TRÒ CHUYỆN TINH YÊU, TÌNH DỤC VÀ GIỚI TÍNH


Một số vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục

  • Ở nam giới

* Nấm bẹn

Dân gian thường gọi bệnh này là “hắc lào” nhưng thực ra, “hắc lào” là khái niệm rộng, chỉ bệnh ở nhiều nơi trên cơ thể, còn bệnh ở bẹn được gọi là “nấm bẹn”. Biểu hiện là ở vùng bẹn có những đám da nổi lên thành các vòng màu hồng đỏ, ngứa ngáy. Nấm bẹn là bệnh khá phổ biến do bẹn nóng và ẩm ướt, da lại cọ sát vào nhau nhiều, là môi trường lý tưởng cho bào tử nấm phát triển. Muốn tránh nấm bẹn, bạn hãy giữ cơ quan sinh dục khô ráo, mát mẻ, mặc quần áo khô, sạch. Nếu bị nấm, bạn có thể chữa bằng cách bôi thuốc mỡ clotrimazole, miconazole.

* Hẹp bao quy đầu

 Bao da bên ngoài quy đầu bị chít hẹp, khiến quy đầu không lộn ra ngoài được. Đây không phải là bệnh, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tình dục. Tuy nhiên, nó có thể khiến vệ sinh bên trong quy đầu khó khăn, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục và ung thư dương vật. Bạn hãy vệ sinh thật cẩn thận, và nên đến bệnh viện cắt bao quy đầu. Việc cắt bao quy đầu rất an toàn và nhẹ nhàng.

* Viêm đường tiết niệu

 Là bệnh hay gặp ở nam giới, thường do các vi khuẩn lây qua đường tình dục gây nên. Nếu thấy bên trong dương vật khó chịu hoặc ngứa, tiểu buốt hoặc tiết mủ, bạn hãy đi khám ngay. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khá dễ dàng. Để lâu, bệnh có thể biến chứng, hại đến khả năng sinh sản và các cơ quan khác của cơ thể. Khi bị viêm đường tiết niệu, bạn nên tránh quan hệ tình dục vì dễ gây biến chứng. Nếu vẫn quan hệ tình dục, bạn hãy dùng bao cao su để bảo vệ bạn tình.

* Viêm mào tinh, tinh hoàn

Do vi khuẩn từ ống tiểu đi ngược vào trong gây ra.

- Viêm mào tinh thường do nhiễm lậu, chlamydia.

- Viêm tinh hoàn cấp tính thường là biến chứng của viêm mào tinh hoặc bệnh quai bị.

- Viêm tinh hoàn mạn tính thường do giang mai, lao.

Các viêm nhiễm này có thể dẫn đến vô sinh. Nếu bạn thấy tinh hoàn đau, cảm giác đau tăng lên khi nâng tinh hoàn thì hãy đi khám ngay để được điều trị bằng các loại kháng sinh đặc hiệu.

* Viêm tuyến tiền liệt

 Thường do các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu gây ra, có những trường hợp không tìm thấy mầm bệnh. Bệnh này có thể điều trị bằng khâu kháng sinh, trong một số trường hợp có thể tái phát. Do vi khuẩn gây bệnh có thể lây qua lây lại giữa bạn và bạn tình nên khi chưa chữa hết bệnh, bạn không nên quan hệ tình dục, hoặc nếu có thì phải dùng bao cao su.

  • Ở nữ giới

* Đau do hành kinh

 Về cuối chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể tăng sinh prostaglandin, một chất có tác dụng gây co bóp tử cung để niêm mạc bong và thải ra ngoài. Chất này chính là nguyên nhân khiến một số bạn nữ đau bụng, đau lưng, đau đầu... trước và trong khi hành kinh. Nếu có nhiều prostaglandin, bạn đau nặng, thậm chí có thể kèm theo buồn nôn và đi ngoài. Nếu không nhiều prostaglandin, bạn chỉ tức bụng hoặc không cảm thấy khó chịu. Đến nay ta vẫn còn chưa biết tại sao có người nhiều prostaglandin hơn người khác. Đau hành kinh có thể thật khó chịu, nhưng không phải là bệnh.

Vài ngày trước khi hành kinh, bạn có thể phòng đau bằng cách ăn ngải cứu, kiêng trà, cà phê, đồ uống có cồn, có bạn kiêng trứng, sữa. Hãy chú ý ăn tốt, ngủ đủ vào những ngày hành kinh. Một số bạn gái tập thể dục hằng ngày để phòng đau, khi hành kinh cũng chạy hay đi xe đạp và thấy đỡ đau hơn. Nếu đau, bạn có thể chườm nóng, ngâm chân vào nước nóng, lấy gối đè lên bụng, xoa bóp lưng. Khi đau nhẹ, nếu làm một việc gì đó bạn có thể quên đau. Có người thường nằm yên chịu đau mà không gồng người chống lại nó, để nó chóng qua. Một số bạn dùng thuốc Cao ích mẫu hoặc Hoàn điều kinh của Đông y cũng thấy có hiệu quả. Ngoài ra, khi đau nhiều, bạn cũng có thể dùng một số thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, alaxan... hoặc uống thuốc tránh thai nếu có nhu cầu tránh thai. Tất nhiên, không có cách nào phù hợp với tất cả mọi người, nhưng rất có thể bạn sẽ tìm được cách phù hợp với mình.

Khi ngoài 20 tuổi hoặc khi đã sinh con, các hoóc môn thường trở nên ổn định, bạn sẽ đỡ đau khi hành kinh.

Cũng có nhiều trường hợp đau do bệnh như lạc nội mạc tử cung, viêm phần phụ (viêm nhiễm ở ống dẫn trứng, buồng trứng). Các trường hợp này không nhiều, nhưng nếu đau ghê gớm, liên tục không giảm, thử cách nào cũng không đỡ, bạn nên đi khám.

* Hành kinh kéo dài hoặc ra máu giữa hai đợt hành kinh

 Những cái tên thường dùng “rong kinh”, “rong huyết” có thể khiến bạn lo sợ, nhưng những hiện tượng này khá hay gặp, thường không đáng ngại. Nguyên nhân thường gặp nhất là sự thay đổi các hoóc môn (ở tuổi mới hành kinh, tuổi sắp mạn kinh, khi rụng trứng, khi tinh thần căng thẳng, ốm đau, khi mới dùng thuốc tránh thai, hoặc khi dùng thuốc tránh thai cấp...). Ngoài ra còn có nguyên nhân cơ học như đặt vòng (hiện tượng này thường tự khỏi và không có hại).

Tuy nhiên, có một số tình huống có thể là dấu hiệu bệnh lý. Nếu ra máu kéo dài (nhất là sau khi chậm kinh) kèm theo đau bụng, bạn cần đi khám để xác định có phải thai ngoài tử cung hay sẩy thai không. Nếu thường ra máu “có điều kiện” (chẳng hạn sau khi giao hợp), bạn cần đi khám để biết cổ tử cung có các tổn thương như polyp hay tiền ung thư không.

* Vô kinh

 Vô kinh là không có kinh, nguyên nhân thường do mang thai, sử dụng thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai hoặc mạn kinh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vô kinh đáng ngại do tinh thần căng thẳng tột độ, sụt cân quá nhiều, cơ thể quá ít mỡ, hoặc do thiếu máu nặng, lao sinh dục hoặc dính buồng tử cung... Nếu chưa đến tuổi mạn kinh mà không thấy kinh hai tháng, không phải do mang thai hay sử dụng thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai, bạn nên đi khám bệnh.

* Viêm âm đạo vi khuẩn

Vi khuẩn gây bệnh này có thể di chuyển từ hậu môn lên âm đạo nếu khi đi vệ sinh, bạn chùi từ sau ra trước. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập từ nước bẩn vào cơ thể bạn. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là những vi khuẩn bình thường vốn luôn tồn tại trong âm đạo nhưng vì một lý do nào đó bỗng tăng trưởng quá mức. Triệu chứng bệnh là dịch âm đạo tiết ra nhiều, màu xám nhạt, mùi hôi tanh. Bệnh khiến bạn khó chịu và có khả năng lan lên đường sinh dục trên, gây viêm phần phụ.

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến viêm âm đạo, trong đó có vệ sinh. Tuy nhiên, dù rất sạch sẽ, bạn vẫn có thể mắc bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này là sự thay đổi tính axit của môi trường trong âm đạo do thụt rửa âm đạo, sinh hoạt tình dục, dùng nhiều thuốc kháng sinh hoặc một lý do khác. Sức đề kháng giảm cũng khiến bạn dễ mắc bệnh. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn kỵ khí. Vì vậy, nếu cơ quan sinh dục ẩm ướt, không thoáng khí (do mặc đồ chật hoặc quần lót pha nilon), bạn dễ bị viêm âm đạo hơn.

Bệnh được điều trị bằng kháng sinh, gồm thuốc đặt và thuốc uống. Loại thuốc phổ biến hiện nay là thuốc uống mertonidazol và các thuốc cùng nhóm (gồm các biệt dược Flagyl, Klion). Khi dùng các thuốc này phải kiêng rượu bia. Việc rửa âm đạo không thể chữa được loại nhiễm khuẩn này.

Rất nhiều phụ nữ bị viêm âm đạo một vài lần trong cuộc đời mình. Có người tự khỏi do môi trường âm đạo tự điều chỉnh trở lại trạng thái cân bằng. Có người viêm chữa một lần dứt ngay, nhưng cũng có một số người viêm dai dẳng, thuốc chỉ giảm số vi khuẩn được một thời gian.

* Nấm âm đạo, âm hộ

Đây là hiện tượng các bào tử nấm thường gặp trong âm đạo phát triển quá mức. Bạn thấy âm đạo, âm hộ rất ngứa, đỏ, có thể có dịch quánh, màu trắng đục giống váng sữa, có thể hôi. Một số ít người còn đau khi giao hợp. Nhìn chung, nấm không gây hậu quả lâu dài nhưng khiến bạn rất khó chịu.

Đa số phụ nữ có lúc bị nấm. Sự quá phát của nấm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, giống như viêm âm đạo nhiễm khuẩn. Ngoài ra, những phụ nữ có mang, bị tiểu đường hoặc nhiễm HIV dễ bị nấm hơn người khác.

Cách điều trị: Dùng thuốc chống nấm đặt sâu trong tận cùng âm đạo khi đi ngủ, dùng hằng ngày. Các thuốc thường dùng hiện nay: Nystatin 100.000 đơn vị đặt 14 ngày, Clortimazole 200 mg đặt 3 ngày, Clortimazole 500 mg đặt liều duy nhất. Cũng như viêm âm đạo nhiễm khuẩn, nấm có thể tái phát sau khi điều trị, nhưng ít hơn.

* Lộ tuyến cổ tử cung

Ở đáy âm đạo của bạn là cổ tử cung. Mặt ngoài cổ tử cung và bên trong lỗ cổ tử cung có hai loại tế bào phủ khác nhau. Lộ tuyến là hiện tượng tế bào ở trong lỗ mọc cả ra mặt ngoài. Đa số phụ nữ bị lộ tuyến một cách tự nhiên. Ngoài ra, người đã từng sinh đẻ hoặc bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung cũng dễ bị lộ tuyến. Lộ tuyến là điều kiện thuận lợi cho các loại viêm nhiễm xâm nhập nên cần được nhanh chóng điều trị.

* Viêm phần phụ

Viêm phần phụ bao gồm viêm nhiễm ở ống dẫn trứng và buồng trứng. Bệnh gây ra do vi khuẩn (lậu, chlamydia hoặc tạp khuẩn) từ âm đạo, cổ tử cung đi lên các bộ phận trên. Việc sinh đẻ, đặt vòng, hút, nạo thai làm tăng nguy cơ viêm phần phụ, vì đường sinh sản phía trên có cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.

Nhiều phụ nữ bị viêm phần phụ mà không có triệu chứng, cũng có những phụ nữ thấy đau bụng dưới, tiết dịch âm đạo bất thường, kinh nguyệt bất thường, giao hợp đau. Viêm có thể gây dính ống dẫn trứng, hậu quả là vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nếu bạn có triệu chứng viêm thì cần đi khám để được điều trị ngay.


Bệnh lây qua đường tình dục
Chăm sóc bà mẹ và em bé
Các biện pháp tránh thai
Các dấu hiệu bất thường của thai kỳ
Các khối u và ung thư
Các thủ thuật y tế thường dùng trong hộ sinh
Các vấn đề phức tạp đối với việc sinh nở
Có thai ngoài ý muốn
HIV/AIDS là gì?
HIV/AIDS đã trở thành một nạn dịch
Hoóc môn
Hút, nạo thai là thế nào?
Hệ sinh dục nam giới
Hệ sinh dục nữ
Khi nào nên đi “giải quyết” ?
Làm thế nào để mẹ bé và bé khỏe?
Mách mẹ bé một số cách để dễ chịu hơn khi mang thai
Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh
Một số chủ đề về tình dục thường được quan tâm
Một số thay đổi khác thường gặp
Một số trường hợp khó khăn
Một số tâm trạng của tuổi tứ ngũ lục tuần
Một số vấn đề chung của cả hai giới
Một số vấn đề khác
Một số vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục
Một số điều cần biết về việc cho con bú
Một số điều liên quan đến tình dục
Một số điều lầm tưởng về tình dục
Người khỏe mạnh nên đối xử với người nhiễm HIV như thế nào?
Người ta có dễ thụ thai không?
Những quan niệm thường gặp về giới nam, giới nữ
Những thay đổi về sinh lý
Những thay đổi về tâm lý
Những yếu tố quan trọng trong tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng
Những đường lây truyền HIV và cách phòng tránh
Nếu yêu nhưng không muốn quan hệ tình dục thì phải làm sao?
Quá trình chuyển dạ thông thường
Sinh nở
Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bé
Sự thụ thai, phép màu của tạo hoá
Thanh niên nhìn nhận về tình dục trước hôn nhân
Thay đổi về khả năng sinh sản
Thế nào là tình dục đẹp?
Tránh thai có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?
Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Trứng và tinh trùng - khởi đầu cuộc sống
Tác động đến sức khoẻ
Tình bạn khác giới
Tình dục khi mang thai
Tình dục ở tuổi tứ ngũ lục tuần
Vô sinh
Vẻ đẹp cơ thể mẹ
Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không
Đây là lúc thực sự cần có cả hai người
Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?
Địa chỉ cần đến


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO