Sơ cứu tai nạn: Phải đúng và kịp

(VietNamNet) - Có những cái chết lẽ ra không xảy ra nếu người tham gia sơ cứu biết luật "thời gian vàng" và thực hiện đúng cách. Lời khuyên của BS Bạch Văn Cam, trưởng Khoa Cấp cứu Hồi sức BV Nhi đồng I (TP.HCM) về phòng ngừa và sơ cứu các tai nạn: ngạt nước, phỏng và dị vật đường thở.

Ngạt nước

- Yếu tố nguy cơ: Trẻ nhỏ: Ao, giếng hay các dụng cụ chứa nước trong nhà như thùng nước, lu nước, bồn tắm, ao giếng... Trẻ lớn và người lớn: Ao, hồ, sông, biển, bị kiệt sức vọp bẻ trong khi bơi, động kinh...

Thắc mắc - Bác sĩ trả lời

Phỏng nhẹ, có nên thoa dầu mù u? Đã có nhiều người nói về công dụng của dầu mù u. nhưng bôi pommade tốt hơn vì pommade có tính sát khuẩn và mau lành hơn.

Người chết đuối khi đang cấp cứu mà người thân đến gần thì họ hay bị ộc ra máu và chết? Không đúng. Vì tình trạng ộc máu và chết khi người thân có mặt bên cạnh chỉ là trường hợp trùng lắp.

Làm sao tránh sặc khi cho trẻ uống thuốc? Đừng nên cho trẻ uống thuốc viên. Nên tán ra và pha với nước rồi cho trẻ uống. Tuy nhiên, có những trẻ dù thuốc đã pha loãng nhưng vẫn rất khó cho uống. Cách tốt nhất là dùng xi-lanh bơm vô khoé miệng của trẻ. Tự nhiên, trẻ có phản xạ nuốt. (Nhưng nhớ phải bỏ kim tiêm ra!)

Khi trẻ bị sặc, có nên dốc đầu trẻ xuống và vỗ lưng để dị vật thoát ra ngoài? Phương pháp này không hiệu quả (có thể do bắt chước phương pháp đỡ đẻ của bà mụ), vì tình trạng đứa trẻ giống như quả lắc đồng hồ nên khi vỗ lưng sẽ không có tác dụng. Cũng không nên đặt trẻ lên giường... nệm khi ấn ngực vì không có một lực chịu bên dưới. Hãy thực hiện như đã hướng dẫn trong bài.

Muốn đánh giá độ phỏng thì dựa vào đâu? Đánh giá độ phỏng dựa vào độ sâu và diện tích. Về độ sâu: Nếu nông, da bị đỏ. Sâu: Da có bóng nước, đổi màu. Diện tích: Nhẹ: dưới 10%. Nặng: trên 10%, nằm ở mặt, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục.

- Sơ cứu: Nhanh chóng đưa nạn nhân khỏi mặt nước và cho nằm chỗ khô ráo thoáng khí. Trong trường hợp nạn nhân tỉnh và không khó thở, để cho nạn nhân nằm nghiêng, giữ ấm và sau đó đưa đến cơ sở y tế. Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh hôn mê, ngưng thở ngưng tim, phải kịp thời cấp cứu hoặc sơ cứu trong khoảng thời gian vàng 4 phút bằng phương pháp thổi ngạt và ấn tim. (Nếu quá thời gian 4 phút, sẽ gây tổn thương não; quá 10 phút: sẽ để lại di chứng não hoặc tử vong). Duy trì việc ấn tim, thổi ngạt trên đường chuyển nạn nhân tới bệnh viện.

- Nên tránh: Các hành động như xốc nước, hơ lửa, "lăn lu" vì sẽ làm chậm trễ việc cấp cứu, gây tử vong hoặc để lại di chứng do phỏng lửa. Cũng tránh biện pháp dang hai tay ép ngực. Thực chất biện pháp này không hiệu quả vì khi nạn nhân bị ngạt nước, lượng nước vào phổi rất ít.

- Lời khuyên: Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình. Đậy kín các vật chứa và không cho trẻ lại gần thùng, lu nước, bồn tắm, ao giếng. Đối với trẻ lớn, nên cho trẻ đi học bơi, và không cho trẻ bơi ở những chỗ lạ. Những trẻ mắc chứng động kinh thì không nên cho trẻ "đùa với nước".

Dị vật đường thở

- Yếu tố nguy cơ: Trẻ nhỏ: Sặc sữa, cháo, cơm, đồ chơi nhỏ... Trẻ lớn, người lớn: Hạt đậu phọng, mãng cầu, sa-pô-chê.

- Sơ cứu: Nếu nạn nhân tỉnh, hồng hào và không khó thở: Nên bồng trẻ nhỏ và ngăn không cho chúng khóc để tránh dị vật chạy ngược lên khí quản.

Nếu thấy nạn nhân khó khở, tím tái, khóc yếu hoặc ngưng thở:

Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4

+ Đối với trẻ nhỏ, dùng tay đỡ trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống, vỗ mạnh lưng trẻ năm cái (như hình 1).

Sau đó, lật ngửa trẻ lại và ấn ngực năm cái (như hình 2). Có thể lặp lại sáu lần, nếu cần.

+ Đối với trẻ lớn/người lớn: Người sơ cứu đứng sau nạn nhân, vòng hai tay ra trước với một bàn tay co lại như nắm đắm, tay kia đặt lên trên. Thực hiện ấn bụng thượng vị năm cái (như hình 3).
 
Nếu nạn nhân ngưng thở, hôn mê, đặt nạn nhân nằm ngửa và đặt hai tay dưới chóp xương ức, ấn năm cái (như hình 4). Lặp lại sáu lần, nếu cần.

- Chú ý: Với tất cả các ca dị vật đường thở, sau khi sơ cứu đều phải đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Chớ nghĩ dị vật đã trôi xuống dưới... là xong. Thực tế có nhiều ca dị vật không được lấy ra khỏi cơ thể, sẽ làm mủ và gây biến chứng.

- Nên tránh: Không nên móc họng (vì dị vật sẽ càng bị đẩy sâu xuống phía dưới), vuốt ngực, vỗ đầu trán, uống nước, nuốt cơm, cạo gió. Những cách làm này sẽ không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân.

- Lời khuyên: Cho trẻ nhỏ bú sữa đúng cách. Không nên cho ăn, bú, uống thuốc khi trẻ cười vì sẽ dễ làm cho trẻ bị sặc, thức ăn dễ lọt vào đường thở. Cũng không cho trẻ chơi đồ chơi nhỏ, không phù hợp, hay nghịch với các loại hạt.

Phỏng

- Yếu tố nguy cơ: Điện, hóa chất, nhiệt ướt (cháo, nước sôi, nước canh, dầu,...) và nhiệt khô (lửa, đống un, bàn ủi, pô xe máy,...).

- Sơ cứu: Nên đưa nạn nhân ra khỏi lửa, nguồn nhiệt và làm nguội vết phỏng bằng cách cởi bỏ quần áo (nếu dính hóa chất). Sau đó, dội nước sạch vết phỏng. Hạn chế nhiễm khuẩn vết phỏng bằng cách thoa pommade Silve Sulfadiazine. Đóng vết phỏng bằng băng gạc vô trùng hoặc vải sạch. Nếu phát hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn như sưng đỏ, có mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh.

Nếu phỏng nặng, nên cho nạn nhân uống nhiều nước. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế khi có diện tích phỏng trên 10% (một bàn tay) hoặc có dấu hiệu nguy hiểm: ngất xỉu, khó thở, tay chân lạnh.

- Nên tránh: Không bôi kem, nước mắm, con giấm, làm bể bọng nước trong quá trình sơ cứu vì sẽ gây nhiễm trùng và làm nặng thêm vết bỏng.

- Lời khuyên: Tránh sử dụng lại bình ga mi-ni, không châm thêm khi dầu hoặc alcol đang cháy. Không cho trẻ chơi gần lửa, bếp, đống un. Bình thuỷ, bình hoá chất nên để xa tầm với của trẻ. Không thiết kế ổ điện thấp và thiếu an toàn.

Vân Điển (ghi)

Xử trí tai nạn

80% tai nạn bỏng trẻ em được xử lý ban đầu sai cách
Chảy máu ngoài nghiêm trọng
Chảy máu ở những vùng đặc biệt
Chết đuối - thắt cổ
Cách xử lý khi giẫm phải kim tiêm hoặc bị vật nhọn đâm rách da
Cách xử lý những chấn thương thông thường trong thể thao
Cách xử trí khi bị bỏng lửa và nước sôi
Cách xử trí một số tổn thương gân, cơ, xương, khớp
Cách xử trí sơ cứu: Ngạt nước - Hóc đường thở - Phỏng
Cách xử trí tai nạn trong nhà
Cảnh báo tình trạng trẻ bị sặc sữa
Cảnh giác - Tai nạn ở người già
Cấp cứu chấn thương ngực
Cấp cứu nghẹn ở người lớn
Cấp cứu người chết đuối
Cấp cứu tai nạn do sét đánh
Cầm máu vết thương
Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho thiên tai
Hội chứng vùi lấp chi kéo dài
Mô hình cấp cứu căn bản
Một số lưu ý khi cứu hộ người bị vùi lấp
Sơ cứu bỏng
Sơ cứu cơ bản
Sơ cứu tai nạn đúng cách, giảm nguy cơ tử vong
Sơ cứu tai nạn: Phải đúng và kịp
Sơ cứu và chăm sóc vết thương phần mềm
Tài liệu hướng dẫn thực hành cấp cứu tai nạn thương tích ngoài bệnh viện
Vỡ cơ hoành và nạn bạo hành trong gia đình
x Sẽ lập nhiều trạm sơ cứu tai nạn giao thông
x Tắc ruột do nuốt một bát hạt dưa nguyên vỏ
Điện giật, sét đánh
Để nối chi thành công, cần bảo quản tốt phần chi đứt lìa

Xử trí vết thương do côn trùng, động vật cắn đốt

Bệnh dại vẫn là nỗi lo của nhiều người
Cách xử lý khi bị ong đốt 
Cách xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn
Cách Xử trí ngay khi bị rắn độc cắn
Cách xử trí Rắn cắn
Cách xử trí vết cắn của súc vật
cấp cứu người bị rắn cắn
Những sai lầm trong việc sơ cứu rắn cắn
Ong đốt
Phòng tránh tai nạn thương tích do động vật cắn, húc

Xử trí ngộ độc thức ăn - dược phẩm - hóa chất

Báo động tử vong vì ăn con so biển
Coi chừng ngộ độc
Các biện pháp đơn giản chữa ngộ độc thực phẩm
Các dấu hiện nhận biết tình trạng ngộ độc rượu
Cảnh giác - Muà hè, coi chừng ngộ độc thực phẩm
Cảnh giác - Trẻ em bị ngộ độc thường do cha mẹ sơ ý
Cảnh giác - Ăn ốc sên có thể gây chết người
Cấp cứu ngộ độc hoá chất diệt côn trùng
Cẩn thận với các chất độc trong thức ăn
Cẩn thận với một số thuốc Đông dược gây ngộ độc
Hôn mê vì ăn đặc sản côn trùng
Làm gì khi bị dị ứng mỹ phẩm?
Làm gì khi con bạn nuốt phải nước cọ rửa?
Một số bài thuốc nam sơ cứu ngộ độc cá nóc
Nguy cơ ngộ độc do dùng Đông, Nam dược
Nguy cơ ngộ độc khi dùng thực phẩm chế biến thủ công
Nguy hiểm từ ngộ độc thuốc Nam
Ngộ độc cocain
Ngộ độc dầu hỏa (dầu lửa), xăng
Ngộ độc dứa
Ngộ độc khoai mì cấp ở trẻ em
Ngộ độc khoai mì, sắn
Ngộ độc khí do cháy nhà dễ gây tử vong hoặc tàn phế
Ngộ độc Opi, Morphin, Codein, Heroin, Dolosan
Ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu: Ethylene glycol, Methanol và Ethanol.
Ngộ độc thuốc ngủ
Ngộ độc thuốc trừ sâu, Phospho hữu cơ
Ngộ độc thịt cóc
Ngộ độc thực phẩm
Nhiễm xạ cấp tính và cách xử trí
Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc khí gas
Nỗi đau từ nấm độc
Phòng chống ngộ độc sắn
Phòng ngừa dị ứng
Sơ cứu ngộ độc
x Thuốc trừ sâu có thể gây bệnh máu trắng
x Tác nhân gây ngộ độc ngày càng nhiều và nguy hiểm
Đề phòng ngộ độc khi ăn măng

Cấp cứu nội - ngoại khoa

Bỏng - phỏng
Chẩn đoán tế bào học một số bệnh tuyến giáp qua chọc hút kim nhỏ
Chế tạo chăn sốc cấp cứu bệnh nhân đau tim
Chữa bỏng bằng... mỡ cá
Cách tự sơ cứu khi bị cơn đau thắt ngực dữ dộ
Cách xử lý ráy tai bằng nước
Cách xử trí - Chảy máu cam
Cách xử trí - Chảy máu mũi
Cách xử trí dị vật
Cách xử trí khi bị kim tiêm qua sử dụng đâm rách da
Cách xử trí khi có dị vật ở tai
Cách xử trí khi gặp người bị sốc
Cách xử trí một trường hợp Sốc Phản Vệ
Cách xử trí người bị ngất xỉu
Cách Xử trí nhanh khi bị Bỏng
Cách xử trí Rối loạn vòng tuần hoàn
Cách xử trí Say tàu xe
Cách xử trí trẻ tiêu chảy tại nhà
Cách xử trí với dị vật đường thở
Cảnh giác - Đột tử khi vận động quá mức
Cấp cứu người bị ngất xỉu
Cấp cứu niệu - sinh dục không do chấn thương.
Dị vật đường ăn
Glô côm ( Glaucoma)
Hạ thân nhiệt giúp cứu sống bệnh nhân ngừng tim
Mối liên hệ giữa canxi và đột quỵ
Một số vấn đề trong cấp cứu niệu khoa
Một số điểm cần lưu ý trong phẫu thuật nối dạ dày - hỗng tràng
Nghẽn khí đạo
Ngừng tuần hoàn - hô hấp
Những sai lầm khi sơ cứu bỏng
Sơ cứu khi trẻ bị sặc, bỏng
Triệu chứng - Hen, suyễn
Triệu chứng - Ho
Triệu chứng - Khó thở - triệu chứng của nhiều loại bệnh
Triệu chứng - Kiệt nước
Triệu chứng - Ngạt mũi và sổ mũi
Triệu chứng - Nhức đầu và đau nửa đầu
Triệu chứng - Nôn
Triệu chứng - Say nắng, say nắng
Triệu chứng ngất và các nguyên nhân
Triệu chứng Ngất xỉu
Truyền dịch - những điều cần biết
Trụy mạch cấp do mất nước, mất muối
Tại sao phải bất động khi bị nhồi máu cơ tim?

 

B Record Plus®

Trình bày: Hộp 10 chai x 10ml -

Giá bán sỉ: 400,000 đồng/hộp

Hãng sản xuất FAMACEUTICI PROCEMSA S.p.A - ITALY


Thành phần:

  • L - Carnitine : 200mg
  • L - Arginine : 100mg
  • L - Glutamine : 60mg
  • L - Threonine : 10mg
  • Vitamin B12 : 2,5µg
  • L - serine : 40mg

Công dụng: Giúp cải thiện:

  • Sự tập trung, trí nhớ
  • Khả năng nhận thức
  • Tăng cường năng lượng -> cải thiện khả năng hoạt động thể chất
  • Giảm mệt mỏi, giúp cân bằng và hồi phục sức khỏe

Đặt mua tai Shop BS Trung giá luôn luôn rẻ hơn giá gốc.

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Cấp cứu - xử trí ngộ độc
Cấp cứu - xử trí tai nạn, thương tích
Cấp cứu - xử trí tai nạn, thương tích
Cấp cứu - xử trí vết thương do côn trùng, súc vật, rắn cắn.
Cấp cứu nội khoa, ngoại khoa