Một số hội chứng do thuốc gây ra trong điều trị các bệnh viêm khớp

Tác giả : TS. HOÀNG XUÂN BA (Viện nghiên cứu về dị ứng, California)

Thuốc dùng trong các bệnh viêm khớp, chủ yếu là viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) và viêm khớp thoái hóa (Osteoarthritis) đều có tác dụng điều trị, nhưng bên cạnh đó cũng có thể gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Ðể tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, các bệnh nhân viêm khớp cần có sự hiểu biết nhất định về một số loại thuốc thường dùng, đồng thời hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để kịp thời tư vấn khi cần thiết.

ÐỀ PHÒNG PHẢN ỨNG PHỤ CỦA THUỐC

Tác dụng phụ là các phản ứng có hại cho người bệnh khi dùng thuốc đúng liều lượng. Trước khi đưa vào sử dụng, tất cả các loại thuốc đều được thử nghiệm trên người khỏe mạnh và bệnh nhân. Tác dụng chữa bệnh sẽ được so sánh với những tác dụng có hại để có sự chỉ định hợp lý cho việc dùng thuốc. Mặc dù vậy, có những phản ứng phụ không phổ biến, chỉ xảy ra ở 1-2 trên tổng số 1.000 người dùng thuốc cũng như các triệu chứng xuất hiện sau một thời gian dùng thuốc kéo dài đã không được nhắc đến trong đơn thuốc. Mặt khác, các tác dụng chữa bệnh của mỗi loại thuốc cũng thường giảm đi cùng với thời gian.

Một số phản ứng có hại của thuốc rất dễ được phát hiện như: dị ứng thuốc (tăng nhiệt độ, mẩn ngứa, nổi mề đay, nhức đầu, nôn mửa) hoặc shock phản vệ (ngứa toàn bộ cơ thể: nhất là ở bàn tay và bàn chân, phù ở mắt như bị bỏng nặng, phù cuống họng, khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp và có thể ngất xỉu). Hiện tượng không dung nạp thuốc có thể xảy ra ở khoảng 25% bệnh nhân. Hệ miễn dịch không có vai trò trong loại phản ứng này. Ðau bụng, nôn mửa, đau gân, chóng mặt, buồn ngủ, tiêu chảy có thể là biểu hiện của tình trạng không dung nạp thuốc. Giảm liều thuốc hoặc dùng thuốc sau bữa ăn đôi khi làm thuốc dễ dung nạp hơn.

MỘT SỐ HỘI CHỨNG DO THUỐC ÐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VIÊM KHỚP

Ngộ độc thuốc khi điều trị các bệnh khớp có thể từ nhẹ đến nặng, phục hồi hoặc không phục hồi được. Thường những xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm độc như: cao huyết áp, loét và chảy máu đường tiêu hóa, hạ đường huyết, tổn thương hoàng điểm, tổn thương gan, thận, rối loạn về chuyển hóa và nội tiết, suy tủy dẫn đến giảm các tế bào máu... Bệnh nhân phải dùng thuốc ngay lập tức khi có các biểu hiện ngộ độc trên.

Ngoài các biến chứng thông thường vừa kể, một số hội chứng không điển hình dưới đây cũng cần được chú ý khi điều trị viêm khớp:

1. Các biểu hiện viêm khớp gia tăng: Bệnh nhân cảm thấy đau hơn, sưng hơn cùng với cứng khớp. Cần biết rằng ban đầu có thể xuất hiện các phản ứng theo xu hướng xấu do thuốc bắt đầu tác dụng. Nếu sau một ngày, các biểu hiện này không được cải thiện và tiếp tục phát triển thì rất có thể thuốc đã không có tác dụng, cần phải thay thế thuốc hoặc điều chỉnh lại liều dùng.

2. Tăng nhiệt độ: Nếu nhiệt độ tăng không đáng kể (dưới 380C), đó có thể là biểu hiện bình thường của phản ứng viêm khớp, nhưng nếu nhiệt độ tăng hơn nhiều (trên 380C), phải nghĩ đến khả năng về một bệnh nhiễm trùng. Nhiều thuốc trị viêm khớp đã làm suy giảm hệ miễn dịch cũng như giảm thiểu tuần hoàn và làm tăng một cách đáng kể nguy cơ bị các bệnh do vi trùng và siêu vi trùng. Các thuốc chính gây suy giảm hệ miễn dịch là: Methotrexate, Immuran, Remicade, Infliximab, Enbrel, Cyclosporine, Cytoxan. Phát hiện và điều trị kịp thời các biểu hiện nhiễm trùng sẽ giúp giảm bớt những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

3. Tê hoặc cảm giác kiến bò: Các phản ứng này có thể xảy ra vì sự đè nén do phù và viêm vào các dây thần kinh. Một nguyên nhân khác là do thoái hóa dây thần kinh, do hiện tượng viêm và tổn thương mạch máu. Ngoài ra, độc tính của một số thuốc kháng viêm cũng như thuốc làm suy giảm miễn dịch có thể làm tổn hại hệ thần kinh ngoại vi và gây ra cảm giác tê hoặc kiến bò. Bệnh nhân cần phải thông báo ngay với bác sĩ những biểu hiện này để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

4. Mẩn đỏ: Rất hiếm khi do các bệnh khớp gây ra, nguyên nhân của triệu chứng này thường là do các thuốc: Solganal, Myochrysine - các thuốc có gốc vàng; (Rheumatrex, Trexall) - Methoratrexate; (Arava) - Leflueno-mide và (Plaquenill) - Hydroxychloro-quine.

5. Ðỏ mắt: Có thể do nhiễm trùng mắt. Nếu kèm theo đau nhức nặng cần phải nghĩ đến bệnh viêm các mạch máu.

6. Không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây: Thường do Plaquenil làm tổn hại võng mạc gây ra. Bệnh nhân phải báo với bác sĩ và dùng thuốc ngay.

7. Buồn nôn: Hầu hết các thuốc trị viêm khớp đều có thể gây nên cảm giác rất khó chịu này, đặc biệt là: Ibuprofen, Naproxen và một số thuốc kháng viêm giảm đau khác như: Azathiprine - (Immuran), Prednisolone, Methotrexate.

8. Ho và đau ngực: Viêm các khớp liên sườn có thể gây đau ngực. Tuy nhiên cũng cần được khám để loại trừ khả năng có bệnh về tim và phổi. Như đã trình bày, khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp do tác dụng giảm miễn dịch của thuốc điều trị viêm khớp có thể xảy ra và phải được điều trị bằng kháng sinh kịp thời. Methotrexate có thể gây viêm phổi do làm tổn thương mô và mạch máu, biểu hiện đầu tiên là ho kéo dài. Các thuốc kháng viêm cũng thường gây ợ acid và đau rát ở lồng ngực.

Trên đây là một số dấu hiệu chính nhưng không phải hoàn toàn đầy đủ của các phản ứng do thuốc điều trị các bệnh viêm khớp có thể dẫn đến. Thuốc như con dao hai lưỡi, có thể gây ra bệnh tật, thậm chí tử vong nếu không được dùng đúng và không có bác sĩ theo dõi liên tục. Bệnh nhân cũng như thầy thuốc cần luôn cảnh giác để phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng để ngăn chặn các hậu quả nặng nề cũng như phải dùng thêm thuốc không cần thiết.

Loãng xương

Bệnh bại liệt sắp được thanh toán trên phạm vi toàn cầu
Bệnh cơ xương khớp và đái tháo đường
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh về xương
Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các bệnh Xương Khớp trong Thập niên 2000 - 2010
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Liệt hai chi dưới
Lắp đặt xương hông giả kỹ thuật nào, kết quả ra sao?
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Phòng chống loãng xương ở phụ nữ trẻ
Protein giúp chống loãng xương
Stress sau sang chấn
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Thứ Hai - ngày đột quỵ
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Tại sao bạn bị chuột rút
Tại sao cần bổ sung canxi
Vì sao nữ hay bị loãng xương hơn nam
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Đừng tin quảng cáo thuốc tăng chiều cao

Các bệnh xương

Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chạy bộ giúp chống thoái hoá xương
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Để xương chắc khỏe: Tập thể dục tốt hơn bổ sung canxi

Các bệnh cột sống

20 bài thuốc chữa đau lưng
6 biện pháp giúp phụ nữ giảm đau lưng
Bệnh cong vẹo cột sống
Bệnh dày xương đốt sống
Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục
Bệnh Đau Thắt Lưng (back Pain) 
Chứng đau lưng nguyên nhân, cách phòng và chữa trị
Chữa bệnh đau lưng bằng xi măng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Các chứng đau lưng thường gặp
Các cách thức ngăn ngừa đau lưng
Cơ hội mới chữa thoát vị đĩa đệm
Gai cột sống có phải là nguyên nhân gây các chứng đau lưng thông thường
Gai cột sống, thoái hóa cột sống, ðau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm?
Gãy đốt sống cổ do sơ suất
Học sinh vẹo cột sống do bàn ghế sai quy cách
Những phát hiện mới về đau lưng
Những tiến bộ trong chuyên ngành phẫu thuật cột sống
Phương pháp CHIROPRACTIC chữa bệnh đau lưng
Thoái hóa đốt sống cổ
Tìm ra cách phục hồi dây cột sống bị tổn thương
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp - bệnh dễ gây tàn phế
Vẹo cột sống bẩm sinh
Đau lưng là biểu hiện của bệnh gì
Đau thắt lưng không hẳn là đau thận
Điều trị lao cột sống
Điều trị đau thắt lưng tại nhà

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ