Y HỌC CỒ TRUYỀN VỚI MẬT CÁ TRẰM (THANH NGƯ ĐỞM)

GS. HOÀNG BẢO CHÂU

LTS: Bán Nguyệt San Sức Khỏe & Đời Sống số 91 ra ngày 12/6/2000 có bài viết: "Mật cá trắm cỏ có làm đẹp da và thay thế Viagra hay không?". Nhằm cảnh báo cho bạn đọc việc uống mật cá trắm cỏ không những không làm mượt da hoặc tráng dương mà còn bị ngộ độc có khi dẫn đến tử vong. Trên thực tế, uống mật cá trắm cỏ thì sẽ bị ngộ độc, nhưng nếu dùng đúng cách, đúng bệnh thì nó lại là một vị thuốc hay chữa được bệnh và an toàn. Để bạn đọc hiểu thêm về vị thuốc mật cá trắm cỏ, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của GS. Hoàng Bảo Châu.

Trong "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam". Giáo sư Đỗ Tất Lợi đã ghi: mật cá trắm là thuốc dùng lâu đời trong dân ta và bên Trung Quốc. Mật cá trắm thường làm thuốc với tên Thanh ngư đởm.

Ở Việt Nam, trong tài liệu Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh giới thiệu Thanh ngư (cá trắm) vị ngọt tính bình không độc, ích khí, trị cước khí, mật của nó trị tắc họng và mắt mờ. Trong điều trị bệnh đau họng điểm 25, Kinh trị họng mọc mụn sưng đau (tương tự viêm Amidan cấp) đã ghi: Mật cá trắm một cái phơi khô, hoặc mật cá tẩm vào giấy phơi khô, mỗi lần dùng một ít hòa với mật ong mà ngậm thông ngay. Trong điều trị bệnh kín điểm 1: cửa mình sưng cứng như đá, chạm vào thì đau đớn quá không chịu nổi dùng mật cá trắm 7 cái (cá diếc cũng được), lụa tơ tằm 2 - 3 đồng cân (8 - 12gr) đốt thành tro, tán nhỏ hòa với nước mật cá, lấy lông vịt chấm thuốc điểm vào đó, độ nửa giờ là mềm lại, rất hay. Trong chữa bệnh mắt điểm 24 chữa mắt đỏ kéo màng dùng mật cá trắm, thường nhỏ vào mắt rất hay.

Trong Lĩnh Nam bản thảo, mục 10 loài cá, Hải Thượng giới thiệu: Thanh ngư tục gọi là cá trắm, vị ngọt khí bình không độc lắm, ích khí chữa luôn đau cước khí, đởm đau mắt mờ tiểu tiện cấm; không nói đến mật cá trắm. Song trong Bách Gia trân tàng (tập trọng) chữa bệnh yết hầu điểm 5: chữa chứng yết hầu gần chết dùng mật cá trắm cho ngậm thì khỏi ngay.

Như vậy Tuệ Tĩnh, Hải Thượng đã dùng mật cá trắm ngậm để chữa hầu họng mỗi lần 1 ít mật đã phơi khô, bôi tại chỗ để chữa sưng đau âm hộ, nhỏ mắt để chữa mắt đỏ có màng. Có thể thấy cách dùng chủ yếu là dùng thuốc tại chỗ (ngậm, bôi, nhỏ mắt) và tí một. Cách dùng này vừa phát huy tác dụng chữa bệnh, vừa an toàn.

Ở Trung Quốc, Trung dược đại từ điển giới thiệu như sau: "Dùng mật khô (âm can), có thể dùng mật tươi. Mật cá trắm vị đắng tính hàn, không độc (Sách Cương mục)vào kinh can, đởm (Bản thảo cầu trân), vào kinh can thận (bản thảo Lai tân), có công dụng tả nhiệt, làm sáng mắt, dùng để chữa mắt sưng đỏ đau, có màng, hầu tý, nhiệt sang (lở loét do nhiệt). Nếu uống thì cho lẫn vào thuốc hoàn, thuốc tán, nếu dùng ngoài thì nhỏ mắt hoặc bôi tại chỗ. Không dùng thuốc này cho người mắt mờ do huyết hư. Sách Cương mục ghi chữa đau mắt đỏ có màng dùng mật cá trắm nhỏ mắt. Sách "Cung thị dị giản phương" lại dùng hoàn liên thái phiến, sắc đặc, bỏ bã, cô cao, cho mật cá trắm vào trộn đều, thêm một ít mai phiến cho vào lọ đậy kín, mỗi ngày nhỏ mắt một lần. Tôn Tư Mạo chữa tắc hầu và hóc xương như sau: tháng chạp lấy mật cá trắm, âm can, khi có bệnh lấy một ít mật ngậm và nuốt nước miếng. Tứ xuyên Trung dược chí giới thiệu chữa ác sang như sau: mật cá trắm, hạt gấc, thổ đại hoàng, tán mịn từng vị, trộn đều rồi bôi vào vết loét. Có một báo cáo lâm sàng dùng mật cá trắm chữa đỉa chui vào mũi. Lấy mật cá trắm vào tháng chạp, âm can, tán thành bột mịn. Trước tiên dùng ephedrin nhỏ mũi (có thể nhìn thấy ngay con đỉa), dùng tăm bông chấm bột mật cá trắm bôi vào thân con đỉa. Đợi một lúc cho đỉa mất lực hút lấy panh gắp đỉa ra, hoặc bảo bệnh nhân tự xì mạnh ra. Đã dùng chữa 13 trường hợp đều có kết quả và bệnh nhân không cảm thấy đau đớn.

Với cách dùng cụ thể như trên, thuốc tỏ ra có hiệu quả và an toàn.

Song ở nước ta đã có ngộ độc khi dùng mật cá trắm. Trần Văn Chất qua báo Nhân dân 4/12/1973 và Sức khỏe 2/1975 đã thông báo: "Trong 4 tháng cuối năm 1973 đầu 1974 Bệnh viện Bạch Mai đã xử lý 11 trường hợp ngộ độc do uống mật cá trắm trong đó có một người chết. Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau 1 đến 2 giờ sau khi uống mật tươi hoặc hòa với rượu. Bệnh nhân đau bụng dữ đội và ỉa lỏng, có người nôn rất nhiều, ỉa lỏng dữ dội, ỉa lỏng nặng phải đi cấp cứu ngay. Nếu không chữa kịp thời đến ngày thứ 2, thứ 3 sẽ thấy các triệu chứng đái ít, phù, khó thở do suy thận cấp. Có người rất nặng: 9 - 10 hôm không đi tiểu vì không có nước tiểu. Có trường hợp phù nề to, tiểu tiện ít, khó thở, khạc máu hôn mê mà chết".

Trong Sức Khỏe & Đời Sống số 91 tháng 6 năm 2000 BS. Bùi Minh Trạng thông báo 2 trường hợp uống mật cá trắm (nhằm làm trắng da mượt tóc, và để thay thế Viagra) bị ngộ độc phải cấp cứu, với những triệu chứng ngộ độc như đã nêu ở trên. Những trường hợp ngộ độc này đều do uống một lượng lớn mật cá trắm tươi theo kinh nghiệm truyền miệng. So sánh với cách dùng cổ truyền ta thấy: y học cổ truyền chủ yếu dùng ngoài (ngậm, nhỏ mắt, bôi tại chỗ) ở đây dùng thuốc là chính; đáng lẽ dùng ít mật hoặc mật khô, hoặc cho vào hoàn tán, nếu dùng tươi chỉ để nhỏ mắt, ở đây dùng cả một cái mật hoặc nuốt, hoặc hòa tan với rượu, với mật ong; đáng lẽ dùng để chữa đau mắt đỏ, viêm sưng đau họng; chữa loét lở đây lại dùng để làm đẹp da; thay thuốc Viagra, và các mục đích khác. Có thể nhận ra đó là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc. Mọi người cần dùng thuốc đúng cách, đúng bệnh. Cần hỏi các nhà chuyên môn trước khi dùng theo kinh nghiệm truyền miệng để tránh những tác dụng xấu của thuốc. Khi uống thuốc có phản ứng xấu cần ngừng thuốc và đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.

TÀI DƯỢC
Bọ cạp - vị thuốc quý giá
Cai thuốc lá bằng mật ong
Chim sẻ - một vị thuốc chữa bệnh
Con dê dùng trong chữa bệnh
Con nhím
Con tằm và vị thuốc bạch cương tàm
Cá ngựa chữa bệnh
Các vật phẩm thiên nhiên tăng cường dục năng
Các vị thuốc từ khỉ
Cứt con quy
Gà mái già - biệt dược bổ huyết, trừ phong
Gà trong y dược học
Hải sản làm thuốc
Lộc nhung - Thuốc quý từ lộc nhung
Mấy món thịt dê chữa bệnh
Mật cá trắm không hề chữa được bệnh
Mật gấu có thể chữa được ung thư
Mật ong - dưỡng chất, vị thuốc kỳ diệu
Mật ong - vị thuốc quý
Mật ong kỳ diệu
Mật ong ngăn chặn được ung thư
Mật ong và sắc đẹp
Mật ong: vị thuốc bổ dưỡng…
Mật trăn
Nọc rắn chữa bệnh tim
Nọc độc bọ cạp xanh chữa ung thư
Rắn độc chữa bệnh
Sừng trâu
Sừng trâu thay sừng tê giác trong điều trị
Sừng trâu và sừng tê giác
Thuốc bổ từ con tằm
Thuốc từ mèo
Thằn lằn
Thịt và trứng vịt trị bệnh
Trứng gà ngâm giấm
Uống mật gấu coi chừng
Vảy cá - thuốc chống nhiều bệnh nan y
Vỏ trứng gà - vị thuốc dân gian độc đáo
Y học cồ truyền với mật cá trằm (thanh ngư đởm)
Đỉa giúp giảm đau viêm khớp gối

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y