365 LỜI KHUYÊN SỨC KHOẺ


Chương 2: NHỮNG VẤN ÐẾ CHÍNH VỀ PHÒNG BỆNH, PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH

Chúng ta nên lo nghĩ về đâu gì nhất? Công việc - Chi tiêu hay sức khoẻ?

Nếu phải chọn một trong ba câu trả lời trên, chắc các bạn đều chọn câu thứ 3. Vì một người bị bệnh không thể duy trì việc làm nhưng lại phải chi tiêu gấp bội.

Việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng: đỡ tốt kém và rút ngắn được thời gian chữa bệnh, có khi lại cứu được cả sinh mạng vì được chữa trị kịp thời.

Chương này có tác dụng như một bản đồ giúp bạn tìm ra con đường cần theo để xử trí với những khó khăn liên quan tới sức khoẻ.

50. Bệnh Alzheimer của tuổi già

Người ta chưa tìm được hết nguyên nhân bệnh, chỉ biết rằng bệnh thường làm quen với những người trên 80 tuổi. Rất ít người dưới 65 TUỔI MẮC BỆNH NÀY. CÓ PHẢI VÌ MỘT LOẠI VIRÚT NÀO ÐÓ HAY KHÔNG? ĐÓ vẫn là một câu hỏi, trên đường đi tìm thủ phạm làm suy yếu - nhiều khi huỷ hoại - các tế bào não phụ trách thu nhận, lưu giữ và xử lý các thông tin.

TRIỆU CHỨNG BỆNH ALZHEIMER gồm:

- Khả năng chú ý bị giảm.

- Khả năng hoạt động của ruột và bọng đái suy yếu có khi, không kiềm chế được.

- Thể lực sút kém.

- Mất phương hướng

- Hay quên (thường là những sự việc mới xảy ra).

- Trở nên vụng về.

- Nói không rõ ràng, rành mạch.

- Hay buồn rầu, hờn giận.

- Dễ nhầm lẫn.

- Hay bỏ sót các công việc hàng ngày.

Cũng có những bệnh có những triệu chứng giống bệnh Alzheimer như: u não, tụ máu não, thiếu nhiều vitamin B12, suy nhược tuyến giáp. Những bệnh này đều có thể chữa trị được. Vì không có thuốc chữa bệnh Alzheiner, nên nếu gia đình có người bệnh thì nên làm một số việc sau đây để giúp đỡ người bệnh thực hiện được những công việc hàng ngày:

Làm một bảng ghi chữ to nhắc nhở những việc phải làm trong ngày.

- Dặn dò kỹ người bệnh coi bảng và làm tuần tự các việc

- ĐỂ CÁC ÐỒ DÙNG Ở chỗ quy định để người bệnh dễ nhớ chỗ và dễ lấy.

- Dặn dò kỹ hoặc ghi vào một bảng những điều cần nhắc nhở khi làm xong việc gì. Thí dụ: bảng "nhớ đóng cửa", "khoá NƯỚC" Ở GẦN vòi nước v. v...

- Luôn chú ý xem bữa ăn của người bệnh có đủ các chất bổ dưỡng cần thiết không.

- Tạo điều kiện để người bệnh cùng đi dạo với gia đình.

Tạo không khí để người bệnh thấy mình vẫn là một thành phần tích cực trong gia đình.

51. Phân biệt chứng đau ngực với đau tim

Ðau ngực thường có triệu chứng như:

- Tức ngực, có cảm tưởng như có vật nặng đè lên ngực

- Cảm tưởng như ngực bị va chạm mạnh

- Cảm giác đau lan truyền từ ngực tới tay và gáy

- Tay cảm thấy nặng, run và tê cóng khó cử động (thường là tay phải)

- Người khó chịu, mệt như bị đầy bụng.

CÓ người lên cơn đau tim sau khi bị đau ngực, nhưng sự thật hai chứng bệnh này khác nhau. Chỉ với những người đã bị bệnh tim thì hiện tượng đau ngực mới là điều báo hiệu của cơn đau tim sắp tới.

Tuy vậy, người ta dễ lẫn lộn hai bệnh này với nhau vì chúng có một số nguyên nhân giống nhau như:

- Cơn đau xuất hiện khi trong mạch tim có vẩn chất béo làm tắc mạch hoặc làm máu lưu thông chậm tới tim

- Trong cả hai trường hợp, người bệnh đều thấy cơn đau lan từ ngực tới tay, vai và cổ (cảm giác đau của người đau tim thường lâu tới 30 phút, trong khi cơn đau của người đau ngực chỉ lâu từ vài giây tới vài phút).

- Cả hai trường hợp đều xảy ra khi bệnh nhân đang làm một việc gì nặng nhọc đòi hỏi nhiều sức lực.

- Thường xảy ra với đàn ông trên 50 tuổi và phụ nữ sau khi mãn kinh.

Bác sĩ thường hỏi bệnh nhân để phân biệt hai chứng bệnh và thường căn cứ vào những nhận xét sau:

- Sau cơn đau tim, bệnh nhân vẫn còn cảm giác đau vì các cơ tim bị tổn thương. Người đau ngực thường không thấy thế.

- Các cơn đau đều do tim bị thiếu máu nhưng đau ngực thường chỉ cần nghỉ một lát là thấy sức khỏe hồi phục ngay. Người đau tim dù được nằm nghỉ nhưng vẫn thấy mệt, lâu hồi sức..

- Dùng nitroglyxerin, người đau ngực thấy công hiệu ngay. Nhưng đối với người đau tim, thuốc này không có tác dụng.

Tuy vậy bác sĩ vẫn phải tiến hành thêm một số xét nghiệm nữa mới kết luận được cơn đau thuộc loại về bệnh nào (thí dụ: điện tâm đồ).

Ngoài ra, những yếu tố sau đây đều có thể dẫn đến hiện tượng đau ngực.

- Vừa qua một bữa ăn no quá, có nhiều chất khó tiêu.

- Vừa bị một cú "sốc" vì một tin buồn hay vui, bất ngờ.

- Bị áp huyết cao.

- Tỷ lệ cholesterol trong máu cao quá mức bình thường cho phép.

- Hút thuốc.

- Gia đình có người đau tim (đau ngực di truyền).

Nếu bạn thường bị đau ngực, nên:

- Khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng nitroglyxerin hay các loại thuốc có tác dụng làm giãn nở các động mạch vành để máu dễ lưu thông tới tim. Thuốc nitroglyxerin có tác dụng như vậy khi dùng thuốc từ 1 tới 2 phút.

- Phải bỏ hút thuốc vì chất nicotine trong thuốc lá làm các mạch máu co hẹp lại.

- Tránh ăn những thực phẩm khó tiêu.

- Sau khi ăn, nên nghỉ ngơi hoặc làm những công việc nhẹ.

- Hạn chế ra ngoài khi trời gió, lạnh.

- Hạn chế ăn chất béo để hạ thấp tỷ lệ cholesterol.

- Tránh mọi hoàn cảnh khiến mình phải giận dữ lo nghĩ, cảm động.

52. Bệnh viêm khớp

KHI CÁC MÔ SỤN Ở các khớp xương bị hủy hoại bị lây nhiễm hay nguyên NHÂN NÀO ÐÓ, NGƯỜI TA SẼ CẢM THẤY ÐAU Ở các khớp, mỗi khi cử động, đấy là bệnh viêm khớp. Nếu bị viêm vì lây nhiễm, cần phải tới bác sĩ để được điều trị càng sớm CÀNG TỐT.

các triệu chứng của bệnh viên khớp gồm:

- Cảm thấy chân tay, cứng đơ.

- Một vài khớp bị sưng tấy.

- Khớp bị đau, nhức bên trong.

- Mỗi lần cử động lại đau.

- Khớp bị cứng và đỏ.

- Sốt, sụt cân, mệt.

nhiều loại viêm khớp, nhưng đáng chú ý 3 loại thường gặp:

1. Viêm khớp của người già do các sụn bị nén và ma sát qua nhiều năm tháng, bị mòn vì tuổi cao. Thường các cụ già cảm thấy đau và cứng tay chân vào buổi chiều.

2. Bệnh thấp khớp có đặc điểm bị sưng tấy ở NGÓN CHÂN, NGÓN TAY, CỔ tay, chân, khuỷu, đầu gối gây cứng khớp vào buổi sáng, lâu chừng một giờ. PHỤ NỮ Ở ÐỘ tuổi 30 - 40 hay bị nhiều hơn nam.

3. Bệnh khớp đốt sống thương gặp ở NAM TỪ 15 TỚI 45 TUỔI CÓ ÐẶC ÐIỂM LÀ ÐAU Ở phần cuối cột sống với kèm theo hiện tượng đau lưng.

Thông thường bác sĩ thường xứ lý như sau:

- Cho uống thuốc giảm đau aspirin và thuốc chống sưng tấy (không dùng thuốc loại có steroid).

- Nằm nghỉ, chỉ chườm nóng hay chườm lạnh.

- Tập các động tác thể dục phù hợp với loại bệnh, có liên quan tới các vùng đau để tăng cường khả năng nhu động của khớp.

Luyện tập thể dục là biện phát tốt nhất trong mọi biện pháp có tác dụng làm chân, tay dễ duỗi ra, chịu đựng được sức nặng, sức căng, tăng cường sức co của cơ bắp v.v...

Tuy vậy, sự luyện tập cần được bác sĩ chỉ dẫn, vì tập quá sức sẽ gây đau thêm.

Bơi là một hình thức luyện tập rất tốt vì khi bơi sức nặng của cơ thể đã được nước nâng, còn chân, tay và mọi khớp xương trong cơ thể đều được vận động nhẹ nhàng.

Nói chung,việc luyện tập trị bệnh nên chú ý.

- Chọn bài tập thích hợp để vận động được các khớp đau.

- Tập chậm, nhẹ rồi tăng cường độ từ từ.

- Nếu có khớp nào đau vì luyện tập thì phải ngưng tập động tác gây đau.

- Không tập quá sức. Tập xong phải có thời gian nghỉ tương xứng với sự nhọc mệt trong luyện tập.

- Tập trung sự chú ý vào các động tác có tác dụng tới các khớp, nhất là khi vận động trong nước.

- Luyện tập phải kiên trì.

53. Hãy phát hiện sớm bệnh ung thư

NGƯỜI TA CHO RẰNG Ở Mỹ, số người chết vì bệnh ung thư đứng thứ 2, sau một số người chết vì bệnh tim. Thường có tới 30% dân số Mỹ có khả năng mắc bệnh, phần lớn là các trường hợp ung thư phổi, ruột, trực tràng, vú, tuyết tiền liệt bàng quang và dạ con.

Rất may là con số ung thư không bị lớn hơn: 70%. Tuy vậy, mỗi người phải chú ý làm sao để giữ được mình đứng trong con số 70% đó. Muốn vậy, chúng ta phải:

- Không hút thuốc.

- Ăn đồ nhẹ, dễ tiêu.

- Uống ít hoặc không uống rượu.

- Gìn giữ môi trường sạch. Tránh hít thở không khí ô nhiễm vì hoá chất.

- Tránh phơi nắng nhiều.

Phải chú ý nhận xét và phát hiện những thay đổi hoặc dấu hiệu bất thường trên cơ sở của mình để báo ngay cho bác sĩ biết. Sự phát hiện bệnh sớm mang nhiều hy vọng có thể cứu được mạng sống của bản thân mình. Những dấu hiệu bất thường là:

- Sự hoạt động không bình thường của bọng đái, của ruột.

- CÓ HẠCH HOẶC CÓ CỤC GÌ ÐÓ Ở NGỰC hay một chỗ nào khác.

- Chảy máu bất thường dù không phải thời kỳ kinh nguyệt, HOẶC KINH NGUYỆT KÉO DÀI (NỮ) Ở hậu môn (nam, nữ).

- Khàn tiếng hoặc ho lâu ngày không khỏi.

- Ðau họng lâu không khỏi.

- CÓ NHỮNG THAY ÐỔI LẠ Ở mụn cơm, nốt ruồi.

- Nuốt khó và ăn không tiêu, kéo dài.

54. Bệnh đục nhân mắt: chữa được!

Người bệnh thấy như mình đứng trong một lớp mây mù. Ngay giữa ban ngày, mà mọi vật chung quanh đều mờ mờ. Buổi tối, càng tệ hơn. Ðôi khi, nhìn một vật hóa hai, ánh sáng làm nhức mắt: đó là trệu chứng của bệnh đục nhân mắt.

Trước kia, người ta cứ tưởng đấy là bệnh của người già. Nhưng không phải! Nguyên nhân bệnh là do sự tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím. Bởi vậy, đi nắng đội mũ, nón, đeo kính bảo vệ mắt là phương pháp tốt và cần thiết để không mắc bệnh đục nhãn mắt sau này.

Một số triệu chứng khác của bệnh này là:

- Không nhận rõ màu sắc.

- Hay bị chói mắt, nhất là vào buổi tối.

Kính đeo để nhìn gần (kính lão), không còn tác dụng. Số LỚN BỆNH NHÂN CỦA CÀN BỆNH NÀY thường ngoài tuổi 40 và phải qua phẫu thuật để chứa trị. 97% cuộc phẫu thuật đã thu được kết quả tốt. Tuy vậy, việc có cần phải phẫu thuật hay không, nên để cho bác sĩ quyết định.

Trước đây, sau khi được phẫu thuật, các bệnh nhân phải mang những mắt kính dày để điều chỉnh mắt. Bây giờ, các bác sĩ có thể gắn trực tiếp những mắt kính nhỏ vào con ngươi mắt rất tiện lợi cho người dùng.

Sau khi phẫu thuật mắt, người bệnh vẫn phải chú ý tránh tia cực tím. Mỗi khi ra nắng, cần đeo kính râm.

55. Hội chứng suy lực mạn tính

Vào quãng hơn mười năm trước đây, từ đầu thập niên 80, nhiều nhà nghiên cứu về y học Mỹ rất chú trọng tới một loại bệnh làm suy giảm sức khoẻ của phụ nữ từ 20 tuổi cho tới 40 tuổi. Nam cũng bị, nhưng ít hơn. Ða số họ đều là trí thức, có nghề nghiệp chuyên môn ổn định. Triệu chứng của bệnh này là.

Người bị mệt, cảm thấy sức lực suy giảm dần, kéo theo ít ra là 6 tháng:

- Ðau họng.

- Nổi hạch

- Sốt nhẹ, nhức đầu, chóng mặt.

- Người ủ rũ.

- Ðau cơ bắp.

- Sút cân.

- Suy giảm trí nhớ.

Người bệnh luôn có cảm tưởng như mình bị say sóng hoặc ở TRÊN MỘT CON THUYỀN bồng bềnh sóng gió. Những triệu chứng đó làm cho các nhà chuyên môn nghĩ tới các bệnh như AIDS, lao, tâm thần v.v..., nhưng các xét nghiệm lại không tìm thấy vi trùng hay vi rút gây bệnh. Cho tới nay, nguyên nhân gây bệnh VẪN Ở TRONG vòng bí mật. Các bác sĩ chỉ đồng ý được với nhau về việc đặt tên bệnh là "Hội chứng suy lực mạn tính", họ gọi tên vi rút có thể là thủ phạm gây bệnh này là Epstein Barr và khuyên người bệnh nên:

- Nghỉ ngơi, dưỡng sức.

- Ðọc các tài liệu để biết cách tránh bệnh stress và thần kinh căng thẳng.

- Biết cách theo dõi tình hình sức khỏe của mình.

- Sống lành mạnh.

- Liên hệ với những người cùng có bệnh giống mình để rút kinh nghiệm.

56. Bệnh xơ gan

GAN LÀ CƠ quan giữ rất nhiều chức năng trong cơ thể chúng ta:

- Sản xuất ra mật để tham gia vào việc tiêu hoá chất béo.

- Sản xuất prôtêin trong máu.

- Tạo chất làm đông máu.

- Trao đổi chất cholesterol.

- Giữ tỷ lệ chất đường hợp lý trong thành phần máu.

- Là kho chứa chất glycogen dự trữ.

- Tham gia việc sản xuất hơn 1.000 enzym các loại có tác dụng khác nhau trong cơ thể.

- Lọc và loại bỏ các chất độc có hại trong cơ thể như rượu và các chất trong dược phẩm.

Gan có thể chịu đựng được một lượng rượu nhất định. Nhưng nếu người uống rượu uống luôn luôn, uống nhiều thì các cơ gan sẽ bị huỷ hoại. Những cặn chất béo đóng lại trong gan, phá huỷ các cơ gan gây nên BỆNH XƠ GAN, THƯỜNG GẶP Ở ÐÀN ÔNG TRÊN 45 TUỔI. SỐ PHỤ NỮ Mỹ bị xơ gan trước kia ít, bây giờ cũng tăng nhiều.

Những người uống rượu thường ăn không đủ chất vì càng ngày họ càng uống nhiều hơn nên cơ thể bị thiếu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.

Xơ gan dẫn tới đau ống mật và bệnh vàng da. Các loại thuốc uống để chữa trị lại làm gan bị mệt thêm. Các bác sĩ thường hay căn cứ vào các triệu chứng sau đây để kết luận bệnh nhân bị xơ gan:

- Gan nở to.

- Lòng mắt trắng và da có màu vàng.

- Nước tiểu nâu (màu nước trà).

- Phân có thể có máu.

- Rụng tóc.

- Phù chân và sưng dạ dầy (bao tử).

- Suy yếu thần kinh.

Xơ gan dẫn tới tử vong. Việc chữa trị mất nhiều thời gian nên tốt hơn hết là không uống rượu!

57. Bệnh nhồi máu cơ tim

Mỗi ngày, có 4.000 người Mỹ lên cơn đau tim, mỗi lần lên cơ đau chừng 20 giây. Mỗi năm có khoảng 600.000 người chết vì bệnh nhồi máu cơ tim có liên quan tới động mạch vành tim. Bệnh tim có số nạn nhân cao nhất SO VỚI CÁC BỆNH KHÁC Ở nước Mỹ. May mắn mà những năm gần đây, số người chết vì bệnh này có xu hướng giảm bớt được một số ít vì điều kiện ăn uống tốt, phong trào tập thể dục, thuốc thang đẩy đủ và nhất là mọi người đều được thông tin về căn bệnh này.

TỔ chức phòng chống bệnh tim mạch Mỹ khuyên mọi người nên:

- Thường xuyên kiểm tra huyết áp của mình. Huyết áp cao sẽ TẠO ÐIỀU KIỆN CHO CÁC CHẤT BÉO ÐÓNG CẶN Ở mạch máu, trong số đó có cả động mạch vành. Các bác sĩ chuyên tim mạch sẽ chỉ dẫn thêm cho các bạn về chế độ ăn uống nên theo (không nên ăn mặn nhiều để kiềm chế lượng natri trong máu. Nên chú ý tới số cân, vì béo quá cũng ảnh hưởng tớp áp huyết, làm áp huyết cao...).

- BỎ hút thuốc vì chất nicotine làm co mạch khiến lượng máu tới tim ít đi, không cung cấp đủ oxy cho tim. Người ta còn cho rằng nicotine có ảnh hưởng trực tiếp tới tim và động mạch vành.

- Yêu cầu bác sĩ kiểm tra bệnh tiểu đường vì bệnh này có liên qua tới bệnh tim và động mạch vành.

- Giữ số cân nặng vừa phải. Người béo mập quá dễ bị huyết áp cao, bệnh tiểu đường, nhồi máu cơ tim hơn mọi người khác.

- CÓ chế độ ăn hạn chế chất béo và cholesterol với các món ăn như là thịt nạc, nhiều rau, dầu thực vật. Những thực phẩm có tỷ lệ cao về chất béo và cholesterol tạo điều kiện để chất béo đóng cặn làm ách tắc các mạch MÁU, KỂ CẢ CÁC MẠCH Ở tim.

- Tập thể dục aerobic ít nhất 3 lần trong tuần, mỗi lần 20 phút. Ngồi làm việc ngày này qua ngày khác, hàng tháng, hàng năm sẽ dẫn tới BỆNH TIM MẠCH SAU này (coi chương 3 về tính ích lợi của các môn đi, chạy, đạp xe đạp).

- Thực hiện phương pháp co giãn tinh thần tự luyện tập để có tầm nhìn rộng rãi về các sự việc xảy ra quanh mình hàng ngày. Các bệnh về thần kinh, hiện tượng stress có liên quan mật thiết với hiện tượng huyết ÁP CAO VÀ CÁC BỆNH VỀ TIM - MẠCH.

- ĐI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN VỀ TIM - MẠCH. Bạn cần phải biết rõ các triệu chứng của bệnh tim -

mạch để lúc xảy ra, đi ngay tới nơi cứu chữa, đừng để tới lúc quá muộn.

SAU ÐÂY LÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHỒI MÁU Cơ Tim:

- Thấy khó chịu đau hoặc tức ngực kéo dài trong nhiều phút.

- Cảm giác khó chịu hoặc đau, lan ra vai, cổ, tay và hàm.

- Cảm thấy buồn nôn, ói hay nôn, ói cùng lúc với hiện tượng đau ngực.

- Toát mồ hôi lạnh.

- Khó thở.

- Chóng mặt, hoa mắt.

- Bụng nôn nao (dạ dày cồn cào).

- Cảm thấy lo ngại, như đoán trước sắp có tai hoạ.

Nếu bạn biết mình lên cơn đau tim (nhồi máu cơ tim -ách tắc Ở ÐỘNG MẠCH VÀNH...) HÃY TỚI BỆNH VIỆN HAY PHÒNG CẤP CỨU NGAY LẬP TỨC!

NHANH là hy vọng SỐNG.

CHậM là khả năng CHẾT.

58. Viêm ruột: bệnh Crohn

Ðoạn cuối ruột non nối với ruột già nằm ở PHÍA BÊN PHẢI BỤNG dưới, của chúng ta. Khi đoạn này bị viêm, chúng ta thấy các triệu chứng như sau:

- ĐAU Ở bụng dưới, phía bên phải. Thường đau sau bữa ăn.

- ỈA CHẢY (không có máu).

- Sốt nhẹ.

- Buồn nôn, ói.

- Không muốn ăn, sút cân.

- Ðau, viêm hậu môn.

- Ðau khớp.

- Mệt mỏi.

Người ta gọi bệnh này là bệnh Crohn, thường gặp ở CÁC BỆNH NHÂN TỪ 15 TỚI 35 TUỔI Ở CHÂU ?U, NGƯỜI MIỀN CAUCASE VÀ NGƯỜI gốc Do Thái. Bệnh xuất hiện như một cơn dịch, đến rồi lại đi, chưa biết nguyên nhân nên khó đoán trước. Các thuốc trị bệnh là thuốc chữa bệnh ỉa chảy, chữa viêm (kháng sinh), các vitamin trợ lực và đôi khi các thuốc có thành phần steroid.

Trong thời gian bị bệnh nên chườm nóng bụng để giảm đau, uống nhiều nước để bù việc mất nước, nằm nghỉ. 70% bệnh nhân thường phải phẫu thuật vì bệnh có thể lan ra ngoài chỗ nối giữa ruột non và ruột già.

Tránh ăn sữa, trứng, bột mì và các thực phẩm có nhiều chất xơ. Vì có thể làm chỗ viêm phát triển thêm.

Tránh uống rượu.

Nên ăn các chất giàu vitamin, các chất protein và cacbon hydrat.

Bệnh cần được bác sĩ điều trị vì có thể biến chứng thành các bệnh đường ruột khác.

59. Bệnh tiểu đường

Các bộ máy trong cơ thể chúng ta có nhiệm vụ biến đổi chất đường ăn thành glucô đối với cơ thể cũng giống như "ét săng" đối với các xe máy vậy.

Khi lượng insulin - một loại hoóc môn do tuyến tuy tiết ra thiếu lượng glucô trong máu tăng cao không thích hợp với tỷ lệ bình thường của các chất trong máu. Thận sẽ lọc bớt glucô của máu để thải ra ngoài trong nước tiểu: đó là bệnh tiểu đường. Nguyên nhân của bệnh là do lượng insulin thiếu, nên bác sĩ thương chích hoặc cho bệnh nhân uống các thuốc có insulin.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:

- Buồn ngủ, uể oải.

- Ngứa.

- Mắt mờ.

- Cử động nặng nhọc.

- Ù tai, tay, chân lạnh, đau nhức.

- Dễ mệt.

- Da dễ nhiễm trùng, những vết đứt tay, chân, vết xước - ÐẶC BIỆT Ở CHÂN - lâu lành.

- Gia đình có người bi bệnh tiểu dường.

Người bị bệnh tiểu đường thường đi tiểu lắt nhắt (đi luôn) luôn khát nước và đói, sút cân nhanh chóng, người mệt mỏi hay cáu gắt, hay lợm giọng và buồn nôn, ói.

Không cần phải có đủ tất cả các triệu chứng trên mới có bệnh. Nếu trong gia đình dã có một người bệnh, thì bạn phải đi thử máu hàng năm, ít nhất một lần trong năm vì bệnh này có tính di truyền.

Bệnh tiểu đường có 2 loại:

1. Loại nặng, kể cả người dưới 40 tuổi cũng mắc. Khi chữa trị cần chích insulin.

2. LOẠI NHẸ HƠN THƯỜNG GẶP Ở các người già và béo mập. Ðối với các bệnh nhân này, nhiều khi chỉ cần ăn uống theo chế độ đặc biệt cũng khỏi, như: kiêng chất béo, ăn ít hoặc kiêng ăn đường, ăn nhiều các chất có xơ v. v...

Luyện tập thể dục rất tốt đối với người bệnh vì hình như, sự vận động của cơ thể có ảnh hưởng tới việc điều tiết insulin. Bởi vậyy, giữ cho cơ thể không mập ú, có chế độ ăn uống cẩn thận, năng luyện tập thể dục là 3 bài thuốc công hiệu để đề phòng bệnh tiểu đường.

60. Viêm thành ruột

Thành ruột con người không thẳng trơn mà có chỗ lồi và lõm nhẹ cả bên trong lẫn bên ngoài. Nếu chỗ lõm bên trong lõm quá sẽ giống như những túi nhỏ, tích tụ những chất thải của bộ máy tiêu hoá trên đường TẠO THÀNH PHÂN ÐỂ TỐNG RA NGOÀI. ĐÓ là những điểm gây sưng tấy, co cứng thành ruột và đau Ở BỤNG dưới, phía bên trái.

Sự tạo thành những túi nhỏ bất lợi như trên là một dị dạng không may của ruột. Chúng ta không chữa trị được nhưng có thể phòng tránh bằng cách:

- Chú ý ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, rau quả tươi, bánh làm bằng các chất bột ngũ cốc.

- Tránh ăn những bánh, mứt trái cây có hạt nhỏ (ổi, lựu) VÌ NHỮNG HẠT NÀY DỄ BỊ MẮC LẠI Ở các túi trong quá trình tiêu hoá.

Những triệu chứng đau thành ruột gồm:

- Phân có máu.

- Sốt nhẹ, người ớn lạnh.

- Ðau bụng dưới mỗi khi thót bụng hoặc khi ruột hoạt động.

61. Chúng khó thở khí thũng

Chứng khí thũng hay chứng khó thở là một bệnh phổi. Người bệnh bị lúc nào cũng cảm thấy như thiếu không khí quanh mình, như đang thở trong hoàn cảnh đầu bị chụp trong một cái bao nylon vậy. Nước Mỹ có một triệu người như thế. Các nang phổi của họ bị huỷ hoại, nên 2 lá phổi mất tính đàn hồi để dãn ra khi hít vào và co vào khi thở khí thải ra. Nói tóm lại là phổi của họ không thực hiện được tốt các động tác của sự hô hấp.

3 TỚI 5 PHẦN TRĂM SỐ NGƯỜI BỊ BỆNH Ở những nơi có các chất độc hại làm Ô NHIỄM MÔI trường sống. Còn đa số, tới hơn 50% là những người trên 50 tuổi, nghiện thuốc lá. Bởi vậy, người ta còn gọi chứng khó thở hay khí thũng là căn bệnh của những người nghiện thuốc lá.

Chứng khó thở phát triển thành bệnh phải qua một thời gian dài. Nhiều khi người bệnh không thấy triệu chứng gì trước khi bệnh thành nặng. Các triệu chứng của bệnh có

thể có như sau:

- Ho, nhiều đờm.

- Thở bằng miệng.

- Hơi thở ngắn, có tiếng khò khè.

- Dễ mệt.

- Người gầy ốm, rõ xương, sút cân nhanh.

Bác sĩ thường kiểm tra thêm để rõ bệnh bằng phương pháp X QUANG. XÉT NGHIỆM ÐỜM, PHỔI và hỏi kỹ về lịch sử gia đình xem có ai bị lao không. Khi kết luận bệnh nhân bị chứng khí thũng thì đã có từ 50 - 70% các mô ở PHỔI ÐÃ BỊ HUỶ HOẠI, BÁC SĨ SẼ YÊU cầu người bệnh:

- Cố gắng lập kế hoạch bỏ hút thuốc.

- Tránh những nơi có khói thuốc và môi trường bị ô nhiễm.

- Dùng biện pháp làm giảm bớt chất nhầy ở PHỔI.

- Tập thể dục hàng ngày.

- CÓ CHẾ độ ăn đủ chất bồi dưỡng.

- Uống các loại thuốc về phổi, thuốc có steroid và thuốc kháng sinh.

- Chích thuốc phòng cúm và thuốc phòng lao hàng năm.

Bệnh khí thũng phải chữa lâu và khó bình phục hoàn toàn nên cần đặt vấn đề phòng bệnh và tránh bệnh lên trên hết.

62. Bệnh sỏi mật

Nếu bạn gặp một người quen với bộ mặt húp híp của người béo phì, xin đừng vội nghĩ rằng họ mạnh khoẻ. Nếu họ hay bị đầy hơi, nhất là sau bữa ăn có nhiều chất mỡ đôi khi bị đau hàng giờ ở BỤNG TRÊN, PHÍA BÊN phải, thì hãy khuyên họ nên chú ý, rất có thể họ đã bị bệnh Sỏi Mật.

Thường có 16 triệu người Mỹ bị bệnh này, đa số là phụ nữ. Một số ít cảm nhận được triệu chứng. Ða số chẳng thấy gì. Bệnh Sỏi Mật gây đau và phải phẫu thuật để lấy sỏi ra. Người ta chưa biết rõ những viên sỏi đã hình thành như thế nào, vì lý do gì. Nhưng, dự đoán là cũng do sự dư thừa cholesterol trong máu - giống nguyên nhân bệnh tim mạch.

Một số người dễ mắc bệnh Sỏi Mật vì:

- Di truyền. Trong gia đình đã có những người bệnh sỏi mật.

- Béo phì.

- Ðã vào tuổi trung niên trở lên (40 -50).

- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

- Ðã uống thuốc estrogen (bổ buồng trứng).

- CÓ bệnh tiểu đường.

- Ăn nhiều chất mỡ và các thực phẩm có lượng cholesterol cao.

- Bị bệnh về ruột non.

Ðể trị bệnh, bác sĩ thường cho uống thuốc để tiêu sỏi, dùng phương pháp siêu âm để làm tan sỏi, phẫu thuật để tấy sỏi ra,yêu cầu ăn theo chế độ ít chất mỡ để tránh sỏi lớn thêm.

BỞI VẬY, NGƯỜI CÓ BỆNH NÊN:

- ăn thực phẩm có nhiều chất xơ, rau quả tươi.

- Ăn ít hoặc kiêng ăn chất béo, nhất là chất béo động vật

- Tránh các thực phẩm nhiều chất đường.

63. Bệnh tăng nhãn áp: glôcôm hay thiên đầu thống

Bệnh Glôcôm là một bệnh có tính di truyền nên một người có độ nhìn rõ 20~20 cũng có thể một ngày nào đó, mắc bệnh này. Khi bị bệnh, thần kinh thị giác bị huỷ hoại dần, có thể tới độ bị mù. Nếu chữa trị tốt, khả năng nhìn cũng bị suy giảm.

Chúng ta nên biết một số điểm về bệnh này:

- Bệnh gây ra do sự tăng áp lực của chất lỏng bên trong nhãn cầu - đôi khi xảy ra nhanh - gây nhức và đỏ mắt; cần phải phẫu thuật để chữa trị.

- Nhiều khi người bệnh không nhận thấy có triệu chứng gì báo trước. Ngoài các hiện tượng thấy mắt mờ hay nhìn thấy các vòng xanh, đỏ... đủ màu sắc khi nhìn vào một điểm sáng.

- Bệnh có thể trầm trọng thêm nếu dùng một số thuốc loại chống histamin hay chống co cơ.

Ðể tránh hiện tượng tăng nhãn áp, có thể dẫn tới bị mù mắt, khi có hiện tượng nghi ngờ về bệnh, phải tới bác sĩ chuyên trị về mắt ngay. Bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc hoặc dùng thuốc nhỏ mắt đặc trị để làm giảm áp trong nhãn cầu (khi nhãn áp tăng, thấy nhức mắt).

Ngoài ra, người ta còn dùng các phương pháp:

- Siêu âm để làm giảm nhãn áp.

- Tia laser để phẫu thuật nhanh, lấy bớt chất dịch trong

nhãn cầu ra.

64. Bệnh gút (tay, chân, khớp)

Nếu bạn chợt tỉnh dậy lúc nửa đêm và thấy ngón chân cái mình đau nhức như vậy bạn có thể bị gút. Cùng đau với ngón cái có thể cả mu bàn chân, gót chân, cổ tay chân, khuỷu tay, đầu gối. Những chỗ khớp chỉ cần ma sát nhẹ với giường nằm cung thấy đau buốt. Ngoài ra bạn còn có thể thấy người ớn lạnh và sốt nhẹ. Gút cũng là một loài bệnh giống như viêm KHỚP, THƯỜNG GẶP Ở đàn ông ngoài 50, có hàm lượng protein trong cơ thể bị giảm dẫn tới việc tăng lượng axít uríc trong máu.Chất axít uríc này có thể kết tinh lại và các tinh thể như những mùi kim chọc vào các sợi gân ở CÁC KHỚP, GÂY SƯNG TẤY và đau buốt. Chúng còn có thể có tác dụng như thế ở THẬN VÀ Ở CÁC MÔ MỠ DƯỚI DA. Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ tới vài ngày, sau khi bệnh nhân:

- BỊ CHẤN THƯƠNG HAY VA CHẠM MẠCH Ở khớp.

- Uống rượu.

- ĂN NHIỀU loại thịt màu đỏ như: gan, thận, lưỡi...

- ĂN CÁ sardine và cá trống.

- Uống các loại thuốc lợi tiểu.

Khi bị đau, bạn nên tới khám tại bệnh viện vì chỉ bác sĩ mới quyết đoán được có đúng là bạn bị bệnh gút KHÔNG. CÓ một số bệnh khác cũng có các triệu chứng giống bệnh gút. Ngoài ra bác sĩ còn phải làm xét nghiệm để xem lượng axít uríc thừa là do cơ thể thải ra quá nhiều hay

thận làm việc yếu không thải được hết.

Ðể chữa trị, bác sĩ sẽ nghĩ cách làm giảm đau, sau đó tìm biện pháp để làm giảm lượng axít unc trong máu bằng Cho uống thuốc chống viêm và yêu cầu tránh bớt cử động để không đụng tới các chỗ khớp đau.

- Ngưng uống rượu, uống nhiều nước

- Hạn chế ăn thịt, nhất là loại thịt có màu đỏ.

65. Bệnh huyết áp cao

Khác với các chứng như đau răng, nhức đầu, táo bón v.v... một người bị huyết áp cao có thể chẳng cảm thấy điều gì khác thường cả. Vậy mà lại rất dễ chết Bởi vậy, người ta phong cho bệnh huyết áp cao là: tên Hung Thủ Thầm Lặng. Mỗi năm, bệnh này đã cho qua một triệu người Mỹ. 95% trong số họ không cần biết là mình bị bệnh, dù rằng muốn biết mình có bị cao huyết áp hay không? Thật dễ dàng!

Bạn hãy đi đo huyết áp cho mình mỗi khi có dịp thuận tiện và nên đo luôn. Nếu thấy mình huyết áp cao thì cũng đừng vội lo vì eo thể có nhiều nguyên nhân: lo nghĩ hoặc cảm xúc mạnh, uống nhiều cà- phê, mới ăn nhiều thịt... Tất cả những điều đó đều có thề làm cho huyết áp của bạn tăng lên, nhưng không lâu. Nếu sau nhiều lần thử đo và xét nghiệm, bác sĩ kết luận bị cao huyết áp, thì nên theo những lời chỉ dẫn của ông ta như:

- Ðể cho mình sút cân đi (nếu quá béo).

- Không hút thuốc.

- Hạn chế uống rượu.

- Hạn chế việc ăn mặn.

- Tập thể dục ít nhất là 3 lần mỗi tuần.

- Học cách thư giãn cơ thể và thần kinh để tránh stress

- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không bỏ hay uống cách quãng, dù cảm thấy mình đã có vẻ bình thường rồi.

- Nếu bạn là phụ nữ, nên trao đổi với bác sĩ về các thuốc tránh thai bạn đang dùng. Nếu có thuốc nào ảnh hưởng tới bệnh thì phải đổi phương pháp tránh thai khác.

- Tránh dùng các loại thuốc có thành phần phenyl - propanolamine.

Người ta thường đo huyết áp bằng một dụng cụ gồm 2 phần chính: bộ phận quấn vào cánh tay trên và đồng hồ chỉ số đo.

SỐ ÐO Ở ÐỒNG hồ cho biết chỉ số áp huyết bằng mmHg. Con số thứ nhất - số cao - cho biết áp lực lớn nhất của máu lên thành các mạch khi tim đập và co lại (số tâm thu).

Con số thứ hai - số thấp - cho biết áp lực của máu lên thành mạch lúc tim nở ra (tâm trương). Kết quả so sánh 2 con số của tâm thu/tâm trương cho người ta đánh giá được hiện trạng áp huyết của bạn thế nào. Thí dụ: 120/80 là áp huyết bình thường.

Sau đây là bảng ghi các mức đánh giá áp huyết của cơ thể, áp dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên. Ðể đánh giá được đúng, nên ÐO NHIỀU LẦN Ở NHỮNG LÚC khác nhau và mỗi lần, ghi từ 2 tới nhiều số tâm thu / tâm trương. Thídụ: Tâm trương từ 90 trở lên cho biết huyết áp xấu hơn cả khi tâm thu là 160.

66. Sỏi thận

Giữa giấc ngủ say, John chợt tỉnh dậy. Anh cảm thấy đau nhói ở hai bên dưới bụng. Ba năm trước đây, anh đã có lần bị như thế và bác sĩ đã yêu cầu anh tới phòng xét nghiệm. Kết quả cho thấy nước tiểu của John có nhiều canxi và axit uric: thận của anh có một hạt sỏi nhỏ. Hồi đó, bác sĩ đã chữa trị cho anh bằng phương pháp ngâm nước nóng: Jonh được ngồi trên một chiếc ghế đặc biệt đặt trong một bồn nước nóng ngập tới cổ. Người ta tạo ra những đợt sóng và điều khiển cho sóng đập vào vùng thận làm cho hạt sỏi ở trong vỡ ra thành nhiều mảnh. Sau đó, anh đã uống nhiều nước để thải những mảnh sỏi vụn đó ra ngoài qua đường nước tiểu.

Bệnh sỏi thận thường bị đi, bị lại. Người bị bệnh, cần theo những điều chỉ dẫn sau:

- Khi đi tiểu ra hạt sỏi, cần thu giữ sỏi, đưa cho bác sĩ để xét nghiệm và đề ra phương án chữa trị thích hợp. Tuân theo lời khuyên của bác sĩ nếu viên sỏi thận tạo bởi chất canxi, bệnh nhân không được ăn các thực phẩm nhiều canxi nữa. Nếu sỏi được tạo thành bởi axit uric, bệnh nhân phải hạn chế việc ăn các thực phẩm giàu protêin, alkalin và uống Na tri bicarbonate để giảm các chất trên trong cơ thể. Uống nhiều nước hàng ngày, quãng 2 lít nước/ngày. Tới khám bệnh định kỳ để bác sĩ theo dõi sự hoạt ÐỘNG CỦA THẬN.

67. Ung thư phổi

Bây giờ nghĩ lại người ta mới thấy, hồi mọi người chưa biết tới thuốc lá và không khí mọi nơi còn ít bị ô NHIỄM, THÌ UNG THƯ PHỔI là một bệnh lạ, ít thấy. Còn bây giờ, hàng năm có tới 150.000 người dân Mỹ, cả đàn ông lẫn đàn bà, họ đã bị bệnh này, 85% người trong số họ đã hút thuốc. Tệ hại hơn nữa, là số bệnh nhân nữ ngày càng tăng. Con số phụ nữ chết vì ung thư phổi đang chạy thi với con số người chết vì ung thư VÚ! SỞ DĨ bệnh ung thư phổi thường dẫn tới tử vong vì nó lan rất nhanh bởi hệ thống các mạch máu đưa oxy từ phổi đi toàn cơ thể. Khi xác định được một bệnh nhân bị ung thư phổi, thì các cơ quan khác trong cơ thể họ cũng bị nhiễm bệnh rồi.

Những triệu chứng của bệnh gồm:

- Ho mãn tính;

- Ðờm có máu;

- Hơi thở ngắn, khò khè;

- Ðau ngực;

- Sút cân;

- Mệt mỏi.

Căn cứ vào loại bệnh và thời gian có bệnh, bác sĩ sẽ làm phẫu thuật để loại bỏ những phần phổi bị ung thư, sau đó phải chữa trị bằng tia X, hay bằng hoá chất. Chữa bệnh ung thư là điều khó làm, nhưng đề phòng bệnh là điều dễ thực hiện: không hút thuốc lá! Các bác sĩ chuyên khoa đã thấy rằng: một người hút thuốc càng nhiều bao nhiêu thì khả năng mắc bệnh ung thư phổi càng tăng bấy nhiêu.

68. Bệnh xơ cứng màng bọc dây thần kinh (MS)

Nếu ví bộ não của chúng ta như cái máy điện thoại thì những dây thần kinh trên toàn cơ thể là mạng lưới tiếp nhận và chuyển vận thông tin với mọi nơi. Chỉ cấn phần vỏ bọc của các dây bị hư hỏng là việc thu nhận các thông tin sẽ không còn chính xác, bị yếu hoặc bị đứt hẳn. Các sợi dây thần kinh của con người rất mỏng manh, cũng được bọc ngoài bởi một màng tế bào bảo vệ. Khi bị bệnh xơ cứng, màng bảo vệ này có thể sưng phồng và phân hủy để lại những vết sẹo ngang dọc chèn ép vào những sợi THẦN KINH. HIỆN TƯỢNG NÀY CÓ THỂ XẢY RA Ở cả tuỷ sống và não. Thông thường khi hoạt động, các dây thần kinh truyền các xung động đi với tốc độ quãng 365km/giờ. Ở VÙNG CÓ HIỆN TƯỢNG XƠ CỨNG MÀNG bọc, khả năng truyền xung động này bị suy yếu mạnh, hoặc mất hẳn. Người bị bệnh này, thấy:

- Bị mất sức rõ rệt, người yếu đi.

- Chân, tay, người, bị tê liệt;

- Khó phối hợp các động tác;

- Bàng quang (bọng đái) hoạt động kém;

- Có thề bị mờ hay mù một bên mắt.

Người ta chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh, chỉ nhận xét thấy:

- Bệnh nhân thường quãng tuổi từ 20 - 40.

- CÓ thể có người trong gia đình đã bị bệnh này (di truyền).

- Nữ bị nhiều hơn nam (3 nữ so với 2 nam).

- Ở MIỀN BẮC HOA KỲ, CANADA VÀ BẮC Âu có nhiều người mắc bệnh này.

Vì chưa có biện pháp chữa hiệu quả, nên khuyên người bệnh:

- NGHỈ NGƠI DƯỠNG SỨC;

- Cố gắng tránh làm cho thần kinh mình mệt, tránh stress;

- Tránh tắm nước nóng. Tắm nước lạnh tốt hơn;

- CỐ hoàn toàn các công việc tự phục vụ hàng ngày;

- Chăm tập thể dục đều;

- Thực hành xoa bóp để duy trì hoạt động của các cơ;

- Nên có người chăm sóc, tham vấn;

- Có thể uống thuốc thư giãn cơ hay cortisone.

69. Bệnh Parkinson (tay tê liệt và bị run)

Khi bà Louise thấy tay chồng mình cứ bị run mãi, bà đưa ông đến bệnh viện. Bác sĩ cho bà biết, chồng bà bị bệnh Parkinson, một chứng bệnh làm tay tê liệt và bị run. Người bị bệnh Parkinson còn có những triệu chứng:

- Cử động cứng nhắc, chậm chạp.

- Lết đi từng bước, mỗi bước lại đứng lại.

- Giọng nói đều đều.

- ÍT CHỢP mắt.

- Mặt đờ đẫn.

- Khó chỉnh đốn tư thế: đứng, ngồi...

- Loạn trí.

Người ta chưa biết nguyên nhân gây bệnh, nhưng đã thử nhiều phương pháp chữa trị, hy vọng có thể giúp được hơn một triệu người Mỹ - một số lớn là người già - đỡ bệnh.

Những thuốc thường dùng như bromocriptine, có tác dụng làm tăng lượng dopamine trong não. (Dopamine là một chất cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào thần kinh); cho bệnh nhân tắm nước ấm để làm các cơ bắp được mềm mại. Săn sóc bệnh nhân, nên:

- Cất các đồ vật có thể gây nguy hiểm cho người bệnh: dao, kéo...

- Ðơn giản các công việc để bệnh nhân dễ làm (Thí dụ: thay giầy buộc dây bằng giầy xỏ chân vào là đi được).

- Cho bệnh nhân ăn nhiều thực phẩm có xơ và uống nhiều nước.

- Luôn động viên, khuyến khích bệnh nhân để bệnh nhân hoạt động.

- Người săn sóc nên có chuyên môn.

70. Bệnh loét dạ dày và tá tràng

Loét dạ dày và loét tá tràng (một bộ phận của ruột non) là 2 BỆNH CỦA HỆ TIÊU HOÁ, THƯỜNG GẶP Ở các bệnh nhân vào quãng trung niên, ở CẢ HAI GIỚI NAM VÀ NỮ. Sau khi ăn chừng một giờ rưỡi tới 3 giờ, họ thường thấy đau ngay ở BÊN TRÊN RỐN. CƠN ÐAU có thể làm người đang ngủ say tỉnh dậy. ăn một miếng bánh hoặc uống nước làm giảm độ axít, có thể đỡ đau dăm phút.

Người ta chưa rõ hẳn nguyên nhân gây bệnh, chỉ đoán được do dạ dày dư axít và lớp mô bảo vệ phần bên trong dạ dày hay tá tràng bị xây xát. Ai đã bị đau thì thường đau đi đau lại. Lần sau cách lần trước quãng 2 năm. Người bị loét dạ dày hay loét tá tràng thường có các triệu chứng:

- Ðau từng đợt. Mỗi đợt đau kéo dài từ vài ngày tới vài tháng.

- Lúc đau thấy như bị đầy bụng, đau ở TIM, VÀ CẢM THẤY ÐÓI.

- Buồn nôn ói.

- Chán ăn và sút cân.

Muốn xác định một bệnh nhân bị đau dạ dày hay đau tá tràng bác sĩ thường căn cứ vào các xét nghiệm X- quang hay nội soi (nội soi là phương pháp luồn một dụng cụ quang học qua miệng bệnh nhân xuống dạ dày để nhìn thấy trạng thái bên trong qua màn hình).

Sau đây là những điều chỉ dẫn, người bệnh. Nên theo:

- ĂN NHẸ, ăn làm nhiều bữa, tránh ăn no.

- Tránh những chất kích thích, gồm cả: cà phê, trà, rượu nhẹ, nước giải khát có cà - phê.

- Tránh uống các loại thuốc ảnh hưởng tới chỗ loét như aspirin...

- Không nên hút thuốc. Số người hút thuốc và bị loét dạ dày luôn nhiều hơn số người không hút.

- Cố gắng tự chủ, tránh để mình bị căng thẳng thần kinh và tress.

Những hiện tượng đó có tác dụng làm bệnh tăng thêm.

71. Viêm tĩnh mạch

BÁO CHÍ ÐÃ CÓ MỘT THỜI ÐƯA TIN Ở hàng đầu về chuyện tổng thống Richard Nixon bị chứng viêm tĩnh mạch trầm trọng. Ðặc điểm của bệnh là hiện tượng máu bị đóng CỤC Ở TĨNH MẠCH, THƯỜNG LÀ Ở CHÂN. PHỤ NỮA HAY BỊ BỆNH này hơn nam giới. Người ta phân biệt hai loại:

- VIÊM TĨNH MẠCH NÔNG, Ở ngay dưới lớp da. Những người bị chứng giãn tĩnh mạch rất dễ mắc bệnh này. Chỗ tĩnh mạch bị viêm thường tấy đỏ, sờ thấy cứng và nóng. Tuy vậy có thể tự chữa trị tại nhà.

- Viêm tĩnh mạch sâu cần phải nằm tại bệnh viện để điều trị. Bác sĩ có thể phải dùng thuốc làm loãng máu để đề phòng sự tạo thành các cục máu đông khác. Khi cục máu vỡ, những phần nhỏ có thể gây ách tắc mạch máu ở tay, chân. Nếu hiện tượng này xảy ra ở TIM, PHỔI, CÓ THỂ GÂY TỬ VONG.

Bệnh viêm tĩnh mạch chỉ có một triệu chứng: thấy đau ở TAY, CHÂN. NHƯNG, MỘT NỬA SỐ BỆNH NHẬN bị viêm tĩnh mạch sâu không hề thấy có triệu chứng gì. Bệnh thường xuất hiện sau một thời gian nằm dưỡng bệnh, sau khi qua phẫu thuật, khi đang mang thai, hoặc uống thuốc ngừa thai.

Những người dễ bị bệnh viêm tĩnh mạch là:

- Người không chịu vận động hoặc làm lâu một công việc nhàn chán; phải ngồi tại chỗ lâu như có nghề đi tàu biển, máy bay.

- Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá;

- Béo quá;

- Bị chấn thương ở chân vì va chạm mạnh hoặc ngã;

- Bị nhiễm trùng mạch máu do tiêm chính;

- Bị một số bệnh ác tính;

- Tuổi cao.

Chỉ có bác sĩ mới phân biệt được hai loại viêm tĩnh mạch vừa kể trên. Nếu bạn bị viêm tĩnh mạch nông, chắc chắn bạn sẽ được bác sĩ khuyên như sau:

- Ðể chân đau được nghỉ, không vận động. Khi nằm, chú ý gác chân cao trên tầm tim cho tới khi bệnh thuyên giảm.

- Chườm nước ấm vào chỗ đau nhiều lần, trong ngày. Mỗi lần lâu khoảng 20 phút.

- Dùng aspirin để giảm đau hoặc thuốc chống sưng tấy loại nonsteroid như ibuprofen.

- Tránh nằm liệt giường.

Ðể tránh bệnh viêm tĩnh mạch sâu, nên:

- Tránh đứng lâu hay ngồi lâu quá.

- Tránh uống thuốc ngừa thai.

- Khi ngồi, đừng vắt chân chữ ngũ (bắt chéo chân)

- Tránh mang những đồ nịt làm chân bị bó chặt khiến máu khó lưu thông.

- CÓ THỂ NẰM TẬP Ở trên giường trong trường hợp phải nằm nghỉ như sau: kẹp một cái gối giữa hai bàn chân.

Tưởng tượng gối như một quả bóng, dùng một chân nhấn xuống để bóng xì hơi rồi lại nhấc chân lên. Làm đi làm lại nhiều lần, RỒI ÐỔI CHÂN.

72. Bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Vậy mà, số người chết vì bệnh này vẫn đứng hàng thứ 6, trong số những nạn nhân chết vì bệnh tại Hoa Kỳ. Bệnh này phát triển khi phổi bị nhiễm vi khuẩn, vi - rút, nấm hoặc độc tố gây viêm, tấy. Trên thế giới, có thể có dân tộc này bị viêm phổi nhiều hơn các dân tộc khác. Bệnh thường tấn công:

- Người già: vì tuổi càng cao, khả năng đề kháng của cơ thể chống bệnh tật càng giảm.

- NGƯỜI Ở bệnh viện (vì nghề nghiệp hoặc ốm đau)

- Người bị ho sau khi đánh nhau hay bị đánh.

- Người hút thuốc lá: vì thuốc lá làm tê liệt các tế bào lông có nhiệm vụ đùn đẩy các chất nhầy ra khỏi phổi.

- Những người bị suy dinh dưỡng (thiếu ăn), nghiện rượu hoặc đã bị bệnh vì nhiễm virút.

- Người đã bị bệnh phổi kinh niên, và khí thũng.

- Người bị bệnh thiếu máu.

- Người bị bệnh ung thư đang chữa trị bằng tia X HOẶC BẰNG HOÁ CHẤT.

Ðể chữa trị bệnh có kết quả, nên:

- Nằm nghỉ một thời gian lâu để dưỡng sức.

- Dùng máy điều hoà không khí để tạo độ ẩm thích hợp ở PHÒNG NGỦ HOẶC PHÒNG NÀO BỆNH NHÂN THƯỜNG Ở lâu trong ngày.

- Uống nhiều nước.

- Dùng đủ liều các thuốc đã được bác sĩ chỉ định.

- Không nhịn ho, nhất là khi thấy cảm giác cần ho để long đờm.

73. HỘI CHỨNG REYE

các bậc cha mẹ đều muốn mình có một số hiểu biết về y học để ứng phó với những trường hợp con cái lúc đau ốm, ngộ độc, chảy máu cam hoặc sốt cao. Bởi vậy, các vị cần phải rõ thêm về hội chứng Reye, một chứng bệnh tấn công óc và gan của bệnh nhân, đôi khi dẫn tới tứ vong.

Người ta chưa biết đích xác nguyên nhân gây bệnh, chỉ biết các triệu chứng của bệnh như: sưng gan và não gan của người bệnh to lên vì lượng mỡ gia tăng, mất khả năng thu nhận các nguyên tố kim loại. Việc này gây ra hiện tượng não bị sưng tấy và áp suất của các chất dịch chung quanh não tăng cao.

Hội chứng Reye thường xảy ra khi người bệnh vừa qua một bệnh có liên quan tới phổi như bệnh cúm, bệnh thủy đậu. Ðó là những điều kiện tốt để hội chứng Reye phát triển cùng các triệu chứng:

- Nôn ói;.

- Chóng mặt;

- Dễ nóng giận, vật vã;

- Rất mệt, có thể hôn mê;

- Ngất và có thể chết.

Nếu bạn nghi một đứa trẻ nào bị bệnh này, phải đưa cháu đi cấp cứu ngay. Bác sĩ sẽ dùng mọi phương pháp để não đỡ bị sưng.

Người ta cho rằng, việc dùng aspirin để trị bệnh cúm hay thủy đậu cho bệnh nhân từ 19 tuổi trở xuống, có thể dẫn tới hội chứng Reye. Bởi vậy, đối với bệnh nhân trẻ, hoặc không dùng thuốc, hoặc cho uống acetaminophen, thay cho aspirin.

74. Chứng vẹo xương sống

Chứng vẹo xương sống thường xảy ra với các trẻ em từ 10 tới 15 tuổi. Số các trẻ gái bị nhiều gấp 7- 9 lần so với con trai. Người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh không gây đau đớn và phát triển từ từ làm phần trên của cột sống bị vẹo, một bên xương bả vai cong lên trong khi bên kia bị thõng xuống ảnh hưởng tới cả lồng ngực và sống lưng, làm người bệnh nhiều khi phải cúi người ra phía trước trong lúc đi hay đứng.

Người lớn có bệnh này là do đã mắc bệnh từ nhỏ. Bệnh này không chữa trị được các bác sĩ chỉ theo dõi người bệnh để có các biện pháp đề phòng chống lại các bệnh tim và phổi có thể xảy ra tiếp theo.

Các biện pháp có thể áp dụng cho người bệnh, gồm:

- Cho người bệnh mặc loại quần áo được may đặc biệt thích hợp với từng bệnh nhân để uốn, nắn một phần nào các xương, trong quá trình xương phát triển.

- CHO CHẠY ÐIỆN Ở một số điểm của cột sống, góp phần vào việc uốn nắn lại các xương.

- Nếu cột sống bị vẹo quá mức, đôi khi phải phẫu thuật và tạo lại thế cho cột sống bằng cách cho tựa vào một đoạn dây bằng kim loại.

Tuy vậy, người ta vẫn cố chữa trị cho các cháu nhỏ để tránh cho các cháu khỏi bị các biến chứng của bệnh sau này, khi các cháu lớn LÊN.

75. Chứng thiếu hồng huyết cầu liềm

cứ 12 người Mỹ da đen thì có 1 người mang mầm mống bệnh thiếu hồng huyết cầu liềm, và có khả năng sinh con có bệnh này. Nếu cả 2 vợ chồng đều mang bệnh thì số con có bệnh theo di truyền là 25% - cứ 4 con thì có 1 mang bệnh.

Thiếu hồng huyết cầu hình liềm, chức năng mang ôxy tới mọi tế bào trong cơ thể của máu bị suy yếu. Bệnh không có triệu chứng gì cho tới khi đứa bé tròn 1 tuổi. Từ 2 đến 5 tuổi, bệnh xuất hiện ở BẤT CỨ THỜI GIAN NÀO và có thể dẫn tới tử vong. Xét nghiệm máu, người ta có thể phát hiện được bệnh. Ngoài ra, còn có các triệu chứng sau:

- THẤY ÐAU NHẸ TỚI ÐAU NHIỀU Ở ngực, các khớp, lưng hoặc bụng;

- Tay, chân bị sưng tấy;

- Da bị vàng;

- Thường bị bệnh, lặp đi lặp lại, đặc biệt là bệnh viêm phổi và bệnh đau màng óc;

- Suy thận;

- Bị sỏi bàng quang (lúc tuổi cao);

- Dễ ngất xỉu (lúc tuổi cao),

Người ta chưa chữa trị được bệnh này, chỉ có các biện pháp để tránh các biến chứng có thể xảy ra như:

- Thời gian bị đau, có thể dùng thuốc làm đau, ngâm hoặc chườm nước, cho thở ôxy.

- Chích thuốc phòng bệnh viêm phổi.

- Hai vợ chồng phải đi xét nghiệm máu để biết người nào có gien bệnh để tránh sinh con có mầm bệnh.

Khi người vợ mang thai, có thể xét nghiệm bằng phương pháp chọc dò màng ối để biết cái thai có bị bệnh hay không và quyết định có NÊN GIỮ THAI HAY KHÔNG.

76. Chứng tai biến mạch máu não

Ted là một tay quần vợt khá. Vậy mà ít lâu nay, anh bỗng thấy cánh tay mình yếu đi một cách khác thường nên quyết định tới hỏi bác sĩ. Kết quả khám bệnh và xét nghiệm cho biết: lượng máu lưu thông tới não KHÔNG ÐỦ VÌ ÐỘNG MẠCH CẢNH (ÐỘNG MẠCH Ở cổ chở máu lên não) bị hẹp do xơ vữa động mạch. Hiện tượng này có thể gây ngất, xỉu. Ðể chữa trị, Ted đã phải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ.

Chứng ngất xỉu được coi là một chứng bệnh liên quan tới NÃO BỘ, CÓ SỐ TỬ VONG ÐỨNG VÀO HÀNG THỨ 3 Ở Hoa Kỳ.

Nguyên nhân do não bộ thiếu máu, cũng có nghĩa là thiếu ôxy vì chứng hẹp động mạch cổ hoặc đứt mạch máu não.

Cả 2 trường hợp trên đều khiến não bị tổn thương tới mức gây tử vong. Ðể phòng bệnh, nên:

- Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Nếu cần, phải uống thuốc do bác sĩ chỉ định. Uống đều đều và đủ liều; Phải giảm lượng cholesterol trong máu xuống dưới 200mg/dl (miligam/decilit);

- Tập thể dục thường xuyên;

- Giữ người không béo quá. Nếu mập quá, phải tìm cách làm sụt cân;

- Không hút thuốc;

- Nếu đã bị bệnh tiểu đường, phải giữ mức đường trong máu không được cao quá độ cho phép;

- Nếu cần, phải ngưng uống thuốc tránh thai để chuyển sang phương pháp tránh thai khác. Nếu uống thuốc tránh thai, không được hút thuốc lá;

- Học phương pháp tránh stress.

Việc cảm nhận được hoặc biết những dấu hiệu báo động chứng tai biến mạch máu não là điều rất quan trọng. Ðưa nạn nhân đến nơi cấp cứu kịp thời sẽ hạn chế được những hậu quả tai hại. Những triệu chứng của bệnh ngất xỉu gồm:.

- Chóng mặt, hoa mắt.

- Mất trí nhớ tạm thời, mất khả năng suy xét.

- Chân, tay, mặt, lạnh ngắt, người rời rã, yếu sức.

- Nói lắp bắp hoặc không nói được.

- Mất thị giác tạm thời (không nhìn thấy trong thời gian có triệu chứng bệnh) hoặc nhìn thấy 2 hình (nhìn 1 hoá 2)

- Vừa qua một cơn đau đầu dữ dội.

Một số người bị một cơn ngất xỉu nhẹ như là triệu chứng báo trước của một cơn ngất trầm trọng hơn sắp tới. Vì biết trước như vậy, nên sau khi ngất lần đầu, họ có thời gian tới bác sĩ ngay để đề PHÒNG CHO CƠN NGẤT SAU.

77. Sự trục trặc của tuyến giáp

Tuyến Giáp là một trong những tuyến nội tiết, có vai trò quan trọng với toàn cơ thể con người. Tuyến giáp nhỏ có hình như hai cánh bướm Ở NGAY TRƯỚC khí quản, có chức năng tiết ra 2 loại hoóc môn L- thyroxine và L-thyronine. Hai hoóc môn này có ảnh hưởng tới quá trình tiến triển của hàng ngàn hiện tượng trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động không bình thường, các hooc môn được sản xuất không đúng yêu cầu của cơ thể sẽ làm CƠ THỂ BỊ RỐI LOẠN. CÓ 2 trường hợp:

Trường hợp hoóc môn dư thừa (cường giáp), gây nên các chứng:

- Run tay chân.

- Ði đứng không vững, người luôn đu đưa.

- Bị mất sức

- Ỉa chảy

- Tim đập mạnh bất thường, gây hồi hộp

- Sức chịu nóng kém

- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn

- Sút cân không có nguyên nhân

- Rụng tóc hoặc tóc mảnh sợi

- Nhịp mạch máu nhanh

- Dễ bị kích động

- Tuyến giáp bị phì đại.

Trường hợp thiểu giáp, lượng hoóc môn không đủ yêu cầu của cơ thể:

- Mệt và buồn ngủ suốt ngày

- Da khô, tái

- Giọng nói bị khàn

- Tăng trọng (lên cân).

- Tóc khô và rụng nhiều

- Không muốn ăn

- Người cảm thấy ớn lạnh

- Mặt phì ra, đặc biệt mắt húp, vì bị sưng ở chung quanh mắt.

- Chu kỳ kinh nguyệt chậm

- Trí nhớ kém

- Bị táo bón

- Tuyến giáp giãn nở.

Dư hay thiếu hoóc môn đều sinh bệnh. Các bệnh trên khó hoặc không chữa được, khiến người bệnh phải chịu tật suốt đời.

Tuy vậy, Bác sĩ có thể can thiệp trong một số trường hợp để giảm bệnh bằng phương pháp cho uống thuốc có nguyên tố I-ốt phóng xạ, hoặc làm tiểu phẫu để hạn chế hoạt động của tuyến giáp.


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam


Chương 01 XỬ TRÍ NHANH VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ HÀNGNGÀY
Chương 02: NHỮNG VẤN ÐẾ CHÍNH VỀ PHÒNG BỆNH, PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH
Chương 03: ÐỂ CÓ SỨC KHOẺ VÀ GIỮ ĐƯỢC SỨC KHOẺ
Chương 04: THỰC PHẨM VÀ SỨC KHOẺ
Chương 05: PHƯƠNG PHÁP SỤT CÂN - NẶNG BAO NHIÊU KÝ - TÙY Ý
Chương 06: LÀM GÌ ĐỂ THẮNG STRESS
Chương 07: LIÊN QUAN GIỮA CẢM XÚC VÀ SỨC KHOẺ
Chương 08: THOÁT LY VÒNG NGHIỆN NGẬP
Chương 09: NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ RIÊNG CỦA PHỤ NỮ
Chương 10: NHỮNG VẤN ÐỀ RIÊNG CỦA PHÁI NAM
Chương 11: HẠNH PHÚC VÀ SỨC KHOẺ TRONG CUỘC SỐNG TÌNH DỤC
Chương 12: SỨC KHỎE TỐT SAU TUỔI 55
Chương 13: KHOẺ TRÊN ÐƯỜNG DU LỊCH
Chương 14: BIẾT CÁCH ÐỀ PHÒNG SẼ GIỮ ÐƯỢC AN TOÀN
Chương 15: HÀM RĂNG ÐẸP, SỨC KHOẺ TỐT
Chương 16: NHỮNG NHU CẦU VỀ Y TẾ
ykhoanet - 365 lời khuyên sức khoẻ - phụ lục


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO