TRÒ CHUYỆN TINH YÊU, TÌNH DỤC VÀ GIỚI TÍNH


Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh

Khi đã đến tuổi tứ ngũ lục tuần, ta bắt đầu thấy rõ những thay đổi của cơ thể đã tích luỹ qua nhiều năm tháng. Nếu mấy chục năm qua, bạn ít quan tâm đến sức khoẻ, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá, tinh thần căng thẳng... thì bạn dễ mắc một số bệnh. Sau đây là vài bệnh thường gặp ở tuổi này và cách phòng ngừa, đối phó.

  • Các bệnh tim mạch

Cả phụ nữ và nam giới đều dễ mắc bệnh tim mạch. Lý do là vì cholesterol (thành phần quan trọng của chất béo) và những chất mỡ trôi nổi khác đóng vào thành mạch máu, làm cho mạch máu bị hẹp lại, máu khó đi từ tim đến các cơ quan của cơ thể và khó trở về tim, do đó áp lực đối với tim mạch rất lớn.

Các bệnh tim mạch cần được phòng ngừa từ khi còn trẻ. Quan trọng nhất là có một chế độ ăn uống ít cholesterol (nhiều rau, quả, ít thịt mỡ) và loại bỏ khói thuốc lá - yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh gấp ba lần. Bạn hãy năng vận động cơ thể, tập thể dục thể thao, hãy tạo cho mình một cuộc sống tinh thần vui vẻ, sảng khoái, giảm sự căng thẳng, tâm trạng u sầu.

Nếu bị bệnh, bạn hãy nhanh chóng thay đổi cuộc sống của mình theo cách mô tả ở trên. Ngoài ra, nếu là phụ nữ mãn kinh, bạn có thể cùng bác sĩ cân nhắc việc sử dụng một liều lượng nhỏ oestrogen để điều chỉnh cholesterol trong máu.

  • Bệnh loãng xương

Loãng xương là tình trạng chậm tái tạo tế bào xương thay thế, khiến xương xốp, giòn, kém mềm dẻo, dễ gẫy và đã gẫy thì lâu lành. Bệnh loãng xương thường gặp ở người cao tuổi. Phụ nữ bị loãng xương nhiều hơn và sớm hơn nam giới vì khi mãn kinh, lượng oestrogen (hoóc môn tham gia vào việc tái tạo xương) tụt xuống.

Muốn tránh bệnh loãng xương, bạn hãy năng vận động cơ thể một cách điều độ, đi bộ, tập thể dục... để tăng cường sức bền cho xương. Bạn nên ăn thêm nhiều chất xương, sữa chua, đậu phụ, rau xanh, đồng thời tránh rượu và thuốc lá - hai yếu tố ảnh hưởng không tốt đến việc tạo xương. Ngoài ra, không nên chờ đến tuổi trung niên mà cần phải quan tâm chăm sóc rèn luyện xương từ khi trẻ.

  • Bệnh phụ khoa

Sau khi mãn kinh, một số phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo vì âm đạo khô hơn trước và niêm mạc âm đạo mỏng hơn. Cách phòng ngừa là mặc quần lót cotton để thấm ẩm, luôn giữ cho cơ quan sinh dục thoáng khí. Bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ nhưng đừng rửa bên trong âm đạo kẻo làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Cũng sau khi mãn kinh, một số phụ nữ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu vì các mô bàng quang và ống dẫn nước tiểu mỏng đi. Để tránh bệnh này, bạn hãy uống thật nhiều nước, đi tiểu thường xuyên (tránh giữ nước tiểu trong bàng quang quá lâu), đi tiểu trước và sau mỗi lần sinh hoạt tình dục.

  • Ung thư

Nguy cơ ung thư ở tuổi trung niên rất cao do các tế bào của cơ thể đã trải qua nhiều năm tiếp xúc với các chất gây ung thư như khói thuốc lá, hoá chất độc hại, tia phóng xạ, amiăng... Những tác nhân gây bệnh này biến các tế bào thành tế bào ung thư. Các tế bào ung thư xuất hiện từ khi trẻ, đến lúc này đã kịp phân chia để tạo thành một khối u đáng ngại.


Bệnh lây qua đường tình dục
Chăm sóc bà mẹ và em bé
Các biện pháp tránh thai
Các dấu hiệu bất thường của thai kỳ
Các khối u và ung thư
Các thủ thuật y tế thường dùng trong hộ sinh
Các vấn đề phức tạp đối với việc sinh nở
Có thai ngoài ý muốn
HIV/AIDS là gì?
HIV/AIDS đã trở thành một nạn dịch
Hoóc môn
Hút, nạo thai là thế nào?
Hệ sinh dục nam giới
Hệ sinh dục nữ
Khi nào nên đi “giải quyết” ?
Làm thế nào để mẹ bé và bé khỏe?
Mách mẹ bé một số cách để dễ chịu hơn khi mang thai
Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh
Một số chủ đề về tình dục thường được quan tâm
Một số thay đổi khác thường gặp
Một số trường hợp khó khăn
Một số tâm trạng của tuổi tứ ngũ lục tuần
Một số vấn đề chung của cả hai giới
Một số vấn đề khác
Một số vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục
Một số điều cần biết về việc cho con bú
Một số điều liên quan đến tình dục
Một số điều lầm tưởng về tình dục
Người khỏe mạnh nên đối xử với người nhiễm HIV như thế nào?
Người ta có dễ thụ thai không?
Những quan niệm thường gặp về giới nam, giới nữ
Những thay đổi về sinh lý
Những thay đổi về tâm lý
Những yếu tố quan trọng trong tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng
Những đường lây truyền HIV và cách phòng tránh
Nếu yêu nhưng không muốn quan hệ tình dục thì phải làm sao?
Quá trình chuyển dạ thông thường
Sinh nở
Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bé
Sự thụ thai, phép màu của tạo hoá
Thanh niên nhìn nhận về tình dục trước hôn nhân
Thay đổi về khả năng sinh sản
Thế nào là tình dục đẹp?
Tránh thai có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?
Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Trứng và tinh trùng - khởi đầu cuộc sống
Tác động đến sức khoẻ
Tình bạn khác giới
Tình dục khi mang thai
Tình dục ở tuổi tứ ngũ lục tuần
Vô sinh
Vẻ đẹp cơ thể mẹ
Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không
Đây là lúc thực sự cần có cả hai người
Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?
Địa chỉ cần đến


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO