TRÒ CHUYỆN TINH YÊU, TÌNH DỤC VÀ GIỚI TÍNH


Chương này bàn về cái tuổi chưa già nhưng không còn trẻ, là lứa tuổi có nhiều chuyển biến về sức khoẻ và tinh thần. Tuỳ cơ thể, nhân sinh quan và hoàn cảnh sống của từng người, những thay đổi này đến với người này thì sớm, với người khác lại chậm hơn, do đó mới có một chương “vơ đũa cả nắm” tên là “Tứ ngũ lục tuần”.

Một số tâm trạng của tuổi tứ ngũ lục tuần

Đến tuổi này, người ta nhận thấy có gì đó đang thay đổi trong cơ thể mình. Một vài nếp nhăn xuất hiện đâu đó trên khuôn mặt, mái tóc xen lẫn những sợi bạc, mắt nhìn kém tinh tường, phải nhờ tới đôi kính, cơ thể thi thoảng trục trặc theo thời tiết... Đôi lúc, ta không tránh khỏi cảm thấy chạnh lòng nuối tiếc cái tuổi sung sức. Có nhiều người bắt đầu chiến dịch níu giữ tuổi xuân. Phụ nữ khéo léo dùng đồ trang điểm để che vài nếp nhăn, nam giới vuốt chút thuốc nhuộm tóc, ăn mặc chỉn chu hơn. Người ta vẫn thường gọi đây là tuổi “hồi xuân” mà.

"Mình càng có tuổi cần phải chăm sóc sắc đẹp, cho chồng không chán mà các con nó cũng hãnh diện chứ. Mỗi khi ra đường tôi rất cẩn thận trong quần áo, trang điểm. Các con nó bảo trông mẹ cứ như bà phu nhân Marcot cốt ấy. Trông tôi thế này không ai bảo hơn 60 đâu".

(bà Thảo, 62 tuổi)

"Tôi thay mỗi ngày một bộ quần áo, ở cái tuổi của mình luộm thuộm là không chịu được".

(ông Phương, 56 tuổi)

Cũng có những người mới ngoài 50 tuổi đã nghĩ mình “già rồi”, chẳng cảm thấy cần phải chăm sóc cho bản thân nữa:

"Ôi dào, có sao mặc vậy. Quần áo tôi toàn là của con lớn thải ra hết. Gớm, già rồi thì làm đẹp cho ai ngắm mà phải cầu kỳ".

(bà Lịch, 48 tuổi)

Ở thời gian này, công việc xã hội của con người cũng có những điều đáng nói. Giờ đây, ta đã có thể tự hào về kho tàng kinh nghiệm được tích luỹ sau mấy chục năm công tác, đã trải qua một chặng đường dài để có thể tự coi mình là người “biết tuốt sự đời”. Nhưng đây cũng là lúc tư duy kém nhạy bén, ngại mạo hiểm, ngại thay đổi hơn trước, điều này có thể khiến bạn gặp những hạn chế trong công việc.

"Tôi không còn nhận được nhiều ưu ái như trước. Tôi bực vì nhiều khi những phần việc đó tôi có thể làm tốt hơn, hay chí ít thì cũng bằng những người được sếp giao việc. Được giao việc gì tôi đều làm tốt hơn người trẻ, nhưng quả thực phải bỏ nhiều thời gian. Nhưng cũng không thể trách người trung niên về cường độ làm việc được, vì người ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm rất có giá trị. Người ta được quyền tự hào về điều đó".

(ông Tuấn, 50 tuổi)

Sau nhiều năm công tác, những người ở tuổi tứ ngũ lục tuần bắt đầu phải suy nghĩ và chuẩn bị cho một bước thay đổi lớn, đó là khi ta ngừng công tác, nhường cho “măng mọc”. Chuyện nghỉ hưu là một thách thức không nhỏ đối với đời sống và tâm lý của mỗi người. Có người coi về hưu là sự mất mát to lớn, giảm sút về kinh tế, tâm trạng chán nản, hụt hẫng:

"Nhịp sống của mình đột nhiên thay đổi, sự nhàn rỗi làm mình thấy mệt mỏi, chán nản. Nhiều khi thấy thèm được làm việc, được đến cơ quan bàn tán chuyện thời sự".

(ông Phong, 60 tuổi)

"Bây giờ tôi coi như hết rồi cô ạ, đi làm bác sĩ cả đời, lên đến trưởng phòng, rồi về hưu thì cũng thế thôi, chả biết làm gì, chả ai cần mình nữa".

(ông Trung, 65 tuổi)

Song cũng rất nhiều người không chịu bó tay đầu hàng tuổi tác. Họ vẫn không ngừng hoạt động, phấn đấu, thực hiện nhiều công trình hữu ích. Họ còn tích cực chuẩn bị cho khi về hưu với những kế hoạch mà trước đây không có thời gian thực hiện: làm vườn, chăn nuôi, đi dã ngoại, chụp ảnh nghệ thuật, tham gia công tác từ thiện...

"Ngoài các công việc thường lệ, tôi vẫn phải theo lớp tại chức tiếng Anh buổi tối và theo những khoá đào tạo nâng cao về chuyên môn".

(bà Thành, 50 tuổi)

"Mấy năm còn công tác lúc nào cũng lu bù với công việc, không hở ra phút nào mà ngồi vào bàn viết được. Bây giờ nghỉ hưu mới tĩnh tâm ghi chép, sắp xếp những kiến thức, kinh nghiệm về môn khoa học mà tôi đã theo đuổi hàng chục năm trời. Việc này vừa đem lại niềm vui cho bản thân vừa hữu ích cho thế hệ sau".

(ông Ngọc, 62 tuổi)

"Cứ đến phiên chợ Bưởi là tôi dắt xe đi từ sớm, lọ mọ tha về được đủ thứ cây hay hay. Chăm sóc cây cũng là một cái thú, nhưng phải có nhiều thời gian, mà cũng phải kiên nhẫn lắm. Bà nhà tôi cứ cằn nhằn tôi suốt ngày lẩn mẩn cây lá quên cả ăn, nhưng đến khi cây nào ra hoa đẹp đẹp thì chẳng thấy nói gì".

(ông Lục, 69 tuổi)

"Tôi bỏ thời gian đi vào Nam ra Bắc, tìm hiểu về các món ăn chay của các miền, để lập cái quán chay này".

(bà Phúc, 57 tuổi)

Trong gia đình, quan hệ giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái có những thay đổi đòi hỏi phải thích nghi. Mấy chục năm qua hai vợ chồng luôn bận rộn với những lo toan của đời sống thường ngày, chuyện kiếm sống, chuyện học hành của con cái... Đến thời điểm rút khỏi công việc xã hội, các con đã trưởng thành, họ lại có thời gian sống bên nhau nhiều hơn, ôn lại những năm chung sống. Nhiều cặp vợ chồng như tìm lại được tình yêu với bạn đời, yêu thương, chăm sóc nhau hơn:

"Dạo này con cái lớn cả rồi, chúng nó có cuộc sống riêng của chúng nó, ông nhà tôi lại đâm ra chiều tôi ra phết. Đi công tác đâu về, ông ấy cũng mua quà. Có lần lại mua cho tôi một cái váy mặc ở nhà, trông cũng điệu lắm, nhưng mà tôi cả đời có mặc váy bao giờ đâu. Ông ấy bảo: “Mình cứ mặc đại đi, con nó diện thì mình cũng phải diện chứ”

(bà Hà, 50 tuổi)

"Ngày trước tôi yêu bà ấy 8 phần thì giờ tôi yêu bà ấy 10, 12 phần. Đúng là mình mải công mải việc, rồi bạn bè bù khú nên bao nhiêu việc nhà, con cái đều tới tay bà ấy cả. Tôi vẫn bảo với bạn bè là tôi biết ơn vợ tôi nhiều".

(ông Bình, 58 tuổi)

Nhưng cũng vì nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý ở người tuổi tứ ngũ lục tuần mà có những cặp vợ chồng trở nên khó tính, khó nhường nhịn với những khuyết điểm của bạn đời nên ít gần gũi hơn xưa:

"Chồng ơi là chồng, sao mà chán thế cơ chứ. Lúc nào cũng khó tính, lúc nào cũng chì chiết người khác. Càng ngày càng thấy ông ấy dở hơi. Nói thực không có các con thì tôi không sống nổi".

(bà Vân, 47 tuổi)

"Thời gian hai vợ chồng tôi thực sự sống bên nhau rất ít ỏi. Lấy nhau được vài ba tháng thì tôi nhập ngũ. Hết chiến tranh tôi tiếp tục công tác trong quân đội. Doanh trại đóng xa nhà mấy trăm cây số, mỗi năm chỉ được về ăn tết với vợ con được vài ngày, mọi việc con cái, họ hàng vợ tôi gánh vác cả. Đến khi phục viên về nhà thì đúng là tôi không có thực tế gia đình, cứ như người ở trọ, làm bà ấy không chịu nổi. Thành ra có hai vợ chồng mà mỗi người một nồi ăn riêng".

(ông Tuấn, 55 tuổi)

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng thường nảy sinh nhiều bất đồng. Các con tự thấy mình đã trưởng thánh, mọc đủ lông cánh, có thể tự lập, thoát khỏi sự bao bọc của cha mẹ, còn cha mẹ luôn có xu hướng dạy bảo, lo lắng, bởi vì “trứng làm sao khôn hơn vịt”.

"Tôi đặt bao nhiêu hy vọng vào nó, thế mà học xong nó lại không muốn làm việc nhà nước cho ổn định lâu dài, lại thích đi làm tư nhân, rồi nay việc này, mai việc khác, lúc thì thất nghiệp. Nhưng nói thì nói, có bao giờ nó nghe".

(bà Thắm, 49 tuổi)

Tâm lý của người ở tuổi trung niên là muốn được con cái quan tâm chăm sóc nhiều hơn, dành thời gian lắng nghe và tôn trọng ý kiến. Còn cái tật chung của lớp trẻ là ngại đàm đạo với “các cụ”, sợ nghe lại những lời giáo huấn mà họ đã thuộc lòng. Chính vì ít thời gian, ít cơ hội giao tiếp nên cha mẹ và con cái thường không hiểu nhau. Khi con cái yêu và lập gia đình, cha mẹ thường cảm thấy cô độc, tủi thân, nghĩ rằng con mải chăm sóc người yêu, vợ, chồng mà quên mất cha mẹ.

"Tôi công việc bừa bộn, hay phải làm tối, mới có người yêu mà tuần chỉ dám đi chơi một hai buổi để có được hai ba buổi ngồi nhà với mẹ. Thế nhưng mẹ tôi không biết, lại đi phàn nàn với một chị bạn của tôi: “Thằng Đức dạo này nó cứ đi suốt với người yêu nó, chẳng quan tâm đến gia đình, chẳng quan tâm gì đến mẹ nữa”.

(Đức, 28 tuổi)

"Vẫn biết con nhà mình ngoan hơn ối đứa, tháng nào cũng đưa một phần lương phụ mẹ chi tiêu, chịu khó mua sắm tặng mẹ mảnh vải, tặng bố két bia... Nhưng lắm lúc vẫn thấy buồn vì nó cứ đi tối ngày, mình lại muốn hai mẹ con nói chuyện, tâm sự nhiều hơn".

(bà Thi, 62 tuổi)

Vậy đấy! Mỗi tuổi đều có những vấn đề riêng, tuổi tứ ngũ lục tuần cũng vậy, mỗi người ở tuổi này đều phải vượt qua những khó khăn nhất định. Có lẽ đối với mỗi người, điều quan trọng là biết chuẩn bị trước cho mình để trải qua bước chuyển này một cách lạc quan, vui vẻ... Cũng rất cần có sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thế hệ để trong gia đình, tại nơi làm việc cũng như ngoài xã hội, người trẻ, người tuổi trung niên và cả người già có được sự thông cảm, tôn trọng và nâng đỡ cho nhau.


Bệnh lây qua đường tình dục
Chăm sóc bà mẹ và em bé
Các biện pháp tránh thai
Các dấu hiệu bất thường của thai kỳ
Các khối u và ung thư
Các thủ thuật y tế thường dùng trong hộ sinh
Các vấn đề phức tạp đối với việc sinh nở
Có thai ngoài ý muốn
HIV/AIDS là gì?
HIV/AIDS đã trở thành một nạn dịch
Hoóc môn
Hút, nạo thai là thế nào?
Hệ sinh dục nam giới
Hệ sinh dục nữ
Khi nào nên đi “giải quyết” ?
Làm thế nào để mẹ bé và bé khỏe?
Mách mẹ bé một số cách để dễ chịu hơn khi mang thai
Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh
Một số chủ đề về tình dục thường được quan tâm
Một số thay đổi khác thường gặp
Một số trường hợp khó khăn
Một số tâm trạng của tuổi tứ ngũ lục tuần
Một số vấn đề chung của cả hai giới
Một số vấn đề khác
Một số vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục
Một số điều cần biết về việc cho con bú
Một số điều liên quan đến tình dục
Một số điều lầm tưởng về tình dục
Người khỏe mạnh nên đối xử với người nhiễm HIV như thế nào?
Người ta có dễ thụ thai không?
Những quan niệm thường gặp về giới nam, giới nữ
Những thay đổi về sinh lý
Những thay đổi về tâm lý
Những yếu tố quan trọng trong tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng
Những đường lây truyền HIV và cách phòng tránh
Nếu yêu nhưng không muốn quan hệ tình dục thì phải làm sao?
Quá trình chuyển dạ thông thường
Sinh nở
Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bé
Sự thụ thai, phép màu của tạo hoá
Thanh niên nhìn nhận về tình dục trước hôn nhân
Thay đổi về khả năng sinh sản
Thế nào là tình dục đẹp?
Tránh thai có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?
Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Trứng và tinh trùng - khởi đầu cuộc sống
Tác động đến sức khoẻ
Tình bạn khác giới
Tình dục khi mang thai
Tình dục ở tuổi tứ ngũ lục tuần
Vô sinh
Vẻ đẹp cơ thể mẹ
Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không
Đây là lúc thực sự cần có cả hai người
Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?
Địa chỉ cần đến


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO