ẢNH HƯỞNG CỦA GIÀY DÉP ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BÀN CHÂN

Tác giả : BS. THÁI THỊ HỒNG ÁNH (Trưởng khoa Nội - Cơ xương khớp, BV. Nguyễn Tri Phương)

Giày dép đã được định nghĩa rất cụ thể trong tự điển Robert (Pháp), là phần trang phục bao bọc và bảo vệ bàn chân. Không như da trên thân, bàn chân cần được bảo vệ đặc biệt trước những tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, nắng, gió, mặt đất gồ ghề, đá sỏi, gai góc v.v… Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về thẩm mỹ trong trang phục ngày càng được quan tâm, tính thời trang trong trang phục nói chung và giày dép nói riêng hiện đang được đặt nặng đến mức người ta quên đi chức năng ban đầu của nó. Nhiều nhà tạo mẫu đôi khi xem nhẹ hay bỏ quên một số quy tắc bắt buộc và đặc điểm sinh lý của bàn chân con người, làm cho giày dép không những mất đi chức năng bảo vệ mà thậm chí còn trở thành tác nhân gây hại cho người sử dụng.

Ởcác nước tiên tiến, người ta có hẳn những nhà sản xuất giày vớ chuyên dùng cho những bàn chân “có vấn đề” (như hình dạng bất thường, da quá nhạy cảm, có bệnh lý ở bàn chân, mang chi giả v.v...).

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề cơ bản về đặc điểm phân loại bàn chân, chức năng sử dụng của một vài loại giày cơ bản, một số bệnh lý, cùng những quy tắc cần thiết khi chọn lựa các loại giày dép thường dùng trong sinh hoạt.

PHÂN LOẠI BÀN CHÂN

Có nhiều cách phân loại bàn chân, nhưng chúng tôi chỉ nêu một vài cách đơn giản và có liên quan nhiều đến việc sử dụng giày dép.

Phân loại theo hình dạng

- Bàn chân Ai Cập: ngón cái dài nhất (56%).

- Bàn chân Hy Lạp: ngón 2 dài nhất (16%).

- Bàn chân vuông: ngón 2 và ngón 3 bằng nhau.

- Bàn chân hỗn hợp: ngón út và ngón cái xòe ra như nan quạt.

- Bàn chân người tiền sử: hai ngón cái xòe và chĩa vào nhau (bàn chân giao chỉ).

Phân loại theo lòng bàn chân:

- Bàn chân bình thường: có phần hõm tương ứng với vòm chân ở trên và phần tiếp xúc với mặt đất nằm ở rìa ngoài, chiếm khoảng 2/3 diện tích lòng bàn chân.

- Bàn chân lõm: diện tích phần hõm có thể chiếm gần 50% diện tích lòng bàn chân.

- Bàn chân bằng (hay bàn chân bẹt): gần như toàn bộ diện tích lòng bàn chân áp sát mặt đất khi ta đứng thẳng.

Ngoài ra, còn có một số đặc điểm khác cần lưu ý để chọn loại giày phù hợp, như phần vòm hay gót chân quá nhô, các mấu khớp lồi dọc theo hai cung trong và ngoài của bàn chân v.v...

SINH LÝ BÌNH THƯỜNG CỦA BÀN CHÂN KHI DI CHUYỂN

Khung xương bàn chân được sắp xếp thành hai tam giác, tam giác lớn ở phía sau gọi là tam giác tĩnh và tam giác nhỏ ở khu vực các ngón chân gọi là tam giác động, do tính chất chuyển động của bàn chân khi chúng ta di chuyển. Bình thường khi đi, mặt phẳng của lòng bàn chân sẽ uốn theo bước chân, tạo thành một góc giữa bàn chân và các ngón chân - thay vì là một mặt phẳng khi ta đứng yên. Đây chính là lý do gây đau khi đi bộ do mang giày có phần đế phía trước hoặc da vùng mũi giày quá cứng, không đủ độ mềm dẻo để uốn theo bàn chân.

PHÂN LOẠI GIÀY

1. Cấu trúc chung của giày

Giày gồm 2 phần trước và sau.

- Đế giày (cambrure).

- Khung đế (cambrion): giữ vững và đệm cho bàn chân khi di chuyển.

- Điểm hếch mũi giày (relevé du bout) tạo thuận lợi cho bước chân.

- Đầu cứng (bout dur) ở mũi giày bảo vệ các ngón chân.

- Trụ áp gót (contrefort)

- Gót (pavé).

2. Đặc điểm cần lưu ý ở giày phụ nữ

Rất đa dạng và khác nhau trong từng phần

- Chiều cao thay đổi.

- Độ rộng của gót (pavé): diện tiếp xúc gót chân với mặt đất.

- Độ chéo trước của gót: độ dốc.

- Hạ gót (abattage).

3. Một số loại giày cơ bản

- Ballerine (giày Ba-lê): phù hợp với người có lòng bàn chân chắc và bàn chân mềm dẻo.

- Escarpin (giày cao gót): phù hợp bàn chân Hy Lạp và không thích hợp với cử động mạnh (chạy, nhảy).

- Charles IX: giày cao gót có thêm quai ngang nên giữ chắc bàn chân và giảm ma sát vùng sau, giúp đi lại dễ dàng, cho phép di chuyển mạnh và nhanh hơn.

- Salomé: Charles IX có thêm quai dọc.

- Mocassin (giày mọi): dễ mang, khuyên dùng cho người có vấn đề về bàn tay hay cột sống (không cần cúi xuống hay cột dây).

- Derby (giày đế thấp thông thường): phù hợp với hầu hết các loại bàn chân.

<- Bottine (botillon; boot; giày cao cổ): cổ giày vượt qua mắt cá chân, gót thấp, có tác dụng giữ chắc cổ chân và bảo vệ da, tiện cho người mang chi giả.

- Giày thể thao: bền chắc nhưng mềm mại và co giãn tốt, ôm sát bàn chân, đặc biệt là cổ chân, có thể giảm xóc khi vận động mạnh. Thích hợp với hầu hết các hoạt động.

- Escabeau: cổ giày cao, gót cao (hoàn toàn mang tính thời trang, ít phù hợp với sinh lý bàn chân vì không giữ cho cổ chân, khớp gối vững chắc khi di chuyển).

Giày có đế gai lòng bàn chân: xuất phát từ quan điểm y học phương Đông cho rằng các nhú gai có tác dụng kích thích tuần hoàn tại chỗ và hệ thống kinh lạc, giúp bàn chân thoáng khí. Tuy nhiên, nếu mang loại giày dép này kéo dài nhiều giờ trong ngày, nhất là khi phải làm việc ở tư thế đứng, hay đối với người bị tiểu đường thì có thể gây tổn hại cho bàn chân.

MỘT SỐ BỆNH LÝ DO MANG GIÀY DÉP KHÔNG PHÙ HỢP

(Xem tiếp kỳ sau)

Chú thích ảnh:

- Giày thể thao.

- Giày Escabeau.

- Giày cao cổ.

- Giày Ba-lê.

- Giày Derby.

Loãng xương

Bệnh bại liệt sắp được thanh toán trên phạm vi toàn cầu
Bệnh cơ xương khớp và đái tháo đường
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh về xương
Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các bệnh Xương Khớp trong Thập niên 2000 - 2010
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Liệt hai chi dưới
Lắp đặt xương hông giả kỹ thuật nào, kết quả ra sao?
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Phòng chống loãng xương ở phụ nữ trẻ
Protein giúp chống loãng xương
Stress sau sang chấn
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Thứ Hai - ngày đột quỵ
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Tại sao bạn bị chuột rút
Tại sao cần bổ sung canxi
Vì sao nữ hay bị loãng xương hơn nam
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Đừng tin quảng cáo thuốc tăng chiều cao

Các bệnh xương

Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chạy bộ giúp chống thoái hoá xương
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Để xương chắc khỏe: Tập thể dục tốt hơn bổ sung canxi

Các bệnh cột sống

20 bài thuốc chữa đau lưng
6 biện pháp giúp phụ nữ giảm đau lưng
Bệnh cong vẹo cột sống
Bệnh dày xương đốt sống
Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục
Bệnh Đau Thắt Lưng (back Pain) 
Chứng đau lưng nguyên nhân, cách phòng và chữa trị
Chữa bệnh đau lưng bằng xi măng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Các chứng đau lưng thường gặp
Các cách thức ngăn ngừa đau lưng
Cơ hội mới chữa thoát vị đĩa đệm
Gai cột sống có phải là nguyên nhân gây các chứng đau lưng thông thường
Gai cột sống, thoái hóa cột sống, ðau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm?
Gãy đốt sống cổ do sơ suất
Học sinh vẹo cột sống do bàn ghế sai quy cách
Những phát hiện mới về đau lưng
Những tiến bộ trong chuyên ngành phẫu thuật cột sống
Phương pháp CHIROPRACTIC chữa bệnh đau lưng
Thoái hóa đốt sống cổ
Tìm ra cách phục hồi dây cột sống bị tổn thương
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp - bệnh dễ gây tàn phế
Vẹo cột sống bẩm sinh
Đau lưng là biểu hiện của bệnh gì
Đau thắt lưng không hẳn là đau thận
Điều trị lao cột sống
Điều trị đau thắt lưng tại nhà

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ