KỸ THUẬT KÉO XƯƠNG CHẬU TRONG ĐIỀU
TRỊ BẢO TỒN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM VÙNG THẰT LƯNG
BS. CK II NGUYỄN ĐỨC HIỆP
Giám đốc BVGTVT 8
Cử nhân VLTL NGUYỄN THỊ THU
Thoát vị
đĩa đệm (TVĐĐ) thắt lưng là một bệnh phổ biến hiện nay trong các loại bệnh
đưa đến đau lưng . Đây là một loại bệnh làm mất khả năng lao động rất nhiều.
Phần lớn bệnh nhân trong độ tuổi lao động bị TVĐĐ thắt lưng.
Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
+ Đau vùng thắt lưng và đau thần kinh toạ. Triệu chứng từ nhẹ đến nặng.
+ Đau mỏi thắt lưng
+ Đau mông có thể lan ra háng. Lan xuống mặt sau đùi, bắp chân, bàn chân.
- Tê chân, cảmgiác kiến bò, cảm giác nóng rát
chân.
- Bắt đầu teo cơ tứ đầu đùi (quadriceps), cơ bắp
chuối (Gastroenemius).
- Liệt nhẹ chân.
- Các dấu hiệu dương tính: Lasèque (+). Déjerine (+). Sonnette (+). Test
passiveextension (+)... góp phần xác định chẩn đoán. Ngoài ra, các xét
nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán chính xác, nhất là MRI.
* Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Như báo "Sức Khỏe & Đời Sống" số 76 đã đăng "điều trị đau lưng tại nhà" của
BS Phan Hữu Phước. Ngoìa ra các bài tập làm mạnh cơ bụng, cơ lưng, kéo dãn
cơ lưng, cơ Hamstrings (cơ ba đầu đùi),... vật lý trị liệu còn có kỹ thuật
kéo xương chậu (Pelvic Traction) rất quan trọng cho việc phục hồi bệnh nhân
bị TVĐĐ thắt lưng. Trọng lượng kéo thay đổi tùy theo tuổi, bệnh lý (tim
mạch, loãng xương,...), tình trạng co cứng cơ duỗi lưng, thể lực của bệnh
nhân,...
Thông thường bắt đầu kéo xương chậu từ 1/3 trọng lượng cơ thể và tăng dần
từ từ đến 1/2 trong lượng cơ thể là tối đa. Dưới 1/4 trọng lượng cơ thể sẽ
không có giá trị phục hồi.
* Mục đích kéo xương chậu:
Tứ thế bệnh nhân: nằm ngửa, hông và gối được nâng đỡ ở tư thế gập, sẽ có
những ưu dđiểm sau:
- Giảm sức ép lên các đĩa đệm vùng thắt lưng, do cơ hông thăn (psoas) ở tư
thế dãn, nghỉ.
- Giảm sức ăng lên dây thần kinh tọa.
- Tứ thế dễ chịu, giu1p bệnh nhân thư giãn.
Lực kéo xương chậu là hợp lực của 2 lực: một phía bờ trước hỏm chén và một
phía bờ sau hõm chén của đầu trên xương đùi. Hợp lực này đi qua một ròng rọc
cố định và hợp với mặt phẳng ngàng một góc không quá 30 độ.
Vật lý trị liệu rất cần cho bệnh nhân bị TVĐĐ thắt lưng trong điều trị bảo
tồn. Trong đó với phương pháp kéo xương chậu đúng tư thế sinh cơ học
(biómechanic) thắt lưng và đủ trọng lượng sẽ giúp bệnh nhân phục hồi rất
nhanh từ 3 tuần đến 10 tuần tùy theo tình trạng nặng nhẹ (trừ trường hợp
rách đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm trung ương).
Phương pháp kéo đơn giản, dễ thực hiện, rẻ tiền và có hiệu quả cao, những
bệnh nhân ở xa nơi điều trị có thể tự thực hiện tại nhà và kết quả vẫn tốt.
Giảm dùng thuốc quá lâu (gây loét dạ dày...) bệnh nhân chỉ dùng thuốc trong
giai đoạn đầu, khi giảm đau trên 50% sẽ bỏ thuốc dần và tập vật lý trị liệu
thuần túy (theo ý kiến BS).
Sau đây là thống kê 2 năm (1997 - 1998) số lượng bệnh nhân bị TVĐĐ được
điều trị vật lý trị liệu tại Bệnh viện CTVT 8:
Thời gian tập VLTL |
Số lượng bệnh nhân |
Kết quả Thất bại (mổ) TB Tốt |
Dưới 1 tuần và tự bỏ |
372 |
|
1/2 tháng |
303 |
2 207 94 |
3 tuần |
323 |
1 117 205 |
1 tháng |
420 |
0 97 323 |
2 tháng đến 3 tháng |
259 |
0 46 213 |
Tổng số bệnh nhân: 1677 Tự
bỏ điều trị
372
Phục hồi trung bình 467
Phục hồi tốt
835
Thất bại
03
Thất bại : Bệnh nhân bị rách đĩa đệm trung ương nên cần can thiệp
bằng phẫu thuật.
Trung bình : Giảm đau từ 40% đến 60%
Tốt : Giảm đau trên 60%, Lasẽque (-)
hay (+) yếu.