CHƯƠNG 8: THOÁT LY VÒNG NGHIỆN NGậP
Mỗi người đến với sự nghiện ngập thuốc lá, rượu, ma tuý bằng những lý do khác nhau: tận hưởng sự kích thích cực độ, thoát khỏi sự nhàm chán hàng ngày của cuộc sống, tạo cho mình có vẻ lịch lãm hơn người v.v... Rồi khi cảm giác rung động, sự hớn hở pha chút tự hào (!) đã qua, họ chỉ còn cái thân xác đau nhức, tiêu tụy nhìn như kẻ vô hồn.
Riêng khói thuốc lá đã đưa mỗi năm 390.000 người Mỹ sang bên kia thế giới, sớm hơn so với độ tuổi của họ. Vậy mà vẫn còn 50 triệu người khác tiếp tục hút. Thật là chuyện điên rồ. ấy là chưa kể tới 10% dân Mỹ uống rượu. Rượu đã làm nhiều gia đình tan nát, nhiều kẻ mất việc làm trong tình hình sức khoẻ suy sụp.
Còn phải kể tới nhiều loại ma tuý khác mà trước kia người ta chưa biết đến như marijuana, cocaine và hêroin Cả những loại thuốc ngủ và an thần mà người ta dùng quá nhiều nữa.
Chương sách này mới giới thiệu với các bạn những biện pháp có khả năng giữ chúng ta không mắc vào những chất độc hại hoặc giúp những NGƯỜI NGHIỆN NGẬP THOÁT KHỎI CÁI VÒNG ÐEN TỐI ÐÓ.
191. Bạn đã là nô lệ hay chưa?
Thủ phạm là những người hút thuốc là thành nghiện ngập chính là nicotine. Một nhà nghiên cứu thuốc là đã
nói: "Nếu thuốc là không có nicotine thì việc hút thuốc là cũng chẳng khác gì trò chơi thổi bong bóng".CÓ
NHỮNG người nhạy cảm đối với nicotine hơn người khác, do đó, dễ nghiện hơn. Những câu hỏi trong bảng test dưới đây sẽ được các bạn biết mình đã bị kẹp chân vào cái bẫy nicotine tới mức nào rồi, đã là nô lệ của nó hay chưa?
BẢNG TEST VỀ NICOTINE |
||||
8 Câu hỏi |
Ðiểm 0 |
Ðiểm 1 |
Ðiểm 2 |
Tổng số |
1- Bạn hút thuốc đầu tiên bao lâu sau khi thức dậy 2- ở nơi cấm hút thuốc (hiệu sách, nhà hát, phòng chờ khám bệnh...) bạn có thấy nhịn hút là một việc khó khăn không |
Sau 30 phút
Không |
Trong vòng 30 phút
Có |
||
3- điếu thuốc nào ngon nhất trong ngày |
Bất cứ điếu nào |
Ðiếu thứ nhất buổi sáng |
||
4- Bạn hút bao nhiêu điếu mỗi ngày? |
1-15 |
16-25 |
Hơn 26 |
|
5- Bạn có hút thuốc nhiều nhất vào buổi sáng không? |
Không |
Có |
||
6- Ngày bị ốm, bạn có hút thuốc không? |
Không |
Có |
||
7- Loại thuốc bạn hút thuộc loại nhẹ (dưới 0,4 mg), vừa (0,5-0,9 mg), nặng (hơn 1mg nicotine) |
Nhẹ |
Vừa |
Nặng |
|
8- Bạn có nuốt khói khi hút thuốc không |
Không |
Có khi |
Thường nuốt |
Tổng số từ 7 trở lên: bạn đã thành nô lệ của nicotine rồi!
Từ 6 trở xuống: tính nô lệ giảm dần
(6: SẮP THÀNH NÔ LỆ)
192. Thử phổi bằng que diêm
Ngày sinh nhật, bạn có thấy việc thổi tắt các ngọn nến là một điều khó khăn không? Nếu có và bạn lại là người nghiện hút thì phổi bạn đã bị khói làm thương tổn mất rồi.
Hãy thử sức phổi của bạn như sau:
1- Ðánh một que diêm. Khi ngọn lửa cháy đều, không lung lay nữa, để cách miệng mình 15 cm.
2- Hít hơi vào rồi hà hơi ra (miệng mở to, không được chúm lại). Có thể là hà hơi nhiều lần.
3- Nếu ngọn lửa không tắt thì phổi bạn đã bị khói làm HỎNG RỒI NÊN ÐI KHÁM BÁC SĨ.
193. Bảy lời đối đáp
Tuy biết rõ hút thuốc lá là có hại, nhưng người nghiện thường nêu ra nhiều lý do để thống chế. sau đây là những lý do thường gặp và nhưng lời bình.
1- Nếu tôi bỏ hút, tôi sẽ béo phị lên mất!
Thật ra, bỏ hút không béo lên, mà vì ăn nhiều hơn trước. Nếu muốn giữ cân hoặc xuống cân, bạn có thể tham gia luyện tập hàng ngày và chú ý ăn kiêng các chất béo, tránh ăn vặt, thêm ngoài bữa ăn.
2- Tôi thấy nhiều người hút mà vẫn khoẻ!
ít thôi, hoặc chưa tới thời bị BỆNH. NHƯNG CÓ ÐIỀU CHẮC CHẮN LÀM BẠN KHÔNG Ở trong số người đó đâu.
8- Thuốc lá không thể "hạ" tôi đâu?Dù bạn có thể không bị chết vì thuốc lá nhưng nhất định bạn sẽ bị mắc một số bệnh như: khó thở, ho, huyết áp cao, bệnh tim mạch... là
những bệnh mà bác sĩ sẽ bắt buộc bạn ngưng hút thuốc. Vậy tại sao bạn không bỏ trước?
4- Thuốc lá làm cho tôi thư giãn.
Nicotine là một chất kích thích thần kinh và làm cho tuyến thượng thận tiết ra chất adrenaline. Adrênaline là một hoócmôn có tính chiến đấu hay "bốc lửa", không phải
là chất làm thư giãn đâu.
5- Tôi đã thử cai thuốc tới lần thứ 12 mà chẳng ăn thua 12 hay 17 chỉ là con số. Chưa được thì tiếp tục cho tới khi cai được. Người nào cai được thuốc cũng đều có tinh
thần bền bỉ và cương quyết như vậy!
6- Cai khó quá!
Bạn có thể thấy người khó chịu. Không có ai chết vì cai thuốc lá cả. Bạn nên tin rằng, mình cai được!
7- Tôi không thể tưởng tượng được; cuộc đời không có thuốc thì sẽ như thế nào?
Khi mới sinh ra, bạn không hề biết hút thuốc là gì. Hút chỉ là một thói quen. Bởi vậy, khi chưa hút bạn từng thấy đời vui thì sau khi bỏ THUỐC, ÐỜI VẪN VUI.
194. Chi tiêu cho thuốc lá
Bạn có thể ngờ rằng, nay một điếu, mai một gói, dần dần tính gộp lại, mỗi tuần, mỗi năm, người hút thuốc lá đã chi mất bao nhiêu không?
Sau đây là bảng chi về thuốc lá đáng để ta nghiên cứu.
Lấy giá trung bình một gói thuốc loại vừa là 1,75 đo-la (USD)
BảNG CHi TiêU CHO THUốC Lá
(tính ra đô -la Mỹ)
Số gói mỗi ngày |
1 |
1,5 |
2 |
3 |
Chi mỗi ngày |
1,75 |
2,65 |
3,50 |
5,25 |
Tuần |
12,25 |
18,55 |
24,50 |
36,75 |
Tháng |
52,50 |
97,50 |
105,00 |
157,50 |
Năm |
6.38,75 |
967,25 |
12.775,50 |
1.916,25 |
10 năm |
6.387,50 |
9672,50 |
12.775,00 |
19.162,50 |
20 năm |
12.775,00 |
19.345,00 |
25.550,00 |
38.325,00 |
30 năm |
19.162,50 |
29.017,50 |
38.325,00 |
57.487,50 |
40 năm |
25.550,00 |
38.690,00 |
51.100,00 |
76.650,00 |
Ngoài số tiền chi ở trên, còn nên kể thêm các khoản:
- Tiền chi cho diêm, bật lửa.
- Quần áo, thảm trải sàn... bị cháy lốm đốm vì tàn thuốc.
- Tiền đánh xi sàn nhà.
- Nước thơm, thuốc đánh răng, thuốc súc miệng răng cho người hút.
- Ngày nghỉ vì bệnh
- Thuốc đặc trì về răng
- Chi cho bảo hiểm sức khoẻ.
Người hút thuốc phải chi thêm về các khoản trên, trung bình MỖI NĂM QUÃNG 700 ÐÔ-LA (USD)
195. Cai hút? Khó gì đâu!
Nhà Văn Mark Twain đã phát biểu:
"BẠN MUỐN CAI HÚT HẢ? CÓ
gì khó đâu, tôi biết... Vì chính tôi đã từng cai hút cả trăm lần rồi mà?" Nghe vậy thì việc cai nghiện dễ hay khó? Chủ yếu là trước khi cai, bạn phải chuẩn bị cẩn thận cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho mình và tin rằng, mình có thể cai được!Sall đây là từng bước của 3 giai đoạn cai hút.
GIAI ÐOạN i: CHUẩN Bị CAI
Thời gian: 1 tuần
1- Ghi ngày cai trước tuần lễ trên tờ lịch.
2- Mỗi lần hút một điếu thuốc, bạn hãy vạch một dấu vạch trên bao thuốc.
3- Mỗi lần định châm lửa vào điếu thuốc, bạn hãy hoãn lại 10 phút.
4- Gom các đầu thuốc bạn đã hút, vào trong một lọ nhỏ để thấy được lượng thuốc bạn hút trong ngày, trong tuần.
GIAI ÐOạN II: CAI!
Thời gian: 1-2 tuần.
1- vứt tất cả các bao thuốc bạn còn. Dẹp cho khuất mắt tất cả những đồ vật gì có liên quan tới việc hút thuốc như diêm, bật lửa, gạt tàn, tẩu v.v..
2- Mỗi khi bạn cảm thấy thèm hút,, hãy hít một hơi không khí thật đầy phổi rồi thở từ từ ra qua đôi môi chụm lại làm từ 5 - 10 lần.
3- Thay đổi thói quen và hành động khác với khi hút. Thí dụ: bạn thường vừa lái xe vừa hút trên một con đường nào đó. Bây giờ, bạn đổi đường đi, đi đường khác (nếu có
thể). Thay việc uống cà phê (thường kèm theo hút thuốc) bằng một cuộc đi bách bộ. Ðổi chỗ ngồi và ghế ngồi khi bạn coi tivi ở
NHÀ.4- Tham gia một số hoạt động trước đây bạn chưa tham gia như ghi tên vào một lớp dạy nấu ăn (nữ) hoặc một câu lạc bộ bơi lội. Tới thăm một bạn cũ, không phải là dân nghiện.
5- Luôn cầm trong tay một vật gì đó như: bút, quả bóng cao su để tập bóp v. v... để thay cho thói quen cầm thuốc.
6- ĂN KẸO gôm chống hút thuốc hoặc ngậm tăm thay cho điếu thuốc.
7- Tránh uống rượu, cà-phê, ăn bánh ngọt có lượng đường cao vì các chất đó kích thích bạn thèm hút.
8- Mỗi ngày lại bỏ số tiền bạn thường chi để mua thuốc vào một cái hộp, để biết bạn tiết kiệm được bao nhiêu.
9- Buộc vào cổ tay một đoạn băng và tự cấu vào đó mỗi LẦN MUỐN HÚT.
GIAI ÐOạN III: TRÁNH XA THUỐC LÁ
Thời gian: 3 tháng
1- Luôn tự nhủ rằng, giai đoạn mình nghiện thuốc đã qua rồi, (dù bạn còn hút hay đã bỏ hoàn toàn).
2- Tránh nơi để thuốc và người hút thuốc.
3-
Không để bạn bè, những NGƯỜI HÚT, KHUYẾN KHÍCH MÌNH HÚT TRỞ LẠI. BỎ qua những lời đùa giỡn khiêu khích.Nhớ. hành động bỏ hút là quyền của mình.
4- Nhờ một bạn không hút thuốc giúp đỡ mình.
5- Ghi những điều có lợi bạn nhận thấy, từ khi bỏ hút vào một tờ giấy như: thấy vị các thức ăn ngon hơn trước, giảm ho, quần áo không có mùi hôi v.v...
6- Tiếp tục tuân theo các bước trong gian đoạn bỏ hút
(THEO TÀI LIỆU CỦA VIỆN
Y học phòng' bệnh Southfied Michigan).196- KẹO nicôtin để cai hút
DÙ
muộn nhưng vẫn còn hơn! Cho mãi tới năm 1988, qua cuộc phỏng vấn 2.000 nhà khoa học, người ta đã chính thức công nhận: hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ; hiện tượng nghiện là do thuốc lá có chất nicôtin. Bởi vậy, muốn cai nghiện, không những phải bỏ qua thói quen hút thuốc mà còn phải nghĩ tới các biện pháp làm cơ thể có khả năng nhịn, không tiếp xúc với loại hoá chất này nữa.Một biện pháp được các nhà nghiên cứu áp dụng trong thời gian cai nghiện vẫn để cơ thể tiếp xúc với nicôtin, nhưng với liều lượng nhỏ. Như vậy sẽ không gây nhiều cảm giác khó chịu cho người cai. Bác sĩ sẽ cho người cai nghiện ngậm hay nhai những viên kẹo gôm có chứa nicôtin.
Liều lượng kẹo cũng giảm dần đi. Như vậy người cai hút sẽ tránh được các hiện tượng thường thấy khi thiếu thuốc như: nôn nao, bần thần, cáu gắt, khó ngủ, đau đầu v.v...
Nếu bạn muốn cai thuốc, nên theo các điều sau:
- Tự làm test theo bài 191. Nếu tổng số điểm của bạn từ 7 trở lên, bạn cần phải cai theo phương pháp đã đề ra.
- Nói với bác sĩ ý định cai thuốc của bạn, để bác sĩ góp ý nếu bạn là phụ nữ đang có mang thì không nên ăn loại kẹo này. Cả những người có bệnh tim và huyết áp cao cũng vậy.
- Khi dùng kẹo, phải theo đúng lời chỉ dẫn của bác sĩ hoặc bản chỉ dẫn cách dùng để trong gói kẹo.
Muốn việc cai thuốc có kết quả, nên phối hợp việc dùng kẹo VỚI CÁC BIỆN PHÁP CAI NGHIỆN THUỐC LÁ CỦA BÀI 195.
197 Hãy Vứt cái tẩu đi?
Hút điếu xì gà hay ngậm cái tẩu sau bữa chiều, đã thành một thói quen đối với người đàn ông. Cũng may rằng, từ 25 năm trở lại đây, nhiều người đã bỏ được thói quen đó vì không ít người trong số họ đã mắc các chứng bệnh như ung thư thanh quản, cổ họng và thực quản.
Nếu bạn vừa hút tẩu vừa hút thuốc lá, bạn còn có thể mắc thêm các chứng bệnh khác như: ho, bệnh tim và ung thư phổi nữa.
Cũng như việc cai thuốc lá, muốn cai xì gà hay thuốc lá hút bằng tẩu, bạn cũng cần theo các biệnpháp như sau:
1 Ðể một ít ngày nghiên cứu, chú ý tới những thói quen
CỦA MÌNH KHI HÚT THUỐC (HÚT Ở
ÐÂU: TRONG PHÒNG KHÁCH, XE HƠI, Ở nơi làm việc, sau bữa ăn v. v...)2- Mỗi lần định châm thuốc, ngưng tay và hoãn lại 1 giờ. Thực hiện việc này trong nhiều ngày.
3- Giới hạn địa điểm hút. Bây giờ, chỉ hút ở
TRƯỚC CỬA RA VÀO, CHẲNG HẠN.4- Tăng việc hoãn châm thuốc từ 1 giờ lên 2 giờ.
5- Trong khi hút, không đọc sách, coi ti vi hoặc việc gì khác.
6- Chỉ hút một nửa điếu, bỏ nửa kia đi.
7- Cuối cùng, bỏ hẳn, không hút nữa.
198 Nhai, hít thuốc có hại không?
Ngoài việc hút thuốc lá người ta còn có thể đưa nicôtin vào người bằng cách nhai hoặc hít. Hút, nhai, hít đều có hại ngang nhau, đối với sức khoẻ. Thí dụ: Người nhai thuốc đưa nicôtin vào người qua các MÀNG MỎNG Ở MIỆNG. NHỮNG MÔ TIẾP XÚC VỚI NICÔTIN Ở MIỆNG dễ bị dầy lên: đó là những điểm đầu tiên bị ung thư tấn công.
Tốt nhất là không tiếp xúc với thuốc lá, bất kể ở
DẠNG NÀO. SAU ÐÂY LÀ một số gợi ý để bạn thực hiện:- Không coi bất cứ mục quảng cáo nào về thuốc lá.
- Nếu thèm thuốc, thay bằng cách nhai kẹo gôm nicôtin, kẹo bạc hà hoặc kẹo thơm răng miệng.
- Tham gia các hoạt động thể thao.
- Tự khen thưởng mình, sau mỗi ngày không tiếp xúc với thuốc LÁ, DÙ Ở DẠNG NÀO.
199 Hãy giúp người khác bỏ thuốc
Trách móc, chế nhạo, rầy la đều không phải là các phương pháp tốt để làm cho người nghiện bỏ được hút.
Nếu bạn muốn giúp ai cai thuốc lá, nên:
- Cho họ biết đã sẵn sàng giúp đỡ để họ thêm cố gắng, có quyết tâm bỏ hút. Nghĩa là riêng họ phải có ý chí bỏ hút, mình chỉ là người động viên thôi.
Giúp đỡ họ việc gia đình như trông con hộ, làm bếp hộ trong thời gian họ cai thuốc.
- Bạn phải gợi ý và góp ý thêm chứ không lên chỉ đạo phải làm thế này, phải làm thế kia. Hãy để cho người cai hút chủ động trong công việc của mình.
- Khuyến khích họ giữ vững tinh thần. Dù khó chịu cũng kiên quyết cai bằng được.
200 Rượu phải biết uống có chừng mực?
Chúng ta chưa bàn tới vấn đề có nên uống rượu hay không mà chỉ nói tới việc: mỗi ngưòí cần phải biết rõ cơ thể của mình, chịu đựng được bao nhiêu rượu? bảng 'tác
dụng của rượu tới cơ thể" sẽ chỉ cho các bạn rõ các trạng thái thần kinh, cử chỉ, hành động của chúng ta phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu như thế nào.
Uống rượu càng nhiều, thì nồng độ rượu trong máu càng cao. Người ta thường nói: có người uống ít đã say, có người uống nhiều lại không say". Việc say rượu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Trước khi uống rượu bạn đã ăn chưa? ăn ít hay nhiều? Nếu bạn chưa ăn, dạ dầy còn trống rỗng thì bạn sẽ mau say hơn. Thức ăn trong dạ dầy làm rượu chuyển vào máu chậm hơn.
- Cách uống của bạn thế nào? Uống ừng ực hay nhâm nhi? Cơ thể của một người bình thường có khá năng hấp thụ và chuyển biến rượu thành chất khác - (hiện tượng trao đổi chất) - mỗi giờ được 9,15 gam rượu tương đương với 340 gam bia hoặc một cốc rượu vang quãng 142 gam hoặc 42 gam rượu khai vị.
Bởi vậy bạn uống 3 ly rượu trong một giờ khác với bạn cũng uống 3 ly rượu nhưng nhâm nhi trong thời gian cả buổi chiều.
Bạn uống loại rượu nào: rượu Vốtka chứa 50% rượu, bia chỉ có từ 3,2-5% rượu. Bởi vậy người ta phân biệt rượu nặng" và rượu "nhẹ". Uống rượu "nặng" mau say hơn.
ĐỘ
CÁCBÔNÁT của rượu - Rượu Champagen (sâm-banh) có lượng cácbônát cao, dễ ngấm vào cơ thể mau hơn các loại rượu khác.Trọng lượng cơ thể- thường, cơ thể người nhẹ cân chuyển rượu vào máu nhanh hơn người nặng cân.
ĐỘ TUỔI-NGƯỜI CAO TUỔI DỄ SAY HƠN NGƯỜI ÍT TUỔI.
TáC DụNG CủA Rượu Tới CƠ THể Và TÂM SINH Lý CON NGười
NỒNG ĐỘ % Rượu TRONG MáU |
TÁC DỤNG Tới CƠ THể |
0,05 |
Mất khả năng về xét đoán, suy nghĩ và chủ động. Huyết áp tăng |
0,08 |
Huyết áp tăng. Khó kiềm chế những hành động bình thường |
(* ) 0,10 |
Mất tự chủ nghiêm trọng. Khua chân tay đi đi lại lại 1 không cần thiết, nói lắp bắp, lung tung. |
0,20 |
Thần kinh bị tác động nghiêm trọng. Ði lảo đảo, nói to, không mạch lạc. Tâm lý không ổn định. Nếu lái xe, chắc chắn gây tai nạn. |
0,30 |
Vùng não bị tổn thương gây hốt hoảng và tạo những ý 1 nghĩ sai lầm, lẫn lộn. |
0,40 |
Nếu ngủ, khó đánh thức. Không giữ được chủ động trong hành động. Trạng thái giống như người bị đánh thuốc |
0,50 |
Ngất. Trung ương thần kinh điều khiển sự hô hấp của phổi và tuần hoàn của tim bị ngưng trệ. Chết. |
* Tại nhiều bang của nước Mỹ, người lái xe có nồng độ RƯỢU TRONG MÁU TỪ 0,01 TRỞ LÊN LÀ PHẠM PHÁP
Bác tài! hãy chú ý
SỐ CÂN NẶNG |
SỐ "chầu" rượu trong vòng 2 giờ (Mỗi chầu bằng 9 gam rượu thường hoặc 1 ly vang, 2 ly bia) |
|||||||||
50 kg |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
60 kg |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
70kg |
1 |
2 |
3 |
4 |
10 |
|||||
80 kg |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
10 |
||||
90 kg |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
10 |
||||
100 kg |
1 |
2 |
3 |
5 |
6 |
10 |
||||
110 kg |
1 |
2 |
3 |
5 |
6 |
10 |
||||
120 kg |
1 |
2 |
3 |
6 |
7 |
10 |
||||
Nồng độ % rượu trong máu |
0,05 |
0,05-0,09 |
0,1 trở lên |
|||||||
Chú ý |
Cẩn thận khi lái |
Gần bờ tai nạn |
Không được lái xe |
1 ly vang = 142g rượu vang
1 ly bia = 170g bia
-
ẢNH HƯỞNG lượng rượu trên còn tùy thuộc vào trạng thái người uống đói hay no, có UỐNG THUỐC GÌ KHÔNG, ÐANG KHỎE HAY MỆT.201 Lòi khuyên của người đang làm ăn!
TỔ
chức một bữa tiệp rượu để ngoại giao, nâng cốc chúc tụng nhau, đó là chuyện thường trong công việc làm ăn.Tuy vậy, chúng ta nên để ý và suy nghĩ về câu nói của một vị giám đốc ngân hàng có uy tín như sau:
' Chớ có dại gì mà dính với mấy ông uống tì tì hết ly này đến ly khác! '
Hãy nhớ rằng câu chuyện làm ăn là 'làm ăn! Không nên để người khác có nhận định không tốt về mình qua bữa tiệc. Dù rượu thường có mặt trong những công việc ngoại giao, nhưng rất nhiều người đã nhận ra rằng: Không nên uống!
Nếu bạn uống rượu trong khi giao tiếp, nên nhớ rằng:
- Không nên liên hệ công việc làm ăn với người say sưa.
- Trong bữa tiệc, uống không phải là việc chủ yếu. Phải luôn nhớ tới nhiệm vụ và mục đích của mình trong lúc này để giữ trí óc cho minh mẫn.
- Nếu bạn cảm thấy mình sốt ruột, không được bình tĩnh trong cuộc họp thì lại càng không nên uống. Vì lúc này bạn có thể uống nhanh và nhiều hơn lúc bình thường. Ðiều đó làm bạn thêm nóng tính, dễ đưa tới những kết quả không có lợi cho mình.
Nếu bạn sắp vào một bữa tiệc để nói chuyện về công việc làm ăn, nên:
Chỉ uống 1 ly khai vị. Chỉ nhấp miệng hoặc không uống sẽ tốt hơn.
- Nếu có sâm banh, chỉ nên nhâm nhi, chậm.
- Lúc vào tiệc, nên uống nước.
- TRÁNH UỐNG CẠN LY.
202 Sau khi quá chén
Tối hôm qua, hơi say vì quá chén nên sáng nay bạn cảm thấy đau đầu, bụng nôn nao, tai ù, thật khó chịu. Không làm sao chữa hết được trạng thái đó. Tuy vậy, có thể Làm
cho cơn khó chịu dịu đi bằng cách.
- Nằm nghỉ, càng lâu càng tốt.
Tránh ánh sáng chói, ánh nắng hay đèn.
- Uống aspirin.
Bạn có thể tránh được trạng thái này, nếu:
- Trong bữa tiệc, ăn nhiều chất béo, thịt và pho-mát có thể làm bạn đỡ nôn nao và tim đập mạnh khi ăn cùng với uống rượu.
- Nên nhớ các loại rượu như: bourbon, scotch, vang đỏ, rượu đào có chứa những chất có tác dụng làm người uống bị khó chịu lâu hơn rượu gin và vodka.
- Tốt nhất là không bao giờ nên uống quá sức.
203 Bạn có phải là người nghiện không?
Muốn biết bạn chỉ là người biết uống rượu, uống vì ham vui hay bạn đã sắp nghiện, hoặc là dân nghiện chính cống rồi, xin hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng: "Có" hay "Không" rồi cộng kết quả lại:
1. Bạn có bao giờ có ý định thôi uống rượu 1 tuần, nhưng rồi chỉ nghỉ được có vài ngày không?
2. Bạn có ngại rằng có người thôi cộng tác với bạn trong công việc làm ăn vì biết bạn uống rượu không?
8. CÓ
bao giờ bạn thay rượu này bằng loại rượu khác vì nghĩ rằng loại rượu mới này đỡ say hơn không?4. Năm ngoái, bạn có uống lần nào vào lúc sáng sớm không?
5. Bạn có ước ao mình được như anh chàng A,
B NÀO ÐÓ CÓ KHẢ NĂNG uống nhiều mà không say không?6. Năm ngoái bạn đã gặp một câu chuyện rắc rối nào
vì rượu hay chưa?
8. CÓ
lần nào, sau một bữa tiệc rượu bạn lại đi uống tiếp hoặc có ý định đi tiếp vì chưa được uống " đã đời " trong bữa tiệc không?9. CÓ
bao giờ bạn tuyên bố: "Tôi có thể bỏ rượu bất cứ lúc nào!", nhưng sau đó lại bị say không?10 Bạn đã phải nghỉ việc bao giờ vì hôm trước uống nhiều rượu hay không? '
11. Bạn đã bị "xỉn" lần nào vì rượu chưa?
12. CÓ
bao giờ bạn có ý nghĩ: đời này mà không có rượu thì sẽ ra cái quái gì" không?Nếu tổng số lời, có" từ 4 trở lên, thì bạn cần phải CÓ NGƯỜI GIÚP ÐỠ ÐỂ KHỎI TRỞ THÀNH MỘT TAY "M
ỌT RƯỢU" RỒI ÐẤY.204 Nhờ ai giúp mình bỏ rượu
Những nơi bạn có thể nhờ giúp đỡ mình cai rượu, gồm:
1.
T?M LÝ TRỊ LIỆU - Một chuyên gia cho một người cai nghiện hay cho cả một nhóm đều rất tốt, để giải quyết những vấn đề về tư tưởng hoặc tâm lý, những phản ứng của cơ thể trong quá trình cai rượu.2.
NHÓM H? TRỢ - Những người cai rượu có thể tổ chức thành nhóm để giúp đỡ, khuyến khích hoặc giải quyết giùm cho nhau những khó khăn trắc trở, trong thời gian cai.3.
DÙNG DUỢC LIỆU - Bác sĩ có thể cho bạn dùng chất disulflram, là một chất làm cho mình thấy khó chịu khi uống rượu..4.
TRUNG TÂM CAI NGHIỆN - LÀ NHỮNG ÐIỂM LÀM VIỆC phối họp với các bệnh viện, viện an dưỡng để điều trị bệnh để giúp những người cai nghiện rượu.
5. BÁC SĨ GIA ĐÌNH - Bác sĩ chuyên lo sức khoẻ cho gia đình của bạn đã biết rõ tình hình uống rượu và các bệnh về rượu của bạn như thế nào rồi. Bởi vậy, ông ta sẽ đề ra cách chữa trị hoặc phương pháp cai rượu cho bạn một cách sát với thực tế hơn.
6. HÃNG BẢO HIỂM VỀ CÁC VẤN ĐỀ GIA ÐìNH - Nhiều cộng đồng có liên hệ với các hãng bảo hiểm hoặc các dịch vụ về gia đình, giúp thân chủ bỏ rượu hãy tìm trong cuốn niên giám điện thoại để biết số điện thoại của các tổ chức đó.
7. CHA ĐẠO - Hãy nói ý định tốt lành "muốn bỏ rượu' của bạn để được sự giúp ÐỠ, THEO DÕI VÀ KHUYẾN KHÍCH CỦA VỊ CHA ÐỊA PHƯƠNG HAY VỊ CHA ĐỠ ĐẦU.
205 Hãy dạy con cháu bạn: không uống rượu?
Uống rượu, nhậu nhẹt không phải chỉ là vấn đề của người LỚN. NGÀY XƯA, LỨA TUỔI NHỎ, NHẤT LÀ Ở tuổi gần trưởng thành, cũng uống rượu, gây ra những hậu quả thật đáng lo ngại:
- Gây những tai nạn giao thông;
- Phá hại của cải của gia đình, CÓ NHỮNG hành động bạo lực, hạnh kiểm bất hảo.
- Trình độ văn hoá thấp kém;
- Gây mất trật tự trong xã hội;
- Gây ra những vấn đề căng thẳng - stress, làm cho cộng đồng phải tìm cách đối phó.
Bạn cần phải biết rõ về các con cháu trong nhà có uống rượu hay không. Ðể giáo dục lớp trẻ về vấn đề này, các bậc cha mẹ phải để các con cháu noi gương:
- Tốt nhất là người lớn không uống rượu. Hoặc nếu uống, phải biết giữ mình có chừng mực. Thường thì con của người nghiện rượu cũng dễ nghiện rượu hơn 4 lần so với con của những người không uống rượu.
- Luôn luôn tỏ thái độ chăm sóc, yêu thương và lo lắng cho tương lai của chúng.
- Chú ý tổ chức các cuộc họp mặt, đi nghỉ cả gia đình v v... Không khí và nề nếp của gia đình dễ thu hút con cái và ngăn chặn chúng khỏi bị các ảnh hưởng và sinh hoạt không tốt của xã hội lôi kéo.
- Nói chuyện thẳng thắn và cời mở với các con cái và tác hại của rượu và ý kiến của bố mẹ về vấn đề con cái uống rượu. Phải ngăn chặn trước khi chúng vướng sâu vào vấn đề này.
- Dặn con cháu không bao giờ lên xe có người lái xe đang say rượu. Thà đợi bố mẹ tới đón hoặc nghĩ cách khác để về nhà hơn là trao PHÓ TÍNH MẠNG MÌNH CHO TỬ THẦN.
206 Nếu biết ai dùng thuốc ngủ quá liều, hãy đua đi cấp cứu ngay!
Horses, Harry, Scag, Junk, Lords, Schoolboy, Morpho, Hocus, Uncie, Powder, Joy, Snow, Miss Em ma, Dollies. Ðấy là tên những đường phố ở MỸ CÓ BÁN THUỐC NGỦ, THUỐC GÂY mê, mà ai cũng biết. Ngoài ra, còn cả những loại thuốc cấm, bị liệt vào loại ma tuý như heroni, morphin và cocain.
Người dùng quá liều các loại dược phẩm này thường có các triệu chứng như:
- Trạng thái bị kích thích bất thường;
- NGƯỜI ÐỜ ÐẪN, THỜ Ơ với mọi việc chung quanh;
- Tính khí thay đổi bất thường;
- Ðồng tử mắt bị thu hẹp;
- Da mẩn đỏ;
- Mũi đỏ, chảy máu cam;
- Chân, tay có nhiều vết sẹo vì chính thuốc.
Người dùng thuốc quá liều, có các triệu chứng như:
- Ðồng tử mắt co hẹp.
- Da tái, ướt mồ hôi.
- Mạch chậm
- Hơi thở ngắn
- Co giật
- Ngất.
Nếu biết ai có những triệu chứng trên vì dùng các loại thuốc an thần, thuốc mê, thuốc ngủ quá hếu, phải gọi xe cấp cứu và đưa ngay TỚI BỆNH VIỆN HAY TRẠM Y TẾ GẦN NHẤT.
207 Làm thế nào để biết con cháu mình có dính tới ma tuý không?
MỘT SỐ CHA mẹ có con đã lớn trước khi ngủ cũng nên mở mắt để canh phòng con cái. Tuổi mới lớn rất dễ phạm vào những chuyện sai lầm khó mà tưởng tượng nổi. Trong số các vấn đề cần quan tâm nguy hiểm nhất là vấn đề ma tuý. Không có gì đáng lo và buồi bằng có một đứa con trai hay con gái dính vào chuyện hút, chích ma tuý.
Nếu có những đứa trẻ hút ma tuý, thì hiện tượng đầu tiên bố mẹ có thể nhận thấy là quần áo, giường nệm, chăn gối của chúng có mùi khói thuốc, hoặc một mùi là lạ. Ngoài ra chúng còn có các hiện tượng sau:
- Luôn cần tiền, tới mức có thể ăn cắp.
- CÓ 1, 2 đưa bạn thường gặp gỡ nhau trong thời gian ngắn (vì chỉ để hút chích), tâm trạng thay đổi thất thường, dễ nóng giận hoặc sợ sệt.
- ĂN HOẶC ngủ nhiều hơn bình thường.
- Người sút cân mau chóng.
-
Vẻ người ủ rũ, thất vọng.- THỜ Ơ
với mọi việc chung quanh, không chú ý với vệ sinh quần áo, ăn mặc lôi thôi.- Che giấu mọi người trong gia đình về các bạn bè của mình, nhất là số bạn mới quen.
- Tri thức sút kém.
Nếu thấy con cái có các hiện tượng như trên, cần phải nói thẳng thắn với chúng rằng bố mẹ đang nghi chúng hút chích ma tuý. Phải bình tĩnh giảng giải cho chúng thấy tác hại của rượu và ma tuý đối với nhân phẩm, sức khoẻ và tương lai của chúng.
Ma tuý còn khiến chúng có thể phạm pháp. Phải cương quyết đối với con cái về vấn đề này và cho chúng biết chương trình hành động của bố mẹ và gia đình để ngăn cản và lôi chúng ra khỏi con đường nghiện ngập ma tuý.
TẠI SAO KHÔNG NÊN HÚT MARIJUANA?
ở
Mỹ, Marijuana là một loại MA TUÝ Ở DẠNG thuốc hút như thuốc lá, được nhiều người biết tới. Nó CÓ THỂ LÀM CHO NGƯỜI hút có ảo giác, thấy vui thích trong lòng nhưng lại lạnh nhạt với mọi người và mọi vật chung quanh, làm lòng trắng mắt bị đỏ, tăng nhịp đập của tim, ăn được nhiều hơn lúc bình thường, đầu óc choáng váng và mất trí nhớ trong thời gian ngắn.Bọn trẻ thường đua nhau, bắt trước, thách đố nhau hút, coi như một trò vui giống như bắt chước một người uống rượu và hút thuốc lá. Thật là một việc sai lầm tai hại.
Các bậc cha mẹ cần ngăn chặn và chỉ bảo cho con cái sự tai hại của Msnjuana như:
Người hút Marijuana rồi lái xe cũng như người say rượu, dễ gây tai nạn.
Hút một mẩu marijuana bằng hút 16 điếu thuốc lá, có tác dụng suy giảm sức lực.
Với phái nam maríjauna làm suy giảm: lượng tinh trùng, số tế bào máu, lượng testoterone là hoócmôn sinh dục nam. Do đó, có thể đưa tới hiện tượng suy yếu sinh lực hoặc bất lực.
- Với nữ, marijauna có thể làm sẩy thai.
- Marijauna làm người hút mất trì nhớ, mất khả năng suy nghĩ và nhận xét, mệt mỏi và đần độn.
Nói chung, manjauna có hại cho não, phổi, tim và mọi cơ quan trong cơ thể.
Các chất khói và hơi đều có hại.
Không phải chỉ có khói thuốc lá và ma tuý mới có hại, mà hầu hết các loại khói và hơi đều không tốt với sức khoẻ của con người, nhất là đối với các trẻ em từ 12 tuổi trở xuống, như các chất sơn, keo, chất đánh móng tay, chất tẩy rửa, keo bằng chất dẻo v.v...Người hít phải nhiều chất hơi này thường bị: '
- Ho, buồn nôn, hắt hơi, chóng mặt, có ảo giác.
- trẻ em hít phải những hơi, khói độc có thể bị bệnh mất MÁU, BỆNH BẠCH CẦU VÀ CHẾT BẤT THÌNH LÌNH.
208 Chớ để cocaine mê hoặc!
Trước năm 1970, người ta chỉ coi cocaine là một loại biệt dược có khả năng làm an thần, giảm đau rất hiệu nghiệm. Người ta chỉ nghĩ đến ưu điểm của nó mà ít nghĩ đến tác hại của nó. Cocaine có thể làm cho người dùng nó thấy tỉnh táo, sảng khoái, nhưng dần dần trở thành nghiện.
Thiếu cocaine, người nghiện bị rối loạn cả về tâm lý và sinh lý, không thể làm được việc gì cả. Trước kia, khi có một bộ phận trong cơ thể bị đau, người ta dùng cocaine để giảm đau. Bây giờ bị nghiện rồi, nếu thiếu cocaine thì toàn bộ cơ thể bị đau. Người nghiện có thể nhai, chích, hít cocaine và phụ thuộc vào nó suốt cuộc đời.
Dùng cocaine quá liều lượng, tác dụng của nó có thể kéo dài từ 2 đến 4 ngày, với các triệu chứng: ho, rũ rượi hay lên cơn đau tim đột ngột. Người dùng cocaune lần đầu có thể bị như vậy.
Sử dụng cocaine, phải:
- Suy nghĩ tới tác hại của cocaine.
- Ðặt ra mức độ sử dụng cocaine tới đâu, rồi có kế hoạch bỏ dần dần, không dùng nữa.
- Không dùng cocaine nhiều lần trong ngày, hoặc nhiều ngày liền.
- Không nên giấu bạn và gia đình về việc mình dùng cocaine. Nhớ là cocaine có hại với sức khoẻ, công việc và quan hệ của bản thân mình với các người khác.
Nếu bạn thấy bản thân mình hoặc người thân có thể đã nghiện cocaine, phải nói ngay với bác sĩ để tìm cách chữa trị.
209 Hãy Cẩn thận, khi dùng valium?
Valium hay Diazepan được coi là thuốc an thần thông dụng. Nhưng dùng luôn, có thể nghiện. Người dùng liền 2, 4 tuần có thể thấy các triệu chứng:
- CÓ
cảm giác lo sợ, xúc động;- Thần kinh căng thẳng, hốt hoảng, hồi hộp;
- Khả năng ngửi và nếm (mùi vị) giảm;
- Khó ngủ;
Tóm lại, tình hình sức khoẻ của bạn có thể xấu hơn trước khi dùng thuốc. Nếu thấy vậy, nên tới hỏi bác sĩ điều trị để có biện pháp cắt, giảm liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Nếu cần dùng thuốc, để tránh không bị nghiện, nên nhớ:
- Chỉ được dùng liều lượng ít.
- Không được dùng liền quá 3-4 tuần.
- Khi cảm thấy thuốc không có tác dụng an thần nữa, phải ngưng dùng ngay.
- Nên dùng cách quãng 2 ngày hoặc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ.
Khi đã uống valium, không đùng thêm các thuốc an thần khác.
- Không được uống rượu trong thời gian dùng thuốc
- Phụ nữ có thai, nghi vấn có thai hoặc có ý định thụ thai không được dùng thuốc, valium có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển CỦA CÁI THAI.
210 HÃY CẨN THẬN KHI DÙNG THUỐC NGỦ
í
t ai nghĩ rằng: chúng ta có thể nghiện thuốc ngủ cũng như nghiện rượu. Nếu bạn dùng thuốc ngủ liền liền trong 2 tuần bạn sẽ thấy hình như thuốc bị giảm tác dụng. Thí dụ, trước đây bạn chỉ uống một viên thuốc đã ngủ được, nay phải cần tới 1,5 viên, rồi tới 2 viên...Người lớn tuổi, người già cần cẩn thận hơn khi dùng thuốc, VÌ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN THUỐC Ở
NGƯỜI GIÀ THẤP HƠN Ở người trung niên và thanh niên.Nếu có thể bạn đã tới giai đoạn sắp nghiện thuốc rồi, bạn sẽ có các triệu chứng:
- Dùng buổi tối trước khi ngủ, vượt quá 2 tuần lễ.
- Càng ngày càng muốn dùng liều cao hơn.
- Bạn đã tự động tăng liều, không có ý kiến của bác sĩ.
Người dùng quá liều thuốc ngủ khi bị phản ứng thường nói lắp bắp líu lưỡi, người lơ mơ, đờ đẫn, không tập trung suy nghĩ được, ngủ triền miên và có thể chết.
Cần phải đưa ngay tới nơi cấp cứu.
Nếu bạn cảm thấy mình nghiện thuốc, cần phải cho bác sĩ biết để có biện pháp ngưng thuốc.
YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam