365 LỜI KHUYÊN SỨC KHOẺ


CHƯƠNG 14: BIẾT CÁCH ÐỀ PHÒNG SẼ GIỮ ÐƯỢC AN TOÀN

Mỗi năm có 50.000 người Mỹ chết vì tai nạn xe cộ. Ngay dưới mái ấm gia đình, cứ tưởng là nơi tuyệt đối an toàn mà cũng có 3 triệu trường hợp bị thương và 20.000 chết vì tai nạn. Ðấy là chưa nói tới những vụ cháy nhà máy, cướp đường, mất trộm, nếu kể ra hết thì bức tranh của xã hội Mỹ quả là xám xịt!

SỐ TAI NẠN v?kh?g may ? hơn do những vụ cẩu thả, thiếu sự t?h to?, đề ph?g.

Nhà văn Mark Twain nói: "Phải mất thời giờ để đề phòng 100 lần, còn hơn chết một lần!"

Chương này nói với các bạn về vấn đề "Cẩn tắc vô ưu". Việc gì cũng vậy, có đề phòng vẫn hơn. Nhiều khi chỉ mất thời gian chừng một phút nhưng lại tránh được những rủi ro làm chúng ta phải gánh hậu quả cả tháng, cả năm hoặc có khi, cả một cuộc đời!

301. 20 vật dụng dễ gây tai nạn

BẠN ÐỪNG TƯỞNG Ở trong nhà, chỉ có con dao sắc là vật nguy hiểm nhất, dễ gây tai nạn nhất. Hàng năm, có từ 20.000 tới 30.000 các cháu nhỏ phải đưa vào bệnh viện vì ngã từ trên... giường xuống đất!

THEO ÐỐNG HỒ SƠ Ở các bệnh viện, thì những vật dụng, hoạt động, trò chơi... sau đây, đều có thể là những nguyên nhân của các vụ tai nạn:

- Giầy trượt

- Xe đạp

- Bóng chày

- Bóng đá

- Bóng rổ

- Cầu thang

- Ghế

- Bàn

- Cửa sổ

- Giường

- Ðu

- Xà nhà

- Dao

- Chai lọ

- Ly, cốc

- Bục gỗ

- Bơi lội

- Kiếng (kính)

- Thang

- Hàng rào.

302. Ðừng tưởng ở nhà là an toàn

Nhiều tai nạn xảy ra ngay trong gia đình. Bởi vậy, các bạn ÐỪNG NÊN CHỦ QUAN, NGHĨ RẰNG Ở nhà là chắc rồi. Nhìn qua, tưởng như mọi nơi chốn trong nhà đều đâu vào đấy, nhưng nhìn lại một lần nữa đã thấy nhiều chỗ có thể làm người ta vướng, bước hụt ngã, gây đổ vỡ v.v... Bản kê dưới đây sẽ để các bạn thấy những điều gì không may có thể xảy ra:

ở PhòNG BếP

- Những đồ tẩy rửa và những hóa chất nguy hiểm đối với trẻ con.

- Dao, kéo, đồ đập đá và những vật dụng sắc bén cần để RIÊNG BIỆT VỚI CÁC VẬN DỤNG KHÁC, Ở nơi mà trẻ con không với tới được.

- Khăn lau, màn cửa và những đồ dễ cháy phải để xa nguồn lửa.

- Quạt máy, quạt thông gió cần giữ sạch và đảm bảo chạy tốt.

- Những dây điện phải xa cống, nơi có nước và ngoài tầm tay, không được vướng vào người khi di chuyển.

- Dây điện phải thích hợp với vật dụng, không được dùng quá tải.

- Chỗ thềm cao phải đặt thêm bậc lên.

- Sàn bằng chất dẻo (nhựa) phải lau rửa bằng chất không gây trơn.

- Trên những lô thoát nước phải đậy bằng vật cứng, không trơn.

- ĐÈN BẾP PHẢI SÁNG RÕ.

TRONG PHONG NGỦ

- Các đường dây điện phải mắc gọn gàng, cao, không vướng trên đường đi.

- Ðường dây điện phải đảm bảo không bị quá tải.

- Những loạt chăn màn điện, chỉ cắm điện khi sử dụng, không cắm thường xuyên.

- Thảm trải phải sát với sàn, không có chỗ mấp mô.

- Ðèn đêm nên để giữa giường ngủ và buồng tắm hoặc hành lang.

- ĐIỆN THOẠI ÐỂ Ở chỗ tiện với tay tới.

- Gạt tàn thuốc lá, đồ dùng bằng kim loại, máy sấy tóc, phải để xa giường, màn cửa và những vận dụng dễ cháy khác.

- Máy phát hiện khói nên mắc gần cửa phòng.

TRONG PHòNG TắM

- Không được để sàn trơn.

- Khăn bông hoặc vận dụng cọ lưng phải để gần chậu tắm hay vòi hoa sen.

- Trên thùng tắm hoặc chỗ vòi hoa sen nên có chỗ nắm tay.

- Máy sấy tóc, máy cạo râu và các đồ dùng bằng điện phải ÐỂ Ở NƠI KHÔ VÀ KHÔNG được nhúng vào nước, khi dùng.

- CÔNG TẮC ÐÈN NÊN ÐẶT Ở CỬA VÀO.

HàNH LANG Và CầU THANG

- Hành lang và cầu thang phải có đèn sáng ở MỖI ÐẦU.

- NẾU ÐẶT ÐÈN MỜ Ở cầu thang, thì đoạn giữa phải dùng vật liệu phát quang.

- Cầu thang phái có tay vịn chắc chắc.

- Thảm lót cầu thang phải thẳng, không có chỗ nhăn hoặc nếp.

- Ðường đi lên xuống cầu thang không được để có vật gì vướng những đồ chơi trẻ con, sách, giầy dép v.v...

- KHI CÓ TRẺ Ở nhà, lối đi lên cầu thang phải đóng lại.

HầM NHà Và GA - RA

- Những dụng cụ lau dọn, tẩy rửa, làm vệ sinh của mỗi nơi phải để riêng, tránh lẫn lộn.

- Nhũng đồ hoá chất tẩy rửa phải cất kín vào thùng có khoá kỹ để trẻ nhỏ không tiếp xúc được. Hầm nhà kín đáo là nơi trẻ nhỏ thích chơi và tò mò.

- Xăng dầu và chất dễ cháy phải để vào thùng kín, xa ổ ÐIỆN VÀ NHỮNG NƠI DỄ BẮT LỬA (NẾU CÓ ÐIỀU KIỆN, NÊN ÐỂ Ở NGOÀI sân).

- Mua một bộ thử nghiệm khí Radon. Radon là một chất khí không màu, mùi, có hại cho sức khoẻ. Nếu nhà bạn có chất khí này và không có chỗ thoát cho khí, thì cần phải có người chuyên môn tới để làm thông KHÍ.

CHUNG QUANH NHà

- Cổng và các lối đi phải giữ sạch và không để tuyết bám trong mùa đông.

- Các tấm bình phong đặt trước của số phải cài chặt, nhất là khi có trẻ con ở nhà.

Nên dự kiến việc cứu chữa ứng phó cho mỗi trường hợp rủi ro có thể xảy ra, càng nhanh càng tốt.

303. Ðề phòng sự rủi ro cho trẻ con

Ngôi nhà của bạn có nhiều thứ gợi sự tò mò của trẻ con hay không? Muốn biết có hay không, bạn phải đặt mình vào tâm trạng của các cháu bé mới chập chững biết đi. Hãy thử quỳ gối, đặt hai bàn tay xuống đất và ngó nghiêng chung quanh xem có chỗ nào có hố, có dây điện, có chất độc hại hay không? Sau đây là những điều gợi ý để các bạn có thể bảo vệ cho các cháu nhỏ, tránh mọi sự rủi ro có thể xảy ta.

- Những chỗ dây điện hở phải bọc bằng vải nhựa cẩn thận nhất là những chỗ dây đặt thấp.

- Những đồ tẩy rửa, những hoá chất, thuốc men phải để trong tủ và khoá kỹ.

- Hạ thấp nhiệt độ của nước nóng NHÀ TẮM, BỔN RỬA XUỐNG DƯỚI 49OC.

- Thuốc uống, dược phẩm, rượu phải để ở ngăn tủ cao, khó VỚI TỚI. KHÔNG BAO GIỜ ÐỂ Ở trên mặt tủ.

- Dĩa chén bằng nhựa cũng nên để ở nơi quy định.Các trẻ nhỏ thường gặm cả chén, đĩa.

- KHÔNG ÐẶT GIƯỜNG CỦA CÁC CHÁU Ở cạnh cửa sổ, tránh khả năng các cháu leo lên của sổ và ngã.

- CÁC VẬT SẮC, NHỌN PHẢI ÐỂ Ở chỗ các cháu không với tới được.

- Không được để các túi nhựa gần các cháu, đề phòng các cháu trùm vào đầu và bị ngạt.

- Không để các cháu tiếp xúc với các vật nhỏ, có thể cho vào miệng và nuốt.

304. Phải cẩn thận khi dùng thang

Hàng năm, có 93.000 người phải dựa vào bệnh viện vì ngã thang. Sau đây là một vài lời khuyên, các bạn nên chú ý:

- Nên dùng thang đủ dài đối với các công việc bạn vẫn THƯỜNG LÀM TRONG NHÀ ÐỂ BẠN KHÔNG CẦN PHẢI ÐỨNG Ở 3 nấc thang cuối cùng, hoặc vươn người với tới ở TRÊN THANG.

- Trước khi leo nên thang phải kiểm tra xem có chỗ nào yếu hoặc sắp gẫy không. Các bậc thang bằng kim loại phải không được trơn. Không nên sơn thang vì sợ có thể che lấp chỗ sắp gẫy khiến ta không thấy.

- Trước khi leo thang, phải chắc chắn đế giầy của mình không trơn, trượt.

- Bao giờ cũng đặt thang trên mặt phẳng và chắc.

- Không bao giờ đặt thang trước một cánh cửa mà có thể có NGƯỜI MỞ RA KHI BẠN ÐANG Ở TRÊN thang.

- Ðể các dụng cụ bạn sử dụng vào túi hoặc cài vào thắt lưng để có 2 tay tự do khi leo thang hoặc xuống thang.

- KHI ÐÃ Ở TRÊN thang, không ngả người về phía sau lưng hoặc với sang hai bên làm người mất thăng bằng.

- KHÔNG LEO THANG Ở ngoài trời những ngày có gió to.

- Không dùng thang bằng kim loại ở những nơi gần dây điện.

305. Tủ thuốc gia đình cần có gì?

Không thể biết lúc nào cần cấp cứu hoặc ứng phó với các TAI NẠN. BỞI VẬY, Ở GIA đình cũng như trên xe hơi, bạn nên có một tủ nhỏ đựng những đồ dùng và một số thuốc cần thiết như:

- Bông, gạc, băng thường và băng keo.

- Dầu hay pommát kháng sinh.

- Viên thuốc an thần, chống dị ứng.

- Pommát kẽm hoặc dung dịch hợp chất kẽm.

- Chén rửa mắt.

- Nước oxy già.

- Thuốc epiniphrine (đặc biệt cho những người trong gia đình có phản ứng mạnh khi bị ong đốt).

- Nhiệt kế đo thân nhiệt.

- Dụng cụ xoa cồn.

- Kim đã khử trùng.

- Kéo.

- Si - rô gây nôn ói (dùng cho trường hợp ngộ độc)

- Vải hình tam giác để cố định chân, tay gầy.

- Kẹp

- Cuốn sách hướng dẫn việc cấp cứu của Hội chữ thập đỏ

NÊN VIẾT CHỮ: "CẤP CỨU" Ở ngoài hộp thuốc. Ðể hộp nơi thoáng như ngoài hành lang, chỗ cao để trẻ em không với tới. Tránh để nơi ẩm.

- Trước khi dùng các thứ thuốc hoặc pommát kháng sinh nên đọc và theo sát những lời chỉ dẫn ghi trong bảng in.

306. Ðảm bảo máy phát hiện khói hoạt động tốt

Máy phát hiện khói, phát hiện cháy, có tác dụng cứu người. Nhưng phải biết đặt máy hoạt động tốt.

Về việc đặt máy và bảo trì máy, nên:

- ĐẶT MÁY Ở những độ cao khác nhau. Nên đặt một máy ở HÀNH LANG, MỘT MÁY Ở NGOÀI PHÒNG NGỦ.

- Nên dùng 2 loại máy làm việc phối hợp với nhau: loại hoạt động bằng những tế bào quang điện, một loạt hoạt động bằng phương pháp ion hoá, nhạy cảm với nhiệt độ và lửa.

- NÊN HỎI Ở NƠI mua hoặc coi trên những tạp chí chuyên ngành đã chắc chắn là máy bạn dùng ÐƯỢC SẢN XUẤT Ở CÁC HÃNG có tín nhiệm, có bảo đảm.

- Gắn bộ phận phát hiện của máy lên trần nhà hoặc sau lớp tường gỗ, trên cao vì khói và lửa bao giờ cũng bay lên phía trên.

- Hàng tháng, phải kiểm tra lại bộ phận phát hiện và bộ nguồn xem có hoạt động tốt không.

- Luôn kiểm tra bộ phận chuông hoặc bộ phạn báo động.

- Muốn đảm bảo máy tốt, từ 3-5 năm, thay máy mới.

307. Dùng bình cứu hoả như thế nào?

Mỗi nhà nên có một bình cứu hoả. Bình phải để ở CHỖ THOÁNG, DỄ NHÌN THẤY ÐỂ MỌI người trong gia đình có thể dễ lấy khi cần sử dụng (trừ trẻ con). Người giúp việc, cô giữ trẻ cần được chỉ dẫn để biết sử dụng. Bạn nên:

- Nên mua loại bình có ghi ký hiệu từ 2A10BC trở lên. Ký hiệu của những chỉ loại bình thích hợp để dập loại vật liệu này? Thí dụ: "A" là loại vật liệu như giấy và gỗ; "B" là loại vật liệu hỏng như dầu, xăng; "C" để dập lửa những vật liệu điện. Những con SỐ, CHỈ CHIỀU CAO CỦA NGỌN LỬA. SỐ càng lớn, khả năng dập lửa của bình càng cao.

- Nên chọn các bình có chữ U.L hoặc F.M là loại được sản XUẤT Ở NHỮNG PHÒNG THÍ NGHIỆM, Ở NƠI SẢN XUẤT CÓ bảo đảm nên có hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy.

- Nên đọc các lời hướng dẫn đơn giản và dễ hiểu trên bình.

- Ðặt bình nơi chắc chắn an toàn và dễ nhìn thấy.

- Nên hiểu rõ bộ máy trong bình hoạt động thế nào. Bạn nên nhận định kỹ tình hình có cần phải sử dụng tới bình chữa cháy hay chưa? Vì một khi bạn đã ấn nút hoặc nhấc cái tay núm lên là bình sẽ hoạt động cho tới hết, dù bạn chỉ cần sử dụng có vài giây. Sau đó, bạn đưa bình đi nạp lại.

- Phải kiểm tra bình hàng tháng (kiểm tra nút bấm hoặc nắp mở), để xem bình có thể hoạt động được hay không.

. Khi dùng, ấn hay bật khoá sử dụng.

. Hướng chất phun ra vào gốc ngọn lửa, không phun ở trên ngọn lửa.

. ẤN MẠNH vào chỗ tay cầm.

. Phun chất phun ra phía trước, phía sau vật cháy.

308. Ðề phòng cháy từ bếp

Một trong bốn hoặc năm vụ cháy, bắt đầu từ bếp. Ðể đề phòng cháy từ bếp, các bạn nên:

- CHÚ Ý TỚI VLỆC MÌNH LÀM Ở bếp. Nếu bạn đang đun, nên chớ àm thêm các việc khác, như gọi điện thoại chẳng hạn.

- Nếu bạn cần phải rời khỏi bếp ít phút thì nên tắt bếp trước khi đi.

- Khi phải ra ngoài, trước khi rời nhà nên kiểm tra lại bếp, lò hấp, cối rang cà phê v.v.. (tất cả đồ dùng điện) xem đã ngắt điện chưa.

- Những vật dễ cháy như khăn, giấy chùi tay, áo có cánh tay lụng thụng hoặc itá nhất, khi làm vén tay áo lên cao.

- Khi rán bánh bằng chảo, không đỏ dầu, mỡ đầu chảo nếu quá.

- Lấy khăn rộng chùm kín lên ngọn lửa mục đích để ngăn chặn cháy với không khí và oxy. Dù ngọn lửa đã tắt, hãy chờ cho vật bị cháy nguội di rồi mới bỏ khăn ra. Nếu bỏ khăn ra lúc vật còn nóng, có thể sẽ bùng cháy lại.

- Nhớ không được dập tắt chảo mỡ bằng nước. Bạn sẽ làm mỡ nổi lên, trào ra ngoài và cháy lan rộng hơn.

- Không cầm chảo đang bắt lửa chạy ra chỗ khác. Như vậy bạn có thể bị bỏng hoặc đổ mỡ, dầu đang cháy ra khắp mọi nơi.

Tốt nhất là trong bếp, nên để một ống chữa cháy và bạn phải biết cách sử dụng ống đó như thế nào.

309. Nếu quần áo bạn bắt lửa

Thật đáng sợ, nếu quần áo bạn đang mặc bị cháy. Bạn nên nói với con cái và người trong gia đình biết cách xử trí trong trường hợp này như thế nào.

1) Việc đầu tiên là: đứng lại. Ðó LÀ MỘT HÀNH ÐỘNG CẦN PHẢI BÌNH TĨNH mới làm được. Vì lúc đó, bạn có xu hướng chạy. Nhưng chạy không làm tắt được lửa.

2) Nằm xuống đất! Lấy 2 tay che mặt, và giữ cho mặt càng cách xa lửa càng tốt. Nếu có một cái mền hoặc một áo khoác chùm lên người lúc này thì tốt hơn.

8) Lăn qua lăn lại, cho tới khi lửa tắt.

310. Ðể Cây Noel không cháy

Nhiều gia đình bị cháy nhà trong mùa giáng sinh, vì cây thông Noel bắt lửa. Ðể tránh rủi ro này, nên biết chọn cây:

- Chọn cây tươi. Nếu đập cây xuống đất, lá cây bị rụng thì chọn cây khác.

- KHI CHƯA TỚI NGÀY LỄ, ÐỂ CÂY Ở ngoài trời và nhúng gốc cây vào nước.

- Ðưa cây vào nhà, cũng ngâm gốc cây trong nước và vẩy NƯỚC CHO CÂY HÀNG NGÀY. CÀNG Ở lầu cao, cây càng chóng khô.

- Không để cây gần bếp, lò sưởi, lò điện... là nơi dễ bắt lửa.

Ðể trang trí cây, nên:

- Chỉ mua đèn trang trí của các hãng sản xuất có bảo đảm.

- Chú ý thay các bóng đèn vỡ, tụ điện hỏng, đuôi đèn hỏng.

- Không bao giờ buộc dây điện vào cành nhân tạo bằng kim loại.

- Mắc dây điện không nên căng quá.

- Không cho trẻ sờ vào cây để tránh bị lá nhọn đâm vào tay.

- Nếu nhà nuôi vẹt, để tránh vẹt phá cây, không trang trí NHỮNG VẬT SÁNG Ở cành thấp.

Phải làm gì khi trong nhà bị cháy?

Ðể cứu sống sinh mạng mình và các người thân thuộc khi nhà bị cháy, điều chính là phải phản ứng thật mau lẹ. Sau đây là một số lời khuyên, các bạn nên ghi nhớ:

- ĐỂ SỐ ÐIỆN THOẠI CỦA SỞ CỨU HỎA Ở chỗ điện thoại. Nên nhớ số này, vì có trường hợp mình phải dùng nhờ điện thoại hàng xóm.

- CÓ kế hoạch đề phòng để cả gia đình biết trong trường hợp bị hỏa hoạn, nên hành động thế nào, cháy ra lối nào?

- NẾU GIA ÐÌNH BẠN Ở nơi có tường bao bọc, nên có thang và hướng dẫn cho mọi người biết cách dùng thang.

- Khi có hoả hoạn phải nghĩ tới việc đưa ngay mọi người ra ngoài: đừng nên phí thời gian thu xếp, vơ vét đồ đạc, của cải.

- Nếu bạn đứng cách chỗ cháy từ 3 tới 4 mét mà không chịu đựng nổi sức nóng, thì đám cháy lớn rồi, bạn không thể dập tắt được đâu, phải gọi ngay cho đội Cứu hỏa.

- Nếu bạn muốn tự mình dập tắt lửa, phải định sẵn cho mình LỐI THOÁT, KHI CẦN. KHÔNG BAO GIỜ ÐỨNG Ở vị trí mà sau lưng mình là góc phòng.

- Dập lửa phải làm tắt hoàn toàn và trùm thật kín để lửa không cháy lại. Ðội Cứu hoả sẽ nhận định được là lửa đã tắt hoặc còn có thể cháy lan thêm.

- Nếu bạn không dập được ngọn lửa trong lúc khói bốc lên mỗi lúc một nhiều, hãy rời khỏi nhà ngay lập tức.

Những khí độc lẫn trong khói còn nguy hiểm cho tính mạng bạn HƠN CẢ LỬA. NHỮNG KHÍ ÐỘC ÐÓ Ở dưới thấp dần dần bốc lên cao. Trong khi thoát chạy, hãy dùng một khăn tẩm nước đắp vào miệng và mũi để lọc một phần khí độc khỏi không khí bạn hít thở. Không nên cúi hoặc bò.

312. Ðề phòng trộm vào nhà

Căn nhà nào mà tường rào chẳng có, chỗ nào cũng có đường vào, thì nhất định sẽ là nơi mà bọn trộm muốn trổ tài. Ðể chống lại bọn gian, bảo vệ nhà cửa, chúng ta phải:

- Kiểm tra các ổ khoá cửa từ bên ngoài. Nhiều ổ khoá kẻ trộm chỉ cần sử dụng một cái móc đơn giản cũng mở được Nếu ổ khoá đã cũ, tác dụng kém, thì cần phải thay.

- Chung quanh nhà nên đặt đèn sáng... Những bụi cây trước cửa sồ hay cửa ra vào cần dọn cho quang đãng vì đấy có thể là chỗ ấn nấp của bọn gian.

- Nên nghĩ tới việc đặt một hệ thống báo động.

- Những đồ dùng trong nhà có giá trị như máy ghi và phát âm 2 chiều, ti vi v.v... nên được khắc số giấy phép lái xe của bạn. Như vậy, nếu bị mất, bọn trộm cũng khó bán và cảnh sát cũng dễ tìm.

- Nên phối hợp với hàng xóm để trông nom nhà cửa.

- Nên liên lạc với đồn cảnh sát gần nhà nhất để đề phòng trường hợp xấu xẩy ra.

Nếu bạn phải đi xa nhà nhiều ngày, nên:

- Nhờ hàng xóm trông nhà hộ. Bạn có thể trao chìa khoá nhà cho hàng xóm để nhừ kiểm tra hộ cả bên trong nhà.

- Báo cho người đưa báo và đưa thư tới địa chỉ của người bạn nhờ trông coi nhà hộ.

- Nhờ người dọn vườn tiếp tục làm việc để nhà vẫn có vẻ có người đang ở.

- Ðể đài nghe nhạc và thời sự hoạt động 24 giờ/ngày.

- Dùng đèn sáng hẹn giờ, để đèn tự bật sáng buổi tối.

- Báo cho cơ quan cảnh sát địa phương biết thời gian bạn đi vắng để họ để ý tới những kẻ lai vãng gần ngôi nhà.

313. Xử trí nhanh khi có tai nạn ngộ độc

Ðể đề phòng các tai nạn về ngộ độc, bạn nên:

- Chú ý đọc những tờ quảng cáo hoặc bản hướng dẫn sử dụng các hoá chất: trừ sâu bọ, dùng để lau rửa... là những chất độc. Phải theo sát những điều trong bản hướng dẫn trong việc sử dụng và cất giữ.

- Ðổ bỏ những phần không sử dụng nữa vào bồn cầu và rửa sạch những đồ dùng để đựng các hoá chất nếu còn tiếp tục sử dụng.

- Nên để gần điện thoại, số điện thoại của: Trung tâm cấp cứu nạn nhân ngộ độc; các bệnh viện, phòng y tế gần nhà nhất; bác sĩ vẫn chữa cho gia đình:

- Trong tủ thuốc cấp cứu ở gia đình, nên để một chai thuốc gây nôn loại si rô ipecac để dùng cho nạn nhân, khi được bác sĩ chỉ định.

Nếu con cái bị ngộ độc vì nuốt, ngửi hoá chất hoặc làm dây hoá chất lên da hay mắt, nên bình tĩnh:

- Gọi điện thoại tới: Trung tâm cấp cứu nạn nhân ngộ độc hoặc tới bệnh viện; bác sĩ gia đình... Nói rõ, nạn nhân bị ngộ độc như thế nào, tình trạng hiện nay ra sao.

- Nhanh chóng thực hiện những điều được hướng dẫn làm cho nạn nhân. Ða số trường hợp ngộ độc có thể cứu chữa tại nhà.

314. Cấp cứu người nghẹt thở

Nếu đứa trẻ ôm lấy ngực mà không nói được, chắc là cháu đang bị nghẹt thở vì nuốt phải vật gì đó (có thể là một miếng bánh to hoặc một vật cứng). Bạn có thể giúp cháu bằng cách:

- Nhanh phóng ôm lấy cháu từ phía sau hai tay choàng lấy người ở giữa quãng từ rốn tới lồng ngực cả phía trước và phía sau lưng.

- Nắm một bàn tay ở phía bụng lại. Ngón cái của bàn tay tựa trên bụng cháu, bóp bụng cháu bé lại bằng cả hai tay.

- Ðưa ngược bàn tay đã nắm lại, từ dưới lên trên. Làm nhanh 3 - 4 lần thật mạnh, sẽ làm cho khí trong phổi thoát được ra ngoài đồng thời tống theo cả vật mà cháu bé nuốt, làm cho cháu bị nghẹt thở.

- Trong khi làm động tác như trên, giữ đầu cháu bé thẳng, mặt nhìn ra phía trước. Có thể làm nhiều lần, nếu cháu còn chưa thở được.

Việc dùng tay lấy vật cháu nuốt ra khỏi miệng là giai đoạn cuối, khi cháu đã thở được rồi và vật đã trồi lên trên miệng. Khi cháu còn nghẹt thở, không nên cố lấy vật ra bằng tay vì rất có thể, bạn sẽ làm cho vật tụt xuống sâu hơn trong cổ họng..

Nếu cháu bé còn nói thầm được thì không nên làm như trên. Khuyến khích cháu ho để vật cản đường thoát của khí từ phổi ra bị bật ra. Nếu cháu tỏ ra mệt, xuống sức thì mới cần làm.

Ðối với các cháu dưới 1 tuổi, nên để nằm sấp ở trên cánh tay hoặc đùi. Một tay đỡ mặt và tay kia đẩy 3 - 4 lần vào lưng cháu từ phía dưới lên giữa 2 xương vai. Nếu chính bạn bị nghẹt thở, hãy ngồi tựa lưng vào cái ghế tựa và dùng một bàn tay nắm lại, ấn vào bụng rồi đưa ngược lên phía ngực, nhiều lần.

315. Cấp cứu khi tim ngừng đập

Kh tim ngừng đập thì cái chết đã tới gần. BởI vậy biết phục hồi lại hoạt động của trái tim cũng giống như biết biến sự chết thành sự sống. Trái tim có thể ngưng đập sau một cơn đau tim, bị điện giật, uống thuốc quá liều lượng Kỹ thuật phục hồi hoạt động của tim cần phải có sự luyện tập. Thời gian luyện tập chỉ cần vào quãng 3 giờ, và người luyện tập chỉ cần đủ sức để đè xương ức xuống O,5cm. Những động tác cấp cứu phục hồi hoạt động cho tim gồm 3 bước:

1. Ngửa đầu nạn nhân ra đàng sau để không khí dễ vào phổi.

2. Bóp 2 lỗ mũi kín lại rồi truyền hơi thở cho nạn nhân theo phương pháp miệng kề miệng.

3. Dùng 2 bàn tay, ấn mạnh ngực phía trên xương ức để ép lượng máu trong tim thoát ra ngoài, cung cấp máu cho cơ thể. n nhiều lần cho tới khi tim tự đập lấy.

Bạn có thể gọi điện thoại tới Hội chữ thập đỏ, Hội nghiên cứu bệnh tim hoặc bệnh viện nơi gần nhà bạn nhất, để hỏi thêm chi tiết về các kỹ thuật cấp cứu này.

316. Cấp cứu tim bằng phương pháp chống nghẹt

Phương pháp cấp cứu tim thường gọi tắt là phương pháp CPR (cardiopulmonary resuscitation), có liên quan tới cả phổi. Khi dùng phương pháp CPR không hiệu nghiệm bạn có thể nghĩ tới trường hợp đường không khí vào phổi bị tắc. Như vậy, nên áp dụng thêm phương pháp chữa ngẹt thở như sau:

1. Ðặt nạn nhân nằm ngửa, đầu quay sang một bên để nước có thể chảy ra khỏi miệng. Nhưng nếu bạn nghi ngờ nạn nhân bị nghẹt thở vì một vật cứng, thì không cần quay nghiêng đầu.

2. Quỳ hai đầu gối ở hai bên háng nạn nhân, mặt nhìn về phía đầu nạn nhân.

3. Ðặt cuối một bàn tay, phần gần cổ tay lên bụng nạn nhân quãng giữa rốn và lồng ngực. Bàn tay kia đè lên bàn tay này.

4. n mạnh và vuốt lên phía trên nhiều lần. Ðộng tác nhanh, cho tới khi nước thoát ra miệng nạn nhân.

317. 6 Ðiều cấm kỵ khi lái xe

Khi xe đã chạy, bạn cần tập trung sự chú ý vào việc lái xe. Nếu bạn không làm thế, nhất định sẽ xảy ra tai nạn. Bởi vậy nên:

- Phải đeo dây an toàn cho con bạn trước khi xe chạy.

- Không bao giờ vừa lái xe vừa làm.

- Không vừa lái xe, vừa nhìn vào kính chiếu hậu để chải đầu hoặc trang điểm.

- Không một tay lái xe và một tay cầm bánh hamburger. Nếu đói, nên đậu xe lại. ăn xong, lại đi tiếp.

- Nếu đang lái xe có một con ong lọt vào xe và đe doạ đốt bạn hoặc người đồng hành, hãy dừng xe lại để đuổi ong. Không được vừa lái xe, vừa đuổi.

- Không được vừa lái xe vừa coi bản đồ. Nếu cần, ngưng xe lại và hỏi thêm người đi đường về địa chỉ bạn muốn tới. Như vậy chắn chắn hơn.

- Nếu xe đang đì mà con bạn quấy, khóc. Hãy ngưng xe lại để khuyên dạy con. Không được vừa lái xe vừa mắng con.

Hãy nhớ, trước khi mở máy cho xe chạy, phải đeo thắt lưng an toàn vào người. Việc làm bình thường đó, nhiều khi có giá trị bằng cả sình mạng của mình.

318. Vật dụng làm hiệu cấp cứu

Trong trường hợp xe bạn bị chảy xăng hỏng máy, thủng lốp xe, gặp tai nạn ở giữa đường... mà bạn không tự giải quyết được, cần người giúp đỡ, bạn phải có những vật dụng làm tín hiệu để cho xe khác hoặc người ở xa trông thấy. Bởi vậy trong xe, bạn phải luôn có một số vật dụng như sau:

- Hộp thuốc cấp cứu (đã đề cập tới trong bài 305)

- Pháo hiệu

- áo hoặc vải trắng (để cầm vẫy)

- Ðèn hiệu thắp sáng bằng ắc qui

- Dao và các dụng cụ sửa xe

- Can không để đựng xăng

- Bình chữa cháy loại nhỏ

- Giấy, bút

- Khăn rộng hoặc mềm

- Tiền lẻ để gọi điện thoại

- Bánh và nước (trường hợp phải đi qua những đường dài không có người ở)

- Còi.

319. Phát hiện tài xế say rượu

Nếu bạn chót không nhận xét, lên phải một chuyến xe có người tài xế đang trong tình trạng thái say xỉn thì tính mạng của bạn chẳng có gì bảo đảm, kể từ lúc xe bắt đầu chạy: tài xế say thì xe gặp tai nạn là chuyện bình thường! Bởi vậy, trước khi lên xe hoặc đã đi được một quãng đường, nếu thấy các hiện tượng sau thì nên ngừng chân hoặc tìm cách mà xuống xe cho mau:

- Xe đi nhanh quá hay chậm quá

- Ði quãng ngắn lại ngừng hoặc ngừng xe bất chợt

- Vượt qua các dấu hiệu ngưng xe trên đường

- Không tuân theo các dấu hiệu về giao thông bên đường

- Chạy sát đuôi xe trước

- Vượt xe trước quá nhanh hoặc quá chậm

- Thay đổi tuyến đường luôn luôn

- Không bật đèn khi chiều đã xuống

- Trời lạnh mà các kính cửa xe đều hạ xuống

- Ðể nhiều thời gian để riễu cợt với các hành khách trên xe, hơn là chú ý tới tay lái.

320. Chú ý tới trẻ em bên đường lộ giao thông

Những trẻ nhỏ thường chỉ thấy những phố đông nhiều xe qua lại là vui chứ không nhận được sự nguy hiểm. Bởi vậy bạn phải chú ý tới chúng cẩn thận hơn khi đang ở bên những con lộ giao thông. Nếu trẻ đã lớn, phải dạy cho chúng cách đi qua đường thế nào cho an toàn. Sau đây là vài lời khuyên:

Không rời mắt hoặc rời tay khỏi trẻ nhỏ, khi đi bên lộ giao thông, gần nơi bến xe, chỗ đậu xe.

- Không để chúng qua đường một mình. Phải dắt chúng qua.

- Phải dạy trẻ em, khi xuống xe phải xuống bên có lề đường. Không được xuống phía có xe đang lưu thông.

321. Tránh sự bất ngờ cho trẻ nhỏ trong ngày hội

Ðể đảm bảo cho các em vui trong những ngày hội mà không có những điều phiền muộn bất ngờ xảy đến, nên:

- Mặc cho trẻ quần áo màu sáng, dễ nhận và mặc loại quần áo mà trẻ không đi xa được.

- Không để trẻ đeo mặt nạ vì nếu mặt nạ tụt xuống sẽ che mắt làm chúng không thấy đường. Nếu chúng thích hoá trang mặt, vẽ ngay vào mặt

- Nên để trẻ mang đèn sáng (chạy bằng pin), hơn là mang nến.

- Trẻ nhỏ phải có phụ huynh đi theo

- Tránh để các em gõ cửa các nhà ở hẻm tối, hoặc nhà không hề quen biết.

- Người lớn nên nếm trước các bánh kẹo xin được. Không cho các cháu ăn bánh kẹo của các hãng sản xuất không ai biết đến.

- Không để các cháu chơi với kéo nhỏ hoặc những ngọn nến có hình dưa chuột. Chú ý không để các cháu đặt đèn xuống những nơi có thể gây cháy.

322. Tập ngoài đường khi trời tối

Ði bộ, chạy, nhảy ngoài đường, lúc trời đã tối cần đề phòng tai nạn có thể xảy ra. Ðể tránh các tay mô tô không đâm vào mình, nên:

- Buộc vật sáng vào ngực và lưng.

- Cầm đèn chiếu.

- Không tập dưới lộ, nên chạy trên hè hoặc sát bên đường.

- Chạy ngược với chiều xe.

- Phải luôn chú ý tới chung quanh và sẵn sàng nhảy lên hè khi có xe chạy về phía mình.

323. Ðèo trẻ trên xe đạp

Lắp thêm chiếc ghế nhỏ vào xe đạp để mang con đi cùng là chuyện thường. Nhưng cũng cần cẩn thận.

- Nên kiểm tra luôn xem ghế có được bắt chặt vào xe không. Nếu bạn không tự làm được, hãy đưa xe ra nơi sửa chữa, nhờ thợ làm cẩn thận, chắc chắn.

- Cạnh bánh xe có mang ghế phải được che chắn cẩn thận để không quấn được quần áo trẻ.

- Nếu ghế đèo ở phía sau thì đàng sau ghế phải sơn bằng sơn phát quang để làm tín hiệu cho xe sau lúc tối.

- Ghế phải có tựa cao để bảo vệ lưng và cổ cho trẻ. Ghế phải có nịt để buộc vào người trẻ.

- Ghế phải có chỗ đặt chân. Không để chân trẻ tự do ngoài không khí.

- Trước khi đi, kiểm tra lại ghế lần nữa xem có chắc không. Nhớ đội mũ nón bảo vệ cho trẻ.

324. Cần phải đội mũ bảo vệ

Hàng năm, có 125.000 người đi xe đạp, mô tô gặp tai nạn và bị thương ở đầu. Lẽ ra họ không bị nặng như thế nếu họ chịu mang mũ bảo hộ. Những biện pháp bảo đảm an toàn trong giao thông là mang găng tay, chọn xe vừa với tầm vóc của mình, đi cẩn thận và chọn đường tốt. Quan trọng nhất là chiếc mũ bảo vệ.

- Những chiếc mũ đó thường sơn màu dễ nhận thấy và được chế tạo bằng loại nhựa cứng.

- Không thấm nước, có kính che mặt

- Làm bằng nhựa polystyren dai và bền

- Có hệ thống dây buộc chắc

- Nơi sản xuất có giấy chứng nhận của Viện đánh giá chất lượng của quốc gia, đảm bảo mũ an toàn và đạt tiêu chuẩn về chất lượng.

Khi đi xe đạp, nên:

- Chọn xe vừa với tầm thước của mình: khi ngồi trên yên, có thể chống một chân xuống đất mà không phải nghiêng xe.

- Bộ thắng xe (bộ hãm) tốt, nếu khi đi với tốc độ 16km/giờ mà hãm xe đứng lại trong quãng 4,5m.

- Luôn chú ý xe có chỗ nào bị gẫy, thủng cần phải mang đi sửa chữa không.

- Theo luật, xe nào cũng phải có đèn đỏ phản chiếu, nhìn thấy rõ ở sau xe 150m; có đèn pha phía trước.

- Ðèn chiếu hậu rất có ích để khỏi ngoái cổ lại phía sau.

Người đi xe đạp, phải nhớ:

- Tuân theo mọi luật lệ giao thông như người lái xe hơi vậy (đi bên phải theo tuyến đi của xe đạp đậu cách xa xe trước, khi rẽ phải giơ tay làm hiệu...)

- Nhìn lại đàng sau trước khi rẽ hoặc đổi tuyến đường.

- Khi đường đông, muốn qua đường, dắt xe đi như người đi bộ.

- Nên chọn đường ít gồ ghề.

- Chủ động khi đạp xe. Không để mình bị ảnh hưởng bởi cử chỉ của người đi bộ, đi xe đạp hay mô tô mình gặp.

- Chú ý đề phòng trẻ con hoặc súc vật chạy ngang qua mặt mình.

- Khi đạp xe, không nghe radiô hay băng nhạc.

- Không đạp xe khi vừa uống rượu hoặc dùng ma tuý.

Dù bạn đạp xe đi có việc, hoặc luyện tập đều nên theo sát những điều dặn dò trên.

325. Tránh tai nạn trên sóng nước

Nếu bạn là vận động viên môn thuyền buồm, xe máy lướt trên nước, thuyền bơi tay, v.v... nên nhớ:

- Ði thuyền loại nào cũng phải học cách điều khiển và giũ thăng bằng. Nếu bạn đi cùng cả gia đình, nên chọn loại thuyền an toàn dành cho nhiều người.

- Phải coi lại cho chắc chắn thuyền có đủ thiết bị an toàn và đồ cấp cứu không. Theo luật, đi thuyền nhiều người, mỗi người phải có một phao hay áo cứu hộ. Người biết bơi hay không biết bơi đều phải mặc. Khi có tai nạn, có nhiều trường hợp người biết bơi bị chết vì bị va chạm và ngất, do không có phao hay áo cứu hộ, nên bị chìm luôn.

- Phải biết rõ thuyền chở được bao nhiêu người là tối đa. Không bao giờ chở quá số người đó.

- Phải liệu sức mình. ánh nắng, sức nóng, thuyền chòng chành, tiếng nổ của máy v.v... đều làm cho người mệt và thần kinh căng thẳng hơn bình thường. Các phản ứng của cơ thể sẽ chậm đi, sau 4 giờ trên nước. Bởi vậy bạn phải chú ý cẩn chân, điều khiển thuyền mình xa với thuyền khác để tránh va chạm và trở về bến trước khi mình quá mệt.

- Phải chú ý tới thời tiết. Nếu trời mưa hoặc sắp mưa, không nên đi xa mà phải quay thuyền về bến.

- Không uống rượu trên thuyền. Rượu làm người điều khiển thuyền kém linh hoạt, nhìn không tinh và khả năng phán đoán kém. Nguyên nhân những tai nạn về tàu thuyền cũng giống như những tai nạn về ô tô, là do rượu. Nếu bạn cần uống rượu, đợi khi thuyền cập bến sẽ lên uống trên bờ.

- Trước khi cho thuyền rời bến nên nói cho người trên bờ biết bạn định đi đâu và trở lại bến lúc mấy giờ. Nếu trời trở gió hay mưa, hoặc quá giờ hẹn, không thấy bạn về người ta sẽ biết hướng đi tìm bạn.

- Nếu bạn chơi lướt ván trên nước, phải có người ngồi trên thuyền luôn theo dõi bạn.

- Nếu thuyền bị lật, nên ở tại chỗ cũng thuyền, không nên vội bơi vào bờ. Bạn có thể không đủ sức vì ước lượng không đúng tầm xa từ thuyền vào bờ.

326. Hãy cẩn thận khi dùng máy xén cỏ

Máy xén cỏ làm đẹp lối đi, khu vườn, có một bộ phận quay với tốc độ vào quãng trên 300 km/giờ. Bởi vậy, những viên sỏi nhỏ lẫn trong cỏ có thể bị máy làm bắn đi như những viên đạn. Ðể tránh bị thương, khi xén cỏ, bạn nên:

- Quét và dọn thảm cỏ cho các vật cứng: sỏi, mảnh gỗ sắt v.v.

- Không nên dùng máy xén chạy bằng điện

- Nên đi giầy cao cổ và mặc quần dàì để bảo vệ chân

- Ðội mũ có phần kính che, để bảo vệ mắt và tai

- Phải đẩy máy đi phía trước mặt. Không được kéo máy ở đằng sau mình.

- Không đẩy máy ở chỗ đất nghiên quá dễ bị đổ.

- Khi máy còn nóng, không đổ ét-xăng vào máy vì có thể gây cháy và nổ. Phải đợi máy nguội mới tiếp xăng vào.

- Không cho trẻ em sử dụng máy. Khi xén cỏ, không cho trẻ em tới gần.

- Nếu muốn tháo lưỡi dao để mài, phải tắt máy và kiểm tra cẩn thận máy đã tắt chưa. Nếu dùng máy điện, phải rút phích ra khỏi ổ cắm.

327. Xúc tuyết có gì hại?

Xúc tuyết thường làm các bạn đau lưng và có thể lên cơn đau tim nữa! Vậy xúc tuyết và xúc các vật khác có gì khác nhau? Khi bạn xúc, bạn có thể ngưng thở làm cho tim đập hơi nhanh lên, huyết áp cũng tăng theo. Khí trời và tuyết lạnh lại làm cho các mạch máu co hẹp lại. Kết quả tim phải tăng sức co bóp để làm máu lưu thông, nên dễ bị mệt.

Bởi vậy, nếu bạn cần tham gia việc xúc tuyết, nên:

- Mặc ấm, đội mũ và đeo găng tay. Cũng không nên mặc quần áo dày cộm khiến cho việc cử động khó khăn.

- Ðề phòng đau lưng, nên đứng vững trên 2 chân. Khi làm việc, chân có thể hơi khuỵu xuống, lợi hơn động tác cong lưng nhiều.

- Nếu có điều kiện, nên dùng cái cào và đẩy tuyết hơn là dùng xẻng xúc tuyết.


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam


Chương 01 XỬ TRÍ NHANH VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ HÀNGNGÀY
Chương 02: NHỮNG VẤN ÐẾ CHÍNH VỀ PHÒNG BỆNH, PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH
Chương 03: ÐỂ CÓ SỨC KHOẺ VÀ GIỮ ĐƯỢC SỨC KHOẺ
Chương 04: THỰC PHẨM VÀ SỨC KHOẺ
Chương 05: PHƯƠNG PHÁP SỤT CÂN - NẶNG BAO NHIÊU KÝ - TÙY Ý
Chương 06: LÀM GÌ ĐỂ THẮNG STRESS
Chương 07: LIÊN QUAN GIỮA CẢM XÚC VÀ SỨC KHOẺ
Chương 08: THOÁT LY VÒNG NGHIỆN NGẬP
Chương 09: NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ RIÊNG CỦA PHỤ NỮ
Chương 10: NHỮNG VẤN ÐỀ RIÊNG CỦA PHÁI NAM
Chương 11: HẠNH PHÚC VÀ SỨC KHOẺ TRONG CUỘC SỐNG TÌNH DỤC
Chương 12: SỨC KHỎE TỐT SAU TUỔI 55
Chương 13: KHOẺ TRÊN ÐƯỜNG DU LỊCH
Chương 14: BIẾT CÁCH ÐỀ PHÒNG SẼ GIỮ ÐƯỢC AN TOÀN
Chương 15: HÀM RĂNG ÐẸP, SỨC KHOẺ TỐT
Chương 16: NHỮNG NHU CẦU VỀ Y TẾ
ykhoanet - 365 lời khuyên sức khoẻ - phụ lục


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO