HỞ VAN HAI LÁ
Nguyên nhân
- Thoái hoá dạng nhầy
- Bất thường lá van: viêm nội tâm mạc, hậu thấp, viêm gan, viêm van (bệnh collagen), bẩm sinh.
- Dãn vòng van: mọi nguyên nhân làm dãn thất T.
- Đứt dâu chằng trụ cơ: tự nhiên, viêm nội tâm mạc, bệnh collagen.
- Rối loạn chức năng cơ nhú: thiếu máu cơ tim / nhồi máu cơ tim (thường bị cơ nhú sau vì nó chỉ được cung cấp một mình nhánh xuống sau của động mạch vành P trong khi cơ nhú trước bên được cung cấp bởi nhánh chéo và nhánh bờ), bệnh cơ tim, thâm nhiễm.
Biểu hiện lâm sàng
- Cấp tính: phù phổi, tụt huyết áp.
- Mãn tính: khó thở nặng dần lên khi gắng sức, mệt, rung nhĩ, tăng áp phổi.
Khám thực thể
- Âm thồi toàn tâm thu, âm sắc cao ở mõm lan đến nách, khi làm nghiệm pháp nắm chặt bàn tay ( nhạy cảm 68%, chuyên biệt 92%), ¯ với Valsalva ( nhạy cảm 93%).
- Mỏm tim động và lệch ngoài, T1 mờ, có thể có rung miêu, có thể có T3.
Xét nghiệm chẩn đoán
- ECG: Lớn nhĩ, phì đại thất T, có thể rung nhĩ.
- XQ ngực: dân nhĩ, dãn thất T, có thể có u huyết phổi.
- Siêu âm tim: mức độ hở van hai lá (dựa trên kích thước dòng phụ ngược) và chức năng thất T (EF vượt quá mức bình thường khi còn bù, EF <60% khi hở van hai lá nặng ® suy thất T).
- Thông tim: sóng v của đường biểu diễn áp lực mao mạch phổi bít, thất T đồ biết mức độ hở van hai lá và EF của thất T.
Điều trị
- Thuốc:
- ¯ hậu tải: UCMC dạng angiotensin, hydralazine/ nitrat (có lợi chưa được chứng minh).
- ¯ tiền tải: (điều trị ứ huyết phổi và ¯ số lượng hở van hai lá bằng cách ¯ lỗ van hai lá) lợi tiểu, nitrate.
- co sợi cơ: digoxin.
- Dự phòng viêm nội tâm mạc.
- Phẫu thuật (sửa van được ưa thích hay hơn thay van)
- Hở van hai lá cấp tính hoặc có triệu chứng.
- Hở van hai lá không triệu chứng với thất T mất bù (EF < 55-60% hoặc đường kính thất T thì tâm trương > 45mm) (Circulation 81:1173, 1990).
- Đặt bóng dội nghịch trong động mạch chủ, như là cầu nối cho phẫu thuật.
Tiên lượng
- Không triệu chứng: sống còn 5 năm với điều kiện trị bằng thuốc : 80%
- Có triệu chứng: sống còn 5 năm với điều kiện trị bằng thuốc : 45%.