BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CÁC BỆNH THÂP KHỚP ?

TS - BS LÊ ANH THƯ

Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh

(tiếp theo và hết)

5. Bệnh thống phong (Bệnh Gout - Goutty Arthritis)

            Thuộc nhóm các bệnh khớp vi tinh thể do rối loạn chuyển hóa Purine.

            Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,3% dân số người lớn, nghĩa là cứ 330 người lớn thì có 1 người mắc bệnh Gout.

            Thường gặp ở nam( chiếm tỉ lệ trên 90%)

            Tuổi bắt đầu mắc bệnh, trung niên, từ 35 đến trên 40.

            Khởi bệnh: Cấp tính, đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt khớp hoàn toàn trở lại bình thường.

            Vị trí bắt đầu thường là các khớp chi dưới, đặc biệt là ngón 1 bàn chân(70%).

            Tính chất: Sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột.

            Ở một hoặc rất ít khớp, không đối xứng

            Có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày ( ở giai đoạn đầu)

            Giai đoạn muộn thể hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện các u cục (Tophy) ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, ở vành tai.

            Dấu hiệu toàn thân: Khi bị viêm khớp cấp, có thể sốt cao, đột ngột kèm rét run.

            Thể trạng thường khỏe mạnh, mập mạp, sung túc.

            Có thể kèm cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu.

            Điều trị rất có hiệu quả khi kết hợp tốt giữa điều trị triệu chứng (thuốc kháng viêm giảm đau), điều trị phòng ngừa đều đặn, liên tục, lâu dài (thuốc làm giảm acid uric máu), điều trị các bệnh kèm theo, tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

6. Bệnh sốt thấp cấp / thấp khớp cấp / thấp tim (Rheumatic Fever)

            Thuộc nhóm bệnh khớp do nhiễm khuẩn gián tiếp (qua cơ chế miễn dịch).

            Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,5 - 0,6% dân số trẻ em (dưới 15 tuổi), nghĩa là cứ khoảng 200 trẻ thì có 1 trẻ bị bệnh, bệnh rất ít gặp ở người lớn.

            Gặp đều ở cả hai giới (nữ = nam)

            Bệnh thường mắc ở trẻ em lứa tuổi đến trường (thường từ 5 - 15 tuổi).

            Khởi bệnh thường là cấp tính với sốt, đau - viêm họng, đau - viêm khớp.

            Vị trí bắt đầu thường ở các khớp lớn (khớp gối, khớp khuỷu tay, khớp cổ chân).

            Tính chất: Sưng nóng đỏ đau, khớp lớn, không hoặc ít đối xứng.

            Di chuyển từ khớp này sang khớp khác, khi chuyển sang khớp mới khớp cũ hết đau, không để lại di chứng tại khớp.

            Có thể có viêm màng ngoài tim, màng trong tim, viêm cơ tim.

            Dấu hiệu toàn thân: Sốt, viêm họng, mệt mỏi, xanh xao, múa vờn, suy tim.

            Điều trị: Bệnh phải được chẩn đoán xác định sớm để có điều trị chống liên cầu tan huyết nhóm A ở họng, phòng thấp, ngừa tái phát, ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn ở tim, van tim của trẻ.

            Điều trị phòng thấp phải liên tục, đều đặn, đủ thời gian, đủ liều lượng.

7. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erithematosus - SLE)

            Là bệnh nặng, thuộc nhóm các bệnh của tổ chức liên kết.

            Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,02 - 0,1 % dân số người lớn (nghĩa là cứ 1.000 - 5.000 người lớn mới có một người bị bệnh, chỉ chiếm 1/30 - 1/5 số bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

            Đại đa số là õ (90%). Bệnh bắt đầu mắc ở lứa tuổi trẻ (20 - 40), 55% dưới 30 tuổi.

            Khởi bệnh: Có thể là cấp tính hoặc bán cấp, cũng có thể từ từ tăng dần, sốt dai dẳng.

            Vị trí bắt đầu thường không rõ ràng, ở nhiều khớp, ở toàn thân.

            Tính chất: Cứng khớp buổi sáng nhẹ và ngắn.

            Đau nhức, nhức mỏi là chính.

            Đối xứng, ít gây biến dạng khớp.

            Dấu hiệu toàn thân: Sốt kéo dài, xanh xao, ban cánh bướm ở mặt, mệt, khó thở, phù, xạm da, rụng tóc, loét miệng, rối loạn kinh nguyệt, viêm mạch máu.

            Điều trị: Đây là bệnh toàn thân khá nặng, các điều trị hiện nay đều nhằm kéo dài thời gian lui bệnh, điều trị triệu chứng và điều trị biến chứng ở tim, thận, phổi, thần kinh trung ương (nếu có) của bệnh.

Tiên lượng của bệnh rất dè dặt, đặc biệt khi bệnh nhân còn trẻ, tổn thương nhiều cơ quan (tim, thận, thần kinh trung ương.). Bệnh thường bột phát, nặng lên trong thời kỳ thai nghén, sinh đẻ và cho con bú.

8. Các bệnh viêm khớp do vi khuẩn gồm lao và vi khuẩn (tụ cầu, lậu cầu. )

            Thuộc nhóm bệnh khớp do nhiễm khuẩn trực tiếp.

            Vi khuẩn có thể vào khớp theo các đường chính: ngoài da, đường niệu, và đường máu.

            Trực khuẩn lao vào khớp hoặc cột sống (sụn khớp hoặc đĩa đệm) qua đường máu, sau nhiễm lao đặc biệt là lao phổi.

            Có thể gặp ở cả hai giới, mọi tuổi, đặc biệt trẻ em, người già và những người suy giảm sức đề kháng, suy giảm miễn dịch.

            Khởi bệnh thường là cấp tính (nếu do vi khuẩn) hoặc bán cấp (nếu do lao).

            Vị trí bắt đầu thường ở một khớp, khớp lớn (khớp gối, khớp háng, cột sống).

            Tính chất: Không cứng khớp buổi sáng.

            Sưng nóng đỏ đau một khớp, cố định. Không đối xứng.

            Dấu hiệu toàn thân: Sốt cao, dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân và tại chỗ.

            Có đường vào của vi khuẩn (ngoài da, đường niệu và đường máu.)

            Sốt về chiều, có dấu hiệu nhiễm lao, có nguồn lây bệnh.

            Điều trị: Thuốc kháng sinh đặc hiệu theo mầm bệnh (nếu viêm khớp do vi khuẩn).

            Thuốc kháng lao theo các phác đồ điều trị lao hiện hành (nếu lao khớp).

            Điều trị tại chỗ, bất động trong giai đoạn viêm cấp.

            Tập vận động, phục hồi chức năng sớm để tránh cứng khớp, teo cơ.

            Tiên lượng tốt, có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng, đủ và sớm.

KẾT LUẬN

            Với hoàn cảnh và trang bị kỹ thuật hiện đại, các bệnh khớp thường gặp nêu trên có thể được xác định sớm bởi các thầy thuốc chuyên khoa ở các cơ sở y tế. Rất mong các thầy thuốc và người bệnh quan tâm hơn nữa tới việc xác định chuẩn đoán sớm các bệnh thấp khớp để việc điều trị đạt kết quả cao nhất, hạn chế các tác dụng bất lợi không đáng có của việc điều trị triệu chứng đơn thuần kéo dài, bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho một số rất lớn bệnh nhân là góp phần làm giảm bớt gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và cho toàn xã hội.

           

Loãng xương

Bệnh bại liệt sắp được thanh toán trên phạm vi toàn cầu
Bệnh cơ xương khớp và đái tháo đường
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh về xương
Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các bệnh Xương Khớp trong Thập niên 2000 - 2010
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Liệt hai chi dưới
Lắp đặt xương hông giả kỹ thuật nào, kết quả ra sao?
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Phòng chống loãng xương ở phụ nữ trẻ
Protein giúp chống loãng xương
Stress sau sang chấn
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Thứ Hai - ngày đột quỵ
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Tại sao bạn bị chuột rút
Tại sao cần bổ sung canxi
Vì sao nữ hay bị loãng xương hơn nam
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Đừng tin quảng cáo thuốc tăng chiều cao

Các bệnh xương

Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chạy bộ giúp chống thoái hoá xương
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Để xương chắc khỏe: Tập thể dục tốt hơn bổ sung canxi

Các bệnh cột sống

20 bài thuốc chữa đau lưng
6 biện pháp giúp phụ nữ giảm đau lưng
Bệnh cong vẹo cột sống
Bệnh dày xương đốt sống
Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục
Bệnh Đau Thắt Lưng (back Pain) 
Chứng đau lưng nguyên nhân, cách phòng và chữa trị
Chữa bệnh đau lưng bằng xi măng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Các chứng đau lưng thường gặp
Các cách thức ngăn ngừa đau lưng
Cơ hội mới chữa thoát vị đĩa đệm
Gai cột sống có phải là nguyên nhân gây các chứng đau lưng thông thường
Gai cột sống, thoái hóa cột sống, ðau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm?
Gãy đốt sống cổ do sơ suất
Học sinh vẹo cột sống do bàn ghế sai quy cách
Những phát hiện mới về đau lưng
Những tiến bộ trong chuyên ngành phẫu thuật cột sống
Phương pháp CHIROPRACTIC chữa bệnh đau lưng
Thoái hóa đốt sống cổ
Tìm ra cách phục hồi dây cột sống bị tổn thương
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp - bệnh dễ gây tàn phế
Vẹo cột sống bẩm sinh
Đau lưng là biểu hiện của bệnh gì
Đau thắt lưng không hẳn là đau thận
Điều trị lao cột sống
Điều trị đau thắt lưng tại nhà

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ