365 LỜI KHUYÊN SỨC KHOẺ


Chương 7: LIÊN QUAN GIỮA CẢM XÚC VÀ SỨC KHOẺ

Một người bị cảm lạnh, viêm khớp hay đau tim sẽ tự động tìm tới nơi cứu chữa, sẵn sàng kể bệnh để mọi người giúp đỡ mình và nếu cần, xin phép để nghỉ việc để điều trị.

Nhưng khi có một nỗi đau về tình cảm, họ không xử sự như vậy. Không phải ai cũng nghe được họ tâm sự, được họ nhờ giúp đỡ và dù căn bệnh có ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ và khả năng làm việc, không ai xin nghỉ việc vì một chuyện tình cảm riêng tư.

Các nhà khoa học nghiên cứu về con người đều công nhận có mối liên hệ rất mật thiết giữa tâm lý và sinh lý. Số ÐÀN ÔNG BỊ ỐM ÐAU VÀ SA SÚT TINH THẦN, THƯỜNG Ở LỨA TUỔI TỪ 50 TRỞ LÊN. SỐ người đơn độc hoặc có rắc rối về tình cảm bị chết, gấp đôi số người có gia đình hạnh phúc. Một năm sau khi chồng chết, 60% các bà góa bắt đầu có một giai đoạn ốm đau, suy nhược. Số ÐÀN ÔNG ÐỘC THÂN Ở MỸ BỊ CHẾT SỚM TRƯỚC tuổi,ngang với số đàn ông chết vì nghiện thuốc lá.

Trong chương trình này, chúng ta sẽ đề cập tới những vấn đề có liên quan tới tình cảm, như giận hờn, ghen tuông, bị ám ảnh vì tội lỗi, chán nản v.v...Chúng ta cũng đi tìm những phương thuốc để chữa những căn bệnh tinh thần đó như âm nhạc, khí hậu và sự nâng niu chiều chuộng lẫn nhau.

Lẽ dĩ nhiên, những căn bệnh tinh thần đều có thể trở thành những căn bệnh sinh lý và khả năng chữa trì của những môn thuốc tâm lý nhiều khi, còn hiệu nghiệm hơn những dược phẩm rất nhiều.

177 Cho qua cơn phiền muộn

Thở dài, hờn rỗi, càu nhàu, la hét, ném đồ dùng...đều là sự biểu hiện nhiều vẻ của lòng phiền muộn giữ lâu trong người có thể chuyển thành một số bệnh như đau đầu, phát ban, đau dạ dầy hoặc bị huyết áp cao.

Nếu bạn gặp những việc không vừa ý, nên áp dụng những biện pháp sau đề làm nhẹ bớt cơn phiền:

- Khi cảm thấy lòng mình bắt đầu có cảm xúc không vui hãy đếm từ một tới mười và thở ba, bốn hơi chậm và thật sâu.

- Nếu còn thấy sự hờn dỗi trong người muốn bốc lên, bạn hãy đi dạo mấy vòng cho tới khi cơn buồn lắng xuống.

- Ðừng càu nhàu, trách móc. Nếu có ai nói điều gì mà bạn thấy không đồng ý, nên bình tĩnh bàn luận, góp ý kiến.

- Nên tự tìm cách làm cho mình vui. Nếu bạn ở TRÊN MỘT CHUYẾN XE ÐANG bị kẹt vì tắc nghẽn giao thông, hãy tự nhủ: mình không thể cảm gì hơn được.

Bóp còi hoặc hối thúc tài xế sẽ vẫn như thế thôi; mà lại thêm bực mình. Nên để thời gian đó để nghe nhạc, hoặc coi một chuyện vui.

178 Chế ngự sự ghen tuông

KHI CÓ một bạn đồng nghiệp được cấp trên xếp đặt ngồi vào cái ghế mà bạn đang hy vọng, hoặc có người bông đùa chớt nhả với người mình yêu, mà bạn thấy hơi tức,thì đó cũng là chuyện thường thôi. Nhưng nếu vì thế mà bạn khổ sở vì ghen tuông, đến nỗi người gầy nhom đi thì thật là

điều không nên.

Lòng ghen tuông thường nổi lên khi thấy một người khác hơn mình hoặc sợ người ta chiếm mất vật gì hay người nào mà mình cũng đang ưa thích. Sự ghen tuông

còn sinh ra từ lòng ngờ vực.

Ðể chế ngự hoặc giảm bớt sự ghen tuông, nên:

- Công nhận là mình đang ghen. Tự biết điều này cũng giúp bạn thêm tỉnh táo để ứng phó đối với chính mình.

- Khi thấy người khác thành công, nên mừng cho người ta và lấy đó làm gương để cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình.

- Luôn giữ gìn bản chất tốt đẹp của mình.

Nên nhớ sự ghen tuông có thể làm chấm dứt tình bè bạn hay sự yêu thương mới chớm nở. Nếu bạn thấy trong lòng mình có những tư tưởng nghi ngờ người mình yêu (chồng và vợ), nên nghĩ tới những việc gì có thể làm trí óc mình hướng về những công việc khác: thí dụ dự kiến sửa lại căn hộ mình ở. Không nên mất thời gian để vặn hỏi người mình nghi ngờ về CHUYỆN ÐÓ.

179 xoá bỏ mặc cảm

Lỗi là cảm tưởng về việc mình đã làm theo và ý muốn của mình so với việc đáng lẽ mình phải làm theo ý kiến của người khác. Nhiều người có mặc cảm với việc làm của mình luôn cảm tưởng thấy mình sai và có lỗi Ðể xoá bỏ mặc cảm đó:

- Không nên lúc nào cũng làm theo ý người khác. Phải tự tin, biết rõ khả năng của mình, mục đích việc làm của mình.

- Không nên lúc nào cũng tỏ ra lịch thiệp và điềm đạm.

Nếu đôi khi bạn tỏ ra nóng nảy, cáu gắt thì cũng là chuyện bình thường không cần thiết phải hối hận vì việc đó.

- Không nên mất thời gian để kết tội những việc mình làm. Nếu bạn cho là những việc đó sai, thì nên rút kinh nghiệm để lần sau khỏi mắc phải và suy nghĩ cách sửa sai như thế nào cho tốt.

- Nên hài lòng với những phần việc mình đã hoàn thành tốt hơn là cứ tự ray rứt với những phần mình chưa hoàn thành được.

180 Cắt đứt sự suy sụp tinh thần

Những sự thay đổi trong cuộc đời như ly dị, có người thân bị chết, mất việc làm...có thể làm tinh thần chúng ta bị suy sụp. Nhất là những việc đó còn có thể ảnh hưởngtới túi tiền và làm chúng ta lo nghĩ và đau ốm nữa. Nhưng đôi khi, sự suy sụp tinh thần hình như chẳng có nguyên

nhân gì rõ rệt cả. Vậy mà chúng ta vẫn cảm thấy:

- Cảm tưởng buồn bực, trống rỗng kéo dài.

- Cảm tưởng đơn độc, thất vọng, tội lỗi hối hận.

- Không thiết tha với công việc kể cả hoạt động tình dục.

- Ngủ không yên giấc, trằn trọc.

- Cảm thấy mình không có sự nhiệt tình.

- Khó tập trung tư tưởng và không muốn quyết định

điều gì cả.

- CÓ các triệu chứng bệnh như: đau đầu, rối loạn tiêu hoá không thuốc nào chữa khỏi.

Ðể cắt đứt hiện tượng này, nên dùng các biện pháp sau:

- Thay thế trong đầu những ý nghĩ bi quan bằng các ý nghĩ lạc quan.

- Quan hệ với những người lạc quan, đang say sưa với cuộc SỐNG, VỚI CÔNG VIỆC. HỌ sẽ giúp bạn phấn khởi lên.

- Không chỉ nghĩ tới mình. Nên làm một việc gì đó để giúp đỡ người khác.

- Tham gia tập luyện thề dục hàng ngày hoặc ít nhất thì cũng dắt chó đi dạo. Khá hơn thì đạp xe, chơi quần vợt đi sắm đồ.

- Làm một việc gì đó khác với ngày thường như đi tới một NƠI MÌNH CHƯA TỪNG TỚI HOẶC ÐI ĂN Ở một hàng ăn mới.

- Dự kiến làm một công việc gì đó, không cần khó mà chỉ cần vui.

NếU cảm tưởng chán nản, suy sụp tinh thần kéo dài đã tới 3 tuần, nên đi khám bác sĩ để biết mình có bệnh gì không, hoặc kể cho bác sĩ nghe các loại thuốc bạn đã dùng hay đang

dùng để xem có phải là phản ứng thuốc hay không.

181 Ðể khỏi thất vọng sau nhũng ngày lễ, tết

- Sau những ngày nghỉ lễ, tết, kể cả ngày Giáng sinh có nhiều người không thấy vui mà chỉ cảm thấy thất vọng và thêm buồn. Tại sao VẬY? CÓ THỂ VÌ CÁC LÝ DO sau:

- Không gặp được đủ người thân. Có NGƯỜI Ở xa không về được gia đình.

- Nhớ tới người thân đã qua đời.

- Thiếu tiền bạc.

- Quá mệt mỏi vì những công việc và nghi lễ trong ngày nghỉ.

- MONG ÐỢI NHIỀU ÐIỀU CAO QUÝ Ở những ngày nghỉ lễ.

Ðể sau ngày nghỉ lễ tết không có cảm tưởng vỡ mộng, chán nản, các bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

- Chuẩn bị trước các công việc để đến ngày nghỉ, không bị quá bận rộn.

- Dự kiến viết thiếp mời hoặc làm bánh kẹo đặc biệt cho những ai trong số người thân từ trước.

- Không nên uống rượu vì chính rượu sẽ gây cho bạn cảm tưởng chán ngán, bi quan trong ngày hôm sau.

- Không nên đặt yêu cầu cao quá với những ngày nghỉ như: kẹo bánh phải đầy đủ, việc trang hoàng nhà cửa phải thật đẹp, mọi người đủ mặt không thiếu ai v.v...

- Không chi tiết quá khả năng.

- Nếu thấy việc tổ chức theo thể lệ, nề nếp cũ có tính chất gò bó quá thì nên bỏ, để theo thể lệ mới.

- Nếu bạn muốn được tự thoải mái một mình trong dịp nghỉ thì đừng đợi có người mời mình tham dự cuộc vui ở nơi nào, và cũng đừng MỜI HOẶC HẸN AI.

182 Tránh cơn buồn mùa đông

Tháng 11, cùng với sự trở lại của mùa đông, nhiều người thấy lòng nặng u sầu. Cảm tưởng đó, kéo dài suốt mùa và chỉ tan đi khi mùa xuân tới. Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là sự rối loạn tinh thần THEO MÙA.

ánh sáng và nhiệt độ có ảnh hưởng sâu sắc tới hiện tượng buồn vui. Những tia sáng mặt trời kích thích não tiết ra những hoá chất làm tăng cường sự năng động của cơ thể. CÓ CHỪNG 5% số người trong nhân loại cảm thấy buồn rầu khi thời gian có ánh sáng của một ngày ngắn lại. Chúng ta có thể dùng ánh sáng đèn huỳnh quang, thay thế ánh sáng mặt trời để chữa trị chứng u sầu của mùa

đông.

Nếu trong mùa đông, tự nhiên bạn thấy buồn - một nỗi buồn vơ cớ, nên:

- Ra ngoài trời càng nhiều càng tốt, buổi sáng tốt hơn buổi chiều.

- Chừng nào ngoài trời còn sáng, hãy mở rộng các tấm màn che cửa.

- Những ngày nhiều mây trời u ám, nên bật đèn trong nhà.

Ðừng ngồi mơ mộng một mình. Hãy tới thăm bạn bè, đi tới nhà bảo tàng, đi xem triển lãm v.v...

- Bạn có thể đi nghỉ vào mùa đông thay cho đi nghỉ vào mùa HÈ.

183 cách chống đỡ nỗi đau buồn

Sau những sự việc không vui như: cái chết của một người thân, ly dị, thất nghiệp, ốm đau...nỗi đau buồn thường dai dẳng. CÓ LÚC NGƯỜI TA TƯỞNG quên được nó đi, nhưng rồi nỗi đau lại trở lại với đủ các giai đoạn mới đầu như một cơn bệnh đột xuất rồi trở thành một nỗi đau âm ỉ thầm kín. Chúng ta muốn từ chối thực trạng nhưng không được, và đành phải chấp nhận đấy là sự thật.

Ðể chống đỡ được phần nào nỗi đau buồn này, bạn có thể theo một số biện pháp như sau:

- Không che dấu những cảm xúc của mình và cũng không ngại ngùng thổ lộ những cảm xúc đó.

- Bạn bè và những người trong gia đình là những người sẵn sàng thông cảm và chia xẻ nỗi đau với mình.

- Viết nhật ký về sự việc cũng làm nguôi đi phần nào nỗi đau buồn. Nên viết theo chiều hướng mong đợi có những ngày sắp tới tươi sáng hơn.

- Không nên dùng rượu và thức ăn để quên sầu.

- Nên giữ việc ăn uống có điều độ, thêm chất bổ dưỡng.

Chú ý nghỉ ngơi dưỡng sức và tập luyện nhẹ nhàng để giữ gìn sức khoẻ trong thời gian này.

- TRÁNH Ở một mình trong các dịp nghỉ lễ hay sinh nhật.

- Trong khi trong lòng chưa hết đau buồn thì tinh thần mình cũng chưa được minh mẫn. Bởi vậy, không nên quyết định những việc quan trọng trong thời gian này.

- Công việc làm ăn trong thời gian này thường không trôi CHẢY. CÓ THỂ phải chấp nhận một bước thụt lùi.

- Nếu cảm thấy mình quá mệt mỏi, không đảm nhiệm được công việc, cần phải nhờ người giúp đỡ hoặc tạm thay để giải quyết các CÔNG VIỆC.

184 Tìm hiểu về sự ám ảnh

Trước khi bị nhổ răng hay lúc lái xe khi trời mưa to, sấm chớp đùng đùng, ta thấy có cảm tưởng như hồi còn nhỏ, khi ta phải ở NHÀ MỘT MÌNH. CẢM tưởng sợ hãi chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn rồi hết. Nhưng nhiều người có những cảm giác sợ có tính chất phản ứng cơ thể, kéo dài cả đời, vừa tác động với tinh thần, vừa tác động tới sinh lý làm tim đập mạnh, toát mồ hôi, ói mửa, nghẹn thở và nhiều khi làm nạn nhân ngất xỉu: Sự sợ hãi đã thành một nỗi ám ảnh thường xuyên trực sẵn ở TRONG NGƯỜI, NHƯ:

SỢ NHÌN xuống sâu (có người không thể lái xe trên những đường núi ở phía cạnh vực).

- SỢ NHÌN vào khoảng không, rộng rãi;

- SỢ MÈO, sợ chuột;

- SỢ MÁU;

- SỢ ÐÊM tối.

Ðây là những cảm xúc có liên quan tới vấn đề tâm lý của mỗi người. Bằng sự luyện tập và việc chữa trị bởi các chuyên gia tâm lý, 80% NHỮNG NGƯỜI BỊ CHỨNG BỆNH NHƯ TRÊN CÓ THỂ KHỎI.

185 Tác động của âm nhạc tới con người

Ai cũng cảm thấy tiếng sóng biển rì rào có tác động tới thần kinh như liều thuốc an thần. Nhiều ông bác sĩ nhổ răng vặn nhạc nhẹ ở PHÒNG ÐỢI ÐỂ BỆNH nhân bớt lo âu.

Nhiều nơi trong bệnh viện, người ta dùng băng cát sét có tiếng chim hót. Trong gian hàng rộng lớn của các siêu thị, những điệu nhạc nhiều khi làm khách quên thời gian, không muốn về. Những điệu nhạc êm, chậm có thể làm tim đập chậm lại và giảm huyết áp trái với tác dụng của những điệu nhạc dồn dập, nhanh và vặn to.

Bạn có thể làm âm nhạc tác động vào bạn như sau:

- Muốn thư giãn, bạn nên chọn những tác phẩm nào có ít cao trào như "Khúc nhạc cho đàn dây gam Sol trưởng" của Bạch; "Ðoạn nhạc đuổi nhau gam Ré" của Pachelbel; 'Concerto gam Ré cho Cello" của Haydn; "ánh trăng" của Debussy v.v...

- Ðiệu nhạc nhanh, cao có thể kéo bạn thoát khỏi trạng thái u buồn, rầu rĩ.

- Ðiệu nhạc êm có tốc độ giống nhịp đập của trái tim làm cho các cháu nhỏ thôi khóc.

- Ðể kích thích người lao động làm việc có kết quả, nên dùng những điệu nhạc đơn giản, những bài hát phổ thông.

Cũng nên thay tiết tấu và loại nhạc theo thời gian: buổi sáng nên dùng những bài nhạc vui, trước giờ ăn trưa, những điệu giật, kích THÍCH VÀO BUỔI CHIỀU, NHỮNG ÐIỆU NHẠC ÊM.

186 Nuôi thú vật có lợi gì?

Ai không muốn cười vui khi nhìn lũ chó con hoặc hai con mèo vờn nhau? Nhiều người Mỹ coi chó, mèo nuôi trong nhà như những người bạn có thể chia xẻ tình cảm với những người lúc vui, buồn, hay cô đơn, bởi vì:

- Chúng làm cho chúng ta có thái độ nâng niu, săn sóc.

- Chúng có vẻ tin tưởng vào sự chăm sóc của chúng ta.

- Chúng nhận những tình cảm của chúng ta không cần đắn đo, suy nghĩ.

- Chúng làm cho những người sống cô đơn, cảm thấy yên tâm là nguồn an ủi của những người già. Ngoài chó và mèo, những hoạt động bơi lội tung tăng của các con cá cảnh có thể làm người ta tạm quên nỗi lo, buồn và giảm huyết áp cho những người bị bệnh.

Nhiều gia đình cảm thấy gắn bó với nhau hơn, không khí gia ÐÌNH ẤM CÚNG HƠN VÌ SỰ CÓ MẶT CỦA MỘT CON CHÓ.

187 Ai dễ mắc bệnh ung thư

Hiện nay, ung thư vẫn là một trong những loại bệnh đáng gờm nhất đối với con người, vì các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ được hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh.

phải là do khói thuốc, thở hít phải các độc tố hoặc bị nhiễm xạ? Người ta còn đặt câu hỏi: tại sao người này hút thuốc thì bị ung thư phổi, nhưng người khác cũng hút như vậy lại không bị?

Nhiều nhà nghiên cứu cho biết rằng tính nết, cách cư xử của mỗi người có ảnh hưởng ít nhiều tới căn bệnh.

- CÓ TÍNH BỊ ÐỘNG, THỜ Ơ với mọi việc.

Hay nén tình cảm của mình, không muốn biểu lộ ra ngoài.

- Ðể sự giận hờn, thù oán âm ỉ trong người.

- Khi có biến cố không hay xảy ra, thường tự cô lập không muốn có sự giúp đỡ hoặc an ủi của người khác.

- Trải qua nhiều vất vả hoặc xáo động về tình cảm trong thời niên thiếu.

Khi những người có tính nết như trên bị ung thư, họ thường chấp nhận số phận không may của mình một cách dễ dàng và cái chết tới với họ cũng rất mau chóng. Giải thích về sự liên quan giữa tính nết và việc dễ mắc bệnh, các bác sĩ cho rằng tính nết lạc quan, ưa hoạt động, cởi mở của con người kích thích hiện tượng, tiết ra những hoócmôn có tác dụng phụ giúp cơ thể chống lại căn bệnh. Ngay cả các người mắc bệnh ung thư, nhưng cơ thể đã

chống chọi lại được căn bệnh trong thời gian lâu dài thường là những người hoạt động, hay yêu cầu, đòi hỏi ở NGƯỜI KHÁC, CỞI MỞ VÀ THỂ HIỆN DỄ DÀNG TÌNH CẢM CỦA MÌNH.

188 Phát hiện và đề phòng hiện trạng quyên sinh

NẾU CÓ AI quen biết bạn nói tới ý định quyên sinh, bạn chớ nên coi thường và bỏ qua. Những câu nói quen thuộc của kẻ chán đời muốn tự vẫn thường là: "Những việc đó

chẳng còn ý nghĩa gì với tôi nữa". "Tôi đã chán ngấy cuộc đời này lắm rồi", hoặc rõ ràng hơn "Tôi chỉ muốn chết?".

Những kẻ chán đời đó còn có thái độ:

Chẳng coi việc gì là quan trọng, không còn hy vọng về bất cứ một điều gì, không cần ai giúp đỡ.

- Giấc ngủ trằn trọc.

- ÍT KHẢ năng suy nghĩ, tập trung tư tưởng, quyết định một việc gì.

- THƯỜNG Ở MỘT mình, không muốn tiếp xúc với người khác.

- Cho tất cả các đồ dùng cá nhân của mình.

Ðể đề phòng và tránh hiện tượng quyên sinh, không nên:

- Bỏ qua lời đe doạ quyên sinh.

- Che dấu ý tưởng quyên sinh của một ai

- Thách thức người có ý định quyên sinh.

- Ðể người đó có ý định quyên sinh ở MỘT MÌNH.

Nên:

- Tìm biết dự định của người có ý định này, và xem họ có súng hoặc "thuốc" gì không?

- Nên liên hệ với bạn bè, thân nhân bác sĩ, cha đạo để tiếp xúc và khuyên can đương sự.

- Nói với người có ý tưởng chán đời rằng nhiều người đã biết ý định của họ và sẵn sàng giúp họ vượt qua những khó khăn trong VIỆC LÀM, ÐỜI SỐNG.. HỌ KHÔNG đến nỗi tuyệt

vọng như họ tưởng.

- Khuyến khích họ làm việc trở lại và tham gia những hoạt động tập thể, luyện tập và giải trí cùng với mọi người.

189 Khi nào cần tìm sự giúp đõ của các chuyên gia?

Ðôi khi bạn có những việc riêng tư hoặc những công việc có tính chất chuyên môn mà mình không thể giải quyết được Nhờ người khác giúp thì phải là những bạn thân mà không phải lúc nào họ cũng ở GẦN MÌNH. VẢ LẠI, CHẮC GÌ KHẢ NĂNG của họ hơn mình mà không phải chuyện nào cũng thổ lộ với bạn được.

Trong trường hợp đó, bạn cần phải tới các cố vấn, các chuyên gia, những người chuyên về các vấn đề mà bạn đang mắc míu. Họ SẼ GIÚP BẠN CHỈ DẪN CHO BẠN CON đường phải đi để bạn có thể tự giải quyết lấy công việc. Khi nào bạn CẦN TỚI SỰ GIÚP ÐỠ CỦA CÁC CHUYÊN GIA? ĐÓ là những khi bạn có:

- Sự sa sút tinh thần kéo dài.

- Sự thay đổi tâm trạng.

- Bị rối loạn tâm thần vì sợ hãi hoặc lo lắng.

- CÓ SỰ ÐAU buồn hay dầy vò nào đó đã qua, nay trở lại.

- Uống quá nhiều rượu, hoặc lạm dụng thuốc.

- Bị rối loạn tiêu hoá (ói mửa sau khi ăn).

- Bị ám ảnh bởi những hình ảnh hoặc các sự việc đã qua, cả trong thời gian làm việc.

- Mới biết mình bị trọng bệnh hoặc sức khoẻ bị suy nhược.

Những chuyên gia có thể giúp bạn đắc lực khi bạn bị mất việc làm, vừa ly dị, có người thân vừa qua đời hoặc có những chuyện rắc rối khác.

Những người có ảo giác, như nghe thấy tiếng nói và âm thanh lạ, có ý muốn tự vẫn, không tự chủ được mình, lo sợ mình có thể có những hành động phạm pháp v.v.. đều cần tới ngay các chuyên gia về TÂM LÝ ÐỂ ÐƯỢC GIÚP ÐỠ.

190. Nên chọn cố vấn nào?

Thí dụ bạn đang có chuyện rắc rối về tình cảm như: lo lắng, giận hờn, đau buồn, hối hận... cần phải có người khuyên bảo cố vấn. CÓ HAI VẤN đề cần chú ý khi chọn người làm cố vấn cho mình: đó là khả năng chuyên môn của cố vấn và sự quen biết giữa bạn và cố vấn như thế nào?" Sự

nghiên cứu về việc này cho biết: bạn quen hay không quen, có hay không có cảm tình với cố vấn không quan hệ bằng những đường lối, phương pháp mà người cố vấn dùng để giải quyết các vấn đề bạn đang vướng mắc.

Nên căn cứ các tiêu chuẩn sau đây để chọn cố vấn cho mình và hành động như sau:

Kể tóm tắc vấn đề bạn vướng mắc và hỏi xem cố vấn đã giải quyết vấn đề nào tương tự như thế hay chưa?

- Nói với cố vấn bạn muốn được giúp đỡ như thế nào và ông ta sẽ dùng phương pháp gì để giải quyết có hiệu quả.

- Bạn có thấy mình tin vào kinh nghiệm của cố vấn không?

- Hỏi cố vấn về thời gian cần thiết để giải quyết vấn đề này. Cũng không nên yêu cầu phải xong trong thời gian ngắn hoặc định thời gian của công việc. Thường, có khi

phải hàng tháng mới giải quyết xong.

- Hãy tìm hiểu xem những chi phí về việc này, bạn có được Ban Bảo Hiểm chi không?

- Nếu bạn muốn có lời khuyên bảo về hôn nhân hoặc về vấn đề tình dục, nên đưa cả người yêu hoặc vợ (chồng) cùng đi.


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam


Chương 01 XỬ TRÍ NHANH VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ HÀNGNGÀY
Chương 02: NHỮNG VẤN ÐẾ CHÍNH VỀ PHÒNG BỆNH, PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH
Chương 03: ÐỂ CÓ SỨC KHOẺ VÀ GIỮ ĐƯỢC SỨC KHOẺ
Chương 04: THỰC PHẨM VÀ SỨC KHOẺ
Chương 05: PHƯƠNG PHÁP SỤT CÂN - NẶNG BAO NHIÊU KÝ - TÙY Ý
Chương 06: LÀM GÌ ĐỂ THẮNG STRESS
Chương 07: LIÊN QUAN GIỮA CẢM XÚC VÀ SỨC KHOẺ
Chương 08: THOÁT LY VÒNG NGHIỆN NGẬP
Chương 09: NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ RIÊNG CỦA PHỤ NỮ
Chương 10: NHỮNG VẤN ÐỀ RIÊNG CỦA PHÁI NAM
Chương 11: HẠNH PHÚC VÀ SỨC KHOẺ TRONG CUỘC SỐNG TÌNH DỤC
Chương 12: SỨC KHỎE TỐT SAU TUỔI 55
Chương 13: KHOẺ TRÊN ÐƯỜNG DU LỊCH
Chương 14: BIẾT CÁCH ÐỀ PHÒNG SẼ GIỮ ÐƯỢC AN TOÀN
Chương 15: HÀM RĂNG ÐẸP, SỨC KHOẺ TỐT
Chương 16: NHỮNG NHU CẦU VỀ Y TẾ
ykhoanet - 365 lời khuyên sức khoẻ - phụ lục


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO