CÓ NÊN TIN DÙNG CÁC BÀI THUỐC KINH NGHIỆM DÂN GIAN?

Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN

Có thể nói, về vấn đề này hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Một số người cho rằng không nên tin dùng các bài thuốc kinh nghiệm dân gian vì phần lớn chưa được giải thích trên cơ sở khoa học của y học hiện đại. Thậm chí có người còn tỏ ra coi thường các bài thuốc dân gian, xem đó chỉ là một mớ những kinh nghiệm cổ hủ, lạc hậu không đáng tin cậy.

Một số khác lại tin tưởng và đề cao một cách quá mức, họ sưu tầm, tuyên truyền và vận dụng những bài thuốc dân gian mặc dù những kiến thức của họ về vấn đề này rất hạn chế. Thậm chí một số cây thuốc, bài thuốc được họ ca tụng và sử dụng một cách cẩu thả, bừa bãi để rồi chính họ hoặc con bệnh của họ lại phải chuốc lấy những hậu quả không đáng có. Vậy thì nên hiểu vấn đề này như thế nào cho đúng?

Trên thực tế, trong công tác khám chữa bệnh hàng ngày, người thầy thuốc y học cổ truyền thường sử dụng 3 nhóm bài thuốc chủ yếu để kê đơn: một là các bài thuốc cổ và các bài thuốc được xây dựng theo nguyên tắc đối pháp lập phương (kê đơn theo lý luận của YHCT), hai là các bài thuốc kinh nghiệm dân gian và gia truyền (kê đơn theo nghiệm phương), ba là các bài thuốc được xây dựng trên cơ sở sử dụng linh hoạt các vị thuốc có ở địa phương được chia làm 2 phần: phần điều hòa cơ thể và phần chữa bệnh (kê đơn theo toa căn bản). Như vậy, có thể thấy các bài thuốc kinh nghiệm dân gian là một bộ phận không thể thiếu được của nền y dược học cổ truyền.

Từ xa xưa, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật, để bảo vệ cuộc sống, con người đã biết dùng cây cỏ quanh mình để làm thuốc. Trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi tổ tiên chúng ta gặp phải tình trạng đau bụng, đi lỏng, thậm chí có thể hôn mê dẫn đến tử vong. Nhưng cũng có khi trong lúc cơ thể đang mỏi mệt, đau yếu tình cờ vớ được một số củ, quả ăn vào cảm thấy tay chân khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, bệnh tật tiêu tan. Ban đầu, củ gừng, củ tỏi... có thể chỉ được dùng với mục đích tạo ra mùi thơm ngon cho thức ăn, nhưng sau đó con người nhận thấy khi dùng chúng kèm theo các đồ ăn dễ gây đầy chướng, đi lỏng thì các triệu chứng này không thấy xuất hiện nữa, và thế là củ gừng, củ tỏi được lấy từ rừng đưa về trồng quanh nhà quanh vườn, rồi từ vườn lại được đem vào dự trữ trong bếp để chế biến thức ăn và làm thuốc dùng dần. Cứ như vậy, cùng với bề dày của lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc, kho tàng các cây thuốc, vị thuốc và các bài thuốc kinh nghiệm ngày càng lớn lên, phong phú và đa dạng hơn. Những kinh nghiệm dùng thuốc được lưu truyền trong nhân dân, cha truyền con nối từ đời này sang đời khác hình thành nên nền y học dân gian. Và rồi trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn của nền y học này, con người mới tìm cách tổng kết, quy nạp và xây dựng nên một hệ thống lý luận vững chắc, hình thành một nền y học cổ truyền có tính bác học. Tuy vậy, nền y học dân gian với những vị thuốc, bài thuốc kinh nghiệm phong phú vẫn có sức sống mãnh liệt trong lòng hàng triệu quần chúng, tựa như những mạch nước ngầm chảy sâu trong lòng đất không bao giờ ngưng nghỉ. Khắp nơi trong dân gian, bên cạnh những thầy thuốc y học cổ truyền nổi tiếng có lý luận, đội ngũ các ông lang, bà mế vẫn rất đông đảo, thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia liên tục bổ sung kinh nghiệm và liên tục phát hiện những cây thuốc, bài thuốc mới.

Như vậy, có thể thấy các bài thuốc kinh nghiệm dân gian mà cha ông chúng ta để lại đã được thực tế chứng minh trên người thực, bệnh thực từ bao đời nay rồi. Bởi vậy, chúng ta có thể vừa áp dụng những bài thuốc này trên thực tế lâm sàng vừa tiến hành nghiên cứu chứng minh, giải thích bằng cơ sở khoa học của y học hiện đại, chứ không đợi nghiên cứu xong rồi mới sử dụng. Vả lại, trên thực tế việc nghiên cứu này không hề đơn giản và nhanh chóng như nhiều người lầm tưởng vì đối tượng nghiên cứu là những cây thuốc, con thuốc còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá. Hơn nữa, điều kiện nghiên cứu cũng còn nhiều hạn chế ngay cả đối với những nước có nền khoa học tiên tiến. Tuy nhiên, trong khi sử dụng các bài thuốc kinh nghiệm dân gian chúng ta cũng cần lưu ý mấy điểm sau đây:

1. Vì chúng thường chỉ được truyền miệng từ người này sang người khác hoặc có thể được ghi chép trong sách báo nhưng qua mỗi người, mỗi sách lại thay đổi một tý, có khi bị che giấu, xuyên tạc do người có kinh nghiệm muốn giữ độc quyền, có khi bị nhầm lẫn, sai sót do trình độ hiểu biết, do dịch thuật... cho nên vấn đề quan trọng là phải biết phân biệt đâu là những bài thuốc kinh nghiệm dân gian thực sự, đâu là những bài thuốc đã bị xuyên tạc và nhầm lẫn, thậm chí có thể bị thần bí hóa.

2. Tuy đa số các bài thuốc dân gian đều ít có tác dụng phụ nhưng không phải không có những bài có các chất độc như: thủy ngân, chì, thạch tín... hoặc sử dụng các loại động vật hay côn trùng như rắn rết, thạch sùng, gián đất, bọ hung, mật động vật... hoặc thậm chí cả những chất thải như nước tiểu, phân người. Bởi vậy, với những bài thuốc này nhất thiết không được tự tiện sử dụng.

3. Vì một bài thuốc có thể có một hay nhiều vị, mà mỗi vị lại có nhiều tên gọi khác nhau, cách chế khác nhau, cân đong theo đơn vị cổ kim không giống nhau, nhiều vị có cùng tên gọi dân gian địa phương nhưng thực chất lại là 2 loại khác nhau, cho nên phải hết sức thận trọng khi sử dụng.

4. Nhiều bài thuốc được chỉ định dùng cho các chứng bệnh có tính danh mơ hồ như phúc thống (đau bụng), ho, hậu sản, đầu thống (đau đầu)... chưa có sự phù hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Có một số sách giới thiệu bài thuốc theo bệnh, có bệnh gọi tên theo Tây y, có bệnh gọi tên theo Đông y nên rất dễ nhầm lẫn. Vì thế trong khi sử dụng phải hết sức cảnh giác, tránh dùng bừa bãi dễ gây tai biến do nhầm bệnh, nhầm chứng.

5. Một số bài thuốc có khả năng chữa được những bệnh cấp tính, bệnh nặng nhưng không nên chủ quan, dùng bậy hoặc lạm dụng, coi thường sự chỉ đạo của thầy thuốc vì có thể dẫn đến sự chậm trễ thời gian cứu chữa.

6. Gần đây có nhiều sách báo trong nước giới thiệu các bài thuốc dân gian của Trung Quốc. Mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng nhưng điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai, con người... giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có sự khác nhau ở một mức độ nhất định. Bởi vậy, việc sử dụng các bài thuốc này cần có sự xem xét, so sánh đối chiếu và lựa chọn hết sức thận trọng.

7. Cuối cùng, mặc dù các bài thuốc kinh nghiệm dân gian nhìn chung đều dễ kiếm, dễ dùng, an toàn và có hiệu quả ở các mức độ khác nhau nhưng dù sao đã là thuốc thì không thể không đề phòng những tai biến không lường trước được. Bởi thế việc tham khảo ý kiến của các thầy thuốc YHCT chính danh luôn là một điều hết sức hữu ích và không thể thiếu được.

BÀI THUỐC ĐÔNG Y
"Thuốc nam" cho bệnh nhân viêm gan mạn tính
Bài thuốc chữa biếng ăn ở trẻ nhỏ
Bài thuốc chữa bướu cổ
Bài thuốc chữa chứng phù khi mang thai
Bài thuốc chữa dạ dày đơn giản mà hiệu nghiệm
Bài thuốc chữa hôi miệng
Bài thuốc chữa liệt dương
Bài thuốc chữa loét dạ dày - hành tá tràng
Bài thuốc chữa phong thấp
Bài thuốc chữa phù thũng do viêm thận
Bài thuốc chữa rong huyết
Bài thuốc chữa tiểu rắt
Bài thuốc chữa đau lưng Tác giả
Bài thuốc chữa đau mình sau khi sinh
Bài thuốc cây xạ đen và hiệu quả điều trị ung thư
Bài thuốc có tía tô
Bài thuốc có vừng đen
Bài thuốc cổ truyền chữa sốt xuât huyết
Bài thuốc dân gian chữa kiết lỵ
Bài thuốc dân gian chữa phong thấp
Bài thuốc hay từ sữa
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ tắc kè
Bài thuốc Nam chữa cảm
Bài thuốc nam chữa suy nhược cơ thể
Bài thuốc Nam chữa viêm họng
Bài thuốc Nam chữa viêm mũi
Bài thuốc nam sơ cứu ngộ độc cá nóc
Bài thuốc nam trị bệnh thủy đậu
Bài thuốc quý từ nghệ vàng
Bài thuốc thần kỳ trị ung thư
Bài thuốc Trung Y chữa bệnh dạ dày
Bài thuốc trung y chữa cảm nắng
Bài thuốc trường sinh tuyệt hảo
Bài thuốc trị bệnh đơn giản
Bài thuốc trị chứng kinh bế và băng lậu
Bài thuốc trị táo bón
Bài thuốc tốt trong mùa hè cho con trẻ
Bài thuốc từ bưởi
Bài thuốc từ cau
Bài thuốc từ cà chua
Bài thuốc từ các loại quả làm mứt
Bài thuốc từ cây bưởi
Bài thuốc từ cây gạo
Bài thuốc từ cây hướng dương
Bài thuốc từ cây mía
Bài thuốc từ cây quýt gai
Bài thuốc từ cây rau ngổ
Bài thuốc từ cây đào
Bài thuốc từ cây đỗ quyên
Bài thuốc từ cơm cháy
Bài thuốc từ cỏ dùi trống
Bài thuốc từ củ cải
Bài thuốc từ dưa hấu
Bài thuốc từ hoa quả
Bài thuốc từ hành
Bài thuốc từ hạt cải bẹ xanh
Bài thuốc từ hạt vừng
Bài thuốc từ khoai lang
Bài thuốc từ mộc nhĩ trắng
Bài thuốc từ nhung hươu nai
Bài thuốc từ phèn chua
Bài thuốc từ quả chanh
Bài thuốc từ quả dứa
Bài thuốc từ rau cần
Bài thuốc từ rau diếp
Bài thuốc từ sen
Bài thuốc từ đậu ván trắng
Bài thuốc từ đậu đỏ nhỏ hạt
Bài thuốc từ ớt
Bài thuốc với cây sen
Bài thuốc Đông y trị đau lưng
Bài thuốc đơn giản chữa quai bị
Bài thuốc đơn giản từ cam thảo
Bài thuốc “hải lộc tán”
Các cây thuốc thần kỳ và những kiểu chữa bệnh kỳ lạ
Các dược thảo trị bệnh gan
Các loại thuốc bổ thận tráng dương dễ kiếm
Các thuốc chữa vô sinh nam
Các thảo dược cải lão hoàn đồng
Các thảo dược lợi mật, trị viêm gan 
Có nên tin dùng các bài thuốc kinh nghiệm dân gian?
Hơn cả viagra

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y