LẰP ĐÂT XƯƠNG HÔNG GIẢ KỸ THUẬT
NÀO, KẾT QUẢ RA SAO?
HẢI BÌNH
(Santé 3/99)
Là một khớp xương chính yếu, hông bảo đảm sự kết nối năng động giữa xương
đùi và xương chậu. Một xương hông không bình thường sẽ trở nên đau nhức và
là một bất lợi rất lớn đối với người mang bệnh. Nó gây trở ngại cho việc đi
lại, làm giảm đi nhiều sự vận động. Gây khó nhọc cho người bệnh ngay cả
trong những động tác đơn giản như cột dây giày, cắt móng chân, dắt xe, hoặc
làm vệ sinh cơ thể, và đôi khi nó còn ảnh hưởng đến hoạt động tình dục...
Trong trường hợp đau đớn và khó chịu nhiều, việc lắp đặt một hông giả là
rất cần thiết. Bề mặt của các khớp xương bị hao mòn sẽ được thay bằng các
thành phần nhân tạo (có thể bằng kim loại, nhựa tổng hợp, sứ). Phẫu thuật
này thường mang lại cho bệnh nhân một sự thoải mái đáng kể, việc lắp ghép
cho phép bệnh nhân có một hông mới hoạt động được và không gây đau đớn.
TẠI SAO XƯƠNG HÔNG CÓ THỂ BỊ HỎNG?
Ngoài nguyên nhân là tuổi già, có nhiều nguyên nhân khác là nguồn gốc của
sự hao mòn xương hông.
Một ca trật xương bẩm sinh không được điều trị tốt có thể dẫn đến việc
xương hông không hoàn chỉnh. Sự hao mòn sớm của xương hông có thể gây ra
những khó chịu cho cả những bệnh nhân còn rất trẻ (25 đến 30 tuổi). Một
xương hông bị vận động nhiều quá cũng gây ra đau đớn, như thỉnh thoảng ta
vẫn thấy trường hợp đó xảy ra đối với những vận động viên thể thao chuyên
nghiệp. Không loại trừ những nguyên nhân do tai nạn, đặc biệt là các tai nạn
giao thông, cũng là những tác nhân chính dẫn đến chấn thương nặng mà phải
giải quyết bằng một cuộc phẫu thuật lắp đặt hông giả. Cuối cùng, xương có
thể bị hoại thư và mất đi khả năng hoạt động bình thường trong các trường
hợp nghiện rượu, sử dụng quá nhiều chất corticoide.
SỰ CAN THIỆP BẲNG PHẪU THUẬT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng 1 tiếng rưởi đến 4 tiếng, được thực hiện với
việc gây mê hoàn toàn bệnh nhân hoặc gây mê bộ phận. Một mặt, đầu xương đùi
được thay bởi một mẩu kim loại. Mặt khác, một "chén" nhựa tổng hợp sẽ được
đặt trong hốc mà đầu xương đùi có thể xoay được trong đó.
Nói chung, khớp xương nhân tạo được cố định vào khung xương với sự trợ giúp
của một lớp "xi-măng". Nhưng việc sử dụng lớp xi-măng này không phải là bắt
buộc. Thời gian nằm viện kéo dài từ 10 đến 20 ngày.
HAI PHƯƠNG PHÁP HIỆN NAY CÓ THỂ ÁP DỤNG
Để lắp đặt xương hông giả, bác sĩ có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau.
Nói cách khác, nhiều chuyên gia khi được tham khảo sẽ đề nghị bạn những
phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu khuyết điểm riêng của
chúng nhưng nói chung cũng có thể chia chúng ra làm 2 loại chính:
Phương pháp lắp đặt "xuyên qua" xương đùi (phương pháp của
Charlney-Postel): Phương pháp cổ điển này có khuyết điểm là thời gian phải
chờ để có thể sử dụng phía hông bị mổ kéo dài từ 4 đến 6 tuần sau khi phẫu
thuật. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể di chuyển được bằng nạng sau khi phẫu
thuật. Nhưng kỹ thuật này đặc biệt có ưu điểm là tỷ lệ thành công rất cao và
kéo dài: Những xương hông giả được lắp đặt cách đây hơn 25 năm vẫn đáp ứng
yêu cầu của người bệnh một cách hoàn hảo.
Các kỹ thuật khác thực hiện việc lắp đặt bằng cách tách rời hoặc cắt đi một
số cơ bắp - những cơ bắp này sau đó sẽ được sửa chữa bằng cách nối lại hay
đưa về vị trí cũ. Ngay khi mà bệnh nhân không còn cảm thấy đau nữa họ có thể
sử dụng bên phía phần hông được phẫu thuật trong vài ngày sau đó. Tuy vậy,
phương pháp này quá mới mẻ để có thể nói trước được là trong thời gian dài
nó cũng hiệu quả như phương pháp của Charlney-Postel hay không.
NHỮNG ĐỘNG TÁC CẨN PHẢI TRÁNH
Để tránh một sự lệch khớp (xem phần dưới), có một số động tác dù là thông
thường nhưng bệnh nhân cần phải tránh: đừng ép hông phải thực hiện những
động tác cong gập quá đáng, tránh để hông phải gập nhiều quá, bắt chéo đầu
gối.
Sau cuộc phẫu thuật và trong 2 tháng tiếp sau đó, bệnh nhân quen dần với
cái hông mới ghép và chính họ có thể tự mình nhận thức động tác nào được cho
phép, động tác nào không.
VÀI LỜI KHUYÊN THIẾT THỰC CHO NHỮNG TUẨN ĐẨU
Để làm cho việc đi lại trở nên dễ dàng trong khi chờ cho sức mạnh của các
cơ bắp được phục hồi trở lại (trong khoảng 2 đến 3 tháng), bạn có thể tự hỗ
trợ với một cây gậy và chống bằng tay ở phía đối diện với hông bị giải phẫu.
Chú ý đến các bậc thang: Nếu cần bạn nên cho đặt một chiếc giường ở dưới
tầng trệt nếu bạn đang ở chung cư hoặc nằm trên gác.
Tránh sử dụng tất cả các loại xe trong những tuần đầu sau cuộc phẫu thuật.
COI CHỪNG NHỮNG BIẾN CHỨNG
Để đề phòng nguy cơ viêm tĩnh mạch, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng một
loại thuốc chống đông máu trong ít nhất là một tháng. Cần phải chú ý đặc
biệt đến những biểu hiện bên ngoài của vết thương và nhiệt độ của cơ thể
bệnh nhân để có thể kịp thời phát hiện những biến chứng viêm nhiễm do vết
thương gây ra. Khi được đưa về nhà sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải báo
ngay cho bác sĩ khi có những nghi ngại dù là nhỏ nhặt nhất. Trong trường hợp
bị nhiễm trùng, có thể cần thiết phải tái phẫu thuật và chùi rửa vết thương.
Đôi khi bộ phận hông giả đã được lắp ghép cũng phải thay.
NẾU HÔNG GIẢ BỊ TRẬT KHỚP?
Việc lệch khớp này không gây đau nhưng khớp xương không hoạt động được nữa.
Khi di chuyển và sinh hoạt hằng ngày bệnh nhân vô tình thực hiện các động
tác quá mạnh, điều đó tác động lên bộ phận hông giả và làm cho đầu của phần
này lệch ra khỏi chén đỡ. Việc đưa khớp xương trở lại vị trí cũ phải được
tiến hành càng nhanh càng tốt dưới sự giám sát của máy X quang. Nếu sự trật
xương diễn ra nhiều lần thì cần phải tiến hành phẫu thuật lại.
NHỮNG BẦT LỢI CÓ THỂ GÂP PHẢI
Mục đích của cuộc phẫu thuật lắp đặt hông giả là mang lại cho bệnh nhân một
xương hông mới, khỏe mạnh, giúp bệnh nhân thoải mái hơn trong sinh hoạt hằng
ngày. Tuy vậy, trong một số trường hợp, những khiếm khuyết nhỏ của phần hông
giả không thể thỏa mãn được hết nhu cầu vận động của bệnh nhân như xương
hông thật được. Chẳng hạn, bệnh nhân cảm thấy độ dài của 2 chân không bằng
nhau, tê cứng nhẹ nơi khớp xương khi sự cốt hóa diễn ra.
Sự mất cân bằng giữa 2 chân nhiều khi xảy ra mà chính bệnh nhân cũng không
cảm nhận thấy và không vì thế mà tác động xấu đến tính ổn định của xương
hông. Những bất lợi này thường thì không ảnh hưởng gì xấu đến sự thành công
của cuộc phẫu thuật, vì xương hông đã khôi phục trở lại chức năng mà nó
không thể thực hiện được trước đó.
CÓ PHẢI THAY ĐỒI PHẨN XƯƠNG HÔNG ĐÃ LẰP GHÉP?
Tuổi thọ của xương lắp ghép phụ thuộc vào chất lượng thao tác kỹ thuật khi
lắp ghép, nhưng nhất là phụ thuộc vào các yếu tố rất khó kiểm soát thường
gắn liền với sự thích ứng của bệnh nhân với một bộ phận nhân tạo khác lạ,
phản ứng của cơ thể đối với phần lắp ghép. Bác sĩ phẫu thuật có thể đi đến
quyết định thay đổi bộ phận đã được lắp ghép có khi đến 6, 7 lần, với tinh
thần là những lần phẫu thuật sau phải tinh tế hơn nhiều so với lần đầu.
Việc lắp ghép xương hông lý tưởng là khi người bệnh mang xương hông giả
nhưng không hề cảm thấy có sự hiện hữu của nó, khi xương hông giả làm tốt
chức năng một cách tự nhiên. Như vậy, việc lắp ghép một xương hông giả được
xem là thành công khi nó bảo đảm được tốt chức năng của khớp xương trong hơn
10 năm, 20 năm thậm chí hơn một phần tư thế kỷ mà không cần phải thực hiện
thêm những can thiệp nào khác.
THAM KHẢO Ý KIẾN BÁC SĨ NGAY KHI CẢM THẦY ĐAU NHỨC
Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đau đớn: nhiễm trùng và bong khớp hông
được ghép.
Sự nhiễm trùng có thể xảy ra nhiều năm sau khi lắp đặt hông giả, ngoài ra
khớp hông vẫn đảm nhận tốt vai trò của nó. Thường thì các mầm nhiễm trùng đã
hiện diện saün trong cơ thể, trong một số trường hợp chúng rất nhạy cảm (ví
dụ như khi bệnh nhân bị suy yếu, mệt mỏi, hoặc bị suy giảm miễn dịch) và trở
thành những nhân tố gây bệnh và tạo ra sự nhiễm trùng ở khu vực có bộ phận
lắp ghép. Thế mà chỉ cần làm những công tác vệ sinh đơn giản, như đánh răng
chẳng hạn, là có thể loại bỏ được hàng triệu những mầm mống gây bệnh có
trong máu.
Lời khuyên thiết thực cho tất cả những người bệnh vì nhiều nguyên nhân khác
nhau phải lắp ghép bộ phận nhân tạo: để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng, bệnh
nhân nên chăm sóc răng miệng kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật lắp ghép các
bộ phận giả vào cơ thể, để tránh cho các bộ phận này bị lây nhiễm từ những
mầm mống gây bệnh do những mẩu thức ăn bám trên men răng.
Sự trật khớp hông đã lắp ghép là một nguyên nhân khác gây ra đau đớn ở
người bệnh. Trong thực tế, xương hông giả kết dính càng ngày càng kém vào
khung xương và cọ vào phía bên trong xương - nguồn gốc của sự đau nhức và nó
làm cho bệnh nhân bước đi khập khiễng.
Để tránh hậu quả xấu này các bệnh nhân không nên thực hiện các hoạt động có
tính chất vận động nhiều, va chạm mạnh và nếu cảm thấy đau nơi khớp xương
ghép thì hãy báo ngay cho bác sĩ đã phẫu thuật cho mình.