BỆNH CƠ TIM

Rối loạn chức năng cơ tim không do thiếu máu cục bộ, bệnh van tim, tăng huyết áp hoặc bệnh tim bẩm sinh.

BỆNH CƠ TIM DÃN NỞ (BCTDN)

Định nghĩa và dịch tể học

Dãn thất, độ dày thành thất bình thường hoặc giảm, và ¯ co bóp.

Tỉ lệ mới mắc: 5-8 trường hợp/ 100000 dân/ năm; tỉ lệ mắc bệnh: 36 trường hợp/ 100000 dân.

Nguyên nhân

Thiếu máu cục  bộ, bệnh van tim ( hở van động mạch chủ hoặc hở van hai lá mãn tính), tăng huyết áp (giai đoạn cuối không được điều trị): về mặt thuật ngữ, bệnh cơ tim không phải là một bệnh tiên phát tại cơ tim, nhưng là những nguyên nhân chủ yếu gây ¯ EF và dãn thất T.

Nhiễm độc: Rượu, addrimycin.

Nhiễm trùng: (bao gồm nhiễm siêu vi, HIV, và bệnh Chagas).

Thâm nhiễm: (phối hợp BCTDN và BCT hạn chế): ứ đọng sắt, sarcoidosis, thoái hoá dạng bột (thường gây BCT hạn chế).

Vô căn (nhiễm trùng không có biểu hiện lâm sàng?) và có tính gia đình.

Do nhịp tim nhanh (tần số > 140 -160 x vài tuần).

Do catecholamine: cocaine, u tuỷ thượng thận.

Chu sinh (tháng cuối của thai kỳ ® 3, 4 tháng sau sanh).

Nội tiết / chuyển hoá: suy giáp, to đầu chi, thiếu thiamine hoặc selenium.

Bệnh mạch  máu – mô tạo keo (hiếm): xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống.

Biểu hiện lâm sàng

Suy tim: cả hai  triệu chứng ứ huyết và mệt.

Biến cố lấp mạch = 10%.

Rối loạn nhịp tim

Đau ngực khi gắng sức, được thấy ở 1/3 số trường hợp (ngay cả khi không có bệnh động mạch vành).

Khám thực thể

Dấu hiệu suy tim ứ huyết bên T (Rales ở phổi) và bên P (­ áp lực tĩnh mạch cảnh, phù ngoại biên) (xem thêm phần suy tim) và mệt tùy thuộc vào bệnh cơ tim.

Tại tim: mỏm tim dãn rộng, lệch ngoài, có thể có T4, có thể có T3, hở van hai lá và hở van ba lá (do thay đổi vị trí cơ nhú).

Xét nghiệm chẩn đoán

XQ ngực: bóng tim to, phù phổi, tràn dịch màng phổi.

ECG: có thể thấy sóng R bị cắt cụt, sóng Q, hoặc block nhánh; điện thế thấp, rung nhĩ.

Siêu âm tim: dãn thất T, ¯ EF, ¯ động toàn thể  hoặc từng vùng  của thất T, có rối loạn chức năng thất P, có thể có huyết khối thành tim.

Cần làm thêm

Bệnh sử: yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, thuốc hoặc độc tố, biểu hiện của nhiểm siêu vi, dấu hiệu hoặc triệu chứng có liên quan đến bệnh tự miễn.

Nghiệm pháp gắng sức: xét nghiệm gắng sức âm tính hoàn toàn có lợi để loại trừ nguyên nhân thiếu máu cục bộ (tỷ lệ âm tính giả thấp), nhưng xét nghiệm dương tính thì không chắc chắn  nguyên nhân thiếu máu cục bộ (tỉ lệ dương tính giả cao)

Thông tim để loại trừ bệnh động mạch vành nếu có yếu tố nguy cơ, có đau ngực, sóng Q trên ECG.

Xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm chức năng tuyến giáp, xét nghiệm về sắt, HIV; các xét nghiệm khác được chỉ định khi lâm sàng nghi ngờ.

Sinh thiết nội mạc cơ tim (Circulation1999) hơn 10% các trường hợp (75% thấy viêm cơ tim, 25% có bằng chứng của bệnh toàn thân)

Âm tính giả (bệnh từng vùng) và dương tính giả (hoại tử à tràn ngập các tế bào viêm)

Không cung cấp chứng cứ điều trị cho cơ tim nên sinh thiết để tiên lượng hoặc nếu nghi ngờ bệnh toàn thân.

Điều trị

Điều trị suy tim chuẩn mực: ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, digoxin, thuốc chẹn bêta (nếu không phải suy tim mất bù), có thể dùng thuốc kháng đông (được xem xét nếu EF <= 30%) có thể dùng thuốc chống rối loạn  nhịp tim / máy khử rung cấy vĩnh viễn. Nếu cần, việc điều trị dưa vào việc theo dõi huyết động, nâng đỡ tuần hoàn bằng phuơng pháp cơ học, ghép tim.

Thuốc ức chế miễn dịch cho  viêm cơ tim: ích lợi chưa được chứng minh; được xét đến trong trường hợp viêm cơ tim tiến triển nặng.

 

ABBREVIATIONS
Benner
Bóc tách động mạch chủ
Bệnh cơ tim
Bệnh cơ tim hạn chế
Bệnh cơ tim phì đại
Bệnh màng ngoài tim
Bệnh van tim
Catheter động mạch phổi
Chèn ép tim cấp
CON
Cơn tăng huyết áp
Cơn đau thắt ngực không ổn định
Hẹp van hai lá
Hở van hai lá
Hở van động mạch chủ
Lượng giá nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật ngoài tim
Máy tạo nhịp
Ngất
Nhịp nhanh với phức bộ rộng
Nhồi máu cơ tim cấp
Rung nhĩ
Rối loạn nhịp tim
Sa van hai lá
Suy tim
Sổ tay thực hành tim mạch
Tăng huyết áp
Van tim nhân tạo
Viêm màng ngoài tim co thắt
Đau ngực
Điện tâm đồ