Các bài thuốc từ cây hướng dương

Khi bị táo bón, lấy rễ hoa hướng dương 15-20 g rửa sạch, ép lấy nước rồi pha thêm chút mật ong, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể lấy lõi cành hoa hướng dương sấy khô, đốt thành than rồi tán bột, mỗi ngày uống chừng 6 g với nước ấm.

Hoa hướng dương có tên khoa học là Helianthus annuus L., dân gian còn gọi là hướng nhật quỳ hoa, văn cúc, tây phan liên, nghênh dương hoa, vọng nhật liên, thái dương hoa, triều dương hoa…

Theo dược học cổ truyền, hoa hướng dương vị ngọt, tính ấm, không độc, có công dụng trừ phong, minh mục (làm sáng mắt). Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, phù mặt, nặng mặt, đau răng... Hạt hướng dương có tác dụng chữa chứng huyết lỵ, mụn nhọt, tẩy giun kim. Lá hướng dương thường dùng để trị cao huyết áp. Rễ hướng dương có công dụng chữa các chứng đau ngực sườn, đau do viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tiểu tiện không thông thoáng, tổn thương do trật đả...

Đài hoa hướng dương chủ trị đau đầu hoa mắt, đau răng, đau dạ dày, thống kinh, vết thương viêm loét... Lõi cành cây hướng dương có tác dụng chữa chứng tiểu ra máu, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện không thông... Vỏ hạt hướng dương chữa chứng ù tai.

Các thí nghiệm trên tai thỏ cho thấy, dịch chiết hoa hướng dương có tác dụng làm giãn mạch. Nếu tiêm vào tĩnh mạch thì có thể gây hưng phấn hô hấp, hạ huyết áp và làm tăng co bóp tiểu tràng rõ rệt. Nếu tiêm dưới da mèo thì sẽ làm hạ huyết áp trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, dịch chiết hoa hướng dương còn có tác dụng hạ sốt.

Một số cách dùng hoa hướng dương chữa bệnh

Chữa viêm phế quản mạn tính:

- Lõi cành hướng dương lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, cho thêm chút nước lọc rồi ép lấy nước uống (có thể pha thêm một ít đường) hoặc sắc uống.

- Đài hoa hướng dương 1-2 cái, sắc uống với một chút đường phèn.

- Cành hoa hướng dương để lâu năm 90 g sắc uống.

Chữa hen:

- Đài hoa hướng dương tươi 30-60 g, sắc kỹ rồi bỏ bã, cho thêm chút đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày.

- Cánh hoa hướng dương phơi khô trong bóng râm, thái nhỏ thành sợi rồi quấn thành điếu hút như hút thuốc lá.

Ho gà:

- Lõi cành hoa hướng dương 30-60 g, sắc kỹ bỏ bã, cho thêm chút đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày.

- Cành hướng dương lượng vừa đủ, sắc uống khi đói.

- Cành hướng dương 15 g, cam thảo 6 g, sắc uống.

- Hoa hướng dương 12 g rửa sạch, giã nát, hòa thêm chút đường phèn rồi uống.

Đau đầu: 

- Đài hoa hướng dương 30-60 g sắc uống.

- Đài hoa hướng dương 1 cái, câu đằng 9 g, hương nhu 9 g, sắc uống.

Hoa mắt chóng mặt:

- Đài hoa hướng dương 30-60 g, sắc uống hoặc lấy dịch chiết luộc với 2 quả trứng gà ăn.

- Hoa hướng dương tươi 60 g hầm với thịt gà ăn.

- Hạt hướng dương bỏ vỏ lượng vừa đủ hầm với thịt gà mái ăn.

- Hạt hướng dương bỏ vỏ sao qua, tán bột, mỗi ngày uống 6 g trước khi đi ngủ.

- Rễ hướng dương 60 g, thái vụn, sắc uống.

- Đài hoa hướng dương 1 cái, sắc uống với đường phèn.

- Lá hướng dương lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

Cao huyết áp:

- Lá hướng dương tươi 60 g, thổ ngưu tất (cỏ xước) tươi 60 g, sắc uống.

- Đài hoa hướng dương 30 g, hạ khô thảo 15 g, sắc uống.

- Đài hoa hướng dương 60 g, râu ngô 30 g, sắc uống, có thể cho thêm chút đường phèn.

- Hạt hướng dương sống 1 nắm, bỏ vỏ lấy nhân ăn, phối hợp với uống nước ép rau cần tây mỗi ngày 1 cốc.

- Đài hoa hướng dương 30-60 g, sắc kỹ, chia uống 2 lần trong ngày.

Tai ù do thận hư:

- Vỏ hạt hướng dương 9-15 g sắc uống.

- Đài hoa hướng dương 15 g, hà thủ ô 6g, thục địa 9 g, sắc uống.

Viêm loét dạ dày tá tràng:

- Rễ hướng dương 15 g, tiểu hồi hương 9 g, sắc uống.

- Đài hoa hướng dương 60 g, sắc uống hoặc đem hầm với dạ dày lợn 1 cái làm canh ăn.

- Rễ hướng dương sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 g.

Xuất huyết dạ dày: Đài hoa hướng dương 1 cái, sắc uống.

Ung thư dạ dày: Lõi cành hoa hướng dương 4-6 g, sắc hoặc hãm uống thay trà hàng ngày.

Viêm đường tiết niệu và sỏi tiết niệu:

- Lõi cành hướng dương 15 g sắc uống.

- Đài hoa hướng dương 1 cái sắc uống.

- Rễ hướng dương tươi 30 g sắc uống.

Phù thũng, tiểu tiện không thông: Rễ hướng dương 15 g, vỏ bí đao 30 g sắc uống hằng ngày.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng các vị thuốc lấy từ cây hoa hướng dương vì có thể gây sẩy thai.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

BÀI THUỐC ĐÔNG Y
"Thuốc nam" cho bệnh nhân viêm gan mạn tính
Bài thuốc chữa biếng ăn ở trẻ nhỏ
Bài thuốc chữa bướu cổ
Bài thuốc chữa chứng phù khi mang thai
Bài thuốc chữa dạ dày đơn giản mà hiệu nghiệm
Bài thuốc chữa hôi miệng
Bài thuốc chữa liệt dương
Bài thuốc chữa loét dạ dày - hành tá tràng
Bài thuốc chữa phong thấp
Bài thuốc chữa phù thũng do viêm thận
Bài thuốc chữa rong huyết
Bài thuốc chữa tiểu rắt
Bài thuốc chữa đau lưng Tác giả
Bài thuốc chữa đau mình sau khi sinh
Bài thuốc cây xạ đen và hiệu quả điều trị ung thư
Bài thuốc có tía tô
Bài thuốc có vừng đen
Bài thuốc cổ truyền chữa sốt xuât huyết
Bài thuốc dân gian chữa kiết lỵ
Bài thuốc dân gian chữa phong thấp
Bài thuốc hay từ sữa
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ tắc kè
Bài thuốc Nam chữa cảm
Bài thuốc nam chữa suy nhược cơ thể
Bài thuốc Nam chữa viêm họng
Bài thuốc Nam chữa viêm mũi
Bài thuốc nam sơ cứu ngộ độc cá nóc
Bài thuốc nam trị bệnh thủy đậu
Bài thuốc quý từ nghệ vàng
Bài thuốc thần kỳ trị ung thư
Bài thuốc Trung Y chữa bệnh dạ dày
Bài thuốc trung y chữa cảm nắng
Bài thuốc trường sinh tuyệt hảo
Bài thuốc trị bệnh đơn giản
Bài thuốc trị chứng kinh bế và băng lậu
Bài thuốc trị táo bón
Bài thuốc tốt trong mùa hè cho con trẻ
Bài thuốc từ bưởi
Bài thuốc từ cau
Bài thuốc từ cà chua
Bài thuốc từ các loại quả làm mứt
Bài thuốc từ cây bưởi
Bài thuốc từ cây gạo
Bài thuốc từ cây hướng dương
Bài thuốc từ cây mía
Bài thuốc từ cây quýt gai
Bài thuốc từ cây rau ngổ
Bài thuốc từ cây đào
Bài thuốc từ cây đỗ quyên
Bài thuốc từ cơm cháy
Bài thuốc từ cỏ dùi trống
Bài thuốc từ củ cải
Bài thuốc từ dưa hấu
Bài thuốc từ hoa quả
Bài thuốc từ hành
Bài thuốc từ hạt cải bẹ xanh
Bài thuốc từ hạt vừng
Bài thuốc từ khoai lang
Bài thuốc từ mộc nhĩ trắng
Bài thuốc từ nhung hươu nai
Bài thuốc từ phèn chua
Bài thuốc từ quả chanh
Bài thuốc từ quả dứa
Bài thuốc từ rau cần
Bài thuốc từ rau diếp
Bài thuốc từ sen
Bài thuốc từ đậu ván trắng
Bài thuốc từ đậu đỏ nhỏ hạt
Bài thuốc từ ớt
Bài thuốc với cây sen
Bài thuốc Đông y trị đau lưng
Bài thuốc đơn giản chữa quai bị
Bài thuốc đơn giản từ cam thảo
Bài thuốc “hải lộc tán”
Các cây thuốc thần kỳ và những kiểu chữa bệnh kỳ lạ
Các dược thảo trị bệnh gan
Các loại thuốc bổ thận tráng dương dễ kiếm
Các thuốc chữa vô sinh nam
Các thảo dược cải lão hoàn đồng
Các thảo dược lợi mật, trị viêm gan 
Có nên tin dùng các bài thuốc kinh nghiệm dân gian?
Hơn cả viagra

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y