THẮC MẮC BIẾT HỎI AI - BS TRẦN BỒNG SƠN


Thắc mắc biết hỏi ai (phần 2)

Chuyện không đơn giản

Trước hết, nên phân biệt tình dục và sinh dục, tuy cả hai đều diễn biến như nhau. Sinh dục (truyền giống) và tình dục (gần gũi vợ chồng) là hai việc hoàn toàn khác nhau. Ngay từ lúc xuất hiện trên trái đất, theo bản năng, người tiền sử đã “tự động làm điều này” để bảo tồn nòi giống, đó là giai đoạn Tình dục truyền giống, kéo dài cho đến khoảng mười ngàn năm trước công nguyên.

Khi nhân loại bắt đầu tập họp lại thành những quần thể, cộng đồng, xã hội..., giai đoạn Tình dục tình yêu bắt đầu. “Gần gũi” là chuyện tất yếu phải xảy ra đối với hai người yêu nhau, còn truyền giống hay không truyền giống là việc phụ. Tầm quan trọng của việc truyền giống ngày càng giảm dần cùng với sự xuất hiện của các phương pháp tránh thai đầu tiên (khoảng 10 thế kỷ trước công nguyên) như giao hợp gián đoạn.

Từ sau 1950, những tác hại xã hội của hai cuộc thế chiến đã làm nảy sinh ở các nước công nghiệp cái gọi là “cuộc cách mạng tình dục”, coi tình dục là để cho vui chứ chẳng cần đến tình yêu nữa. Sự buông lỏng này đã phải trả giá bằng AIDS, một căn bệnh chết người lây lan qua sinh hoạt tình dục, hiện chưa có thuốc chữa. Hiện nay, các nước tiên tiến đã có khuynh hướng trở lại loại hình hợp lý nhất đối với loài người là Tình dục vì tình yêu, tuy có sự không đồng bộ giữa hai “thành viên”.

Sao lại không đồng bộ?

Khi đến với một người đàn ông, phái nữ luôn luôn nghĩ đến tình yêu là mục đích cuối cùng, họ có thể cho tình dục để được tình yêu, chiều chồng để được chồng thương (tuy có thể không thấy hứng khởi). Thậm chí họ có thể hiến dâng để được yêu. Đối với đàn ông, mục đích tối hậu vẫn là tình dục. Tuy sự việc có thể bắt đầu bằng một tình yêu trong sáng, lãng mạn, thanh cao, thuần khiết, nhưng rốt cuộc rồi "cũng phải tới đó". Đàn ông cũng không thể chiều bà xã khi họ không muốn, vì cơ quan sinh dục nằm ngoài sự điều khiển của lý trí họ. Tuy nhiên, có thể ở cả hai người, mọi việc đều diễn tiến như nhau. Đó là một hiện tượng VIÊM với hậu quả đảo ngược.

Là sao?

Về mặt sinh học, VIÊM là một tình trạng bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra như chấn thương, nhiễm trùng… với các hiện tượng: sưng, nóng, đỏ, và hậu quả cuối cùng là đau.

Ở cả nam lẫn nữ, khi đã có ý muốn “sinh hoạt” thì sự kiện đầu tiên xảy ra là máu dồn từ khắp nơi vào khu vực liên hệ, gây ra hiện tượng sưng, nóng đỏ ở bộ phận sinh dục (đặc biệt rõ nét và không giấu giếm được là ở đàn ông, vì những thay đổi “cụ thể” về kích thước). Tuy nhiên, hậu quả của sự việc lại không phải là đau mà là thích thú, và nếu tiếp tục “triển khai” sẽ dẫn đến cực khoái, cảm giác sung sướng hữu cơ cao nhất ở loài người.

Dồn máu là sự kiện bắt buộc phải xảy ra cho cả hai, và cũng đưa đến hai hậu quả khác nhau. Ở đàn ông, cơ quan sinh dục là một vật đặc, do đó với lưu lượng máu gia tăng gấp 30-40 lần bình thường (một hiện tượng độc nhất vô nhị trong sinh lý học), bộ phận này đã có những “thay đổi sâu sắc” về kích thước và độ bền, mà nếu không xảy ra, đương sự không thể nào “triển khai” được.

Các nhà nghiên cứu nữ như tiến sĩ Jane Calder, Sheire Hite… đều rất có lý khi cho rằng, việc đàn ông bị ám ảnh hàng bao thế kỷ nay về kích thước là chuyện tầm phào, do những tay chuyên khai thác truyện và phim ảnh đồi trụy dựng đứng lên để kinh doanh đủ mọi thứ “trợ lực”. Vì đối với phụ nữ, vấn đề là có thỏa mãn không và mức độ thỏa mãn. Vậy thôi! Còn kích cỡ là chuyện không quan trọng vì nếu chỉ mới vài mươi giây là đã kết thúc sự việc, thì càng “có cỡ” lại càng thảm hại.

Ở phụ nữ, “bộ phận đối tác” là một ống rỗng. Do đó, dưới áp suất của máu dồn (chứ không phải do tuyến Bartholin bài tiết), hiện tượng tràn dịch xảy ra (mức độ dồi dào được cho là tỷ lệ thuận với sự kích thích), tạo điều kiện cho việc “xúc tiến cụ thể”. Nhưng nhiều khi, vấp váp đầu tiên đã xảy ra tại “công đoạn” này.

Sao lại vấp váp?

Nhiều ông chồng quá hấp tấp nên đã “triển khai” quá sớm, khi sự cương cứng ở phái nam chưa tương ứng với sự thấm ướt tại “cơ quan đối tác”. Tiến hành vào lúc bà xã chưa sẵn sàng là lỗi lầm đầu tiên mà nhiều người mắc phải.

Nhưng cũng có “biệt lệ” chứ?

Ở phụ nữ, thời gian phản ứng thường lâu hơn, cơ chế cũng phức tạp hơn, tuy nhiên nếu “cùng tần số” thì nhanh lắm, nhiều khi nhanh hơn cả ông xã nữa. Riêng đối với những “biệt lệ”, nên sử dụng chất bôi trơn. Đơn giản nhất và lúc nào cũng có là dùng nước bọt, sau đó là… khoa học kỹ thuật. Chính “khoa học kỹ thuật” quyết định tất cả, chứ không phải kích cỡ hoặc thời gian.

Tình dục là lĩnh vực mà chất lượng quan trọng hơn số lượng rất nhiều. Nhiều cặp vợ chồng có đời sống tình dục rất thỏa mãn, tuy người vợ thỉnh thoảng mới đạt cực khoái một lần.


Chuyện khó biết
Chuyện khó biết (tiếp)
Chuyện không lớn
Chuyện không đơn giản
Chuyện đàn ông
Chuyện đàn ông (tiếp)
Chuyện đàn ông (tiếp)
Các con đường lây truyền HIV/AIDS
Còn dâm ô là sao?
Dược phẩm có tác dụng cường dương không?
Dậy thì
Không có bệnh bất lực
Loạn luân
Lãnh cảm
Lệch thì đã sao?
Màng trinh và trinh tiết
Màng trinh và trinh tiết (tiếp)
Máu “35”
Những con ngỗng trắng
Những cặp đồng tính ái có gì khác với chúng ta?
Nỗi lo âu về đường con cái
Quan hệ tình dục quyết định bao nhiêu phần trăm hạnh phúc gia đình?
Thai sản
Thiếu cảm giác
Thuốc trợ lực, thuốc xịt, dầu ướt, dầu khô
Thượng mã phong
Thế nào là loạn dâm?
Thế nào là thiếu cảm giác hay thiếu cực khoái?
Thế nào là thị dâm?
Thế nào là đồng tính ái?
Thủ dâm
Thủ dâm có hại không?
Tầm cỡ
Vòng mắt cừu
Ác dâm là sao?
Đồng tính luyến ái
Đồng tính ái là gì?  
“Sinh hoạt vợ chồng” là chuyện khó nói?


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO