. Chắc các bạn cũng thừa biết không phải như thế. Và tôi dám quả quyết rằng có đến 90% trong số các bạn nghĩ ngay chẳng qua vì chuyện cơm, áo, gạo, tiền.

Thật vậy, bơ vơ với tấm bằng BS trong tay mất hơn 2 năm loay hoay tìm việc. Mãi đến khi cha tôi đi nhờ vả  một người có chức sắc trong chính quyền tôi mới được nhận vào làm hợp đồng cho 1 bệnh viện tuyến huyện. Sau 3 năm, lại một vụ nhờ vả nữa tôi mới trở thành viên chức nhà nước. Ngày tôi được công nhận là viên chức nhà nước không xa so với ngày tôi được đề bạt trưởng khoa là bao nhiêu. Điều đó nói lên rằng thực tế các BV rất thiếu BS, thực tế BS rất muốn cống hiến nhưng tại sao BS cứ phải chật vật chuyện tìm công ăn việc làm. Nếu như tôi không nhờ vả được 2 vị quan chức trên kia thì liệu tôi có được cống hiến cho nhà nước mình không?

Đã chật vật với sự xin việc lại còn chật vật với sự  kiếm sống. Lương BS vào những năm 90 của thế kỷ trước chỉ đủ nuôi sống bản thân mình bằng cuộc sống tối thiểu. Vậy còn việc cưới vợ (chồng), việc mua đât,  làm nhà, việc nuôi con, rồi học phí, rồi tiền học thêm cho con lấy ở đâu ra? Trong hoàn cảnh ấy ai dám mơ ước đi học sau đại học?

Chắc các bạn biết trong những năm 90 các BS ở tuyến huyện thiệt thòi đến mức nào. Không sách báo, không tài liệu cập nhật, không internet, không có cả quảng cáo của những hãng thuốc. Nói chung thì kiến thức dậm chân tại chỗ. Một số ít BS có ỹ chí và có điều kiện thì theo học CK I tập trung ở trường ĐH. Đại đa số các BS không có điều kiện thì đành chấp nhận theo học CK I hệ tại chức. Biết rằng theo học hệ tại chức cho nó có bằng đấy nhưng thiết nghĩ học được chữ nào hay chữ ấy còn hơn không học. Không cần nói chắc các bạn cũng biết tôi thuộc về những BS thứ 2.

Cho đến bây giờ, mặt bằng chung của xã hội có khá hơn, lương của nhân viên y tế có nhich lên nhưng các bạn thử đặt 1 tình huống nếu bạn ở trong hòan cảnh ra trường được 10 năm, có gia đình riêng, vợ (chồng) bạn cũng có mức lương tương tự như bạn (lương cả hai vợ chồng bạn khoảng 6.000.000/ tháng). Bạn sẽ cho con bạn ăn gì ? mặc gì? Hai vợ chồng bạn đi làm bằng xe gì? Nếu bạn ở xa quê, bao lâu bạn mới có thể về thăm cha mẹ một lần? Bạn có thấy băn khoăn khi mỗi tháng có 4-5 thiệp mời đám cưới, sinh nhật, thôi nôi, tân gia? Và cả gia đình bạn sẽ ở trong ngôi nhà như thế nào?

Vậy BS Việt Nam giàu có đến mức nào? Viên chức y tế Việt Nam giàu có đến mức nào?. Trong số hàng triệu viên chức y tế Việt Nam có bao nhiêu người có xe hơi? Bao nhiêu người có biệt thự? Bao nhiêu người chỉ cần làm việc 8 giờ/ngày x 5 ngày/tuần ? Thậm chí trong số những người có xe hơi ấy, số người có xe còn date ? (những chiếc xe hết date nhiều khi còn rẻ tiền hơn chiếc xe máy bình thường).

Ngược lại có bao nhiêu người còn phải đi thuê nhà?  bao nhiêu người còn phải đi làm bằng xe đạp hoặc xe máy đã quá cũ? Bao nhiêu người cả năm không dám về thăm cha mẹ một lần ? bao nhiêu người phải băn khoăn khi quyết định mua một máy giặt hạng thường, một chiếc máy tính cấu hình thấp? hay một máy điều hòa không khí công suất nhỏ? Bao nhiêu người thấy cần phải làm việc > 12 giờ mỗi ngày x 7 ngày/tuần ? Ấy là chưa kể những lần nhân viên y tế bị người nhà bệnh nhân rượt đuổi, hành hung, chưa kể những người phải hy sinh tính mạng trong những vụ dịch bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm chẳng khác gì mặt trận chống giặc ngoại xâm.

Thế mới biết viên chức ngành y Việt nam sung sướng đến mức nào?

Nhưng thôi, nói nhiều, nói dai, nói dài, nói dại. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Nói mãi mà có được tích sự gì đâu. Ôn nghèo kể khổ để mà làm gì? Có ai biết cho. Ai thương mình ?

Xã hội đang phát triển theo trào lưu chung của thế giới. Phát triển kinh thế là mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Ngành Y tế đã không làm ra tiền lại còn tiêu tốn nhiều tiền của đất nước. Kêu ca cái nỗi gì?

Tôi và các anh, các chị, các bạn, các em những người viên chức y tế Việt Nam chỉ biết sống và làm việc theo sự mách bảo của lương tâm mình, theo những nguyên tắc của ngành mình và trên đó là luật pháp của đất nước. Đến bao giờ mới thoát khỏi tình cảnh như hiện nay? Ai trả lời giùm tôi câu hỏi này? Mà có cần thiết phải trả lời không? Không.

Xã hội đối xử với chúng ta như thế nào thì chúng ta hưởng như thế ấy. Ai coi thường ta thì mặc kệ họ. Chúng ta không xấu thì chẳng sợ gì cả. Chúng ta nghèo vật chất chứ không nghèo tinh thần.  Hơn nữa, chúng ta chưa bào giờ thất nghiệp.. Mặt báo nào cũng có những bài nói xấu ngành y. Đi đến đâu cũng bắt gặp những ông tám, bà tám nói xấu y bác sỹ, nói xấu bệnh viện nhưng chẳng có bệnh viện nào mà không quá tải. Đó mới chính là nghịch lý giữa đời thường.

name:            Phan Duy Tưởng

email:           drphanduytuong@gmail.com

Cám ơn bác sĩ Trung, một con người dám đứng lwn nói ra những điều ai cũng biết nhưng không phải ai cũng dám nói.Tôi cảm thấy rằng xã hội đang bội bạc với ngành y đến mức thậm tệ. Không phải tôi muốn nói những điều này để làm lợi cho bất kì ai. Nhưng chúng ta cần phải công nhận điều đó. Muốn biết bởi vì sao thi chúng ta càng phải so sánh một cách công tâm rằng ngành y là một ngành nguy hiểm. Bởi vì họ mang trên mình mạng sống của bệnh nhân và của chính họ. Bởi vì chính họ la người tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh những thứ bệnh mà người bình thường khi nghe tới đã phải tránh xa vậy mà các bác sĩ các y tá lại lao vào, cũng không ít trường hợp họ bị người nhà bệnh nhân hành hung một cách dã man. Mặt khác ta phải hiểu được công sức của họ đã bỏ ra từ lúc học cho tới khi được hành nghề. Bao nhiêu đó không làm chúng ta thấy đau lòng với cách trả lương của nhà nước với họ hay sao? Tuy họ có làm thêm cho có thu nhập nhưng nói chính xác là họ đang bán thời gian của mình để kiếm thêm tiền nuôi gia đình. Một ngày họ làm việc hơn 13 14 tiếng. Còn một thương nhân bình thường chì cần nửa ngày đã kiếm ra gấp mấy lần một tháng lương của bác sỹ. Hãy thức tĩnh y đức của họ bằng chính cách mà xã hội đang đối xử với họ. Còn lãnh đạo ư? Đừng nghe những gì họ nói, tôi có đọc trên báo Lao Động cách đây không lâu, một vị quan chức cao nhất của ngành y tế Quảng Trị( Một tỉnh thuộc vào diện nghèo nhất VN, đương nhiên ngành y sẽ rất vất vả) dám vỗ ngực ra oai với một tay phóng viên (Thuộc dạng "kiếm cơm" nhờ cây bút) rằng ông ta đang "Bắt toàn bộ nhân viên viên y tế QT học lại y đức và quy chế giao tiếp", một sự xúc phạm ghê gớm, tôi biết các bạn đồng nghiệp QT đã rất khó khăn rồi mà còn có một vị quan chức như thế nữa thì thật bất hạnh. Đôi dòng tâm sự, chúc Bs Trung sức khỏe, anh em đồng nghiệp luôn chờ đợi những bài viết sâu sắc từ Bs.

name:            Dr. Diep
email:           phongdiephivqt@gmail.com

Một Bs nói với kip mổ của chúng tôi rằng một ca mổ chưa bằng tiền công mổ 1 con heo. Các bạn thấy đấy nghề y là vậy, ai làm nhiều mà chả vấp phải chịu đựng bao nhiêu là áp lực, có thể một con sâu làm rầu nồi canh nhưng đừng bao giờ lên án cho ngành y, chúng tôi suốt ngày phai tiếp xúc với người nhiễm HIV phải thăm hỏi động viên phải về tận gia đình họ để chăm sóc, làm công tác tư tưởng trong khi gia đình đau ốm mà đâu có làm được như thế, thử hỏi còn cái gì ở chúng tôi nữa mà nói, lương tâm và đạo đức, tình thương của con người đối với nhau mà làm thôi, tôi thiết nghĩ ai muốn nói thì phải vắt óc mà suy nghĩ lại nhé, còn BS Trung đã phản ánh thực tế thay lời chúng tôi nói nhiều rồi chẳng muốn nói thêm.

name:            sưc khỏe

email:           ngauhungnhokn@yahoo.com.vn

Thực tế mức lương và phụ cấp đối với cán bộ y tế hiện nay còn quá thấp so với một số lượng công việc và sự tận tụy phục vụ toàn tâm toàn tâm ,toàn ý như vậy đúng là quá thấp trong thời buổi giá cả đắt đỏ như hiện nay. đặc biệt là những cán bộ ngày đêm phục vụ cho những bệnh nhân vùng đặc biệt khó khăn. như BS Trung và nhiều cán bộ y tế bức xúc thì cũng có cái lí do của nó, chính vì thế cho nên đâu đó có một số ít cán bộ y tế khó giữ được y đức cũng là điều dễ hiểu mà tôi nghĩ rằng xã hội cũng nên suy nghĩ và cảm thông chứ không nên lên án quá gay gắt như thời gian qua. theo tôi biết có nhiều cán bộ y tế phục vụ vùng sâu vùng xa hơn chục năm trời mà cũng không mua nổi chiếc xe máy để đi, người dân đa số là dân tộc thiểu số còn nhiều cơ cực thì cán bộ y tế có muốn làm thêm cũng không ai vào khám. trước kia tiền trực ca được tính theo mức lương thì có đỡ khổ hơn, sau đó có giai đoạn tiền trực một ca( 24g) chỉ có 7000đ, hiện nay là 25 000đ tôi thấy như vậy thì thấp quá. Thời gian qua tôi thấy nhiều cán bộ y tế đặc biệt là bác sĩ giỏi cứ bỏ bệnh nhân vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn,tỉnh nghèo để lên thành phố và đến các vùng thành phố lớn để làm việc. Điều đó không phải là kém họ kém y đức mà chỉ có một mong muốn thật vô cùng đơn giản là để có tiền mua một cái xe máy để đi hoặc có tiền để nuôi con ăn học hay lo cho ông bà cha mẹ lúc đau ốm. tôi thấy đa số cán bộ y tế công tác vùng sâu vùng xa càng nhiều năm công tác thì vay tiền ngân hàng ngày càng nhiều không biết cho đến bao giờ họ mới thoát khỏi nợ. Tôi nói nhiều thì mang tiếng là kể lễ. nhưng tôi nghĩ xã hội nên có cái nhìn khách quan hơn đối với cán bộ y tế và chính phủ và các nhà lảnh đạo cũng cần có những chính sách ưu đãi hơn nữa đối với cán bộ y tế. đặc biệt là y tế tuyến huyện, tuyến xã để vùng khó khăn vùng sâu, vùng xa có nhiều bác sĩ giỏi về công tác hơn.

name:            bsquynhhoa

email:           hoa7x@yahoo.com.vn

Đọc bài viết của bs Trung và các đồng nghiệp khác tôi cảm thấy nỗi lòng của mình như được cùng chia xẻ . Một thực trạng rất đáng buồn ở Việt nam là đồng lương trả cho BS qua rẻ mạt.  Tôi chỉ láy một ví dụ thôi :Tiền công khám bệnh cho một bệnh nhân ở bệnh viện tyuến huyện chỉ 2000 đồng !Trong khi đó các bs ai cung biết rằng khám bệnh cho môt bệnh nhân theo những gì đã được học là : nhìn ,sờ ,gõ ,nghe .Nếu thực hiện tất cả những điều trên để được trả 2000 đồng thì quả thật đáng xúc phạm.Không những không được trả công xứng đáng Nghịch lý rất nực cười là các thầy thuốc phải làm việc dưới sự giám sát của BHYT.Mỗi lần quyết toán BHYT thật sự rất đau lòng , những người thầy thuôc chúng tôi bị coi như những tội pham. Bị xoi mói , chỉ trích thậm chí nghi ngờ.Những cái gì mà BHYT gọi là sai trái lại đổ lên đầu bs vì tất cả các giấy tờ , hồ sơ bệnh án nào cũng có chữ ký của bác sĩ cả. Như vậy thì chắc chắn bs là tội phạm mà khỏi cần điều tra !!! Tôi dã từng vài lần đọc được cái gọi là Bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp nhưng sao ở Việt nam mình thấy mơ hồ quá . Các bs làm viêc trong môi trường đầy rủi ro nhưng những tai nạn nghề nghiệp chỉ bản thân tự mình gánh chịu. Thật xót xa . Trong khi đó xã hội dường như đòi hỏi hơi  nhiều đối với các cán bộ nghành y . Ngoài lời thề Hypocrate con thêm 12 điều y đức dài dòng khác nữa.Trong khi đó tiền lương 1nămcủa 1 bs không bằng tiền thưởng một quý của một các bộ nghành ngân hàng.

name:            Cat trang

email:           Mattraicuocdoi@yahoo.com

Toi da ghe wa trang nay,,wa that toi rat thong cam cho nganh y. Nhung cac bs van con suy nghi tieu cuc wa. Co nhung bai viet vi wa buc xuc nen da co nhung loi le khong khiem ton( k mang tinh chat xay dung) toi cung la 1 nguoi huong luong,la 1 quan nhan trong quan doi. Thiet nghi,,xa hoi thoi nay la the. Khong co che do lam theo nang luc,huong theo nhu cau. dan tri khong dong deu,thi y' thuc xa hoi khong cao la duong nhien. Cac bac si vat va chua tri cuu song nguoi la dieu vo cung wy ja. 1 chut wa cua benh nhan boi duong la khich le tinh than,,khong phai la xau. Toi muon noi cai xau o day la (1 so nhan vien yta thay bs nhac kheo benh nhan boi duong tien,ma nhung nguoi dan ngheo thi lay dau ra tien ma boi duong bs ????) vi vay toi mong la nghanh y cung k nen wa buc xuc ma vo tinh danh mat danh tieng nghanh nghe.

name:            hoangngo
email:           tvhoangngo@yahoo.com

van de la chung ta khong ai dam nhin thang vao su that. toi chi la bac si moi ra truong, co ai dau tranh de toi tro thanh 1 bac si tot dum

name:            tiêntran
email:           tientran@yahoo.com.vn

Nghề găn liền với nghiệp.mỗi nghề có một đăc thù riêng.Hãy làm công việc của nghề mình một cách hoàn hảo thì sự nghiệp của mình đời đời tốt đẹp hôm nay và mãi mãi đời kiếp sau.Hãy trãi rộng tấm lòng và vui với công việc mình đang làm.

name:            Dr.Trần Hoàng

email:           Tranhoang64@gmail.com

Chào Bs Trung, rất vui khi đọc bài viết của anh và khâm phục một người bs dũng cảm đã đứng lên để đối diện với một sự thật phũ phàng mà lâu nay anh em trong nghề phải cúi đầu chấp nhận.

name:            Minh Nhân

email:           minhnhan@gmail.com

Mấy ngày nay theo dõi phản ứng của đông nghiệp, tôi biết rằng: Đảng và Chính Phủ đã và đang cố gắng để đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngoài việc đầu tư cho ngân sách và phát triển nguồn nhân lực thì chính sách đãi ngộ với ngành y không phù hợp với sức cống hiến của nhân viên Y Tể cho công tác chăm sóc sức khỏe  nhân dân. Vì Lãnh Đạo chỉ nhìn thấy bề nổi của 1 số rất ít Bác Sỹ kiếm được nhiều tiền nhờ làm thêm mà quên đi số đông đội ngũ Thầy Thuuốc sống rất vất vả mà vẫn cứ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của minh. Lại còn 1 điều rất buồn cười là Thầy Thuốc làm việc thì thiếu thốn trang thiết bị, thuốc chữ bệnh thì bị gò ép trong danh mục. Thuốc và các kỹ thuật điều trị, chẩn đoán thì người bệnh không được hưởng 1 cách bình đẳng vì phát triển không đồng đều và khả năng thanh toán của người bệnh. Nhưng có lúc lại đổ lỗi cho Thấy thuốc, lại gán cho Thầy thuốc cái tội thiếu lương tâm và tinh thần trách nhiệm.Tại sao các bệnh viện Tư họ phát triển nhanh và mạnh thế. 1 Bác sỹ nội khoa ra trường 3 năm họ trả 1000 USD/tháng, trong khi nhà nước cho 1tr7 trăm đông/tháng. Tại Sao dịch vụ cao dân vẫn chịu được, họ quản lý và làm thế nào mà trả lương được như thế. Mặc dù làm trong các bệnh viện tư rất căng thảng nhưng Các Thầy Thuốc vẫn chấp nhận. Hay ở đó họ được tôn trọng, họ được phát huy hết khả năng của mình và được tră lương xứng đáng. Thế thì tại sao các bệnh viện công lại thế. Theo tôi Ông bệnh viện Trưởng nào mà làm 2 năm không cải thiện được chất lượng khám chữ bệnh, không tăng thu nhập cho nhân viện thì để nhân viên bầu người khác. BỆNH VIỆN TRƯỞNG NÊN ĐỂ CHO NHÂN VIÊN BẦU.

Lá Bác Sỹ làm nhiệm vụ cứu người chúng tôi chỉ mong ước 1 điều có đầy đủ phương tiện, thuốc gì bệnh ấy để cứu nhanh, lành cho người bệnh. Trong khi hạ bút kê thuốc cho bệnh nhân khỏi lo bệnh nhân không có tiền. Phải công nhân 1 hiện thực là có 1 số thầy thuốc quá chạy theo lợi ích cá nhân mà làm bẩn danh tín ngành y. Qua diễn đàn này tôi hy vọng Lãnh Đạo Nước Nhà thực sự biết các thầy thuốc ngjhĩ gì và mong muốn điều gì để đề ra chính sách đối với ngành Y cho phù hợp với tình hình Đất Nứoc trong xu hương hội nhập và phát triển. Làm sao cho các thấy thuốc bớt lo cơm áo, gạo tiền mà toàn tâm làm TỐTchuyên môn.

name:            Bs Hoàng Thanh Chương
email:           docterchuong@yahoo.com.vn

Tôi thấy có những điều chia sẽ của các anh chị về chủ đề "Y đức ngành Y" rất hay, đây là những điều có lẽ đa số nhân viên ngành y đều tâm đắc vì đã có những người lên tiếng về thực trạng của một ngành mà đáng lý phải được xã hội tôn vinh, cái thực trạng là quá nhiều khập khểnh một bên là trách nhiệm nặng nề công việc chồng chất còn một bện là chế độ đải ngộ quá thấp. Tôi thiết nghỉ với những gì đang tồn tại hiện nay như những gì các tác giả chia sẽ thì còn nhiều thời gian mới có thể khắc phục được. cảm nhận.

Cảm ơn bác sỷ Trung.

name:            dr minhlehoang
email:           chiyeuminhem_hlm1278@yahoo.com.vn

Toi rat dong y toi dang la sinh vien y nhung toi thay hoc hanh thi vat va hon nhung truong khac bao nhieu ma ra truong thi luong cung nhu ho sv su pham chang hoc hanh gi ko phai mat hoc phi ma 4 nam ra truong luong ho cao ma dau co bi noi nay noi no ngay 20_11 ai cung biet trong khi bac si lam viec rui truc cuu biet bao nhieu nguoi ma ngay thay thuoc co ai biet den dau co chu tai sao nghanh y hoc phi cao nhat hoc lau nhat vat va nhat ma ra truong van chi duoc luong nhu nhung nguoi hoc 4 nam xa hoi that bat cong qua quan ly xa hoi kieu nay thi lam sao giu duoc nguoi tai lam viec cho dat nuoc lam sao xa hoi tra tut lui.

name:            Nguyễn Xuân Dũng
email:           bsnguyenxuandungqt@gmail.com

Bài viết của anh thật sự làm em cảm động, ngày nào cũng mở ra để đọc lại hết. Xã hội này bất công với nghề y quá, em là bs ngoại khoa công tác được 7 năm rồi, nói chung cũng cố gắng rất nhiều và cũng được một số thành quả nhất định nhưng thật sự bế tắc quá, 13 năm trời chịu cảnh ăn cơm bụi ở nhà trọ và không biết thực trạng này còn kéo dài biết bao nhiêu, công việc căng thẳng, mối quan hệ với đồng nghiệp thì phức tạp, dư luận thì lúc nào cũng chăm chăm để săm soi chực sơ hở là nhào vô ngay, nhất là bọn báo chí. Anh cứ tưởng tượng chỉ cần mủi lòng trước cám dỗ mà cầm vài xu uống nước của bn khi họ đã khỏi bệnh ra viện mà một đồng nghiệp của em đã phải đánh đổi cả một tương lai, lãnh đạo thờ ơ và cố diệt để lấy uy, thiên hạ thì nháo nhác tìm báo để đọc rồi thấy hả hê sung sướng. Trong khi đó bạn cùng lứa của em cầm sổ đỏ đi vay ngân hàng để chạy cho vợ là giáo viên về dạy gần nhà nhưng không được và tiền mất tật mang tỳi thiên hạ lại cho là chuyện bình thường. Nghề y bạc quá

Rất mong anh đứng ra lập một diễn đàn riêng để anh em mình có cơ hội trao đổi và động viên nhau công tác.

name:            hungleduy

email:           hungleduy3@gmail.com

Tôi đi xin vào một cơ quan nhà nước, nói thẳng ra là một xuất để chen chân vào được công việc đó đã có giá của nó. Tôi chỉ việc tìm đúng cửa và đút tiền vào là ok. Hay đấu thầu cho một dự án xây dựng, ng ta cũng đã làm tiền trước, thỏa thuận hoa hồng xong hết cả rồi, công trình phúc lợi này, phúc lợi nọ. Rồi lại nói lãnh đạo nhà nước, cơ quan này nọ, hưởng lương theo cấp bậc, lấy đâu ra mà giàu khủng khiếp thế. Ở đâu ra? đố thằng nào dám bới!

Nói thực ra, người bs là nghề cực kì vất vả, làm việc chuyên môn, nhồi nhét vào đầu, già nửa đời người vẫn phải không ngừng trau dồi kiến thức cứu người, gia đình con cái vẫn phải lo như thường, thế nên đâm ra ghét báo chí, toàn bới móc, còn có những chỗ ăn đậm như lãnh đạo thì chẳng bao giờ dám bới. Chán cảnh! Còn thực trạng hiện tại xã hội thì như nhau.

name:   Dr. Hieu
email:   maitrang193@yahoo. com

Toi rat cam kich truoc nhung cau noi thang that cua bs Trung. Tu truoc den nay nganh y luon tram lang ma cuu nguoi vay ma chang ai de y den nhung hanh dong cao dep do. Nguoc lai ho lai moi moc nhung sai lam tam thoi cua mot vai bs. Tien chang thay dau chi thay nhung vat va cua bs sau nhung ca truc. An khong ngon ngu khong yen. Nhung co ai noi 1 cau nao dau. Minh hoc o truong dh y thai nguyen thay thay giao minh gan ve huu ma moi mua dc chiec xe may hanh binh dan. Van o nha tap the. nhung ma thay song rat vui ve. Hy vong cac bs bo qua vat va ma yen tam cuu nguoi. thank!

name:   Bs Nguyễn Anh Tuấn
email:   anhtuannguyen0111@yahoo. com. vn

Rất hay. Rất tâm đắc với anh. Đúng là bạc bẽo quá. Lương thấp quá. Khám bệnh ngày khoảng 100 bệnh nhân, mệt lã người. Các em điều dưỡng sáng chỉ dám ăn xôi, khoai..., trưa có lúc các em ăn mì tôm thay cơm... thấy mà lòng đau thắt, áp lực công việc quá căng từ bn và từ cấp trên... Mong rằng có sự thay đổi.

name:   Dr Hanh

email:   nhungnguoibanyt@gmail. com

Tôi dọc bai bao cua bac si Trung thấy mát lòng vì bấy lâu nay bao chí phê binh nghề y quá nhiều. Tôi là bac si mới ra trương. tôi luôn tâm niêm lam hêt mình. làm sao cho bệnh nhân cuả mình sơm hồi phục. nhìn nụ cười cuả người nhà bệnh nhân tôi đã thấy sướng rơn. tối về ngủ thoải mái hơn. có những đêm thức trắng đứng canh cho bệnh nhân sợ họ bi phù phôi cấp. tôi làm ở bệnh viện huyện. khoa cấp cứu chỉ có một bác sĩ chuyên khoa I. khi nào có bênh nhân nặng bác ấy đều có măt. thức đêm thức hôm mắt lúc nào cũng thâm quầng. mới về làm ở bệnh viện 3 tháng nhưng tôi yêu quí và tôn trọng mọi người ở đây. nhất là bác giám đốc môt con người rất cầu thị, quan tâm nhân viên và sông rất thanh khiết. các bạn cứ về bệnh viện Nghi Lộc để biết tôi đang phản ánh thưc tế. khắp nơi trên đất nước này còn rất rất nhiều tấm gương như thế. không thể vơ đũa cả nắm được. trong cuộc sống có người thế này thế khác. cũng như nhà báo cũng có người bị dụ dỗ bởi đồng tiền mà phản anh sai sự thật đó thôi

name:      Nguyễn Quý Ninh
email:      ninhien@yahoo.com.vn

Tôi là bác sĩ tốt nghiệp chính quy vừa mới về hưu, tôi từng công tác với chức năng BS chừng 34 năm trong nghề, tốt nghiệp CKI hơn 20 năm, chịu bao gian nan khổ ải với nghề ở một tuyến huyện vùng cao nguyên để cứu sống biết bao người dân bệnh tật nghèo khổ chân chất.

Tôi nhận ra một điều lạ ở xã hội ta, trước đây tôi học đến 07 năm mới ra trường (nếu thông suốt không bị lưu ban), còn bây giờ ít lắm cũng 06 năm mới ra bác sĩ nhưng khi vào công tác ở các cơ quan y tế Nhà Nước thì việc xếp ngạch lương, bậc lương cũng giống như các anh em tốt nghiệp đại học khác ví dụ như các ngành sư phạm, cử nhân các loại ... Họ chỉ học 04 năm để ra trường, và dĩ nhiên đầu vào của y khoa bác sĩ là khó và cao hơn nhiều, học hành và hành nghề vất vả hơn nhiều! Còn các bác sĩ mặc dầu có đi học thêm tốt nghiệp các chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ ... thì cũng vậy, chẳng có tăng thêm ngạch lương bậc lương nào! Chỉ trừ anh có ưu tiên hoặc xin xỏ thế nào để được ghi tên vào danh sách được thi và học ngạch BÁC SĨ CHÍNH, chỉ học chiếu lệ vài ba ngày - 1 tuần gì đó, và thi thì hầu như 100% là đỗ hết ! (một cơ quan hàng chục, trăm BS họa may có một vài người được vào danh sách BS chính). Nhìn qua mấy anh tốt nghiệp cử nhân thôi mà vào công tác ở các nghành Ngân hàng, Bưu điện, Viễn thông, Hải quan, truyền hình ở các thành phố lớn, điện lực.... của Nhà Nước lương của họ cao ngất ngưỡng, ngoài ra còn được lĩnh tiền thưởng tháng, quý, năm ..cộng lại hơn cả lương suốt một năm trời cặm cụi của BS Nhà Nước ! không hiểu từ khi nào NN ta có quy định bất công đến thế ?

Còn vấn đề trao danh hiệu THẦY THUỐC ƯU TÚ, THẦY THUỐC NHÂN DÂN thì quy định nghe ra rất hay nhưng thực tế không hẳn là như vậy ! hình như ít khi xét đến những cống hiến hiệu quả cứu người và y đức trong quá trình phục vụ nhiều năm của thầy thuốc mà theo tôi đa số là thấy mấy ông lãnh đạo cấp côi, ăn trên ngồi trước, chỉ tay năm ngón, ngồi sa lông, phòng máy lạnh, đi một bước là ô tô, hưởng nhiều ưu tiên lợi lộc ...ông nào ông nấy cũng kiếm cho ra một cái mác THẦY THUỐC ƯU TÚ, THẦY THUỐC NHÂN DÂN .. treo trên vách nhà làm oai với thiên hạ ! mấy ông đó đi ra ngoài dân dã chẳng ai biết ông ta là ai chứ đừng nói đến là THẦY THUỐC ƯU TÚ, THẦY THUỐC NHÂN DÂN !

name:            Nguyễn Thị Thu Hồng
email:           hongtst0705@yahoo.com

Cháu đồng ý với ý kiến của bác sĩ Chương. Khi dân mình ở tầng lớp trung lưu mà mức sống vẫn không bằng dân nghèo nước họ thì làm sao đòi hỏi bác sĩ mình phải được trả lương cao như nước ngoài được. Chú Trung có vẻ hơi tiêu cực quá chăng. Đúng là những người làm ngành y như chúng ta phải học rất nhiều, tổn hao công sức và trí lực rất nhiều, nhưng những mỗi ngành có đặc thù vất vả riêng, chúng ta nhìn lên nhưng cũng phải nhìn xuống để thấy chúng ta vẫn còn hơn rất nhiều người công nhân nông dân không có điều kiện học hành được như chúng ta.Đòi hỏi quyền lợi cho bác sĩ là chính đáng, nhưng cũng phải thông cảm cho thực trạng nước nhà.

name: nguyen van minh

email: vanminh15385@gmail. com

Toi that su cam on anh. Doc duoc bai cua anh toi moi biet duoc rang moi nguoi ai cung buc xuc ve che do cua nganh y. Thiet nghi voi muc luong hien tai toi se khong bao gio mua noi mot mieng dat hoang de o. Vay thi lam sao ma yen tam cong tac chu? Hoi lam sao ma giu tron y duc khi ma co che thi truong dang don ep chung ta roi vao day cua xa hoi, coi chung ta la cong cu phai phuc vu xa hoi.

name:   Dr. Thanh Thu
email:   bstthu@gmail. com

Tôi rất tâm đắc bài viết của BS Trung, cảm ơn BS đã dũng cảm nói lên những vấn đề bức xúc của những người làm nghề Y chúng ta. Điều BS Trung nói trong bài này cũng là tâm tư của tôi cách đây 13 năm khi nói về chủ đề mà cả xã hội Việt Nam đặt ra cho ngành y: "Làm thế nào để nâng cao hiệu quả và chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao Y đức?" Lúc đó tôi cũng đã mạnh dạn phát biểu quan điểm và mong muốn của những người làm ngành Y trước các vị lãnh đạo của tỉnh rằng: Nhân viên y tế trước hết họ cũng là con người, cũng có gia đình và những mối quan hệ xã hội khác, họ cũng phải lo cho cuộc sống của gia đình, họ cũng phải lo trưa nay, tối nay chồng con vợ con mình ăn gì, ngày mai lấy tiền đâu để đóng học phí cho con chứ chưa nói đến có rất nhiều thứ trong cuộc sông thường ngày cần phải sử dụng đến tiền. Và nếu như họ không phải băn khoăn nhiều, không phải tìm cách làm tư để kiếm thêm thu nhập thì toàn bộ thời gian họ sẽ tâm huyết với nghề cao quý và nhân đạo mà họ đã chọn, họ sẽ tự học hỏi, tìm tòi kiến thức để nâng cao trình độ, họ có thời gian nhiều hơn để nghĩ tới bệnh tật mà bệnh nhân của họ đang mắc phải, chẩn đoán và điều trị tốt hơn, với lại họ cũng cần được nghỉ ngơi để tái tạo lại sức lao động. Giá như Đảng và Nhà nước có một chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho ngành Y và Giáo dục phổ thông, bởi hai ngành này đều phục vụ cho Con Người (Chủ nhân của xã hội), một ngành vì sức khỏe và một ngành tri thức. Được như vậy thì có lẽ vấn đề y đức không cần thiết phải đặt ra như là một "vấn nạn" mà xã hội đã gắn cho ngành y như hiện nay.

Tôi thực sự thấy đau lòng và chua chát mỗi khi vào dịp cuối một năm làm việc, nhân viên y tế phải học thuộc 12 điều Y đức, hiện nay là thêm quy tắc ứng xử. Vậy phải chăng trong chương trình đào tạo bác sỹ của Việt Nam hiện nay không có hoặc còn thiếu môn đạo đức y học? Không phải như thế. Chúng tôi khi đã bước chân vào ngưỡng cửa trường đại học y khoa thì bài học đầu tiên mà thầy dạy đó là đạo đức y học, từ thời Hypocrat trên thế giới cho đến Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam chúng ta. Bởi vậy tôi vẫn thường tâm sự với bạn bè và đồng nghiệp rằng: Hóa ra dưới một chế độ Xã hội chủ nghĩa tốt đẹp của Việt Nam chúng ta hiện nay, xem ra những người làm nghề Y chúng ta bị coi là những kẻ vừa không có đạo đức vừa không biết ứng xử!!!

Vì thế nên khi nào nhân viên y tế cũng phải học thuộc Y đức và Qui tắc ứng xử. Đã gọi là ứng xử mà cần phải có qui tắc ư? Tại sao lại sỉ nhục nhân viên y tế đến như thế, khi mà chính cái nghề này xưa nay được coi đầy tính nhân văn và đạo đức.

Năm nay tôi có con gái thi đỗ hai trường đại học điểm cũng khá cao: Kinh tế TP HCM 25, 5 điểm và Y khoa Huế 24 điểm. Lúc đầu tôi cũng muốn con tôi theo học Y khoa, nhưng khi nghe cháu nói: "Mẹ à, nếu như cho con chỉ học và làm khoa học thì con chọn nghề Y và chính nghề của mẹ, nhưng khốn nỗi xã hội hiện nay, cuộc sống cần phải có tiền, mà lương nghề y của mẹ không đủ lo cuộc sống nên phải làm thêm kiếm tiền, vậy thì cũng là kiếm tiền tại sao không nghĩ cách kiếm tiền đỡ day dứt và thanh thản hơn, còn đã làm nghề y mà chữa bệnh kiếm tiền thì chẳng qua cũng kiếm tiền trên sự đau khổ của người khác!"

Thực đau lòng trước nhận thức sòng phẳng của con trẻ. Và câu nói của con gái tôi cứ như nhắc nhủ tôi rằng ngày nào còn đứng trong đội ngũ ngành Y, tôi vẫn làm viêc hết sức với đầy đủ trách nhiệm, lòng nhiệt tình và lương tâm của người thầy thuốc. Nhưng nếu cho tôi làm lại, chọn lại thì tôi không chọn nữa. Không phải tôi sợ khó, sợ khổ, sợ nghèo vì chính bản thân tôi đã phấn đấu hết sức mình làm việc và học tập để đạt được như hôm nay, mà sợ biết bao giờ cả xã hội này mới thôi sỉ nhục cái nghề đầy tính " Nhân văn và Đạo đức" này như con tôi nói. Sự học của một người Bác sĩ là suốt đời, có như vậy mới làm việc được.

Không phải ngành nghề nào trong xã hội cũng cần học nhiều như ngành Y. Muốn làm được bác sĩ hiện nay cần phải có ít nhất là 10 năm: 6 năm học Đại học Y và 2 - 4 năm học thêm chuyên ngành, sau đó còn chuyên khoa I, chuyên khoa II, Thạc sĩ, tiến sĩ... Cả một con đường đầy gập ghềnh chông gai dành cho các bác sĩ nếu muốn làm được việc, muốn tự khẳng định mình, muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp " Chăm sóc sức khỏa cho cộng đồng".

Tôi thiết nghĩ nếu xã hội có nhiều người như tôi, nhiều em học sinh giống con tôi có ý nghĩ như con tôi thì sự nghiệp " Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng" sẽ đi về đâu? Bài học những năm 80 của ngành Giáo dục Việt Nam vận còn đó, biết bao nhiêu giáo viên bỏ nghề, thầy không giỏi lấy ra đâu trò giỏi, Bác sĩ không giỏi thì cứu người có được không?

Đã đến lúc Đảng, Nhà nước cần có các thay đổi mang tầm vỹ mô đối với ngành Y một cách xứng đáng với chất xám mà đội ngũ thầy thuốc cống hiến cho xã hội, xã hội Việt Nam cần nhìn nhận công bằng cho ngành Y Viêt Nam. Mọi ngành nghề đều cần phải có đạo đức nghề nghiệp chứ có riên gì nghề Y, vậy tại sao ngành Y Việt Nam đang phải làm cái "thớt" cho xã hội "băm" chính vì sự đãi ngộ không thỏa đáng của mình??? Thiết nghĩ con Người ai cũng cần có sức khỏe. Tôi nhớ một câu hát trong một vở hề của nghệ sĩ chèo Xuân Hinh diễn cùng với nghệ sĩ Minh Vượng: " Có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có gì".

name:   DR Long
email:   lplong2910@gmail. com

Tôi thực sự bất ngờ vì tác giả bài viết này dám nói thật những điều bức xúc lâu nay.

Dư luận vẫn tranh cãi rằng BS giàu hay nghèo. Người thì bảo BS lương thấp, người lại nói thấy ông BS nào cũng xe hơi nhà lầu.

Chỉ có một điều mà không ai phủ nhận được, đó là thù lao trả cho công sức và trí tuệ của một BS ở VN còn quá thấp, thấp ở mức không tưởng nổi.

Một ca mổ tim, PTV chính chỉ được 75. 000đ. Mà muốn đào tạo một PTV phẫu thuật tim, phải tốn bao nhiêu công sức, thời gian và tiền của.

Thật khó hiểu là căn cứ vào đâu mà có mức lương như vậy.

Thà là mổ từ thiện, không lấy thù lao, còn thanh thản trong lòng vì giúp được cho người bệnh. Còn hơn là mang tiếng đã được trả công "xứng đáng".

 

name:   Minh Châu
email:   chau208thyt@yahoo. com. vn

Thực sự là rất nhiều ý kiến đồng tình với BS Trung, lâu nay chúng ta bị ru ngủ quá nhiều, bị mỵ dân quá nhiều. Chúng tôi mong những ý kiến trên đây đến được với ĐẢng và chính phủ thì mới thay đổi được vấn đề. Nhưng có lẽ cấp trên cũng chẳng có thời giờ mà đọc đâu, có chăng thì lại lý luận kiểu con gà và quả trứng, và kết quả là chúng ta cứ việc cống hiến thật nhiều, y đức phải tốt, còn thì chúng ta sẽ được hưởng ở kiếp sau. Cứ yên tâm.

name:   Dr. Hieu
email:   muzik. love89@yahoo. com. vn

Noi dy roi noi lai thi van de luong y van la de` tai` muon thua kieu nhu xa hoi phai co nguoi giau` ma` cung phai co nguoi ngheo`. tuy nhien de noi nhung ai khong co luong y hay co thi phai cu the. khong duoc noi chung chung.

name:   BS Trần Thượng Phong
email:   trantp24@gmail. com

Cam ơn BS Trung cho 1 bai viết dũng cảm.

Tuy nhiên, tôi nghĩ các đồng nghiệp nên bình tĩnh. Từ từ rồi cũng sẽ thay đổi tốt lên thôi.

Chúng ta không thể đòi hỏi biển không có sóng, hãy học cách lướt nó.

Về những lời phát biểu của vị nào tên là Phạm Song gì đó, các bạn quan tâm làm gì? Mỗi người có nhận định riêng và phản ứng hay quan tâm riêng đối với mỗi vấn đề. Cá nhân tôi nghĩ những lời thiếu giá trị này thì không đáng quan tâm.

Cũng không nên bán vàng giả hay non tuổi các bạn ạ. hãy phục vụ thật tốt, bệnh nhân không phụ mình đâu.

Thật ra cũng có không ít người trẻ và có năng lực muốn phục vụ tốt, không thể quơ đũa cả nắm kể cả giời lãnh đạo, dù thành phần này còn quá ít. Chúng ta sẽ không ngồi yên nhưng không nên chống đối tiêu cực.

Bản thân quí vị đã từng làm không công tại bệnh viện không? Nếu có bạn nên xem lại mình vì bạn đã góp phần tự chà đạp giá trị bản thân và ngành nghề đó. Nó giúp nuôi mập ban giám đốc và phòng tổ chức các BV.

Hãy suy nghĩ rồi mới làm việc các bạn nhé.

Chúc mọi người thành công và vui vẻ hơn trong công việc.

name:   tran luc
email:   quiluc64@yahoo. com. vn

Toi la bs quan y voi 22 nam cam dao mo. moi thu deu thay doi nhung tien cong mo cua bs thi khong thay doi. dung la tien mo mot ca khong du va mot cai ruot xe.

La bs quan doi nen chung toi huong luong theo cap bac quan ham chu khong theo hoc van trinh do.

Nhung cang trong giai doan kho khan cang phai giu gin nhan cach cua nghiep ma minh theo duoi.

Toi tin qua con mua troi lai sang.

name:   ltxmai

email:   maiquitan@yahoo. com

Rất cám ơn người viết đã nói lên nỗi lòng của các bác sĩ. Cả 2 vợ chồng tôi đều làm ngành y đều là bác sĩ, đều có trình độ sau đại học nhưng vẫn không đủ sức mua trả góp 1 căn nhà ở ngoại ô, cả 2 phải làm thêm ở phòng khám tư, làm cả sáng trưa chiều tối vất vả như vậy thử hỏi làm sau tôi có thể đầu tư hết cho chuyên môn. nếu phải chi nhà nước trả lương xứng đáng cho công sức chúng tôi thì chúng mới còn có tâm huyết cống hiến

name:   chu si

email:   bacsihoasung123@yahoo. com

Chang qua lam nghe y la mot cai nghiep thoi thuc khuya day som khong dem nao ngon giac. Ngay xua toi cung ky vong vao nganh y de duoc doi doi thoat khoi cai ngheo, cai nhuc, nhung nganh y o Viet Nam bay gio "duoc" chuoi nhieu qua, ai cung co the chuoi bac si dc! 2 vo chong toi bac si ma com khong du no, nha khong co o, nhuc chua? Toi co 1 blog: beo bot nghe y, ban nao ranh ghe tham choi

name:   Thuy Nguyen

email:   thuythu430@yahoo. com

Chao bac si Trung, thuc trang nganh y va cung nhu mot so nganh khac nua vo cung the tham, boi vi nha nuoc ta khong quan tam va giai quyet. Lam nganh nghe nao ma vo luong tam thi rat giau va nguoc lai, bac si cung co nguoi giau lam, nhat la lam tham my.

Giai quyet rat don gian, nguoi nao lam luong cao thi di binh vien chua binh phai tra tien nhieu chu khong the tra nhu nhung nguoi ngheo thi luong bac si khong song noi, ma nguoi nuoc minh thi du rat giau nhung thuong tra vien phi nhu tieu chuan nguoi ngheo, khong cong bang cho cac bac si. Nha nuoc phai tra tien luong cho bac si xung dang, no khong lam tang ngan sach quoc gia nhung cac nha lanh dao kinh te khong phai la nguoi tri thuc thuc su nen khong hieu biet, cac bac si phai la nhung nha lanh dao thi moi cai thien duoc tinh trang, khong con cach nao khac. Xin chuc cac y bac si co nhieu nghi luc tranh dau cho nganh nghe cao quy cua minh.

Trang tiếp thep


Bài viết của PHAN XUÂN TRUNG

Bác sĩ hố hàng
Câu chuyện phòng khám chiều thứ Sáu
Công nghệ thông tin y tế
Dự đoán đã không sai
Dự đoán đã không sai
Giáo dục bác sĩ
Giải pháp nào cho nguồn nhân lực y tế?
Làm Thầy
Mua vàng trả bạc
Màn kịch kọt: Thần đèn dời bệnh viện
Những lợi ích khi ứng dụng CNTT trong bệnh viện
Phiếm luận Phong thủy và sức khỏe
Phản hồi bạn đọc
Phỏng vấn đầu năm 2011
Thư của Dr Jean-Marc Olivé đề ng
Viện phí - làm sao tính
Điều gì sẽ xảy ra vào ngày 1/10?
Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn