365 LỜI KHUYÊN SỨC KHOẺ


CHƯƠNG 16: NHỮNG NHU CẦU VỀ Y TẾ

Các chương vừa qua đã giúp các bạn hiểu và giải quyết được nhiều vấn đề có liên quan tới sức khoẻ của mình. Dù bạn đã hiểu biết và cố gắng giữ gìn, nhưng sớm hay muộn, thế nào cũng đến lúc bạn cần phải có sự giúp đỡ của ngành y tế. Tìm gặp bác sĩ nào, phải hiểu các đơn thuốc và bảng xét nghiệm ra sao, thực hiện việc chữa trị thế nào, khi

nào cần vào bệnh viện, hoặc tới nơi cấp cứu?

Chương cuối này sẽ mách các bạn về các vấn đề đó.

342. Nhũng triệu chứng cần báo ngay với bác sĩ

Thông thường ai cũng ngại tới bác sĩ, nhất là khi cảm thấy chưa cần thiết. Vậy, khi nào thì cần thiết? Sau đây là những triệu chứng để bạn không được chậm trễ, đi khám bệnh và báo cho bác sĩ biết ngay.

- Ðau đầu kèm theo hiện tượng mờ mắt và buồn nôn

- Người nhiều vết thâm tím;

- Lợi chảy máu;

- Khát nước thường xuyên:

- Ho liên tục;

- Nuốt khó, đau ngực lâu;

- Ho và thổ huyết (nôn ra máu);

- Tức ngực, hơi thở ngắn;

- Ðau ngực lan ra cả cổ. vai, tay;

- Ngực nổi cục, có nhiều u

- Có u đau, tự nhiên nổi lên

- Nốt ruồi có hiện tượng thay đổi

- Tự nhiên có chỗ ngứa

- Hiện tượng ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Bị co giật

- Mất ngủ và mệt mỏi

- Tự nhiên tăng hoặc giảm cân

- Ðau bụng từ 2 tới 3 giờ sau bữa ăn

- Cảm thấy chán nản vô cớ

- Mất một số chức năng chủ yếu, không nói được

- Kinh nguyệt không đều

- Chảy máu ở hậu môn - Phân trắng hoặc đen

- a chảy hoặc táo bón kéo dài

- Ði tiểu nhiều hoặc tiểu thấy đau.

343. Hãy tới các bác sĩ chuyên khoa

Mỗi lần bị đau ốm, người ta thường tới bác sĩ đã khám quen từ trước. Sau khi nghe kể bệnh hoặc khám sơ qua, bác sĩ lại gửi người bệnh tới nơi có bác sĩ chuyên khoa. Vậy tại sao chúng ta không tới ngay bác sĩ chuyên khoa cho khỏi mất công đi 2 lần và cũng đỡ tốn tiền hơn?

Bảng ghi dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn làm được việc đó:

MộT Số THí Dụ Về BệNH CầN BáC Sĩ CHUY? KHOA

TRIệU CHứNG bệNH Tới

- Khối u ở vú hoặc đau vú

- Co giật

- Ðau ở mắt

- Sốt theo mùa

- Vô sinh

- Không co duỗi được ngón tay

đau cứng khớp.

- Ðầu và các bắp thịt ở mặt bị giật, không chủ động được.

- Cảm giác sợ hãi vô cớ

- Vết giộp có nước trên da

- Khứu giác kém(không ngửi thấy)

- Ðau khi giao hợp

- Ðau khi có kinh nguyệt

- Ðầu gối sưng đau

- Mắt thấy ánh sáng chói hoặc vết mờ

- Cứ nghĩ tới hình ảnh nào đó là nôn

- Ðau rát khi tiểu tiện

- Nói lắp

- Tự nhiên chỉ nói được lắp bắp

- Nôn ra máu

B.S CHUY? KHOA

Phụ khoa

Phòng cấp cứu

Bệnh viện mắt, phòng cấp cứu

Bác sĩ chữa dị ứng, b.s gia đình

B.S phụ sản (nữ)

B.S niệu đạo (nam)

Bệnh viện chỉnh hình, khoa thấp

khớp và thần kinh.

Khoa thần kinh,

Khoa vật lý trị liệu.

Khoa tâm thần

Khoa da liễu

Khoa Tai - Mũi - Họng

Phụ khoa (nữ)

Khoa tiết niệu (nam)

Phụ khoa

Khoa chỉnh hình+Khoa thấp khớp

Bệnh viện mắt.

Bác sĩ tâm thần

Phụ khoa (nữ)

Khoa tiết niệu (nam)

Khoa Tai - Mũi - Họng

Phòng cấp cứu

Phòng cấp cứu, khoa tiêu hoá

344. Bác sĩ làm gì khi khám bệnh?

Khi bạn vào phòng khám bệnh gặp bác sĩ, cả 2 người phải cộng tác với nhau để làm một công việc chung: Tìm hiểu xem bạn bị bệnh gì, nặng hay nhẹ? Muốn thực hiện được công việc này, bác sĩ phải hỏi và bạn phải trả lời. Câu hỏi cũng như câu trả lời càng rõ thì việc phát hiện bệnh càng dễ dàng.

* Bác sĩ thường hỏi bạn về những vấn đề gì?

Họ thường đặt các câu hỏi:

- Về vấn đề ăn uống như: bạn có hay ăn thịt ướp muối không? Có ăn nhiều bánh kem pho mát, kem chua hoặc thức ăn có nhiều mỡ không?

- Về công việc như: vừa qua, bạn có phải làm việc căng thẳng quá không? Có phải tiếp xúc với kim loại như kền,với tia X, với các chất độc hại không?

- Về giấc ngủ như: Bạn có khó ngủ và thức dậy lúc nửa đêm hoặc sáng sớm không?

- Về chuyện gia đình như: bạn có mắc míu gì về chuyện ly hôn không?

- Nếp sống: bạn có thường tập thể dục không?

- Stress: nơi bạn ở có ồn ào quá không?

- Về sức khoẻ và thói quen: bạn còn hút thuốc không hay đã nhất định cai thuốc?

- Về bệnh gia truyền: Trong gia đình bạn có ai bị bệnh tim, áp huyết cao, tiểu đường, thận hoặc ung thư không?

- Về sức khoẻ những ngày vừa qua: vừa qua khi làm việc bạn có bất chợt bị mệt không?

- Về đời tư: bạn sống độc thân hoặc sống với gia đình?

* Nên hỏi bác sĩ những điều gì?

Thời giờ bác sĩ tiếp bệnh nhân có hạn nên bạn thường cảm thấy không muốn làm họ mất nhiều thời giờ về mình. Bởi vậy, nếu có hỏi họ, thì cũng hỏi vội vàng. Hơn nữa vì người đang mệt, nên nhiều khi ngại, không muốn nói, không muốn hỏi nhưng khi về nhà lại bực tức vì không được biết rõ về căn bệnh của mình.

Sau đây là một số ý sẵn để bạn dùng trong hoàn như trên

- Luôn hỏi mình đã hiểu hết ý các lời nói của bác sĩ chưa. Nếu chưa, hãy hỏi lại: "Có phải bác sĩ dặn dò tôi như thế này không?.. "

- Dự kiến trước những câu sẽ nói với bác sĩ về sức khoẻ của mình, về những dự đoán bệnh của mình sau khi đã khám bệnh.

- Ghi vào giấy những việc gì mình cần làm theo lời dặncủa bác sĩ.

- Nếu bạn chưa hiểu hoặc nghe rõ về một tên thuốc nào đó, hỏi kỹ lại. Ðừng ngần ngại. - - Nếu bảng ghi đơn thuốc chưa rõ, nên hỏi mình phải uống thuốc này trong bao lâu? Thuốc có công hiệu thế nào? Có thể có trường hợp phản ứng với thuốc hay không?

- Nếu bác sĩ đề cập tới việc phải phẫu thuật, hãy hỏi thẳng có nguy hiểm gì không? Có thể có biện pháp nào khác không?

- Hãy nói thẳng với bác sĩ về những cảm tưởng của mình như: phòng khám không được yên tĩnh, phải chờ đợi lâu, sự tiếp đón không niềm nở v. v...

- Nói cho bác sĩ biết những điều mình đã làm trong việc tự chữa trị và thấy có kết quả.

- Hỏi về thời gian rảnh rỗi của bác sĩ để mình có thể điện thoại tới lúc cần thiết.

345. Chọn bác sĩ tốt

Người bệnh thường cảm thấy yên tâm nếu được dùng đúng thuốc và tin rằng đã gặp được một bác sĩ tốt. Vậy người bác sĩ tốt có những biểu hiện gì? Bạn hãy suy nghĩ về người bác sĩ khám bệnh cho mình qua các mục trong bảng dưới đây:

- Bác sĩ có trình độ chuyên khoa chưa? Trình độ chuyên khoa có nghĩa là sau khi có bằng bác sĩ, còn phải học 2 năm hoặc hơn nữa về một khoa nào đó, và cũng phải thi để có chứng chỉ quốc gia về khoa này.

- Bác sĩ có để ý nghe và trả lời tất cả các câu hỏi của bạn có liên quan tới bệnh không? Hay bác sĩ tỏ vẻ thờ ơ, không muốn nghe và trả lời?

- Bác sĩ có tỏ ra thông cảm, gần gũi với bạn không? Bạn có thấy mình sẵn sàng kể hết những gì liên quan tới mình cho bác sĩ nghe, kể cả những suy nghĩ tình cảm, những vấn đề về tình dục không?

- Bác sĩ có chú ý hỏi về sức khoẻ bạn trong những ngày qua, những người trong gia đình, họ hàng của bạn có bệnh gia truyền, những thứ thuốc bạn đã dùng, và các vấn đề có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn không?

- Bác sĩ có hỏi bạn về lý do tại sao bị bệnh hay chỉ nghe kể triệu chứng bệnh rồi biên đơn thuốc luôn?

- Bác sĩ có người phụ tá để bạn có thể gặp hỏi dễ dàng khi cần không?

- Bạn có cảm thấy thoải mái khi nói với bác sĩ những điều "kỳ cục nhất liên quan tới bệnh mình không?

- Bạn có thể hiểu dễ dàng những điều bác sĩ nói không?

- Nơi tiếp đón bệnh nhân có làm bạn yên tâm hay không?

- Bác sĩ có trả lời khi bạn gọi điện thoại lại, ngay trong ngày khám hay không?

- Bạn được bác sĩ tiếp ngay hay phải đợi lâu, dù đã có hẹn?

- Bệnh viện bác sĩ làm việc có tiếng hay không? Bác sĩ có được nhiều người tín nhiệm không?

346. Người đi theo bệnh nhân ở phòng cấp cứu

Nếu bạn cần phải đưa đi cấp cứu, hãy yêu cầu một người thân đi theo mình để biết các nhân viên của phòng cấp cứu đã làm gì, đã dùng biện pháp gì khi cấp cứu, và cũng để báo lại cho họ những diễn biến về sức khoẻ của bạn có gì cần chú ý sau đó.

Người bệnh cảm thấy yên tâm hơn khi có người thân ở bên cạnh. Lúc này, người đi theo bệnh nhân cần phải biết rõ: người bệnh đã uống những thuốc gì ở nhà để kể lại cho bác sĩ nghe. Nên mang các thứ thuốc đó hoặc hộp đựng các thuốc đó theo. Lúc cần, người đó sẽ phải đưa bạn về, vì bạn không lái xe được.

Sau khi bạn đã được chữa trị, người đi theo bạn phải có khả năng hiểu biết:

- Phải làm gì tiếp theo để giúp bạn.

- Nhớ tên bác sĩ hoặc địa chỉ nơi cấp cứu bạn vừa tới.

- Biết phải làm những việc gì, trong vòng 24-48 giờ tiếp theo.

- Nhớ những điều bác sĩ dặn.

- Thực hiện ngay những điều đã ghi trong phiếu khám bệnh và đơn thuốc.

347. Ba loại thẻ y tế

Trường hợp bất chợt lên cơn đau tim, bị tai nạn xe cộ v.v... có thể làm bạn ngất xỉu giữa đường. Việc bạn mang theo trong người tấm thẻ y tế rất quan trọng để được đưa đi cấp cứu. Có 3 loại thẻ:

I) THẻ CấP CứU - Loại thẻ này cho người tới cứu biết bạn đang mang loại bệnh cần đặc biệt chú ý như động kinh, tiểu đường, tim v.v... Trong trường hợp này, người tới cứu chỉ cần gọi tới Bộ phận cấp cứu.

2) THẻ MICROFILM - Nhiều bệnh viện thu các tài liệu trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân vào những cuộn phim nhỏ và trao cho bệnh nhân mang theo người. Khi bệnh nhân cần vào bệnh viện ở bất kể nơi nào, nhân viên chỉ việc đưa cuộn phim vào máy là sẽ biết được tất cả tình hình sức khoẻ của bệnh nhân.

3) THẻ VIếT TAY - Nhiều cơ sở y tế làm tấm thẻ đơn giản, do nhân viên bệnh viện hoặc chính bệnh nhân điền bằng chữ viết tay vào những mục có in sẵn gồm:

- Tên

- Ðịa chỉ.

- Số điện thoại

- Tên người nhà để liên lạc

- Tên bác sĩ gia đình và số điện thoại

- Loại máu

- Dị ứng với các loại thuốc...

- Bệnh nhân cần phải săn sóc như thế nào? Cần thuốc gì?

- Hiệu thuốc nào có loại thuốc đặc trị cần cho bệnh nhân, địa chỉ, số điện thoại.

348. Ký hiệu trong đơn thuốc

Bác sĩ và dược sĩ (ở Mỹ) thường dùng những ký hiệu riêng trong đơn thuốc. Ðó là những chữ la-tinh viết tắt, có ý nghĩa như sau:

ad.lib = dùng không hạn chế

a.b = trước bữa ăn

pc = sau bữa ăn

bid = mỗi ngày 2 lần

caps = ở dạng viên

gtt = giọt

h.s = khi đi ngủ

p.o = thuốc uống

p.r.n = dùng theo nhu cầu

q.4.h = 4 giờ 1 lần

q.i.h = 4 lần 1 ngày

q.d = hàng ngày

q.d = cách ngày

t.i.d = 3 lần mỗi ngày

Ut.dict;UD = như chỉ dẫn

349. Hỏi về các thứ thuốc phải dùng

Mỗi khi bạn phải dùng thuốc, nên hỏi bác sĩ những mục sau:

- Tên thuốc là gì?

- Thuốc có công dụng gì?

- Chừng bao lâu thì thuốc có hiệu quả?

- Hiệu quả của thuốc với tôi sẽ như thế nào?

- Chừng bao lâu mới thấy?

- Tôi phải uống thuốc vào lúc nào?

- Thuốc có thể gây phản ứng phụ gì không? Phản ứng trong bao lâu?

- Có phải uống thuốc vào bữa cơm không? Có cần dùng lẫn với thức ăn không?

- Tôi phải dùng thuốc trong bao lâu?

- Có thuốc nào khác cùng có công dụng như thế không?

- Thuốc này có phản ứng với loại thuốc khác không?

- Nếu tôi thấy người đã dễ chịu, tôi có thể ngưng uống thuốc không?

350. 7 Ðiều phải nhớ khi dùng thuốc

Nuốt mấy viên thuốc hoặc uống vào thìa thuốc nước xuống cổ, có khi lại là điều tai hại cho sức khoẻ, nếu bạn không nắm được những điểm cơ bản dưới đây:

I) Trước khi uống thuốc phải hỏi kỹ bác sĩ để biết thuốc có thể gây phản ứng phụ gì không? Cơ thể mỗi người một khác nên thuốc có thể hợp với người khác mà lại không thích hợp với mình.

2) Bạn có thể phải uống nhiều thứ thuốc trong vòng 24 giờ. Phải hỏi bác sĩ xem có thứ thuốc nào trong số các thuốc đó phản ứng với nhau không và có lợi cho bạn không?

3) Phải hỏi xem bạn có phải kiêng gì không? Có thức ăn hoặc nước uống làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc, có khi còn gây ra phản ứng nguy hại. Thí dụ, khi uống một số thuốc chống suy nhược mà ăn pho mát hoặc các thức ăn chứa tyramine, sẽ làm huyết áp tăng cao.

4) Rượu làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc. Uống rượu đồng thời với loại thuốc giảm đau có thể gây chết người.

5) Nếu bạn phải làm xét nghiệm về một vấn đề gì đó, cần nói cho bác sĩ biết bạn vừa uống thuốc gì, vừa ăn gì, vì các thức đó có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Nếu bạn tự làm xét nghiệm ở nhà, cần hỏi dược sĩ để biết những thuốc gì có ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

6) Hỏi bác sĩ xem có loại thuốc nào khác cùng có công dụng như loại thuốc ghi trong đơn hay không? Có thể có những loại thuốc khác tên, cùng công dụng, nhưng lại rẻ tiền hơn. Các bác sĩ hay dùng các thuốc quen để được đảm bảo về chất lượng và công dụng, nhất là khì chữa trị cácbệnh về tim, phổi và các tuyến nội tiết.

7) Hãy cho bác sĩ biết:

- Bạn có thường bị dị ứng với loại thuốc gì không?

- Bạn đang có mang hoặc đang nuôi con bằng sữa mình không?

- Bạn có nhờ bác sĩ nào khác nữa trị bệnh mình không?

- Bạn có bị đau gan, thận hoặc có bệnh tiểu đường không?

- Bạn có thường dùng vitamin, thuốc ngừa thai, insulin hoặc thuốc nào khác không?

- Bạn có uống rượu hay hút thuốc không?

351. Nên dùng thuốc giảm đau như thế nào?

Thường vẫn có khoảng 40 triệu người Mỹ bị đau vì bệnh kinh niên hoặc bệnh trọng. Nhiều ngươi đã dùng các loại thuốc giảm đau tuy rằng thuốc này không trị được căn nguyên bệnh. Có thể phân biệt:

LOạI THUốC GIảm ÐAU THôNG DụNG - Thuốc giảm đau mọi người thường dùng như aspirin và acetaminophen có tác dụng giảm đau nhức. Những thuốc này không gây nghiện. Dùng lần này, lần sau lại dùng vẫn công hiệu

LOạI THUốC GIảM ÐAU Có THUốC NGủ

Những thuốc như codeìne hoặc morphine, tác động tới hệ thần kinh trung ương làm người bệnh mất một phần cảm giác. Thật ra, thuốc không xoá được nguyên nhân gây đau mà chỉ giúp cho người bệnh chịu đựng được lâu hơn thôi. Vì cơ thể có thể quen với thuốc, nên nếu dùng luôn, dần dần phải tăng liều mới thấy hiệu quả. Ngưng thuốc, cơn đau lại trở lại. Do đó bệnh nhân dễ bị nghiện thuốc.

Ðể giảm các tác dụng không có lợi cho cơ thể của thuốc giảm đau, nên:

- Uống thuốc với nhiều nước hoặc sữa (1 ly đầy), để thuốc vào hệ tiêu hoá nhanh, bớt tác dụng không tốt với dạ dày.

- Nên nhớ, thuốc nào cũng như con dao hai lưỡi, vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể. Bởi vậy, nên hỏi kỹ bác sĩ hay dược sĩ về ý nghĩa những lời chỉ dẫn trong tờ giấy in để trong hộp thuốc.

- Nên chọn liều nhẹ nhất mà bác sĩ chỉ định, hơn là liều tối đa.

- Không nên đợi tới khi đau quá rồi mới dùng thuốc vì như vậy, thuốc khó có tác dụng hoặc lại buộc phải uống liều nặng hơn.

- Nếu cơn đau làm bạn mất ngủ, không được uống thuốc ngủ đồng thời với thuốc giảm đau. Chỉ nên uống thuốc giảm đau thôi.

- Vì thuốc lá có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc chữa bệnh nên nếu bạn nghiện thuốc, cần nói cho bác sĩ biết.

- Nếu thuốc gây phản ứng phụ, trước khi đổi thuốc khác, cần báo cho bác sĩ biết để giảm liều lượng thuốc đang dùng đi

- Nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau, có thể hỏi bác sĩ để dùng xen kẽ 2 thứ thuốc - như aspirin và acetaminophen chẳng hạn - để tránh sự quá quen với 1 thứ thuốc (lờn thuốc) có thể xảy ra.

- Không nên nghĩ rằng, chỉ có thuốc mới làm giảm đau được

- Ngoài thuốc, còn các phương pháp điều trị khác như phương pháp thư giãn, phương pháp giảm stress (chương6) phương pháp chườm nóng, chườm lạnh v.v...

352. Hạn chế việc sử dụng thuốc mua tự do

Hàng ngày báo chí và ti-vi đều quảng cáo đủ các loại thuốc dùng cho bách bệnh. Có hàng triệu người Mỹ đã mua các thứ thuốc đó để dùng, chẳng cần tới sự chỉ dẫn hoặc việc khám bệnh kê đơn của bác sĩ. Nếu bạn cũng là một trong số những người dùng thuốc qua quảng cáo để tự chữa bệnh, nên tự hỏi:

- Mình có thể thay bác sĩ để xác định bệnh không?

- Nếu dùng tiếp thuốc này, có vấn đề gì mới không? (Cơ thể sẽ bị phụ thuộc vào thuốc như thuốc tẩy, thuốc ngủ chẳng hạn)

- Những thứ thuốc này có tác hại phụ gì như làm tăng áp huyết, nhức đầu, hoa mắt, phát ban không?

- Lần trước mình có mua thứ thuốc gì có công hiệu qua quảng cáo, cũng giống như thứ thuốc mua ìần này không?

Bạn hãy đọc cuốn bảng kê các loại thuốc bán tự do trên thị trường, không có sự chỉ định eủa bác sĩ, để tự trả lời. Hãy nhớ rằng, dù các thứ thuốc đó có thể được cố ý bào chế ít lượng dược phẩm đi, nhưng nếu dùng nhiều thì cũng có tác dụng như loại thuốc "thật", cần được bác sĩ hướng dẫn về cách dùng. Tốt nhất là trước khi dùng nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

353. Dùng aspirin tốt và không tốt

Aspirin là một trong các thứ thuốc thông dụng nhất. Chỉ cần nhìn vào con số tiêu thụ hàng năm ở Mỹ tới 20 tỷ viên cũng đủ chứng minh cho điều đó. Người ta đã làm kẹo cao su có aspirin, đóng aspirin thành viên để uống và cả viên để nhét vào hậu môn nữa. Vì aspirin là một chất axít (axít acetylsalicylic), nên làm cồn cào dạ dày. Bởi vậy khi bào chế, người ta thường trộn aspirin với một chất chống axít như cácbonát Ma giê chẳng hạn. Viên aspirin còn thường được bọc ngoài bằng một vỏ bọc lâu tan để khi bệnh nhân uống, viên thuốc trôi vào ruột rồi mới tan, tránh cho dạ dày khỏi bị hại. Người ta uống aspirin trong khi ăn cũng vì mục đích đó.

Những trường hợp sau đây, KHÔNG N? UốNG AS-PIRIN:

- Thời gian có mang 3 tháng đầu và 3 tháng cuối vì aspirin có thể ảnh hưởng tới sự sinh đẻ. Khi nào dùng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ.

- Trước khi phẫu thuật vì aspirin ảnh hưởng tới sự chảy máu.

- Nếu người có bệnh tiểu đường luôn dùng aspirin sẽ làm cho việc xét nghiệm nước tiểu có thể cho kết quả sai.

- Trẻ em dưới 19 tuổi bị bệnh ho gà hoặc cúm, uống aspirin có thể bị biến chứng, nguy hiểm tới tính mạng (coi lại bài 73, ch.2).

- Người hay dùng aspirin hoặc uống với liều cao mà uống rượu, lại càng làm dạ dày bị tác hại.

- Người có các bệnh hen, thận, mụn nhọt, bệnh gút, bị xuất huyết khi dùng aspirin cần hỏi bác sĩ vì thuốc có thể làm bệnh nặng thêm.

- Cần có ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn dùng phối hợp aspirin với các thuốc khác như: thuốc chống đông máu, thuốc uống chữa bệnh tiểu đường, thuốc chữa bệnh gút, thuốc trị bệnh tê thấp.

354. Xử lý tủ thuốc gia đình

Bạn thử nhìn vào tủ thuốc gia đình ở góc phòng mà xem. Có các gói, các lọ đựng đủ các loại thuốc. Có thuốc có lẽ đã có mặt ở đây tới hơn một năm rồi. Bởi vậy, bạn nên:

- Bỏ tất cả các thứ thuốc ra và duyệt lại xem mình chỉ cần giữ lại thuốc gì.

- Cương quyết vứt những thuốc đã "quá đát" đi. Thuốc nào nhìn "còn mới" nhưng không còn nhãn hiệu hoặc bạn không nhớ để chữa bệnh gì, phải mang đi hỏi bác sĩ hoặc loại bỏ.

- Loại bỏ các loại pom-mát hoặc kem bôi da, nay đã khô cứng, các loại dung dịch thuốc để lâu đã bị đục và có cặn.

- Thuốc nào cũng độc hại với trẻ con cả. Bởi vậy, nếu nhà có trẻ con, hộp thuốc phải để trên cao, ngoài tầm với của chúng và khoá lại.

- Trong tủ thuốc, luôn có lọ si-rô lpecac là thuốc gây nôn, đề phòng trường hợp trẻ cũng uống lầm thuốc, bị ngộ độc.

355. Khi nào cần xét nghiệm? các loại xét nghiệm và thời gian cho mỗi loại

Ðã đến kỳ hạn bạn phải đi kiểm tra huyết áp hoặc đi khám vú chưa? Nhiều người chỉ nhớ lơ mơ rằng cần phải đi xét nghiệm định kỳ về một vấn đề gì đó, nhưng lại nghĩ, đã có bác sĩ săn sóc sức khoẻ của mình nhớ hộ. Vậy trong trường hợp không có bác sĩ riêng hoặc có nhưng hàng năm mới gặp ông ta một lần thì sao?

Bản sơ đồ dưới đây sẽ giúp các bạn nhớ cần phải làm các loại xét nghiệm gì và thời gian bao lâu lại cần làm xét nghiệm. Mục đích các xét nghiệm này là:

1) XéT NGHIệM Về HUYếT áP

- Ðể biết số đo lúc huyết áp cao nhất, lúc thấp nhất (tâm thu/tâm trương), từ đó suy ra có bị bệnh cao huyết áp, dẫn tới những cơn đau tim không? (coi lại bài 65, ch.2).

2) XéT NGHIệM Về MắT Và TAI - Ðể biết khả năng nghe - nhìn có bị thoái hoá không.

3) XéT NGHIệM Tế BàO ÂM ÐạO (nữ) - Ðể biết có bị ung thư cổ tử cung không? Nên bắt đầu làm xét nghiệm này từ tuổi 18.

4) CHụP X QUANG - Ðể phát hiện sớm bệnh ung thư vú (nếu có).

5) KHáM Vú (nếu có) - Ðể bác sĩ có thể phát hiện sớm nhất những dấu hiệu khác thường của vú, có liên quan tới ung thư.

6) khám VùNG XƯƠNG CHậU (nữ) - Ðể biết dạ con có dấu hiệu gì bất thường liên quan tới ung thư không?

7) KHáM TRụC TRànG - Ðể phát hiện sớm những dấu hiệu về ung thư (nếu có).

8) XéT NGHIệM MáU TRONG PHÂN - Ðể suy ra những dấu hiệu ung thư của ruột (nếu có).

9) XéT NGHIệM Về ÐOáN RUộT CHữ S - Mục đích như trên.

10) ÐIệN TÂM Ðồ - Ðể biết hoạt động của tim và xem có bị thương tổn ở cơ tim không?

11) XéT NGHIệM LượNG ÐườNG TRONG MáU - Sau một bữa ăn thí nghiệm nếu lượng đường trong máu vào quãng từ 60 - 115mg/100 ml máu sẽ được coi là bình thường.

12) ÐO NHãN áP - Ðể biết áp xuất trong mắt có cao hơn mức quy định không. Nếu cao hơn thì bệnh nhân bị bệnh thiên đấu thống (glocôm), có thể dẫn tới sự mù (coi bài 63, ch 2).

13) XéT NGHiệm lượng cholESTEROL TRONG MáU - Nếu lượng cholesterol cao quá 200mg/dl, thì người bệnh có liên quan với bệnh tim.

* BạN CầN BIếT NồNG Ðộ CHOLESTEROL TRONG MáU MìNH

Cholesterol là một chất có trong máu, liên quan tới chất béo, là nguyên nhân của hiện tượng máu bị đóng cục, làm tắc mạch dẫn tới những cơn đau tim nguy hiểm cho tính mạng.

Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Tim - Phổi - Máu, thì trong một lít máu chỉ được phép có từ 200 mg cholesterol trở xuống. Vậy mà ở Mỹ, lượng cholesterol trung bình ở đàn ông là 211, ở đàn bà là 215. Cho nên, nếu bác sĩ bảo mức cholesterol của bạn so với mọi người thuộc loại "trung bình", thì hãy hỏi kỹ: trung bình là bao nhiêu? Nếu là trên 200 thì phải tìm cách hạ xuống, vì từ 200 - 240 là có thể có những cơn đau tim rồi ; từ 24C trở lên là mức báo động có thể xảy ra những biến cố nguy hiểm. Tốt nhất là yêu cầu làm xét nghiệm tổng lượng cholesterol và cả lượng trilyceride nữa (một loại chất béo trong máu). Nồng độ triglyxerìde tốt nhất là phải vào quãng 160mg/dl trở xuống.

Người ta còn phân biệt loại cholesterol có mật độ cao lipoprotein ký hiệu HDL (high density lipoprotein) và cholesterol có mật độ thấp lipoprotein LDL (low density hpoprotein). Trong tổng số cholesterol, số HDL càng cao càng tốt, số LDL càng thấp càng tốt. Số HDL nhỏ hơn 35 cũng như LDL cao hơn 130 đều không tốt.

Tỷ lệ giữa tổng số cholesterol/HDL từ 4-5 là ở bơ vực nguy hiểm.

Ðể có những con số báo tốt về cholesterol, nên ăn ít chất béo, không hút thuốc lá, tránh béo phì, chăm tập thể dục, hạn chế uống rượu và ăn ngọt, tăng cường ăn các chất có xơ (coi lại chương 4).

THờI HạN XéT NGHIệM ÐINH Kỳ

- Thời hạn trên áp dụng cho người khoẻ, bình thường, làm test để kiểm tra, đề phòng và phát hiện trường hợp có bệnh mà không biết. Với người đã có bệnh rồi thì thí số test có thể nhiều hơn tuỳ theo yêu cầu của bác sĩ điều trị.

- Test đốt xương cổ thực hiện ở nữ, từ 18 tuổi.

356. Có thật cần thiết phải chiếu X quang không?

Dù rằng chiếu X quang là việc làm cần thiết trong nhiều trường hợp, nhưng người bệnh vẫn nên đặt câu hỏi: có thật cần phải chiếu x quang hay không? Vì tia X có thể gây nhiều điều bất lợi như: chứng vô sinh, quái thai hoặc kích thích mầm ung thư trong một số tế bào mẫn cảm với tia X. Bởi vậy, nếu bạn đang mang thai hoặc ngờ mình đã thụ thai, nên hết sức chú ý về việc này. Nếu chỉ X quang để chữa răng thôi thì nên hoàn lại. Trong trường hợp không thể hoãn, khi chiếu, hãy yêu cầu được che bụng và vùng xương chậu bởi một vật cản bằng chì. Nên hỏi bác sĩ xem có thể thay phương pháp X quang bằng phương pháp khác không, như siêu âm chẳng hạn.

Trong trường hợp bạn thay đổi bác sĩ chữa trị, nếu lại cần X quang, hãy đưa cho bác sĩ mới coi bảng kết quả X quang vừa rồi của mình, để khỏi X quang lấn nữa.

357. Bộ xét nghiệm dùng trong gia đình

Những bộ đồ để xét nghiệm dùng trong gia đình rất tiện dụng, không đắt tiền, có hiệu quả, giúp người bệnh khỏi phải tới bác sĩ.

Hiện nay, mỗi năm người dân Mỹ chi tiêu tới hơn 300 triệu đô la để mua sắm những đồ xét nghiệm này. Chúng ta cần nhớ, những đồ này chỉ giúp chúng ta một phần nào trong việc xác định bệnh, chứ không có tác dụng chữa trị hoặc thay được bác sĩ trong việc chữa trị.

Người ta đã thống kê được tới 150 loại đồ xét nghiệm dùng trong gia đình. Có thể xếp chúng thành 3 loại:

- Loại để dùng khi người ta thấy cơ thể có những triệu chứng nào đó. Thí dụ: loại dùng để biết mình đã thụ thai hay chưa?

- Loại dùng để xét nghiệm khi cơ thể không có triệu chứng gì cả. Thí dụ: dùng để biết trong phân có máu hay không, để dự đoán hiện tượng ung thư ruột già, hoặc dùng để giúp phụ nữ biết thời gian mình đang rụng trứng.

- Loại dùng để theo dõi bệnh đang điều trị, kể cả loại dùng để xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu và dự đoán trạng thái huyết áp như thế nào cho những người hay bị huyết áp cao.

Theo cơ quan Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm thì khi sử dụng các đổ xét nghiệm ở gia đình này, chúng ta nên chú ý:

- Chú ý xem dụng cụ có cấn được bảo quản chống thời tiết nóng hoặc lạnh không. Nếu có, không được để các dụng cụ đó trong cốp xe hơi, bên cửa sổ có ánh nắng thiêu.

- Chú ý đọc đi đọc lại cho thật hiểu những điểm ghi trong bản hướng dẫn để có thể thực hiện đúng từng bước một.

Phải chắc chắn rằng mình đã hiểu mục đích của việc xét nghiệm. Việc xét nghiệm này có mức hạn chế tới đâu và chỉ có bao nhiêu phấn trăm thành công?

- Nếu kết quả xét nghiệm biểu hiện bằng sự hiện mầu mà bạn lại bị bệnh mù mầu Dalton hãy hỏi hoặc nhờ một người khác ghi nhận và cho bạn biết kết quả.

- Chú ý đọc kỹ những lời dặn trong bảng in về chế độ ăn, uống và hoạt động. Trước khi làm xét nghiệm có thể bạn phải kiêng ăn, uống một vài thứ thức ăn hay dược phẩm nào đó.

- Phải tiến hành xét nghiệm theo từng bước đã được ghi trong bản hướng dẫn. Không được bỏ sót hoặc nhảy cách bước nào.

- Nếu phải dùng chai, lọ... để đựng chất phải xét nghiệm (thí dụ: nước tiểu). Phải rửa thật sạch dụng cụ dùng để đựng, rửa cho hết chất xà phòng và tốt nhất là rửa bằng nước cất.

- Nếu việc xét nghiệm có chỉ định số thời gian, phải làm đúng như vậy và dùng đồng hồ có kim chỉ giây để đo.

- Chú ý xem bạn phải làm gì, nếu kết quả dương, âm hoặc không rõ.

- Nếu kết quả không rõ, không nên đoán. Phải hỏi dược sĩ hoặc một chuyên viên nào đó.

- Giữ cẩn thận kết quả.

- Những dụng cụ có hoá chất cũng như thuốc, cần phải để nơi cẩn thận để trẻ con không với tới.

358. Bệnh viện là nơi dễ lây truyền bệnh

Có một câu nói chí lý: "Việc đầu tiên của một bệnh viện là đừng làm lây bệnh sang người khác". Cho tới nay, chưa có điều gì đảm bảo được rằng, bệnh viện đã làm được công việc đó. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, bạn có thể bị lây bệnh, nếu bạn phải vào một bệnh viện. Có nhiều nguyên nhân:

- Bệnh viện là nơi lúc nào cũng có vô số vi rút, vi khuẩn do các bệnh nhân, nhân viên và các người tới thăm mang lại.

- Chính các nhân viên bệnh viện cũng là những người truyền vi rút và vi khuẩn từ bệnh nhân này qua bệnh nhân khác.

- Dụng cụ của bệnh viện cũng là nguồn lây bệnh, như kim tiêm chích chẳng hạn.

Mỗi năm, có độ 300.000 bệnh nhân vào viện, mắc thêm bệnh phổi do lây trong bệnh viện. Bởi vậy, nếu bạn phải vào bệnh viện:

- Trước khi nhập viện, hãy cố nghỉ ngơi bồi dưỡng ở gia đình cho có sức.

- Nếu bạn ngờ căn phòng trong bệnh viện đã gây thêm cho bạn căn bệnh về phổi, hãy yêu cầu đổi phòng.

359. Quyền của bệnh nhân

Theo Hiệp hội các bệnh viện ở Hoa Kỳ, thì bất cứ bệnh nhân nào cũng có các quyền:

I) Ðược coi trọng và săn sóc chu đáo.

2) Ðược bác sĩ thông tin cho biết về kết quả việc chẩn đoán, điều trị và dự kiến về phương cách chữa trị. Tất cả những việc trên phải được trình bày một cách rõ ràng cho bệnh nhân hiểu được.

3) Ðược bác sĩ cho biết trước khi chữa trị về phương pháp chữa trị để lấy ý kiến đồng ý hay không đồng ý của mình.

4) Bệnh nhân có quyền từ chối việc chữa trị hoặc một phương pháp chưa trị nào đó và được giải thích về việc từ chối này có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ mình hay không.

5) Bệnh nhân có quyền đề nghị giữ kín dự kiến việc chữa trị.

6) Ðược giữ kín căn bệnh, tình hình diễn biến của bệnh và cách chữa bệnh.

7) Ðược quyền đòi hỏi bệnh viện phục vụ mình với khả năng tối đa.

8) Ðược quyền biết về những điều liên quan tới căn bệnh của mình mà bệnh viện đã nhận được từ những cơ quan chăm sóc sức khoẻ khác gửi tới.

9) Ðược quyền biết rõ ràng về ý kiến, lời khuyên hay đề nghị của bệnh viện, nếu bệnh viện muốn dùng việc trị bệnh của mình như một cuộc thử nghiệm.

10) Ðược chữa trị tiếp tục sau khi đã ra viện, nếu cần.

11) Ðược xem và được giải thích về các món tiền trong phiếu chi.

12) Ðược cho biết rõ về các luật lệ và nề nếp của bệnh viện mà người bệnh phải tuân theo.

360. Hồ sơ bệnh án

Sau khi chữa bệnh, bệnh nhân còn lưu lại vật gì ở bệnh viện? Không phải là những kỷ vật lưu niệm mà là những giấy tờ cùng tờ biểu đồ có liên quan tới quá trình chữa trị: đó là hồ sơ bệnh án.

Hồ sơ bệnh án là vật sở hữu của bệnh viện. Tuy vậy bệnh nhân có quyền được biết nội 'dung của hồ sơ, và có thể hỏi bác sĩ về điều này. Thông thường, hồ sơ bệnh án có ghi:

- Tiền sử bệnh

- Kết quả xét nghiệm

- Bảng kê các thứ thuốc đã cho bệnh nhân dùng kể cả thời gian dùng và liều lượng đã dùng.

- Phương pháp đặc trị

- Chế độ ăn uống (bác sĩ yêu cầu bệnh nhân ăn kiêng những thức gì. Thí dụ: ít mỡ, ăn nhạt v.v...).

- Các phương pháp đã dùng để xác định bệnh. Thí dụ X quang.

- Những điều liên quan tới phẫu thuật (thời gian phẫu thuật, đội ngũ những người tham gia, loại thuốc gây mê đã dùng, trạng thái bệnh nhân khi hồi sức...).

Nếu bệnh nhân có thắc mắc về mọi vấn đề liên quan tới việc chữa trị bệnh cho mình như: phương pháp chữa, thuốc men..., bệnh nhân có quyền hỏi và bác sĩ hoặc nhân viên săn sóc, phái có trách nhiệm giải thích rõ ràng cho bệnh nhân về tất cả những gì đã ghi trong hô sơ bệnh án.

361. Sự thoả thuận của bệnh nhân trong việc chữa trị

Những điều lệ và quy ước trong ngành Y (Mỹ) đã chỉ rõ:

Bệnh nhân phải được giải thích để hiểu về việc mình được chữa trị như thế nào, tới mức chính bệnh nhân có thể diễn tả về nội dung việc chữa trị đó bằng lời lẽ của mình. Khi bạn vào bệnh viện để trị bệnh, bạn phải được bác sĩ hoặc nhân viên nói cho bạn rõ những khả năng của các phương pháp điều trị, các loại thuốc bạn phải dùng sẽ có thể dẫn tới những kết quả như thế nào (kết quả có thể tốt cũng như có thể xấu, nếu như việc điều trị thất bại) và công nhận, đó là điều tất nhiên.

- Bác sĩ phải lựa chọn để tìm ra cách chữa trị tốt nhất, nhưng chính bệnh nhân - nếu có đủ khả năng hiểu biết - có thể là người quyết định hướng lựa chọn. Do đó, giữa bác sĩ và bệnh nhân luôn luôn có sự đồng tình, hoà hợp với nhau, cùng nhau thoả thuận trong việc trị bệnh.

Ba nguyên tắc về việc thoả thuận của bệnh nhân trong cách chữa trị là:

- Bệnh nhân không được yêu cầu những điều gì vượt quá khả năng thực hiện hoặc vi phạm đạo đức của ngành

- Bệnh nhân phải thừa nhận việc chữa trị là vấn đề có thể thành công hay thất bại.

- Bệnh nhân phải nhận trách nhiệm về mình, nếu tự quyết định hay lựa chọn phương pháp điều trị. Dù kết quả ra sao, không được đổ trách nhiệm cho người khác.

362. Có thể từ chối xét nghiệm hay phẫu thuật không?

Trung bình hàng năm một người dân Mỹ làm tới 40 xét nghiệm về sức khoẻ. Một phần tư số xét nghiệm đó là không cần thiết. Theo báo cáo đăng tải trên tờ chuyên san của Hiệp Hội Y tế Mỹ, thì trong số 2.800 xét nghiệm cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật, có tới 60% là không cần thiết vì trước đó không có triệu chứng gì liên quan tới việc xét nghiệm này. Chỉ có 22% số xét nghiệm có ích một phần nào cho việc chữa trị. Vậy mà số tiền chi phí cho tất cả các cuộc xét nghiệm này thường chiếm tới 1/2 số tiền viện phí mà bệnh nhân phải trả.

Bởi vậy,.bệnh nhân nên hỏi thẳng bác sĩ về việc làm những xét nghiệm, như sau:

- Việc chữa trị bệnh của tôi có phụ thuộc vào kết quả của xét nghiệm này không?

- Việc xét nghiệm có gây ra điều gì không tốt cho tôi không?

- Có phương pháp nào thay thế cho việc xét nghiệm này không?

- Những xét nghiệm tôi đã làm khi chữa ngoại trú có dùng được không?

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn: cắt tử cung, cắt amiđan, xét nghiệm mạch vành, túi mật, hãy đề nghị họ thay thế những việc đó bằng phương pháp khác vì theo bác sĩ Eugen Rubin ở trường Ðại học Stanford, thì những loại xét nghiệm như thế là quá đáng, kể cả những yêu cầu:

- Nong và nạo tử cung

- Mổ bụng để lấy con ra

- Phẫu thuật để gài máy trợ tim

- Phẫu thuật khớp.

Bạn cũng cần hỏi bác sĩ về các vấn đề sau:

- Phương pháp thay thế này có tác dụng như phẫu thuật hay không?

- Hoãn việc phẫu thuật có hại gì không?

- Nếu việc phẫu thuật không mang lại kết quả thì cần phải làm gì tiếp theo?.

363. Hãy hỏi ý kiến của một bác sĩ thứ hai

Khi bác sĩ cho biết căn bệnh của bạn cần phải chữa trị bằng phẫu thuật, thì việc đầu tiên bạn nên nghĩ đến là đi hỏi ý kiến của một bác sĩ thứ hai. Chủ trương của ngành Y trong cả nước là cố sức tránh những ca phẫu thuật không cần thiết.

Hãy nhờ bác sĩ của gia đình hoặc một người thân giới thiệu cho bạn một nhà phẫu htuật nào đó, không có liên quan với bác sĩ hoặc bệnh viện bạn đang nằm điều trị để bạn tới hỏi ý kiến. Thông thường, người bệnh không bao giờ bằng lòng để phẫu thuật mình ngay khi mới chỉ có một bác sĩ có ý kiến này.

Dưới đây cho biết số phần trăm không đồng ý của bác sĩ thứ 2 về việc cần thiết phải phẫu thuật

Kết quả về ý kiến của bác sĩ thứ 2

Về việc phẫu thuật

Số % không đồng ý

Cắt ngón chân cái

40

Phẫu thuật đầu gối

40

Cắt tử cung

35

Cắt tuyến tiền liệt

35

Phẫu thuật chệch vách núi

30

Phẫu thuật vú

25

Phẫu thuật làm phồng tĩnh mạch

25

Nong và nạo tử cung

25

Mổ cườm mắt (bệnh đục nhân mắt)

23

Cắt amydan

20

Cắt túi mật

10

Phẫu thuật thoát vị ruột

10

365. Giảm sự lo sợ trước cuộc phẫu thuật

Ðược hiểu biết về mục đích và săn sóc về mọi mặt, tinh thần và trách nhiệm, người bệnh sẽ giảm được nỗi lo và cảm thấy yên tâm hơn trước khi vào phòng phẫu thuật. Nếu bạn cần phải qua một cuộc phẫu thuật, bạn sẽ gặp các việc sau:

- Bệnh viện đưa cho một bản cam kết để bạn ký, cam đoan rằng bạn đồng ý với việc phẫu thuật. Bạn hãy đọc cẩn thận nội dung của bản cam kết và hỏi bác sĩ những điều gì bạn chưa hiểu.

- Hãy đề nghị gặp chuyên viên gây mê hoặc bác sĩ phẫu thuật, hoặc cả hai, để được biết về mọi vấn đề như: Thời gian phẫu thuật bao lâu, thời gian hồi sức bao lâu, bạn sẽ phải gây thuốc mê theo cách nào. Chuyên viên gây mê cần được biết trước về nội dung phẫu thuật, các điều kiện y tế và các dị ứng với thuốc mà bạn có thể có.

- ăn trước khi phẫu thuật có thể làm cho bạn ói mửa trong thời gian phẫu thuật. Bởi vậy người ta đã quy định thời gian bao lâu trước khi phẫu thuật bệnh nhân không được ăn. Trong khi phẫu thuật, dạ dày của bạn phải trống rỗng. Bởi vậy, nếu ai mang thức ăn tới cho bạn trước khi phẫu thuật, phải hỏi kỹ bác sĩ hoặc nhân viên của bệnh viện về việc này. Chớ nên vội ăn vì việc ăn sẽ gây nhiều rắc rối sau này.

- Tùy vào việc mổ cơ quan nào trong cơ thể mà bác sĩ phẫu thuật có thể yêu cầu người phụ tá săn sóc bạn một cách khác như: cho bạn ăn chế độ đặc biệt lỏng, rửa hoặc cạo lông một số bộ phận, đặt một ống thông trong bọng đái, thụt hậu môn hoặc nhỏ thuốc vào mắt.

- Ðêm trước khi phẫu thuật, bạn có thể uống thuốc ngủ. Nhiều người thấy việc uống thuốc ngủ có tác dụng an thần. Việc uống hay không cũng là tuỳ ý bạn, nhưng sẽ ghi việc này vào hồ sơ.

- Trước cuộc phẫu thuật, bạn nên gửi tất cả đồ vật quí bạn thường dùng cho người thân giữ như: đồng hồ, kính đeo mắt, đồ trang sức v.v...

365. Phẫu thuật không cần nằm lại bệnh viện

Sau một cuộc phẫu thuật, bạn có thể không cần ở lại bệnh viện không: Rất có thể. Có những phòng phẫu thuật cho các bệnh nhân ngoại trú, với một số ít chuyên viên có khả năng phục vụ bạn trong những ca phẫu thuật nhỏ có những đặc điểm dưới đây:

- Không phải mổ lồng ngực hoặc mổ sọ

- Không phải truyền máu

- Không phải gây mê toàn thể

- Không đòi hỏi sự chuẩn bị phức tạp về hậu phẫu

- Không phải phẫu thuật lâu trên bàn mổ.

- ít khả năng có biến chứng sau khi mổ hay phải mổ thêm.

Những phẫu thuật nhỏ có thể thực hiện ở các trung tâm điều trị ngoại trú để thực hiện các trường hợp như: chỉnh lại ca thoát vị ruột, một số phẫu thuật tạo hình, thắt ống, nong và nạo tử cung, sinh thiết vú, phẫu thuật hạnh nhân, đánh mắt hột v.v...

Phẫu thuật ở các phòng ngoại trú có nhiều điều lợi quan trọng... Không phải nằm bệnh viện là nơi dễ bị ô nhiễm và lây bệnh (coi bài 358). Bệnh nhân nằm viện thường bị giữ lâu hơn thời gian cần thiết. Phòng phẫu thuật ngoại trú không giữ bệnh nhân lâu.

- Phòng phẫu thuật ngoại trú có những yêu cầu về nề nếp kỷ luật thoải mái hơn ở bệnh viện, và có thể tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân vào thời gian thuận tiện hoặc có nhiều điều kiện để bệnh nhân tự chọn thời gian nào thuận tiện nhất cho mình.

- Nhiều người thích nằm dưỡng bệnh ở nhà hơn ở bệnh viện. Phòng phẫu thuật ngoại trú đáp ứng ý muốn đó của bệnh nhân.

- Chi phí cho việc chữa trị ở phòng phẫu thuật ngoại trú rẻ hơn ở bênh viện.


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam


Chương 01 XỬ TRÍ NHANH VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ HÀNGNGÀY
Chương 02: NHỮNG VẤN ÐẾ CHÍNH VỀ PHÒNG BỆNH, PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH
Chương 03: ÐỂ CÓ SỨC KHOẺ VÀ GIỮ ĐƯỢC SỨC KHOẺ
Chương 04: THỰC PHẨM VÀ SỨC KHOẺ
Chương 05: PHƯƠNG PHÁP SỤT CÂN - NẶNG BAO NHIÊU KÝ - TÙY Ý
Chương 06: LÀM GÌ ĐỂ THẮNG STRESS
Chương 07: LIÊN QUAN GIỮA CẢM XÚC VÀ SỨC KHOẺ
Chương 08: THOÁT LY VÒNG NGHIỆN NGẬP
Chương 09: NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ RIÊNG CỦA PHỤ NỮ
Chương 10: NHỮNG VẤN ÐỀ RIÊNG CỦA PHÁI NAM
Chương 11: HẠNH PHÚC VÀ SỨC KHOẺ TRONG CUỘC SỐNG TÌNH DỤC
Chương 12: SỨC KHỎE TỐT SAU TUỔI 55
Chương 13: KHOẺ TRÊN ÐƯỜNG DU LỊCH
Chương 14: BIẾT CÁCH ÐỀ PHÒNG SẼ GIỮ ÐƯỢC AN TOÀN
Chương 15: HÀM RĂNG ÐẸP, SỨC KHOẺ TỐT
Chương 16: NHỮNG NHU CẦU VỀ Y TẾ
ykhoanet - 365 lời khuyên sức khoẻ - phụ lục


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO