MÂY BÀI THUỐC TRUNG Y CHỮA CẢM NẮNG
V.D
(Theo "Các phương thuốc bí truyền chữa bách bệnh" - TQ - 1997)
Cảm nắng còn có các tên gọi "trúng nóng", "trúng thử", "thử nhiệt", "thử ôn", thử thấp", là bệnh sốt ngoại cảm do bị trúng nóng, trúng nắng trong màu hè nhiệt độ lên cao, thường xuất hiện ở các triệu chứng: bỗng nhiên mắt tối sầm lại, mặt nhợt nhạt, ngã lăn ra, người nóng rực, vật vã, nôn mửa, mồ hôi ra nhiều, nước giải đỏ, mạch tế sác, nếu bị nặng thì có thể mê man bất tỉnh, tay chân co giật, hàm răng nghiến chặt. Bệnh viêm não B có tính truyền nhiễm trong y học hiện đại cũng thuộc phạm trù bệnh này.
Bài 1: Vỏ hạt đỗ xanh, vỏ hạt đậu cô ve mỗi loại 30gam. Nấu lấy nước uống thay nước trà.
Bài thuốc này uống chống cảm nắng rất có hiệu quả.
Bài 2: Hoa sen tươi hoặc lá sen tươi đun lấy nước uống thay nước trà. Các chứng bệnh thích dụng: chữa cảm nắng cho trẻ em. Dùng 1 tàu lá, sen tươi, nõn tre tươi 60 gam, nấu lấy nước, cho thêm chút giấm ăn vào. Dùng để uống, chữa rất hiệu nghiệm.
Bài 3: Khương bán hạ 9 gam, phục linh, cam thảo, mỗi thứ 6 gam. Nấu nước xong cho thêm chút giấm ăn vào để uống. Có thể chữa khỏi được chứng cảm nắng ngã lăn ra, bất tỉnh nhân sự.
Bài 4: Chu sa 10 gam, băng phiến (long não cách gọi của Trung y, tên khoa học là borneol) 10 gam.
Đem nghiền vụn chia làm 4 lần uống.
Các chứng bệnh thích dụng: những người bị đi tháo do ăn uống không tốt trong ngày hè, viêm nhiệt gây ra hoặc chân tay co giật, chỉ nôn mửa chứ không đi tháo, sử dụng bài thuốc này rất công hiệu. Trong thời gian uống thuốc, kiêng ăn các thức ăn sống, lạnh cứng.
Bài thuốc này có độc tính, cần đặc biệt chú ý khi sử dụng và phải có chỉ định của bác sĩ Đông y hoặc lương y giàu kinh nghiệm.