THẮC MẮC BIẾT HỎI AI - BS TRẦN BỒNG SƠN


Thắc mắc biết hỏi ai (phần 4)

Chuyện đàn ông

Dậy thì

"Em tên là P.Đ., 16 tuổi. Qua lời thầy cô và sách báo, em nghĩ mình đã qua tuổi dậy thì. Năm 13 tuổi, em thấy dưới bụng và kẽ nách có những cọng lông thưa thớt ló dạng. Giọng nói cũng bị vỡ ra. Nhưng cơ thể em vẫn không nở nang, không ra vẻ thanh niên gì cả. Chân tay, tướng tá của em không được cứng cáp mấy; cơ quan sinh dục chẳng nở nang gì hơn so với lúc nhỏ. Em chẳng hiểu sao qua tuổi dậy thì rồi mà em không thấy mình ra vẻ người lớn. Dù cố gắng cho ra vẻ đàn ông nhưng với những đặc điểm như vậy, em rất hay bị chọc ghẹo và có ít bạn bè. Có lẽ em thiếu kích tố sinh dục hay bị rối loạn gì đó. Vậy theo bác sĩ em bị bệnh gì? Cần chữa trị ra sao? Có cần tiêm kích thích tố 5 không? Nếu tiêm thì có tác dụng và tác hại gì?".

 - Em chỉ mới bắt đầu đi vào (chứ chưa phải là “đã qua”) tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn chủ yếu của cuộc đời và do đó rất phức tạp, nhiều thay đổi (tùy theo từng người, dân tộc, chủng tộc, yếu tố di truyền, dinh dưỡng...). Nhiều “cháu” đã dậy thì ngay từ lúc 10 tuổi, những cũng có vài “ông” chưa dậy thì dù đã ở tuổi 18-19. Ở tuổi 16 như em, nếu cố gắng cho ra vẻ đàn ông (tôi không biết em đã làm gì với “ý đồ” nói trên) thì bị chọc ghẹo là phải. Có lẽ ở bất cứ tuổi nào, những người làm cho ra vẻ đàn ông đều có thể bị trêu chọc.

Nét chủ yếu trong quá trình dậy thì ở nam giới là sự hoạt động của hai tinh hoàn dẫn đến những thay đổi sâu sắc của cơ thể do gia tăng testosterone (hoóc môn nam tính chủ yếu). Còn lông và râu thì lại thuộc thẩm quyền của tuyến thượng thận. Vì vậy giữa sự phát triển lông râu và các dấu hiệu dậy thì khác có thể không giống nhau. Dẫu sao, hiện tại em chỉ cần cố gắng… chờ mà không cần chữa trị gì cả. Vì mọi việc sẽ ổn thỏa thôi mà.

Trong giai đoạn này, người đàn ông tương lai có rất nhiều ước mơ, khát vọng và dự tính “đội đá vá trời”… Nếu em có ý muốn đậu thủ khoa vào một lúc ba trường đại học thì nên quyết tâm thực hiện cho bằng được; đừng thèm quan tâm đến chuyện “nở nang” của “cái kia”.

Bao quy đầu

Bao quy đầu là gì? Mở mắt là sao? Nghe nói hẹp bao quy đầu có thể gây ung thư nên mọi người đều phải đi cắt. Nhưng cắt ở đâu, có đau và nguy hiểm không?… Đó là những câu hỏi của rất nhiều bạn đọc.

Thông thường, khi mới chào đời, dương vật của bé sơ sinh được bịt kín ở đầu (bằng bao quy đầu), chỉ chừa một lỗ để nước tiểu thoát ra ngoài. Bao quy đầu sẽ từ từ tụt ra cùng với sự phát triển của cơ thể (hiện tượng này được gọi là “mở mắt”), sớm hay muộn tùy theo mỗi người, trong khoảng thời gian trên dưới 20 năm.

Do “vị trí đặc biệt” như vậy nên từ ngàn xưa, trong lịch sử nhân loại, bao quy đầu đã liên quan tới nhiều phong tục, tập quán, thậm chí cả những nghi thức tôn giáo. Ở các nước Do Thái, Ảrập, mảnh da bao quy đầu được cắt bỏ trong những buổi lễ rất long trọng. Điều này có ý nghĩa dâng hiến cho thần linh mạng sống của chính mình, tượng trưng bằng một mẩu nhỏ của "cái dụng cụ để bảo tồn nòi giống”.

Đối với y học hiện đại, bao quy đầu là nơi tích tụ những chất bài tiết của niêm mạc. Chúng tạo thành từng miếng nhỏ, trắng như sữa, có mùi hôi và dễ gây nhiễm khuẩn. Vì vậy, bao quy đầu được cắt ngay khi vừa sinh ra là tốt nhất. Trước 1975, những ai đã từng sinh đẻ tại Bệnh viện Cơ Đốc đều biết đến loại y cụ “giống như cái gọt bút chì”. Chỉ cần lồng nó vào đầu “cây bút chì” của em bé, bấm nhẹ một cái là xong. Việc cắt bao quy đầu sẽ khiến cho người con trai giữ vệ sinh dễ dàng hơn, đồng thời sinh hoạt vợ chồng cũng thuận lợi hơn. Ngoài ra, sự tồn tại của bao quy đầu ở người lớn có thể là một trong các nguy cơ gây ung thư dương vật; nên xu hướng hiện này là nếu không tuột ra được thì đi cắt. Nếu tuột ra được mà co thắt quá thì cũng cần phải cắt để phòng ngừa tai biến co thắt ở giữa vào lúc đang cương, ngăn chặn máu trở về, có thể gây hoại tử. Tất cả các bệnh viện có khoa ngoại (kể cả ở tuyến quận, huyện) đều có thể làm phẫu thuật này. Chỉ cần khoảng 15-20 phút, tốn khoảng vài chục nghìn đồng. Bệnh nhân không đau gì lắm, độ một tuần sau là khỏi.

 


Chuyện khó biết
Chuyện khó biết (tiếp)
Chuyện không lớn
Chuyện không đơn giản
Chuyện đàn ông
Chuyện đàn ông (tiếp)
Chuyện đàn ông (tiếp)
Các con đường lây truyền HIV/AIDS
Còn dâm ô là sao?
Dược phẩm có tác dụng cường dương không?
Dậy thì
Không có bệnh bất lực
Loạn luân
Lãnh cảm
Lệch thì đã sao?
Màng trinh và trinh tiết
Màng trinh và trinh tiết (tiếp)
Máu “35”
Những con ngỗng trắng
Những cặp đồng tính ái có gì khác với chúng ta?
Nỗi lo âu về đường con cái
Quan hệ tình dục quyết định bao nhiêu phần trăm hạnh phúc gia đình?
Thai sản
Thiếu cảm giác
Thuốc trợ lực, thuốc xịt, dầu ướt, dầu khô
Thượng mã phong
Thế nào là loạn dâm?
Thế nào là thiếu cảm giác hay thiếu cực khoái?
Thế nào là thị dâm?
Thế nào là đồng tính ái?
Thủ dâm
Thủ dâm có hại không?
Tầm cỡ
Vòng mắt cừu
Ác dâm là sao?
Đồng tính luyến ái
Đồng tính ái là gì?  
“Sinh hoạt vợ chồng” là chuyện khó nói?


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO