TỰ CHẾ BIẾN RƯỢU THUỐC TRONG GIA ĐÌNH NHƯ THẾ NÀO?
Rượu thuốc đơn giản dễ uống, hiệu quả điều trị rõ rệt, trong gia đình cũng có thể tự bào chế, nhưng phải nắm vững phương pháp bào chế chính xác.
1. Chọn công thức bào chế tốt
Tự bào chế rượu thuốc phải chọn công thức bào chế rượu thuốc tốt an toàn đáng tin cậy, thích hợp với gia đình tự bào chế. Có một số công thức bào chế không thích hợp với tự bào chế, như một số Đông dược có độc tính, thì cần phải bào chế xong mới dùng được, gia đình nói chung không có điều kiện bào chế thuốc có độc tính. Có một số phương thuốc lưu truyền trong dân gian, nếu muốn bào chế rượu thuốc, trước hết phải hỏi kỹ thầy thuốc, làm rõ dược tính và phạm vi sử dụng, để tránh uống nhầm và dẫn đến trúng độc.
2. Xử lý cây lá thuốc
Nói chung nguyên liệu dược bào chế rượu thuốc đều được cắt nhỏ hoặc vò nát vo viên. Phải theo đơn thuốc của thầy thuốc, liều lượng cần dùng, mà rửa sạch phơi khô, những loại vỏ, cành, rễ thuốc, đều cắt thành miếng dày khoảng 3 ly; rễ cây cỏ thì cắt thành chiều dài 3cm; nếu là hạt thì giã nát, có một số loại dược liệu phải qua xử lý bào chế. Phương thuốc Đông dược dân gian, trước hết phải biết rõ tên loại thuốc và quy cách, đề phòng loại cây cùng tên mà khác thuốc hoặc cùng thuốc mà khác tên.
3. Chọn rượu
Chọn rượu dưới 60o là thích hợp, sẽ có lợi cho thành phần dược liệu thấm ra. Người không uống được rượu, có thể dùng rượu trắng có độ rượu thấp, nhưng thời gian ngâm phải dài hơn.
4. Phương pháp ngâm tẩm
* Thứ nhất, phương pháp ngâm tẩm lạnh. Tức là thái thuốc thành miếng hoặc nghiền thành bột, cho vào trong bình sứ hoặc thủy tinh có nắp đậy kín, cho lượng rượu thích hợp, nói chung lượng rượu bằng 8-12 lần thuốc, có thể căn cứ vào tính chất của thuốc mà tăng hay giảm. Để ở chỗ kín, hàng ngày lắc hoặc lấy đũa quấy 1-2 lần, ngâm sau 7 ngày, có thể mỗi tuần lắc hoặc quấy 1 lần, số lần lắc quấy nhiều, thì thuốc tan ra càng tốt. Thời gian ngâm tẩm thường là trên một tháng. Sau đó rót ra để qua đêm thanh vắng, ép bã ra lấy dung dịch rượu trộn với rượu qua đêm thanh vắng, để chỗ yên tĩnh, lấy vải lọc ra là dùng được. Nếu liên tục ngâm tẩm, bã không cần phải ép, có thể cho thêm rượu tiếp tục ngâm. Loại thuốc bổ điều tiết thân có nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy và cát bì (cát cánh). Rượu thuốc đã pha chế cần cho thêm đường mật, có thể cho đường vào rượu đun nóng hòa tan, qua lọc, dung dịch rượu và đường hỗn hợp lại và quấy đều qua lọc là có thể dùng được. Tự bào chế rượu ngũ vị tử bằng cách lấy ngũ vị tử 500gr, rửa sạch, chứa vào bình miệng nhỏ, cho vào 500ml rượu trắng 60o, bịt miệng kín, sau đó mỗi ngày quấy 1 lần, 15 ngày sau có thể sử dụng. Số lượng uống nên uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3ml. Rượu thuốc này chủ yếu điều trị chứng bệnh về chức năng thần kinh, các chứng mất ngủ, chứng tim đập mạnh, đánh trống ngực, hay quên, thiếu sứ, buồn phiền.
* Thứ 2, phương pháp ngâm tẩm nóng. Thuốc và rượu cùng đun nóng một thời gian nhất định, sau đó để nguội. Ưu điểm của phương pháp này là, vừa có thể tăng nhanh tốc độ ngâm tẩm, lại vừa có thể làm cho thành phần của thuốc dễ tan và tan ra nhiều. Khi làm, có thể dùng phương pháp nấu cách thủy, tức là trước hết bỏ thuốc và rượu vào một nồi nhỏ, sau đó cho vào một nồi to đựng nước và nấu sôi nước, cách ngày một lần để cho thuốc ra hết. Nhưng thời gian nấu không nên quá dài, nếu không rượu sẽ bốc hơi mất hết. Tự chế biến tự thanh mai: thanh mai 30g, rượu vang 100ml, theo phương pháp đun nóng cách thủy đun 20 phút. Lượng uống có thể mỗi lần uống nóng 10-30ml. Rượu thuốc này chủ yếu để chữa ăn uống không tốt, đau bụng giun và bệnh đi tháo do tiêu hóa mãn tính không tốt.