BỆNH VAN TIM
HẸP VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
Nguyên nhân:
Bệnh tim bẩm sinh (vd: van động mạch chủ 2 mảnh): chiếm 50% ở bệnh nhân < 70 tuổi.
Bệnh tim do thoái hoá (vd: hẹp vôi hoá): chiếm 50% ở bệnh nhân > 70 tuổi.
Bệnh tim hậu thấp ( hẹp van động mạch chủ thường đi kèm với hở van động mạch chủ).
Giống hẹp van động mạch chủ: bệnh cơ tim phì đại.
Sinh lý bệnh
gánh áp lực ® phì đại đồng tâm thất T.
Biểu hiện lâm sàng:
(thường cho thấy diện tích mở van động mạch chủ < 1cm2).
Đau ngực: nhu cầu O2 (phì đại) + ¯ cung cấp O2 (Lớp dưới nội mạc bị đè ép) ± bệnh động mạch vành.
Ngất (khi gắng sức): dãn mạch ngoại biên (vd: khi cung cấp máu đên cơ) trong điều kiện liều lượng tim cố định ® tưới máu não không đủ.
Suy tim: khó thở hoặc phù phổi nếu nặng
Khám thực thể
Âm thổi tâm thu hình trám, âm sắc cao ở phần trên của cạnh ức P, lan đến hõm ức động mạch cảnh, và mỏm tim (ở mỏm có thể nghe âm thổi toàn tâm thu = hiệu quả Gallavardin) khi nâng chân lên thụ động (40%) và ¯ khi đứng (70%) và Valsalva (100%), nhưng không đặc hiệu.
Ngược lại, tắc nghẽn lối ra về mặt động học thì ¯ khi nâng chân lên thụ động và khi đứng và Valsalva.
Click phun máu với van động mạch chủ hai mảnh.
Dấu hiệu nặng: định của tiếng thổi trẻ trong tâm thu, T2 tách đôi nghịch hoặc A2 mất, mạch cảnh chậm và nhỏ, thất T dày, T4 (+) ( đôi khi sờ thấy).
Phân loại hẹp van động mạch chủ |
|||
Giai đoạn |
Độ chênh áp trung bình (mm/Hg) |
Diện tích lỗ van động mạch chủ (cm2) |
EF của thất T |
Bình thường |
0 |
1.0 ® 4.0 |
Bình thường |
Nhẹ |
< 20 |
1.2 ® 2.0 |
Bình thường |
Trung bình |
20-40 |
0.7 ® 1.2 |
Bình thường |
Nặng, còn bù |
> 40 |
< 0.7 |
Bình thường |
Nặng mất bù |
Thay đổi |
< 0.7 |
¯ |
Xét nghiệm chẩn đoán
ECG: phì đại thất T, lớn nhĩ T, block nhánh T.
XQ ngực: dãn động mạch chủ sau hẹp van, vôi hoá van động mạch chủ, ứ huyết phổi.
Siêu âm tim: hình dạng van, đo độ chênh áp, đo diện tích lỗ van.
Thông tim: đo điện tích lỗ van, loại trừ bệnh động mạch vành đi kèm, đo độ chênh áp lực giữa thất T và động mạch chủ.
Điều trị
Tránh gắng sức nhiều, dự phòng viêm nội tâm mạc.
Điều trị bằng thuốc: lợi tiểu nhẹ đối với suy tim, kiểm soát tình trạng tăng huyết áp, Digoxin?, tránh dùng thuốc dãn mạch (vd: nitrate) và các thuốc ¯ co bóp (vd: chẹn bêta và thuốc ức chế calci trong hẹp van động mạch chủ nặng.
Phẫu thuật (thay van động mạch chủ): hẹp van động mạch chủ có triệu chứng hoặc hẹp van động mạch chủ không triệu chứng mà thất P mất bù.
Nong van động mạch chủ bằng bóng: thường làm á 50% cho diện tích mở van động mạch chủ và â 50% khuynh độ áp lực đỉnh qua van động mạch chủ, nhưng 50% bị tái hẹp sau 6-12 tháng (N Engl J Med 319:125, 1988). Vì vậy dùng như biện pháp tạm thời trong khi chờ thay van động mạch chủ hoặc nếu bệnh nhân không có chỉ định thay van động mạch chủ.
Bóng dội nghịch nội động mạch chủ: duy trì ổn định, chờ phẫu thuật.
Bệnh sử tự nhiên (Circulation 38 (SupplV): 61, 1968)
Thường tiến triển chậm cho đến khi xuất hiện triệu chứng
Đau ngực ® sống còn 5 năm, ngất ® sống còn 3 năm, suy tim ® sống còn 2 năm.