TRÒ CHUYỆN TINH YÊU, TÌNH DỤC VÀ GIỚI TÍNH


"Hôm ấy là ngày kỷ niệm 2 năm đám cưới cuả chúng tôi. Tôi định rủ vợ đi ăn nhà hàng. Về đến nhà, thấy vợ có vẻ là lạ, trông thì vui nhưng mà lạ. Cô ấy bảo tôi: "Anh đi rửa mặt đi rồi vào đây em bảo". Tôi nghĩ chắc lại một món quà bất ngờ, cô ấy vốn tâm lý lắm. Tôi rửa mặt, rồi vào phòng, mắt liếc ngang xem có món quà nào không nhưng chẳng thấy gì cả. Vợ tôi kéo tôi lại, ôm tôi rồi bảo: "Anh biết gì không?...Rồi đấy".

Tôi nghĩ bụng: "Rồi đấy...gì?... Ôi trời ôi". Chắc lúc ấy mặt tôi phải nghệt ra, không biết có giống mấy tài tử trong phim không. Tôi sụp xuống ôm lấy bụng vợ, hét toáng lên: "Con anh, trời ơi, anh được làm bố rồi! Anh nghe hình như nó đạp đây này!" Vợ tôi đánh yêu vào lưng tôi, bảo: "Khẽ thôi anh. Chỉ khéo bịa nào. Giờ nó mới bé tí như giọt máu thôi. Sáu bảy tháng nữa anh mới nghe nó đạp được cơ. Rồi chín tháng nó mới tòi ra cho anh làm bố nhé". Tôi hôn vợ rõ kêu.

Vâng, tôi còn lạ gì, mẹ tôi vẫn thường kể chuyện mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày với mấy anh chị em tôi. Nhưng bây giờ tôi mới biết được cảm xúc phấn khích sắp được làm cha. Tạo ra cả một đứa bé cơ mà. Oai lắm chứ..."

Đó là đoạn trích lá thư chúng tôi nhận được của anh Lê Nhật Thanh trong khi đang thâm nhập thực tế để lấy tư liệu viết cuốn sách này. Xin rất cảm ơn tấm lòng nhiệt tình của anh Thanh. Đối với người cha người mẹ mong con, lúc biết tin mừng thật xúc động. Và từ đó đến ngày khai hoa nở nhuỵ là cả một thời kỳ thật đặc biệt. Cùng với những đổi thay cảm thấy được trên cơ thể người mẹ và sự hình thành của đứa con là những thay đổi trong cuộc sống gia đình với bao cảm xúc...

"Có thai giống như mình chạy vượt rào ấy. Cái đích thì rất là tốt đẹp. Nhưng mình phải vượt qua bao nhiêu cái rào mới đến được. Từng ngày, từng tuần mình phải vượt từng cái rào. Chẳng hạn như hồi ba tháng tôi bị ra máu, thế là lo sợ. Mình sợ cho con một phần, mình thương chồng nữa, vì anh ấy đi khoe khắp nơi là sắp có con. Đến 3 tháng chưa thấy thai máy (thực ra thường là bốn năm tháng mới máy, nhưng chị tôi bảo hai tháng rưỡi), thế là cứ lo. Rồi bây giờ thì có chị qua chơi bảo: “Sao 5 tháng mà chửa to thế”, là lại lo, đi hỏi khắp nơi xem có sao không. Hôm khác lại có bà bảo chửa thế này là bé".

(Hoàng, 25 tuổi)

Những tháng mang thai là thời gian mà hai bố mẹ biết bao hồi hộp: "Không biết bây giờ trong đó con nó đang làm gì? Nó là con trai hay con gái? Nó sinh ra như thế nào? Có dễ nuôi không?" và lo lắng: "Hôm trước trót uống chén rượu, có sao không?". Hàng xóm sẩy thai thì mong là mình không thế...

Để giúp đỡ cho bố và mẹ bé đang mong đợi bé ra đời, chúng tôi xin mô tả những điều diễn ra trong giai đoạn này và mách các bạn một đôi điều cần biết.

1. Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bé

Trong buồng tử cung của mẹ, bé được bao bọc bằng một túi có chứa nước gọi là nước ối. Nhờ có túi ối nên dù mẹ có đi lại, va chạm, bé vẫn được nâng đỡ nhẹ nhàng. Mẹ nuôi bé thông qua rau thai (còn gọi là nhau thai). Rau thai bám vào thành tử cung, lấy chất dinh dưỡng và ôxy từ máu mẹ, đưa qua dây rốn vào máu của bé. Nhờ vậy mà từ khối tế bào nhỏ xíu ban đầu, bé dần dần thành hình và phát triển.

Mang trong mình một em bé, cơ thể mẹ dĩ nhiên phải trải qua nhiều thay đổi lớn. Cơ thể mỗi người mẹ thích ứng với việc mang thai theo cách riêng và mỗi lần mang thai có thể cũng khác nhau, do đó chúng tôi mô tả cả những thay đổi tất yếu và những hiện tượng chỉ một số phụ nữ gặp. Khi bàn về cơ thể mẹ bé, chúng tôi sẽ dùng từ “bạn” để gọi mẹ bé, mong rằng các ông bố không nhầm thành cơ thể mình.

Trước tiên, cần giới thiệu với các bạn cách gọi “thai bảy tuần”, “thai ba tháng”... Đây là tuổi thai, tính từ ngày bắt đầu đợt hành kinh cuối cùng. “Thai 12 tuần” có nghĩa là từ ngày bắt đầu đợt hành kinh cuối đến nay được 12 tuần. (Dĩ nhiên em bé nhỏ hơn 12 tuần vì việc thụ thai xảy ra sau đợt hành kinh cuối cùng đó).

  • Ba tháng đầu

* Sự phát triển của bé

Đến tuần lễ thứ sáu, bé mới chỉ là một cái phôi nhỏ như hạt gạo, nhưng đã có bộ não đơn giản, có miệng, có xương sống, dạ dày. Tim của phôi bắt đầu đập. Các chồi chân tay nhỏ xíu đã nhú.

Đến cuối tháng thứ hai, phôi đã có thể gọi là “thai nhi”, dài khoảng 2,5 cm từ đầu đến mông, đầu nặng, chiếm một phần ba chiều dài. Thai nhi đã có các cơ quan nội tạng chủ yếu. Khuôn mặt hình thành, có mắt, mũi có chóp, lỗ mũi cũng đang dần dần hiện ra. Miệng đã có lưỡi. Tai phát triển. Tay chân dài ra, bàn tay bàn chân đã phân ngón, dù vẫn còn màng da kết dính. Sụn dần dần chuyển thành xương. Tuy vậy, trông thai nhi vẫn còn khác xa hình người.

Đến cuối tháng thứ ba, tất cả các nội tạng đã hoạt động. Bé có tay chân đầy đủ; móng tay, móng chân đã mọc. Mắt đã có mí che phủ, tai đã có vành. Cơ bắp phát triển, bé có thể co xoè ngón chân, nắm tay, nhăn mặt, mím môi, chép miệng, mút ngón tay, nuốt. Bé bắt đầu biết tè.

* Những biến đổi ở cơ thể mẹ bé

Khi mang thai, bạn không hành kinh vì niêm mạc tử cung trở thành ổ của bé cho đến khi ra đời. Một số ít phụ nữ có ra một hai giọt máu khi trứng làm tổ, gọi là “máu ráo”. Đó không phải là hành kinh.

Những tháng đầu thai kỳ, cơ thể phải làm quen với việc mang thai nên các hoóc môn sinh dục gia tăng. Vì thế, bạn có thể gặp các hiện tượng thường gọi là “nghén” như buồn nôn, nôn, khẩu vị thay đổi (thèm ăn một thức ăn nào đó), đi tiểu nhiều lần. Nghén nhìn chung chỉ kéo dài nhiều nhất là ba tháng.

Vú bạn căng lên, mạch máu nổi rõ, núm và quầng vú to ra, đậm màu, các tuyến sữa ở bên trong bắt đầu phát triển. Hệ tuần hoàn tăng giãn nhanh chóng, bạn có lúc thấy hơi nhức đầu, chóng mặt vì máu sinh ra không kịp. Bạn có thể thấy mệt mỏi, buồn ngủ. Dịch âm đạo và nước bọt tiết ra thêm. Hoóc môn progesteron làm giãn cơ đường ruột nên nếu ít vận động, bạn có thể táo bón nhẹ.

Trong ba tháng này, bạn chỉ tăng cân ít. Thậm chí có một số ít bà mẹ còn sút cân đôi chút.

  • Ba tháng giữa

* Sự phát triển của bé

Những tháng này bé lớn rất nhanh. Đến cuối tháng thứ tư, các khớp chân tay đã hình thành. Da bé mỏng, gần như trong suốt, nhìn được mạch máu ở bên trong. Lông mày, lông mi xuất hiện, một lớp lông tơ mỏng bao phủ người bé. Tim bé đập nhanh gấp đôi tim mẹ. Cơ quan sinh dục đã định hình, một số bà mẹ siêu âm đã có thể biết bé là trai hay gái.

Đến cuối tháng thứ năm, tóc bé đã bắt đầu mọc, mầm răng bên dưới lợi dần nhú. Cẳng tay cẳng chân hoàn thiện. Thời gian này bé đã ra vẻ hiếu động, bạn bắt đầu cảm nhận được những cử động ngộ nghĩnh của bé, nhưng các cử động này còn chưa thường xuyên.

Cuối tháng thứ sáu, các tuyến mồ hôi của bé đã hình thành dưới da. Bé co duỗi tay khá thường xuyên. Có lúc bé cử động nhiều, nhưng có lúc lại nằm yên. Bé biết ho và nấc. Khi đi khám thai, nếu cơ sở y tế có thiết bị nghe, ta đã nghe được tim bé đập.

* Những biến đổi ở cơ thể mẹ bé

Cơ thể đã thích ứng với việc mang thai nên hiện tượng nghén nhìn chung giảm hẳn. Bạn ăn uống được và cảm thấy khoẻ hơn. Cơ thể bạn bắt đầu có nhiều thay đổi lớn. Ba tháng giữa, mỗi tháng bạn tăng gần 2 kg.

Đến tháng thứ tư, bụng bạn bắt đầu nổi rõ. Trong cả ba tháng giữa thai kỳ, tử cung bạn nặng lên khoảng 20 lần, khiến bụng ngày càng lớn. Da bụng giãn, trên da có thể xuất hiện các đường rạn màu hồng hoặc nâu (sau khi sinh sẽ mờ đi). Do sức nặng của tử cung, đôi lúc bạn có thể tức bụng, đau lưng, chân hoặc hậu môn bạn có thể bị giãn tĩnh mạch. Sức ép của tử cung cũng có thể khiến hệ tiêu hoá hoạt động chậm lại, gây táo bón, khó tiêu, rát dạ dày.

Cặp vú tiếp tục phát triển. Gần đến tháng thứ năm, nó có thể bắt đầu tiết ra ít chất dịch màu hơi vàng.

Các sắc tố hoạt động mạnh khiến đường từ rốn xuống vùng sinh dục có thể sẫm lại, các nốt ruồi, tàn nhang đậm màu hơn. Một số bà mẹ thấy da mặt xạm đi. Nhưng chỉ ít lâu sau khi sinh, các vết xạm sẽ biến mất.

Tổng lượng máu tăng lên, tim bạn to ra để có sức bơm máu đi khắp cơ thể. Chính vì vậy mà một số phụ nữ mang thai bị chảy máu cam, chảy máu lợi. Bạn ra mồ hôi nhiều hơn. Dịch tiết âm đạo có thể nhiều đến mức bạn cần lót băng vệ sinh.

Bạn cảm nhận được cử động của bé lần đầu tiên là vào khoảng tháng thứ tư hoặc tháng thứ năm (có người sớm, có người muộn, con sau thường lớn hơn con đầu). Đây là một giây phút đáng nhớ. Một bạn gái mang thai lần đầu kể:

"Tôi đang nằm ngủ thì thấy như có tiếng kịch, va ở trong bụng mình. Thế nhưng tôi không rõ lắm, không biết liệu đã phải là thai máy chưa. Hỏi bà chị gái thì biết là đến lúc thai máy. Tôi mới cảm thấy thực sự là có một sinh vật đang ở trong bụng mình, mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào mình, cảm động lắm chị ạ".

(Thảo, 26 tuổi)

Rồi các cử động sẽ tăng dần. Bạn thường xuyên thấy con mình cựa quậy. Cử động của bé thường dễ chịu, nhẹ nhàng nhưng cũng đôi lúc bé làm bạn đau. Có lúc, bé hoạt động liên tục, cũng có khi bé nghỉ hoặc ngủ. Ban ngày bạn đi lại nhiều, bé được đu đưa nhẹ nhàng nên bạn ít thấy cử động của bé. Ban đêm hay sáng sớm, khi bạn nghỉ ngơi, bé cựa quậy nhiều hơn, dễ cảm nhận hơn. Mỗi em bé cử động mỗi khác. Nếu sức khoẻ bạn bình thường, không hạ cân, không có thay đổi lớn thì không có gì phải lo lắng.

  • Ba tháng cuối

“Ba tháng cuối” là một khái niệm rất “co giãn”. Thai kỳ bình thường giao động trong khoảng từ 38 đến 42 tuần. Vậy nên ba tháng cuối có thể là ba tháng, mà cũng có thể là gần bốn tháng.

* Sự phát triển của bé

Đến cuối tháng thứ bảy, cơ thể bé đã có mỡ, não phát triển hơn và to ra nhiều. Bé có thể khóc. Bé biết đau, biết phân biệt sáng tối. Bé đã nghe, thậm chí có thể nhận biết được giọng nói của bố mẹ mình. Bé hiếu động hơn trước. Bố bé có thể cảm nhận được những cử động của bé khi đặt tay lên bụng mẹ bé. Điều này làm cho nhiều ông bố vô cùng sung sướng.

"Đến tháng thứ bảy, thứ tám, nó đạp ghê lắm. Nó đạp suốt ngày, con gái mà nghịch lắm. Tối tối về nhà là nghe nó đạp. Hễ vợ kêu: “ới anh ơi con đạp” thì bố lại ra: “Đâu nào, để xem nó đạp nào”.

(Bình, 30 tuổi)

Cuối tháng thứ tám, mắt bé đã nhìn được. Các hệ sinh lý đã phát triển, chỉ có phổi là còn non.

Đến tháng thứ chín, bé nằm chật buồng tử cung. Bé đã sẵn sàng để chào đời: phổi hoàn thiện, lông tơ biến đi gần hết, hai tinh hoàn hiện ra nếu là bé trai. Đa số các em bé đến tuần thứ 32-36 đã ở vị trí đầu chúc xuống dưới, một số bé về vị trí này vài ngày trước khi sinh. Khi đầu đã chúc xuống khung chậu, bé có thể không còn “ngọ nguậy” mãnh liệt như trước.

* Những biến đổi ở cơ thể mẹ bé

Trong ba tháng cuối, bạn tăng khoảng 5-6 kg. Bụng cứng, tử cung lớn và nặng. Vì sức ép của tử cung, bạn có thể tức bụng, đau lưng, giãn tĩnh mạch chân và hậu môn. Bạn có thể khó thở, các vấn đề về tiêu hoá có thể tăng lên. Chân bạn dễ bị chuột rút.

Mạch đập nhanh hơn. Vào khoảng tuần thứ 30, tim sẽ bơm máu vất vả nhất. Bạn có thể bị phù ở mắt cá và bàn chân do cơ thể tăng giữ nước. Bao thay đổi của cơ thể và sự lo lắng khiến bạn có những lúc khó ngủ.

Vài tuần trước khi sinh, bé chuyển vị trí, hạ xuống sàn chậu, không còn ép vào phổi và dạ dày, nhưng lại ép lên ruột và bàng quang. Bạn thấy dễ thở hơn. Có thể bạn ăn ngon miệng hơn, cũng có thể khó ăn vì hoạt động của ruột bị hạn chế. Bạn hay mót tiểu (có khi cả lúc không cần đi). Bạn cảm thấy vụng về khi đi đứng, có thể khó chịu hoặc đau do sức ép của đầu bé. Về cuối thai kỳ, tử cung có những cơn co nhẹ, là sự tập luyện, chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp tới.


Bệnh lây qua đường tình dục
Chăm sóc bà mẹ và em bé
Các biện pháp tránh thai
Các dấu hiệu bất thường của thai kỳ
Các khối u và ung thư
Các thủ thuật y tế thường dùng trong hộ sinh
Các vấn đề phức tạp đối với việc sinh nở
Có thai ngoài ý muốn
HIV/AIDS là gì?
HIV/AIDS đã trở thành một nạn dịch
Hoóc môn
Hút, nạo thai là thế nào?
Hệ sinh dục nam giới
Hệ sinh dục nữ
Khi nào nên đi “giải quyết” ?
Làm thế nào để mẹ bé và bé khỏe?
Mách mẹ bé một số cách để dễ chịu hơn khi mang thai
Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh
Một số chủ đề về tình dục thường được quan tâm
Một số thay đổi khác thường gặp
Một số trường hợp khó khăn
Một số tâm trạng của tuổi tứ ngũ lục tuần
Một số vấn đề chung của cả hai giới
Một số vấn đề khác
Một số vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục
Một số điều cần biết về việc cho con bú
Một số điều liên quan đến tình dục
Một số điều lầm tưởng về tình dục
Người khỏe mạnh nên đối xử với người nhiễm HIV như thế nào?
Người ta có dễ thụ thai không?
Những quan niệm thường gặp về giới nam, giới nữ
Những thay đổi về sinh lý
Những thay đổi về tâm lý
Những yếu tố quan trọng trong tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng
Những đường lây truyền HIV và cách phòng tránh
Nếu yêu nhưng không muốn quan hệ tình dục thì phải làm sao?
Quá trình chuyển dạ thông thường
Sinh nở
Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bé
Sự thụ thai, phép màu của tạo hoá
Thanh niên nhìn nhận về tình dục trước hôn nhân
Thay đổi về khả năng sinh sản
Thế nào là tình dục đẹp?
Tránh thai có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?
Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Trứng và tinh trùng - khởi đầu cuộc sống
Tác động đến sức khoẻ
Tình bạn khác giới
Tình dục khi mang thai
Tình dục ở tuổi tứ ngũ lục tuần
Vô sinh
Vẻ đẹp cơ thể mẹ
Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không
Đây là lúc thực sự cần có cả hai người
Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?
Địa chỉ cần đến


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO