365 LỜI KHUYÊN SỨC KHOẺ


CHƯƠNG 12: SỨC KHỎE TỐT SAU TUỔI 55

Hiện nay, cứ 8 người Mỹ có một người ở ÐỘ TUỔI 65 HOẶC CAO HƠN. TỚI NĂM 2.025, CON SỐ ÐÓ LÀ 4 NGƯỜI. NHÓM NGƯỜI Ở độ tuổi 75 trở lên, ngày càng đông.

Ðiều chứng tỏ, người Mỹ ngày càng sống lâu hơn, có tuổi thọ cao hơn. Chương sách này giúp các bạn đối phó với những vấn đề về SỨC KHOẺ Ở NGƯỜI CAO TUỔI và tránh được các vấn đề mà nhiều người vẫn nghĩ rằng không sao tránh khỏi.

266. Hay quên chưa chắc đã là già

Ðừng vội cho rằng mình đã già rồi nếu bạn vừa quên tên ai ÐÓ HOẶC KHÔNG NHỚ VỪA RỒI MÌNH ÐẬU XE Ở đâu. Ai cũng có thể quên bất chợt. Và không nên chỉ có thế mà vội nghĩ rằng mình đã già rồi!

Sự lẫn và hay quên là trạng thái của người bị suy yếu tâm TRÍ. CÓ GẦN 100 TRƯỜNG HỢP khác nhau, nhưng lại cùng có những triệu chứng của tuổi già, trong đó bệnh ALZHEIMER LÀ MỘT (COI LẠI BÀI 50 VỀ BỆNH NÀY, Ở chương 2). Ngoài ra, chứng hay quên còn do nhiều nguyên nhân: ăn không đủ chất, rối loạn hoócmôn, sử dụng một số thuốc đều có thể dẫn tới hiện tượng hay quên và bị lầm lẫn.

Mặc dù biết thế mà người ta vẫn có thể chuẩn đoán sai tới 20% các trường hợp. Bởi vậy, nếu bạn chưa đi khám bệnh và xét nghiệm toàn bộ các cơ quan trong người mình thì chớ vội kết luận đã già rồi vì chỉ hay quên.

267. 6 biện pháp giữ cho trí óc được minh mẫn

NHIỀU CUỘC NGHIÊN cứu đã cho chúng ta thấy rằng những người tuổi đã cao mà vẫn làm việc hăng hái, hoạt động sôi nồi, thường có trí óc minh mẫn.

Trí óc của bạn cũng cần phải tập luyện để giữ gìn sức khoẻ cũng như cơ thể của bạn vậy.

Sau đây là những biện pháp bạn có thể sử dụng để tập luyện trí óc của mình.

- Hàng ngày hãy tìm những cái mới trong mọi vấn đề để đọc. Sự tò mò tìm hiểu cũng làm cho trí óc ta thêm minh mẫn.

- Chơi các trò chơi đòi hỏi có sự vận động của trí óc như: cờ, bài có sự đấu trí.

- Tham dự các trò chơi ghép chữ trên báo hàng ngày.

- Ðọc sách, báo về các mục và đề tài bạn ưa thích.

- Coi và nghe có phê phán những bài bình luận, những tin tức về các cuộc đẩu, các cuộc so tài, những vở kịch, những chương trinh giáo dục trên ti vi.

- Sử dụng những bản ghi nhớ các loại thường ghi trên lịch treo hay lịch túi.

Thường xuyên chú ý để nắm được ý nghĩ của mọi người qua lời nói của họ.

Ðôi khi nói to lên, để tự nhắc nhở điều mình muốn nhớ và PHỐI HỢP VỚI VIỆC LÀM. THÍ DỤ: ĐẶT CÁC TÚI Ở gần cửa và nói to: "Nhớ bao giờ đi thì mang theo!".

268. Ðề phòng sự thái hoá của mắt

Giữa vòng mạc của mắt có một chấm nhỏ. Sự thoái hoá của cái chấm đó từ tuổi 55 trở đi có thể làm cho người bệnh mất khả năng nhìn thẳng và có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mù. Sự thoái hoá TRÊN CÓ THỂ XẢY RA Ở MỘT BÊN HAY CẢ Ở hay bên mắt.

Nếu bạn đã trên 40 tuổi, bạn nên đi khám mắt định kỳ mỗi năm một lần, để đề phòng chứng bệnh này.

- Hỏi bác sĩ về khoa mắt về việc thử test để xem mắt có bị suy thoái hay không.

- Nếu mắt bạn bị thoái hoá, hãy bàn với bác sĩ về việc chữa trị bằng tia laser. Nếu được phát hiện sớm, 10 - 20% bệnh nhân bị thoái hoá mắt có thể chữa trị khỏi.

269. Làm gì khi nghễnh ngãng?

Tại sao cặp môi của mọi người quanh mình cứ như đang mấp máy? Lời giải đạo của nhà thờ, lời nói của nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu thật khó nghe. Những câu truyện gia đình hoặc những lời nói vui trong bữa ăn của mọi người thật chẳng có đầu đuôi gì cả. Ngồi coi ti vi hoặc nghe ra -

ÐI - Ô mọi người thường yêu cầu bạn vận nút âm thanh cho nhỏ đi.

Những sự việc đó chứng tỏ rằng khả năng nghe của bạn bị suy giảm. Ðể kiểm tra trình độ của tai mình bạn hãy áp vào tai cái đồng hồ đeo tay.

Nếu bạn nghe nổi tiếng tích - tắc, bạn hãy nên đi khám tai khoa tai - mũi - họng vì rất có thể, tai bạn có vấn đề đấy.

Bạn cũng phải đi khám nếu thấy tai nghe thấy tiếng u u liên tục hoặc khi nghe âm thanh lớn thấy tai đau. Nhiều trường hợp nghễnh ngãng, khả năng nghe kém, không chữa trị được. Chỉ có các biện pháp giúp cho người nghễnh ngãng dễ cảm thông với lời nói của mọi người như.

- Yêu cầu mọi người nói to, rõ ràng ở ÐỘ CAO VỪA PHẢI.

- Khi nghe, nhìn vào miệng người nói với mình. Ðứng trước mặt người nói để theo dõi cả nét mặt của họ nữa.

- CHÚ Ý NÓI CHUYỆN VỚI MỌI NGƯỜI Ở chỗ vắng để khỏi bị ảnh hưởng của các tiếng ồn chung quanh.

- Trong nhà thờ hoặc rạp hát, nên ngồi ở GHẾ TRÊN.

- Nếu có điều kiện mắc thêm máy tăng âm, đèn nhấp nháy vào điện thoại, chuông cửa.

Bác sĩ khoa tai - mũi - họng còn có thể cho bạn những bài luyên tập cho đôi tai của mình.

270. CÓ sự thoái hoá về vị giác hay không?

Nếu bạn đã cho nhiều muối vào thức ăn mà vẫn thấy nhạt, thêm đường vào ly nước cam mà vẫn chưa thấy đủ ngọt và thấy hình như tát cả các món ăn đều kém ngon hơn xưa, đó là vì vị giác của bạn có thể đã bị thoái hoá.

ĐỘ NHẠY CẢM VỀ VỊ GIÁC Ở một số người cao tuổi có thể bị giảm tới 50%. Tuy vậy, một số điều chỉ dẫn dưới đây có thể giúp bạn duy trì được hương vị của các món ăn:

- Ăn các thức ăn tươi hơn là các đồ hộp và các thức ăn đã chế biến.

- Trộn thêm vào thức ăn những loại rau thơm cùng gia vị: chanh, hành, tỏi, tiêu...

- Ướp thịt hoặc cá với cấc thứ gia vị trước khi xào nấu.

- Dùng thêm các bánh có nhân vào nước trái cây trong bữa ăn.

- Màu sắc của bánh, rau, trái cây được bày biện trên bàn ăn hoặc món ăn cũng làm thức ăn thêm hấp dẫn.

- Cho bánh và thức ăn vào nồi hấp cho nóng trước khi ăn. Món ăn nóng làm dậy mùi thơm hơn là để nguội.

271. Bảo vệ hàm răng giả

LY NƯỚC ÐỂ Ở đầu giường để ngâm hàm răng giả mỗi tối qua đêm không đủ để bảo vệ cho hàm răng sạch bền. Việc giữ cho hàm răng giả được tốt, sạch có ảnh hưởng tới sức khoẻ và lợi cho bạn, tới độ bền của các chất chế tạo hàm răng.

Mỗi ngày, chúng ta cần làm theo những điều chỉ dẫn sau đây:

- Dùng bàn chải mềm, chải lưỡi và lợi để giữ vệ sinh cho lợi, và miệng không có mùi hôi.

- Dùng thuốc làm trắng men, chải hàm răng ít nhất một lần mỗi ngày.

- Súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

- Khi tháo hàm răng ra, phải để vào một nơi nhất định để tránh mất hoặc đánh rơi.

Ðể bảo vệ hàm răng giả, nên:

- Cắt bánh và thịt thành miếng nhỏ, khi ăn.

- Nhai chậm và tránh cắn vào các thức ăn sâu quá.

- Hàm răng giả làm bạn cảm nhận độ nóng, lạnh kém hơn bình thường. BởI vậy, trước khi ăn, uống phải kiểm tra kỹ độ nóng của thức ăn, đồ uống để khỏi bị bỏng miệng

Hãy tới bác sĩ chữa răng, khi:

- Lợi đau và chảy máu mỗi khi chải miệng.

- CÓ vết trắng hoặc đỏ trong miệng quá 2 tuần rồi mà không tan.

- Răng bị mẻ hoặc vỡ (không nên tự chữa lấy).

- Khi đeo răng thấy khó nói, nhai khó, ăn khó.

- Hàm răng dễ bị tuột ra, không khít với lợi.

Muốn hàm răng luôn khít với lợi, bạn cần phải tới bác sĩ nha khoa ít nhất mỗi năm một lần.

272. Hãy để nhiều thời giờ hon cho bữa ăn

Nhiều người già, nhất là những cụ ông sống độc thân, thấy việc sửa soạn cho bữa ăn thật là vất vả. Bởi vậy, các cụ dần dần đi đến chỗ ăn qua loa, bữa chính cũng như bữa điểm tâm. Kết quả là người bị suy nhược vì thiếu chất dinh dưỡng.

Người già cần ăn các thức ăn thực phẩm có nhiều can - xi để giữ cho xương cứng; nhiều chất xơ để chống bệnh táo bón và nhiều chất khác nữa. Nếu không được ăn uống đầy đủ sức khỏe dễ bị ảnh hưởng và suy yếu.

Sau đây là một số điều để các cụ chú ý, làm cho bữa ăn ngon và đủ chất hơn.

- Trước khi đi chợ, nên lên danh sách các thức mình định mua như: cá, thịt gà, vịt, thịt nạc, các thực phẩm ít chất béo, bánh làm bằng ngũ cốc, rau thái tươi.

- Khi mua thịt hoặc các thức ăn khác, yêu cầu người bán THÁI RA THÀNH MIẾNG NHỎ ÐỂ ÐỠ PHẢI LÀM Ở nhà.

- NÊN MUA THÊM RAU Ở siêu thị vì như vậy mới bảo đảm mua được rau tươi.

- Mua thêm một số thức ăn nấu sẵn và các loại bánh nhiều chất bổ dưỡng để đề phòng những ngày không muốn nấu bếp.

- Không nên mua các thức ăn và bánh có nhiều mỡ, nhiều chất béo, muối và đường, trong thành phần. Những chất đó không có lợi cho sức khoẻ những người hơn 40.

- Làm dư các món có thể để dành tới hôm sau để khi ăn, hâm nóng lại.

- Nên đi chợ, cùng làm thức ăn và nấu bếp với bạn bè, hàng xóm.

273. MỘT SỐ món ăn cần thiết

Những cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy cơ thể người cao tuổi thường thiếu vitamin B,B6, B12, và C. Ðể bù đắp vào phần thiếu đó, các cụ nên ăn:

- Bánh làm từ các nguyên liệu hạt và ngũ cốc, các cơ quan nội tạng của gia súc như tim, gan, óc..., cá. Những thứ đó đều chứa nhiều B6.

- Sữa, trứng và thịt là những nguồn cung cấp B12. Cà - rốt, cải củ, cải bắp và các loại rau tươi đều giàu vitamin B.

- Chanh, cà chua, dưa đỏ, dâu rất giàu vitamin C.

Các cụ cần lượng thức ăn có nhiều can - xi và prôtein hơn những người khác. Canxi có nhiều trong sữa và các sản phầm của sữa. Proten có trong thịt nạc, thịt gà và cá. Ngoài ra, bánh đậu, kẹo lạc, hạnh nhân, trứng đều là những nguồn prôtein dồi dào (coi thêm chương 4).

274. Ăn thế nào cho dễ tiêu?

Từ tổ; 40 trở đi, nhiều người tự nhận thấy có một số thức ăn không còn thích hợp với mình nữa vì khó tiêu. Tuổi của chúng ta càng cao thì lượng enzyme và một số chất cần cho sự tiêu hoá, do dạ dày sản xuất ra càng ít đi. Do đó, khả năng tiêu hoá thức ăn kém hơn khi còn trẻ.

Bởi vậy, nên người cao tuổi cần chú ý:

- Chăm sóc răng. Răng đau, lợi đau, răng giả không khít vào lợi đều làm cho ta khó nhai. Nếu cần, phải tới bác sĩ nha khoa để sửa răng.

- Ăn nhẹ, ăn các thức ăn dễ tiêu, ăn thành nhiều bữa cách quãng nhau VÌ Ở TUỔI già, lượng máu trong cơ thể đi tới nuôi dưỡng ruột non cũng ít đi. Do đó, ruột non hoạt động kém, không hấp thụ được nhiều thức ăn trong một lúc

- Ðể khỏi bị đầy bụng, không nên nuốt chửng, uống nước hoặc nói chuyện khi ăn.

- Hạn chế ăn nhiều các thức ăn sinh ra khí như hành, tỏi, đậu nấu.

- Nếu bị đầy hơi bụng, tiêu chảy thì phải kiêng không ăn sữa và các sản phẩm sữa. (Có thể dùng ít, phối hợp với thuốc tiêu Lactaid).

- Không nên ăn mặc quần áo bó bụng khi ăn.

- Chỉ nên nằm sau khi đã ăn từ 2 giờ trở đi và không ăn trước khi đi ngủ.

275. ĐỂ TRÁNH CÁC BỆNH VỀ RUỘT

tuổi 40, 50, 60... nhiều người hay gặp rắc rối ở ruột như rối loạn tiêu hóa, táo bón. Ðể tránh tình trạng này, nên:

- ĂN NHIỀU chất xơ: các loại hạt, đậu và rau.

- Không nên dùng luôn thuốc tiêu, dễ trở thành thói quen, làm ruột lười hoạt động.

- Uống 6 - 8 ly nước mỗi ngày (mỗi ly ~ 28g nước).

- Khi bị bệnh tiêu chảy, nên ngưng luyện tập.

Cần tới bác sĩ nếu thấy phân có máu, đau bụng lâu hoặc CẢM THẤY CÓ ÐIỀU KHÁC THƯỜNG Ở ruột.

276. Giúp đỡ bàng quang

Nhiều người rất lúng túng vì không kìm chế được việc tiểu tiện. Mỗi khi cười, ho, hắt hơi, xách vật nặng là nước tiểu lại xón ra quần. Nguyên nhân đo các cơ bắp phụ trách việc đóng mở ở ÐẦU RA CỦA BỌNG ÐÁI (BÀNG QUANG) BỊ suy yếu vì sinh đẻ hoặc do đã qua một lần phẫu thuật tuyến tiền liệt. Cũng có thể do bệnh tiểu đường. Nhưng phần lớn, do việc không kiềm chế được sự co bóp của bàng quang lúc tuổi cao, nên mỗi lần co bóp như vậy lại làm thoát ra một ít nước tiểu.

NẾU BẠN Ở VÀO tinh trạng này, nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa về niệu đạo. Ngoài ra, bạn có thể giảm bớt hiện tượng này bằng cách dùng thuốc, luyện tập cho bàng quang hoặc

nếu cần thiết, phải nhờ đến phẫu thuật.

Sau đây làm một số biện pháp có thể giúp bạn trong trường hợp này:

- Cứ 2 giờ, đi tiểu một lần cho bàng quang hết nước tiểu

- Tránh, không ăn những thức ăn có nhiều gia vị cay.

- Không uống rượu, cà - phê từ 4 giờ trở lại, trước khi đi ngủ.

- Tập luyện bàng quang theo phương pháp Kegel (coi bài 232 chương 9).

Nội dung: khi đi tiểu, nhịn để nước tiểu không ra, rồi lại đi ra, lại nhịn v.v... Luyện theo 3 bài tập như sau:

+ Nhịn - tiểu - nhịn - tiểu như vậy mười lần, mỗi lần 3 giây. Mỗi ngày tập 3 lần.

+ Làm các động tác như trên, mỗi lúc một nhanh. Số lần tập như trên.

+ Riêng với nữ: tưởng tượng cho một cái nút vào âm đạo. Giữ nút trong 3 giây. Dùng các cơ bắp như thế nào để hút được cái nút sâu vào trong rồi giữ lại trong 3 giây.

Nếu bạn mang băng vệ sinh, phải thay luôn để tránh viêm và có mùi hôi.

277. Giữ gìn làn da

Khi tuổi cao, sự hoạt động của các hạch sản xuất chất nhờn cung cấp cho da kém đi, làm da dễ bị khô và kém đàn hồi. Bởi vậy, người già càng cần chú ý tới biện pháp gìn giữ da:

- Nên dùng loại xà phòng mềm, có glyxerin để tắm rửa, không dùng loại xà phòng tẩy mùi để rửa mặt. Loại xà phòng này sẽ làm hại da mặt.

- Không dùng các loại thuốc sát trùng có cồn để xoa mặt sau khi cạo râu. Loại nước này cũng làm khô da mặt.

- Sau khi tắm rửa, phun ngay lên da loại dung dịch chống khô da.

- Trong những tháng mùa đông, nên dùng máy điều hoà khí HẬU TRONG PHÒNG Ở để tránh cho da khỏi bị khô.

- Khi rửa bát, đĩa bằng chất tẩy rửa, phải đeo găng cao su để bảo vệ da tay.

- Khi đi ra ngoài trời - nhất là mùa nắng - phải bôi kem chống nắng hoặc phun dung dịch dưỡng da.

Nếu thấy da mặt bị sạm, đen, có vẩy... nên tới khỏi bác sĩ khoa da liễu.

278. Cần hiểu về kem dưỡng da

Hãy cẩn thận, đừng vội tin, và mua những loại kem bôi da được quảng cáo là có khả năng xoá được hết tất cả các vết nhăn. Chỉ có một loại kem có khả năng đó là kem có chứa axit RETINOIC, MỘT DẠNG VITAMIN A TỔNG hợp. Ðắp miếng gạc tẩm axít retinoic lên da, axit sẽ kích thích và làm tăng LƯỢNG MÁU LƯU THÔNG Ở DA, thúc đẩy các cơ, mô sản xuất ra một loại prôtêin, giữ cho da được mịn màng làm cho những vết nhăn mờ đi hoặc bị xoá hẳn. Axit retinoic còn thôi thúc các tế bào da mới thay thế các tế bào da cũ làm cho da luôn có vẻ trẻ trung.

279. Xoá các vết thâm trên da

Tia nắng và ánh sáng mặt trời qua nhiều năm tháng tác dụng vào da đã ghi lại dấu vết của mình dưới hình thức những chấm hoặc những vết nhỏ màu sẫm. Bạn có thể có những vết đó trên mặt, tay, cánh tay, cổ là những phần cơ thể là những phần tiếp xúc với ánh nắng.

Ðể giảm bớt sự hình thành các chấm đó, nên:

- Xoa kem bôi da lên trên lớp da có chấm, để lấp các chấm đó.

- Khi ra ngoài trời, nên xức các dung dịch chống nắng, 45 phút trước khi đi.

- Dùng các loại kem bôi da có tính chất tẩy màu. (Những kem này có thể làm màu các vết chấm lợt đi, nhưng phải qua hàng tháng mới có tác dụng).

Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả, bạn có thể tới bác sĩ da liễu đề nghị được dùng thuốc, hoặc dùng thủ thuật như:

- Kem tẩy màu da.

- Kem làm thay da, giống như Retin - A.

- Thuốc lột da để đắp lên những chỗ có vết sẫm (một loại axít yếu tẩm vào bông rồi đắp lên chỗ da thâm).

- Bào da: làm tê lạnh những chỗ có vết sẫm, rồi bào mỏng da bằng máy điện.

Những biện pháp này thường làm hết những vết thâm nhưng lại để lại những vết trắng vĩnh viễn...

280. Ngáy và quậy lúc ngủ

Nhiều người cao tuổi - phần lớn là các cụ ông, lúc ngủ hay ngáy. Không những thế, thỉnh thoảng lại còn co chân, trở mình vật vã đùng đùng khiến cho người nằm bên phải thức giấc.

Ðể chống ngáy, nên nằm gối cao và nằm nghiêng. Hình như những người béo phì và uống rượu hay ngáy và vật vã tay chân hơn những người khác. Bới vậy, một biện pháp

chống ngáy khác là cai rượu và làm sút cân (coi lại bài 4 chương 1).

Người ngáy thường có thời gian ngắn ngưng thở giữa hai đợt thở ra và hít vào, rồi mới ngáy theo nhịp điệu: thở ra - ngưng - ngáy thở vào hoặc thở vào - ngưng - ngáy thở ra.

Ngáy và vật vã chân tay không tác hại cho người ngáy nhưng lại làm mất ngủ người bên cạnh và hiện tượng này kéo dài. Bởi vậy, nếu tự chữa không có kết quả, nên hỏi ý kiến bác sĩ để bảo đảm sức khoẻ cho người ngủ chung.

28l. 4 bước chuẩn bị cho ngày về hưu

Về hưu là một sự thay đổi lớn về thu nhập, nếp sống, quan hệ xã hội, làm cho người về hưu gần như thành một người khác vậy. B ởi thế cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy có người về hưu cảm thấy buồn, có người lại thấy vui. Muốn cho ngày về hưu là một ngày vui, phải có sự chuẩn bị trước. Kết quả cuộc nghiên cứu của trường Ðại học Michigan cho biết, 75% những người đã chuẩn bị trước như vậy, đều thấy hài lòng trước khi vào cuộc sống hưu trí. Nếu bạn sắp về hưu, hãy thực hiện 4 bước chuẩn bị như sau, bạn sẽ thấy ngày về hưu có nhiều điều vui hơn là buồn.

1. GIẢM THỜI GIAN LÀM VIỆC - Nhiều người thấy rằng giảm việc từ từ hơn là mới làm việc bận rộn hôm trước, hôm sau đã không có việc gì làm. Ðể tránh sự thay đổi đột ngột như vậy, trước khi về hưu, nên đề nghị chế độ giảm giờ làm việc. Chẳng hạn, chỉ làm việc 1/2 ngày ở công sở, một hai tháng trước khi nghỉ, hoặc tìm một công việc nhẹ nhàng HƠN Ở MỘT xí nghiệp khác để làm tiếp cho tới khi mình muốn nghỉ hẳn.

2. LÀM QUEN VỚI MỨC SỐNG PHÙ HỢP VỚI SỐ LUƠNG HưU TRUớC KHI Về HƯU - Nên thực hiện tiết kiệm càng sớm càng tốt để dành tiền cho lúc về hưu. Ðừng nên nghĩ rằng, rồi đây mọi thứ chi tiêu sẽ có thể trông chờ vào Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội.

3. HÃY GIỮ GÌN SỨC KHOẺ CHO MìNH NGAY KHI CòN TRẻ - Mọi người đều có thể lo giữ gìn sức khoẻ cho bản thân mình bằng cách hạn chế ăn chất béo hoặc ăn những thức ăn ít chất béo, không hút thuốc, uống rượu có chừng mực hoặc không uống rượu, học phương pháp thư giãn để tránh stress, chú ý đi kiểm tra sức khoẻ đều và luôn chú ý vận động cơ thể.

4. TẠO CHO MINH NHỮNG SỞ THíCH VA Sự QUAN TÂM TớI CáC HOạT ÐộNG CủA Xã HộI CHUNG QUANH - Hoà nhập vào cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội hoặc để tâm nghiên cứu về một vấn đề học thuật nào đó, đều là những việc có thể giúp mình lấp được

sự trống rỗng trong tâm hồn và việc áy náy không biết làm việc gì hàng ngày.

Ðể tránh sự nhàm chán nên nghĩ tới những loại hình hoạt ÐỘNG Ở TRONG NHÀ CŨNG NHƯ Ở ngoài trời, hoạt động tinh thần, hay vận động cơ thể, hoạt động tập thể hoặc cá nhân. Trước khi về hưu, hãy dự kiến những việc gì phù hợp với sở thích và khả năng của mình nhất, để khỏi có những ngày ngồi không khi cuộc sống mới bắt đầu.

282. Săn sóc người bệnh

Nếu bạn có trách nhiệm săn sóc cho một người thân bị bệnh trong gia đình, bạn thường gặp một số khó khăn. Ðể giảm bớt các khó khăn đó, nên:

- ĐẶT PHÒNG BỆNH Ở dưới nhà (tầng trệt). Như vậy, bạn đỡ phải đi lên đi xuống hàng ngày.

- Mua hoặc thuê một số dụng cụ để giúp cho việc phục vụ được tốt như: giường bệnh viện (loại nâng lên, nâng xuống); bàn gấp hoặc trải ra được, để người bệnh có thể ăn tại giường; ghế có bánh xe v.v...

- Ðể khăn lau, khăn tay, nước rửa tay, ly uống nước và các vật dụng thường dùng cho người bệnh trong phòng, người bệnh hoặc gần phòng. Giữ các thứ đó sạch sẽ.

- Làm một bản ghi tên các vận dụng, dán vào một nơi dễ thấy.

Ðể làm nhẹ bớt công việc của mình, nên:

- Phân công một số việc cho mọi người trong gia đình

- Biết rõ các nơi cần thiết cho việc phục vụ người bệnh: từ nơi mua thịt tới các những địa điểm khác.

- Ghi địa chỉ của trạm cấp cứu, hoặc bệnh viện công, bệnh viện tư, phòng y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội v.v...ở gần nhà nhất.

- CÓ kế hoạch để mình có thể ra khỏi nhà, đi mua sắm hoặc giao tiếp ít nhất một ngày mỗi tuần.

- Tìm hiểu xem người bệnh được ai bảo trợ về chi tiêu người trong gia đình, họ hàng, Công ty bảo hiếm, ngành y tế.


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam


Chương 01 XỬ TRÍ NHANH VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ HÀNGNGÀY
Chương 02: NHỮNG VẤN ÐẾ CHÍNH VỀ PHÒNG BỆNH, PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH
Chương 03: ÐỂ CÓ SỨC KHOẺ VÀ GIỮ ĐƯỢC SỨC KHOẺ
Chương 04: THỰC PHẨM VÀ SỨC KHOẺ
Chương 05: PHƯƠNG PHÁP SỤT CÂN - NẶNG BAO NHIÊU KÝ - TÙY Ý
Chương 06: LÀM GÌ ĐỂ THẮNG STRESS
Chương 07: LIÊN QUAN GIỮA CẢM XÚC VÀ SỨC KHOẺ
Chương 08: THOÁT LY VÒNG NGHIỆN NGẬP
Chương 09: NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ RIÊNG CỦA PHỤ NỮ
Chương 10: NHỮNG VẤN ÐỀ RIÊNG CỦA PHÁI NAM
Chương 11: HẠNH PHÚC VÀ SỨC KHOẺ TRONG CUỘC SỐNG TÌNH DỤC
Chương 12: SỨC KHỎE TỐT SAU TUỔI 55
Chương 13: KHOẺ TRÊN ÐƯỜNG DU LỊCH
Chương 14: BIẾT CÁCH ÐỀ PHÒNG SẼ GIỮ ÐƯỢC AN TOÀN
Chương 15: HÀM RĂNG ÐẸP, SỨC KHOẺ TỐT
Chương 16: NHỮNG NHU CẦU VỀ Y TẾ
ykhoanet - 365 lời khuyên sức khoẻ - phụ lục


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO