MẬT ONG: VỊ THUỐC BỔ DƯỠNG...

GS. TS ĐỖ TẤT LỢI

Mật ong còn gọi là bách hoa tinh, bách hoa cao, phong đường, phong mật. Tên khoa học: mel.

Mật ong là một chất lỏng hơi sền sệt, vị ngọt do nhiều giống ong hút mật của nhiều loại hoa đem về tổ chế biến cô đặc mà thành. Không phải chỉ có một giống ong cho mật ong. Ong cho mật có thể thuộc nhiều chi Apis (Apis mellifica, A. ligustica, A. sinensis, A. indica, A. dorsata), chi Maligona, Trigona v.v...

Tại Lào cai (Sapa) người ta phân biệt loại ong muỗi (ong nhỏ) cho thứ mật ong trắng và ong khoái (to hơn) cho loại mật ong màu vàng.

Những giống ong đều thuộc lớp cánh mỏng (hymenoptera), họ ong Apidae.

Ong sống thành đàn từ 25.000 đến 50.000 con, trong các tổ ong chúng làm lấy trên những cây ở rừng hoặc trong các thân cây đục lỗ hoặc các hòm đặc biệt, mà người ta làm saün cho nó. Càng ngày người ta càng chú ý phát triển nuôi ong vừa để lấy mật, vừa để tăng thu hoạch hoa màu vì khi ong đi lấy mật, ong giúp cho sự thụ phấn của các hoa và tỷ lệ quả đậu nhiều hơn.

Tính chất của mật ong

Tính chất ở mật ong thay đổi tùy theo từng vùng, từng tỉnh và từng thời kỳ lấy mật. Đặc biệt, mật ong có thể có chất độc nếu ong hút mật ở những cây có hoa độc như hoa phụ tử, hoa thuốc lá, hoa cà độc dược. Tại các nước, người ta đã chứng kiến những vụ ngộ độc do ăn mật ong có chất độc. Mùi và vị của ong phụ thuộc vào các loại hoa có trong vùng. Đó là cơ sở khoa học để phân biệt mật ong từng tỉnh như: mật ong Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh v.v... của ta.

Khi soi mật ong dưới kính hiển vi, ta sẽ thấy phấn hoa của nhiều loại cây khác nhau, người ta có thể dựa vào sự có mặt của một số loại phấn hoa để xác định mật ong của vùng nào.

Có loại mật ong màu vàng nhạt, mặt gợn như đường, có đường kết tinh ở dưới. Có người cho đó là loại tốt nhất. Nhưng thực tế cũng có những loại mật ong lỏng, trong, không đóng đường mà vẫn tốt và có loại mật ong có màu sẫm hơn, cũng là loại mật ong tốt. Hiện nay chúng ta chưa thể dùng nhận xét bề ngoài để đánh giá mật ong tốt xấu hoặc thực giả, mà phải nghiên cứu thành phần hóa học.

Tác dụng dược lý

1. Mật ong là một vị thuốc bổ: Tại Liên Xô, giáo sư Udintsev đã cho một số bệnh nhân bị lao uống mỗi ngày từ 100 đến 150g mật ong, thấy sức khỏe bệnh nhân ngày một tăng tiến, thể trạng và máu bệnh nhân tốt hơn.

2. Mật ong có thể giảm độ axit của dịch vị, độ axit dạ dày trở thành bình thường và làm cho hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh đau loét dạ dày và ruột (theo kết quả điều trị của bệnh viện Ostrounop ở Maxcơva và một số bệnh viện tỉnh khác ở Liên Xô cũ). Các bệnh nhân bị loét dạ dày và ruột điều trị bằng mật ong đều lên cân, sự tiêu hóa tiến triển tốt hơn.

3. Mật ong có thể dùng trong việc điều trị chứng bệnh về gan, túi mật và một vài bệnh về thần kinh. Mật ong còn là một thứ thuốc an thần tốt giúp cho giấc ngủ được ngon và làm bệnh nhân đỡ nhức đầu.

4. Mật ong tiêu diệt được một số vi trùng. Một số nhà bác học Nga ở Kiep là Necht, Chadimenko, Moroz đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiều loại mật ong, đối với nhiều loại vi trùng gây bệnh như Staphylococ, Streptococ, vi trùng lî, thương hàn v.v... Kết quả của trên 2.000 thí nghiệm đã chứng minh một vài loại mật ong có tính chất tiêu diệt hoặc ngăn cấm sự phát triển của vi trùng.

Sự nghiên cứu này giúp ta hiểu một phần tại sao mật ong tìm thấy trong một kim tự tháp ở Ai Cập mặc dầu đã để hơn 3.000 năm mà không bị cạn, bị hỏng mà còn giữ nguyên vị thơm ngon. Trên cơ sở nghiên cứu này, mật ong được dùng tại một số bệnh viện ở Liên Xô cũ để điều trị các vết thương do súng đạn (nhà phẫu thuật Liên xô Krinixki đã nhận thấy thuốc mỡ chế bằng mật ong làm cho vết thương đóng thành sẹo). Mật ong còn dùng xông hơi điều trị những bệnh ở đường khí quản (viêm niêm mạc đường khí quản), uống chữa bệnh cảm lạnh (uống mật nguyên chất hay trộn với chanh hay sữa). Mật ong còn dùng băng bó điều trị các mụn nhọt và giáo sư Pletneva ở Viện Y học số 2 Maxcơva còn dùng mật ong để chữa bệnh nhân có thương tổn ở giác mạc.

5. Mật ong có tính chất phóng xạ. Nhà bác học Pháp là Alain Queille đã chứng minh rằng một vài loại mật ong có tính chất phóng xạ; ông đã đem mật ong đổ vào nhiều cốc thủy tinh khác nhau, sau một thời gian thấy mật ong tác động đối với các phim ảnh đựng trong các giấy đen.

Công dụng và liều dùng

Mật ong được dùng làm thuốc từ lâu. Theo tài liệu cổ, mật ong có vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh, tâm, phế, tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc, hết đau. Dùng chữa tỳ vị hư nhược, táo bón, ho đau bụng, giải độc ở đầu, dùng ngoài chữa lở miệng, vết thương bỏng.

1. Thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, chữa nhức đầu và một số bệnh thần kinh, bệnh ho khan, viêm họng.

Ngày dùng 20-50g. Có thể dùng tới 100-150g. Nhưng với liều này có thể nhuận tràng. Uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Có khi người ta chế mật ong thành thuốc tiêm, làm thuốc bổ toàn thân.

2. Dùng ngoài chế thành thuốc mỡ hay nguyên chất đắp lên mụn nhọt, vết loét, vết thương.

3. Làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác.

Lưu ý: Ngoài mật ong, sữa chúa ra con ong còn cho ta nọc ong được dùng để điều trị có kết quả một số bệnh tê thấp, bệnh viêm dây thần kinh ngồi (thần kinh tọa). Nhưng nọc ong là loại thuốc mạnh, nguy hiểm. Khi dùng cần có sự theo dõi chỉ dẫn của thầy thuốc.

Gần đây người ta còn sử dụng phấn hoa do con ong đem về với mục đích làm thức ăn nuôi ong con. Trong phấn hoa có các axit amin, chất béo, gluxit, vitamin.

Đơn thuốc có mật ong

1. Đơn thuốc chữa loét dạ dày và tá tràng: Mật ong 10g, cam thảo sống 10g, trần bì 6g, nước 400ml. Trước hết sắc cam thảo và trần bì với nước, cô cạn còn 200ml thì lọc, bỏ bã. Thêm mật ong vào chia làm 2 hay 3 lần uống trong ngày.

2. Đơn thuốc chữa cao huyết áp, táo bón: Mật ong 60g, vừng đen (tức hắc chi ma) 50g. Trước hết nấu vừng cho chín giã cho nát rồi thêm mật ong và chừng 200ml nước vào khuấy đều, chia làm 2 lần uống trong ngày, sáng và tối.

3. Mật ong sữa chúa (mật ong có chứa 2-4% sữa chúa) làm thuốc bổ cao cấp: Ngày uống 2-3ml, ngậm trong miệng đến khi tan hết.

TÀI DƯỢC
Bọ cạp - vị thuốc quý giá
Cai thuốc lá bằng mật ong
Chim sẻ - một vị thuốc chữa bệnh
Con dê dùng trong chữa bệnh
Con nhím
Con tằm và vị thuốc bạch cương tàm
Cá ngựa chữa bệnh
Các vật phẩm thiên nhiên tăng cường dục năng
Các vị thuốc từ khỉ
Cứt con quy
Gà mái già - biệt dược bổ huyết, trừ phong
Gà trong y dược học
Hải sản làm thuốc
Lộc nhung - Thuốc quý từ lộc nhung
Mấy món thịt dê chữa bệnh
Mật cá trắm không hề chữa được bệnh
Mật gấu có thể chữa được ung thư
Mật ong - dưỡng chất, vị thuốc kỳ diệu
Mật ong - vị thuốc quý
Mật ong kỳ diệu
Mật ong ngăn chặn được ung thư
Mật ong và sắc đẹp
Mật ong: vị thuốc bổ dưỡng…
Mật trăn
Nọc rắn chữa bệnh tim
Nọc độc bọ cạp xanh chữa ung thư
Rắn độc chữa bệnh
Sừng trâu
Sừng trâu thay sừng tê giác trong điều trị
Sừng trâu và sừng tê giác
Thuốc bổ từ con tằm
Thuốc từ mèo
Thằn lằn
Thịt và trứng vịt trị bệnh
Trứng gà ngâm giấm
Uống mật gấu coi chừng
Vảy cá - thuốc chống nhiều bệnh nan y
Vỏ trứng gà - vị thuốc dân gian độc đáo
Y học cồ truyền với mật cá trằm (thanh ngư đởm)
Đỉa giúp giảm đau viêm khớp gối

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y