TRÒ CHUYỆN TINH YÊU, TÌNH DỤC VÀ GIỚI TÍNH


Sinh nở

là một sự kiện lớn của đời người, trước hết là đối với người mẹ, người cha, sau đó là đối với những thành viên khác trong gia đình và bạn bè thân thiết. Nói đến kinh nghiệm sinh nở của mình, hiếm có bà mẹ, ông bố nào không thấy xúc động.

"Khi đẻ thì không khó, nhưng nó thiếu tháng nên phải nuôi lồng kính một tháng trời. Suốt một tháng chị vắt sữa chị cho nó bú, cả nhà chạy ra chạy vào bệnh viện trông nom. Đến lúc nó về nhà được rồi thì mừng lắm. Chị vẫn bón cho nó từng giọt sữa vì nó vẫn còn yếu chưa bú ti được. Anh nhà chị trông nó suốt ngày đêm, bắt chị phải đi ngủ cho lại sức. Lúc bú được, thằng bé dứt ti chị đau lắm, chảy cả nước mắt, nhưng mà sung sướng vì nó bú được em ạ. Bây giờ thì nó lớn bằng này đây (chị chỉ đứa con trong nôi độ 2 tuổi). Nuôi được thằng bé mới thấy nó đúng là một công trình thế kỷ của chị, của anh, của cả cả gia đình chị đấy em ạ".

(Lan, 28 tuổi)

"Vợ tôi thì đẻ dễ. Đẻ ở Phụ Sản. Tôi cứ chạy qua chạy lại ở cửa sổ phía sau phòng đẻ để xem. Lo lắm, con đầu mà, chẳng biết vợ mình trong đó ra sao, đẻ có đau, có khó không. Có lúc tôi thấy cô ấy cứ nằm im như ngủ trong khi mấy bà xung quanh bà thì rên, bà thì la. Mình bảo không biết đẻ kiểu gì. Cuối cùng mới biết là nàng không đau nhiều, lúc đau thì nàng rặn, hết cơn rặn nàng mệt quá lăn ra ngủ. Hình như có mỗi bà ấy là thế hay sao ý. Con bé được 3 kg, con đầu thế là cũng được lắm rồi".

(Cường, 28 tuổi)

Vậy đấy, mỗi cuộc sinh nở là một chặng đường vất vả của người phụ nữ, cũng là lúc người chồng và người thân trong gia đình có biết bao hồi hộp, lo lắng. Sự hồi hộp lo lắng bắt đầu từ khi đang mang thai và càng gần ngày sinh nở càng tăng. Cả nhà đoán già đoán non bé sẽ là trai hay gái, cầu trời phật cho đẻ được an bình. Một cặp vợ chồng lo lắng đến nỗi...

"Trước hôm sinh bọn này phải đi “xả trí”. Ngồi ở nhà cứ nghĩ ngợi: “không biết có thế này, không biết có thế kia?” mệt hết cả người. Thế là hai đứa rủ cả một lũ bạn đi ăn thịt chó, rồi đi hát karaoke cho nó quên lo. Người ta cứ bảo buồn cười, có một anh dẫn một chị bụng to như sắp bung ra đi ăn thịt chó. Ăn xong về là hôm sau bà ấy đẻ".

(Trung, 33 tuổi)

Chương này dành cho các cặp vợ chồng sắp sinh con, cho những người thân, những người bạn sẽ góp phần chăm sóc người phụ nữ cùng em bé, hy vọng giải đáp được phần nào những lo âu hồi hộp của các bạn. Tất nhiên nếu bạn không liên quan, mà đơn giản chỉ tò mò về việc sinh tạo một con người, có lẽ bạn cũng sẽ tìm thấy một vài điều lý thú ở chương này.

1. Chuẩn bị cho việc sinh nở

Nơi sinh nở tốt nhất là bệnh viện sản khoa, nhà hộ sinh, sau đó là các trạm y tế, bởi những nơi này có bác sĩ, y sĩ hoặc nữ hộ sinh có kỹ thuật, có thuốc men, dụng cụ để sử dụng trong trường hợp cần thiết. Vẫn biết rằng việc sinh đẻ là tự nhiên, nhưng trên thực tế, sinh đẻ không ở cơ sở y tế khá nguy hiểm, gây ra đa số các trường hợp tử vong. Bạn thử tưởng tượng nếu bị băng huyết sau khi đẻ mà không có điều kiện để cấp cứu thì bạn sẽ ra sao?

Khi đi sinh ở cơ sở y tế, hai bạn cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết như quần áo (trong đó có khăn và tất để phòng lạnh), đồ vệ sinh (đò lót, băng vệ sinh, giấy vệ sinh, khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng), đồ của bé (khăn, tã, áo lọt lòng), tiền, sách báo giải trí, và đừng quên đồ ăn nước uống cho mẹ bé khi mẹ bé cần ăn uống.

Nếu thực sự đường sá quá khó khăn, không thể đến cơ sở y tế, các bạn hãy mời cán bộ y tế hoặc bà đỡ giỏi đến giúp sinh tại nhà. Bố bé cần phải sắp sẵn nhiều khăn, tã, nhiều nước (nước nóng và nước nguội đều đã đun), kéo đã luộc để triệt trùng, chuẩn bị giường sạch sẽ và trải khăn sạch trên giường để mẹ bé nằm đẻ. Ngoài ra còn cần chuẩn bị phương tiện vận chuyển để nếu đẻ khó thì có thể đưa mẹ bé đến cơ sở y tế ngay.


Bệnh lây qua đường tình dục
Chăm sóc bà mẹ và em bé
Các biện pháp tránh thai
Các dấu hiệu bất thường của thai kỳ
Các khối u và ung thư
Các thủ thuật y tế thường dùng trong hộ sinh
Các vấn đề phức tạp đối với việc sinh nở
Có thai ngoài ý muốn
HIV/AIDS là gì?
HIV/AIDS đã trở thành một nạn dịch
Hoóc môn
Hút, nạo thai là thế nào?
Hệ sinh dục nam giới
Hệ sinh dục nữ
Khi nào nên đi “giải quyết” ?
Làm thế nào để mẹ bé và bé khỏe?
Mách mẹ bé một số cách để dễ chịu hơn khi mang thai
Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh
Một số chủ đề về tình dục thường được quan tâm
Một số thay đổi khác thường gặp
Một số trường hợp khó khăn
Một số tâm trạng của tuổi tứ ngũ lục tuần
Một số vấn đề chung của cả hai giới
Một số vấn đề khác
Một số vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục
Một số điều cần biết về việc cho con bú
Một số điều liên quan đến tình dục
Một số điều lầm tưởng về tình dục
Người khỏe mạnh nên đối xử với người nhiễm HIV như thế nào?
Người ta có dễ thụ thai không?
Những quan niệm thường gặp về giới nam, giới nữ
Những thay đổi về sinh lý
Những thay đổi về tâm lý
Những yếu tố quan trọng trong tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng
Những đường lây truyền HIV và cách phòng tránh
Nếu yêu nhưng không muốn quan hệ tình dục thì phải làm sao?
Quá trình chuyển dạ thông thường
Sinh nở
Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bé
Sự thụ thai, phép màu của tạo hoá
Thanh niên nhìn nhận về tình dục trước hôn nhân
Thay đổi về khả năng sinh sản
Thế nào là tình dục đẹp?
Tránh thai có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?
Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Trứng và tinh trùng - khởi đầu cuộc sống
Tác động đến sức khoẻ
Tình bạn khác giới
Tình dục khi mang thai
Tình dục ở tuổi tứ ngũ lục tuần
Vô sinh
Vẻ đẹp cơ thể mẹ
Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không
Đây là lúc thực sự cần có cả hai người
Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?
Địa chỉ cần đến


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO