CẨM NANG CẤP CỨU


Chương 5

VẾT THƯƠNG VÀ CÁC THƯƠNG TỔN LIÊN QUAN.

Nạn nhân bị chảy máu trầm trọng phải coi là trường hợp nặng trong cấp cứu. Cơ thể chảy máu ngoài hoặc máu trong. Cầm máu càng sớm, tai biến càng ít. Chảy máu ngoài dễ cầm hơn chảy máu trong. Phần lớn chảy máu trong khó cầm nên thường cấp cứu khẩn cấp.

I. CHẢY MÁU NGOÀI

Mục tiêu chung trong xử lí vết thương nặng là: cầm máu, phòng chống nhiễm khuẩn và phong chống choáng. Phương pháp hiệu quả nhất để chặn đứng chảy máu ngoài là đè ép trực tiếp lên chỗ đang chảy máu. Chỉ cần mất một lít máu là có thể bị choáng nặng. Nếu cứ tiếp tục mất nữa là chết. Ví dụ, đứt mạch máu lớn, không cầm được, nạn nhân có thể chết trong không đầy 3 phút. Điểm quan trọng nhất trong chảy máu, bất kể loại mạch nào, là phải cầm máu càng nhanh càng tốt. Trong phần lớn các vết thương nặng, động mạch, tĩnh mạch và vi mạch đều có thể bị tổn thương (hình 1). Nếu tổn thương động mạch, máu phụt ra màu đỏ tươi, máu mới được oxy hoá. Máu chảy từ tĩnh mạch lớn ào ạt nhưng dễ cầm. Tổn thương vi mạch, máu chảy rỉ rỉ, ít lan toả và ít trầm trọng hơn. Đại cương mà nói, khi động mạch đứt hoàn toàn, việc cầm máu dễ kiểm soát hơn là chỉ đứt một phần.

Hình 1 trang 52

Nếu đứt hoàn toàn do tính đàn hồi thành mạch, các đầu mút bị xẹp lại và làm giảm lượng máu chảy ra. Hiện tượng này không có trong đứt một phần, tính đàn hồi làm cho các mép tổn thương co lại, lỗ rách to ra, do đó lượng máu chảy ra khỏi mạch nhiều hơn.

Để chủ động cầm máu trong các tổn thương nặng, ta có một loạt cách xử trí: Băng ép, ấn điểm, giây thắt và băng xoắn hay garô.

Băng ép. Băng ép là phương pháp hiệu quả nhất để cầm chảy máu ngoài. Đó là sự đè mạnh bằng áp lực trực tiếp lên vết thương bằng một cuộn băng sạch nhất (hình 2A và 2B). Có thể dùng băng ép khô vô khuẩn DSD (Dry Sterile Dressing) nếu có. Giữ chặt như vậy cho đến khi máu ngưng chảy. Chi thể bị thương được kê cao lên một chút cũng đỡ làm chảy máu hơn. Phía ngoài vết thương có thể làm tăng cường thêm băng cravat hay băng cuộn đàn hồi, nút thắt nên đặt trực tiếp lên vị trí có vết thương, như vậy làm tăng thêm áp lực và ép chặt vết thương. Kiểu băng này có thể áp dụng cho mọi vết thương có ngoại vật hoặc vết thương chảy máu trừ tổn thương mắt, các vết thương có ngoại vật hay vết thương xuyên thủng. Khi dùng băng đàn hồi hay băng chun, phải cẩûn thận. Không buộc quá chặt làm thiếu cấp máu ở phía dưới (hình 2C). Các tua quấn đầu tiên phải khích nhưng không quá chặt để khi cần có thể nới lỏng hay sửa lại. Băng gọi là quá chật là khi mạch dưới vết thương không bắt được. Tuy nhiên một vài trường hợp mạch không bắt được là do mạch yếu.

Hình 2.1; 2.2;2.3 trang 53

Aán điểm. Aán điểm là ấn xuống bất kì điểm nào mà ta cảm thấy có động mạch nằm dươí hoặc mạch máu đi sát xương. Động mạch ở điểm này bị ấn xuống, làm phía dưới chi thể nơi có vết thương máu ngưng chảy ra. Kết hợp ấn điểm với băng ép trực tiếp vết thương thường giúp ta cầm chảy máu ngoài. Phương pháp ấn điểm thường dùng trong chảy máu nặng. Đó là dùng áp lực của bàn tay ấn lên động mạch cánh tay (chi trên, hình 3A) và động mạch đùi (chi dưới, hình 3B). Ngoài ra còn một số phương pháp ấn điểm khác dùng để cầm máu động mạch thái dương và động mạch dưới đòn (hình 4A và B)

Hình 3.1;3.2

Hình 4.1;4.2

Giây thắt. Giây thắt có thể dùng cầm máu ở tay chân khi đã làm băng ép. Đặt cuộn băng cravat hoặc một dây tương tự quấn chặt quanh chi thể, ở phía trên vết thương một đoạn, rồi làm nút hoặc thắt nút ngay trên đường đi của động mạch (hinh 5A). Để xác định mức độ đủ chặt, ta cho vài ngón tay xuống dưới dây thắt để kiểm tra cho bảo đảm. Sau khi băng ép tiến hành xong, có thể lấy dây thắt đi. Dây thắt còn dùng khi có vết thương rắn cắn.

Hình 5.1;5.2;5.3 trang 55

Băng xoắn (garô). Việc áp dụng băng xoắn hay garô ít khi cần thiết. Nói chung không nên dùng trừ khi tay hoặc chân bị dập nát quá nhiều mà mọi biện pháp cầm máu khác vô hiệu quả. Tổ chức ở vùng bị thương nếu không garô thì về sau có thể phục hồi được chức năng bằng vi phẩu thuật, nhưng nếu làm garô thì không có phương pháp nào thực hiện có kết quả. Nếu phải buộc garô thì nên đặt ở 5-8 cm phía trên vết thương và thắt nút ở trên đường đi của động mạch. Chỉ thắt chặt vừa phải đủ để cầm chảy máu (hình 5B và 5C). Nhớ ghi thời gian làm garô, không được tháo nếu không có ý kiến thầy thuốc.

Chú ý: bất cứ tổ chức nào bị thương tổn nặng đều phải đắp gạc ướt lạnh lên trên hoặc bằng túi nước đá. Đây là phương pháp cần thiết để bảo vệ chúng, nếu có thể, ghép thành công trong những giờ sau này.

ĐIỀU TRỊ CÁC VẾT THƯƠNG NẶNG

Mọi vết thương hở đều là đối tượng của nhiễm khuẩn. Phải chú ý đề phòng ô nhiễm. Cách xử lí vết thương nặng nói chung là:

Phải dùng vật liệu sạch nhất (khô, vô khuẩn) đặt sát vết thương và băng ép bên ngoài.

Cố định vùng tổn thương, để nạn nhân nằm yên tĩnh.

Không rửa vết thương nếu y tế gần đó.

Kê cao chi tổn thương lên ngang mặt phẳng tim, trừ khi chi đó có tổn thương khác không cho phép.

Điều trị choáng.

Thu xếp chuyển nạn nhân đi bệnh viện.

Phòng nhiễm khuẩn. Sạch sẽ là điều kiện quan trọng nhất. Các vết thương nhỏ phải rửa sạch hoàn toàn sai khi cầm máu, như sau:

Rửa vết thương bằng nước ấm xà phòng nhẹ, lấy hết dị vật bẩn.

Dùng cặp gắp các mảnh bẩn ra, nếu cắm sâu, phải để thầy thuốc lấy.

Dội nước lạnh vào vết thương cho trôi hết chất bẩn đi.

Thấm khô vết thương bằng gạc hoặc bằng băng khô vô khuẩn DSD.

Bôi dung dịch sát khuẩn nhẹ, tránh dùng loại mỡ kem vì chúng làm vết thương ẩm.

Đắp gạc khô vô khuẩn DSD lên vết thương . Không băng quá kín để vết thương được hô hấp và đóng vẩy sớm (hình 6).

Nếu sợ vết thương có nguy cơ bẩn thì phải băng kín hoàn toàn.

Phải đề nghị cho tiêm phòng uốn ván nhất là vết thương xảy ra quanh nơi súc vật ở.

Hình 6 trang 57

Sự nguy hiểm của nhiễm khuẩn luôn có mặt tại mọi vết thương. Đặc biệt trường hợp máu không chảy ra ngoài hết hoặc có dị vật: mảnh vải bẩn, mảnh than, thuỷ tinh, các mảnh vụn gỗ đá……

Triệu chứng. Vết thương căng, phù, đau nhói và xung quanh hơi đỏ. Nếu có mủ phải rạch tháo ra. Nếu có sốt, hạch bạch huyết to lên, các vạch đỏ từ vết thương xiên ra, là có dấu hiệu nhiễm khuẩn (xem chương 13 "Viêm mô bào")

Điều trị. Cần điều trị ngay đối với vết thương đã nhiễm khuẩn, có thể dùng kháng sinh. Nếu y tế không sẳn sàng có thể đắp bằng nước ấm, khăn nóng lên vết thương. Đặt chi cao lên và để nạn nhân yên tĩnh.

II. PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG (VẾT THƯƠNG HỞ)

Trong vết thương hở thì da luôn bị rách và các mô bị tổn thương. Một vài vết thương nặng hơn có xử lí riêng biệt. Vết thương hở phân biệt như sau: vết xước da, vết cắt, vết rách, vết đâm và vết thương mất tổ chức.

Vết xước da. Vết xước hay vết thương xước da là khi lớp da ngoài bị cào rách hay mài trượt trên mặt phẳng cứng. Ví dụ vết xước ở da đầu gối, khuỷu và bỏng sâu. Máu rỉ rơm rớm ra từ vi mạch, nguy hiểm lớn nhất là nhiễm khuẩn do vật bẩn và vi khuẩn ở đất cát xâm nhập vào.

Điều trị. Trươc hết phải băng ép cầm máu. Rửa vết xước bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Lấy hết dị vật bám trên vết thương. Thuốc rửa tốt nhất là nước oxy già. Có thể dùng thuốc sát khuẩn nhẹ, sau đó thấm khô vết thương. Đắp lên đó miếng gạc DSD, băng lại, không quá chặt để vết thương thở và đóng vẩy, chuyển nạn nhân đến thầy thuốc nếu có dị vật mắc vào vết thương.

Vết cắt. Vết thương chỉ có một đường cắt gọn. Có thể do vật sắc như dao díp hay mảnh thuỷ tinh, làm chảy máu nhiều. Nếu nặng có thể tổn thương cơ, gân và các mô khác.

Điều trị. Cầm máu bằng băng ép. Bất cứ vết cắt nào nặng đều đến thầy thuốc để khâu lại nếu cho phép. Ta có thể lấy dị vật ở vết thương mà không gây thương tổn thêm. Vết cắt nhỏ, sau khi cầm máu, rửa vết thương bằng nước xà phòng. Dùng băng DSD băng lại.

Vết rách. Vết thương thường có mép rách không đều, lởm chởm như răng cưa, thường gây ra do một lực cực mạnh làm chảy máu nhiều. Rất dễ nhiễm khuẩn do dị vật. Có thể do một vật tù, va quệt ô tô, hay gặp trong các tai nạn bất ngờ.

Điều trị. Trước hết là băng ép cầm máu. Nếu rách nhỏ, rửa vết thương bằng nước xà phòng. Dùng băng bướm và DSD. Nếu vết thương có thể để lại sẹo thì nên chuyển cho thầy thuốc để khâu nếu có thể được.

Vết đâm. Vết thương có thể gây ra do vật sắc, xuyên vào các mô. Loại này máu không chảy ra ngoài hết nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Thường xảy ra do giẫm phải đinh, súc vật cắn, các mảnh sành mảnh chai.

Điều trị. Đầu tiên nên cầm máu dù ít bằng băng gạc DSD. Nếu dị vật không nằm trong vết thương, ngâm vết thương vào nước rất ấm khoảng 15 – 20 phút, 3 – 4 lần/ngày. Đắp gạc DSD lên vết thương và băng lại. Phải tiêm phòng uốn ván ngay.

Vết thương mất tổ chức. Thường gây ra do bị xé mạnh hay toác kéo đứt các mô ra khỏi cơ thể hay kèm theo chảy máu nhiều. Vết thương mất tổ chức có thể gây ra do chất nổ, tai nạn ô tô, súc vật cắn xé, thường là tổn thương rất nghiêm trọng.

Điều trị: Phải cầm máu bằng băng ép trực tiếp. Nếu có phần tổ chức bị xé đứt ra, thì đặt miếng tổ chức đó vào miếng gạc sạch, hơi ướt một chút và trực tiếp đưa đến bệnh viện cùng với nạn nhân.

III. CHẢY MÁU TRONG:

Chảy máu trong được biểu hiện bằng choáng đòi hỏi phải can thiệp ngay. Máu có thể chảy vào trong ngực, trong ổ bụng, hoặc trong hố chậu. Nguyên nhân có thể do thương tổn nặng ở động mạch hoặc một cơ quan sống nào đấy như gan, lách hay thận. Tổn thương kiểu này thường do đụng đập, sụp đổ hoặc tai nạn ô tô.

Các dấu hiệu. Các triệu chứng choáng xuất hiện từ vừa đến trầm trọng có thể kể như: nhịp thở không đều và mạch nhanh nhỏ, nằm im không động đậy, xanh xám, da lạnh dâm dấp mồ hôi, đồng tử dãn, choáng váng chóng mặt, và khát. Các dấu hiệu sau đây gợi ý có tổn thương riêng biệt:

Phổi. Khạc ra máu đỏ tươi, máu có bọt.

Dạ dày hay họng. Nôn ra máu đỏ tươi.

Lách. Cứng cơ và đau ê ẩm ở vùng bụng bên trái gần phía lưng (phía dưới lồng sườn ngực)

Thận. Có máu trong nước tiểu.

Ruột. Có máu trong phân, màu đen hoặc đỏ sẫm.

Điều trị. Phải tìm y tế cấp cứu ngay. Phòng chống choáng.

IV. PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG: VẾT THƯƠNG KÍN.

Vết thương kín là loại vết thương trong đó mạch máu bị vữa, thường ở trong cơ hoặc vùng gân khớp. Có sự chảy máu ri rỉ và các dịch khác vào mô, da bên ngoài có màu "đen – xanh". Máu chảy ít và da không rách. Ví dụ đụng dập, co kéo, bong gân là vết thương kín.

Đụng dập (bruise hay contusion). Nguyên nhân gây ra đụng dập thường do ngã hoặc đấm đá vào cơ thể. Vi mạch vỡ và máu rỉ vào trong mô. Vết thương đụng dập đầu tiên thường đỏ và phù nề, nhiều hay ít tuỳ theo mức độ chấn thương.

Dấu hiệu: Chỗ đụng dập phù nề, căng, đau, và nhìn bên ngoài thấy da xanh đen. Nếu nặng, có thể có choáng.

Điều trị: Cho chườm lạnh hoặc chườm bằng túi nước đá vào vùng đó trong 20 – 30 phút, 3 – 4 lần/ngày. Sau khi thôi chườm lạnh thì băng ép và kê cao chi thể. Phải nghỉ ngơi và hoạt động giới hạn. Khoảng 48 giờ sau, cho ngâm vùng đụng dập vào nước nóng hoặc ấm. Nếu đụng dập nặng phải mời thầy thuốc xem.

Chảy máu ở đầu hoặc da đầu. Bất cứ vết thương nào ở vùng da đầu đều gây chảy máu nhiều. Vì ở đây có rất nhiều mạch máu.

Điều trị: Cầm máu mọi vết thương da đầu đều phải dùng băng ép - trực tiếp. Tuy nhiên, nếu có vỡ xương sọ phải được điều trị chuyên khoa. Dùng băng ép và tăng cường bằng băng cuộn bên ngoài để cầm máu. Để nạn nhân yên tĩnh và mời y tế.

Chảy máu cổ. Bất cứ vết thương chảy máu nào ở cổ đều là cấp cứu hệ trọng. Đặt nhiều lớp gạc dày vô khuẩn lên vết thương. Dùng áp lực đè chặt lâu để cầm máu. Không dùng băng quấn vòng quanh cổ. Phải chú ý duy trì đường thở thông suốt để hô hấp và lấy hết máu đọng trong họng nếu có. Không bỏ qua khả năng xương cổ có thể gẫy. Mời cứu trợ y tế.

Chảy máu trong lồng ngực. Các vết thương đâm vào ngực thường là nguyên nhân của vết thương ngực hô hấp (sucking chest wound) (H.7). Nếu bị đâm sâu vào trong phổi, vết thương thấu phổi, hơi có thể đi vào khoang màng phổi, gây xẹp phổi. Chú yù: Không rút vật đâm ra khỏi ngực vì có thể làm tăng chảy máu và không khí trong phổi tràn hết ra ngoài.

Dấu hiệu: Có tiếng mút khi nạn nhân hít vào. Thường kèm theo chảy máu. Rất có thể có ho ra máu tươi hay máu có bọt.

Điều trị: Bịt chặt vết thương bằng mọi loại băng ép. Có thể dùng băng gạc vazơlin, băng đàn hồi, hoặc lớp phim mỏng đàn hồi (như khăn Saran) băng phía trong, ngoài phủ lớp băng cuộn. Băng phải có bản đủ rộng để nó không bị hút vào lỗ thủng của vết thương. Tăng cường bằng một băng rộng khác, băng cravat hay băng ép, trùm lên vết thương. Đặt nạn nhân nằm nghiêng sang bên bị thương và thu xếp để vận chuyển họ đến bệnh viện.

Chú ý: khuyến khích nạn nhân ho ra máu hay chất tiết đờm dãi qua đường thở bình thường, nếu có.

Hình 7 trang 63.

Ngực dập thành mảng.

Trong tai nạn ô tô, ta có thể bị đập ngực vào tay lái, gấy ra vết thương đè ép thành ngực (cũng có thể có tổn thương tuỷ sống). Nạn nhân rất khó thở do nhiều xương sườn gẫy hoặc phổi bị đâm vào. Gẫy nhiều xương sườn có thể làm xẹp một phần ngực. Có thể coi đó là mảnh vỡ ngực hoặc ngực dập thành mảng (flail hay stove – in chest). Nếu có mảnh vỡ ngực, xương ức sẽ "trôi nổi" không di động và nạn nhân thường phải nẵm xuống để cố thở.

Điều trị: Đặt nạn nhân ở một tư thế nào đó để họ dễ thở (thế nửa gấp hoặc nghiêng về bên tổn thương). Bất cứ chỗ nào có vết thương hở đều phải băng lại. Để cho nạn nhân khạc máu ra khỏi phổi. Không cố định lồng ngực gẫy nếu y tế gần đó. Điều trị choáng và mời y tế đến ngay. Chú ý: Nếu đau quá làm nạn nhân khó thở thì dùng tay mình ấn nhẹ vào thành ngực nạn nhân với sức ép khoảng 2 – 4 kg. Như vậy nạn nhân dễ thở hơn. Có thể đặt nghiêng nạn nhân về bên đau đề phòng xương sườn đâm vào phổi khi hô hấp.

Chảy máu trong ổ bụng.

Trong vết thương bụng nặng, ruột và các cơ quan sống khác có thể bị đụng chạm. Nguyên nhân có thể do tai nạn ô tô mạnh hoặc do súng bắn vào. Đây là cấp cứu quan trọng, phải gọi xe cấp cứu đến ngay.

Dấu hiệu: Là dấu hiệu của vết thương ruột và các nội tạng khác. Có thể có chảy máu trầm trọng.

Điều trị: Cố gắng cầm máu bằng băng ép nhẹ, dưới có đặt một lớp gạc vô khuẩn dày nhiều lớp. Bọc các quai ruột lòi ra bằng khăn ướt nếu có. Điều trị choáng và mời cứu trợ y tế. Chú ý: Mọi vết thương do súng bắn đều phải báo cho cảnh sát.

Chảy máu mũi. Chảy máu mũi cũng thường gặp, có thể gây ra do đánh đập vào vùng mũi hoặc do xì mũi quá mạnh.

Dấu hiệu: Máu chảy ra từ mũi.

Điều trị: Đặt nạn nhân ở tư thế ngồi, cúi đầu và người hơi nghiêng về phía trước. Bịt chặt 2 lỗ mũi lại. Dùng ít gạc lạnh (túi chườm đá) đắp ngang qua cầu mũi trong 5 – 6 phút, thường như vậy là cầm máu. Nếu máu vẫn không ngừng chảy sau 15 – 30 phút, thì nhét một nùi nhỏ bông vô khuẩn vào lỗ mũi và vẫn đặt túi chườm lạnh đè lên trên. Để bông trong mũi nhiều giờ nếu cần. Không xỉ mũi. Khuyến khích nạn nhân khạc ra nếu có ít máu, không để chảy vào trong họng.

Các tổn thương khác. Không phải mọi tổn thương đều được phân loại rõ ràng. Đó là các trường hợp sau đây, sắp xếp từ đầu đến chân, từ nặng đến nhẹ có:

Tổn thương mắt. Các dị vật nhỏ như bụi hoặc các mảnh vật chất bẩn có thể bay vào mắt và thường dễ lấy ra. Chúng thường nằm dưới mi trên và kích thích mắt rất mạnh. Không nên dụi vì dễ gây tổn thương thêm. Muốn xác định vị trí dị vật, ta khẽ ấn vào nếp mi trên, kéo mi ra rồi nâng lên cho dễ nhìn. Nếu làm như vậy mà đau nhức giảm đi là dị vật có thể đã cắm sâu vào trong mi.

Dị vật ở bên trong mi. Để lấy được dị vật phải lật phía trong mi ra ngoài bằng cách bảo nạn nhân nhìn xuống, ta cầm lấy vành mi trên, dùng một nùi bông ấn vào giữa mi và lộn ngược mi lên qua nùi bông ấy. Dị vật có thể nằm bên trong mi. Dùng cặp sạch, vô khuẩn, ướt gắp nhẹ nhàng ra, hoặc dùng một góc của khăn mặt ướt kéo ra cũng được. Chú ý: Không làm xước mắt. (H.8).

Hình 8 trang 66.

Dị vật trên nhãn cầu. Nếu nhìn thấy dị vật nằm trên mặt phẳng sáng của mắt, bảo nạn nhân cố nháy mắt nhiều cho bụi bong ra, hoặc rửa mắt bằng dòng nước sạch để làm trôi bụi ra ngoài (dùng ống nhỏ mắt nếu có).

Xước nhãn cầu. Nếu nhãn cầu bị xước, nạn nhân bị kích thích nhiều. Dùng vải ướt, mềm, và đắp DSD lên đó. Chuyển nạn nhân đến thầy thuốc.

Dị vật găm lại trong mắt. Nếu có dị vật găm vào mắt thì không làm cho dị vật chạy lung tung. Chuyển nạn nhân đến thầy thuốc, hoặc bác sĩ nhãn khoa tốt hơn. Đặt lên hố mắt miếng gạc nhỏ, kiểu gạc đã làm sẵn có vòng tròn ở giữa gọi là "gạc lỗ" (Gauze doughnut) để phòng không cho dị vật di chuyển sâu vào trong mắt. Băng kín cả hai mắt để phòng lan sang nhau (H.9). Đôi khi băng như vậy làm nạn nhân sợ, cần giải thích rõ lý do để nạn nhân yên tâm. Đưa đến y tế ngay.

Hinh 9 trang 67.

Rách mi. Các vết rách quanh mi phải xử trí cẩn thận. Thường băng ép nhẹ là đủ để cầm máu. Kiểm tra tổn thương kỹ trước khi băng. Phải chắc chắn không có dị vật gâm bên trong vết rách. Đặt băng DSD lên vết rách và băng lại. Không bao giờ để nút buộc băng trên mắt vì sẽ gây đè ép nhãn cầu.

Các tổn thương cùn vào mắt. Các vết thương này thường gây chảy máu. Để nạn nhân nằm yên, đặt băng khô vô khuẩn lên nơi tổn thương (tốt hơn là băng cả 2 mắt để tránh hoạt động). Tìm cứu trợ y tế.

Vật đâm xiên. Đó là các dụng cụ như dùi, dao nhíp, mảnh thuỷ tinh, hay các vật tương tự, chúng có thể đâm xiên ra khỏi vết thương. Không nên ra sức rút chúng ra. Trái lại chỉ nên cắt bớt phần còn lại, trừ một vài phân để lòi ra khỏi mặt da. Cắt hết quần áo chật.

Điều trị: Dùng gạc vô khuẩn xếp chặt xung quanh vật nhọn để cố định không cho di động, tăng cường bên ngoài bằng băng ép cầm máu (H.10). Chống choáng và chuyển đến cứu trợ y tế.

Hình 10 trang 68.

Vết cắn của súc vật. Vết cắn của bất cứ con vật nào đều có thể nghiên trọng. Nguy hiểm lớn nhất là nhiễm khuẩn. Có thể vết thương chột hoặc vết thương mất tổ chức tuỳ thuộc tổn thương.

Điều trị: Nếu vết thương chảy máu: cầm máu. Rửa sạch vết thương bằng nước ấm và xà phòng. Thấm khô vết thương và băng khô vô trùng. Chuyển nạn nhân đến thầy thuốc. Xác định hoặc giữ con vật, nếu có thể và không gây nguy hại ! Báo cho phòng thú y biết.

Vết cắn của người. Vết cắn của người là vết thương quan trọng. Thường bị trẻ em cắn, có khi do người lớn. Vết cắn bị ô nhiễm nên dễ bị nhiễm khuẩn. Mọi vết cắn rách da đều phải mời thầy thuốc khám.

Dấu hiệu: Có vết răng cắn, có thể làm dập nát mô xung quanh và rách da nơi cắn.

Điều trị: Nếu da rách, điều trị như vết thương chột. Rửa hoan toàn vết cắn bằng nước ấm và xà phòng, dùng thuốc sát khuẩn nhẹ và băng DSD. Nếu da không rách, điều trị như vết thương đụng dập. Rửa sạch vùng cắn và đặt túi chườm đá lên vết thương.

Dẫm phải các mảnh vỡ.

Các mảnh vỡ thường không cắm sâu vào chân tay nên dễ lấy ra.

Khi lấy phải theo đúng hướng dẫn này:

- Rửa sạch vùng chi thể bằng xà phòng và nước sạch.

- Dùng kim đã sát khuẩn bằng thuốc sát khuẩn hoặc hơ lên ngọn lửa.

- Để nguội và dùng kim này nhể da ra.

- Dùng cặp gắp mảnh vỡ cùng với kim ra ngoài (H.11).

- Điều trị vết thương như vết thương đâm.

Hình 11 trang 69.

Nếu mảnh vỡ cài dưới móng thường phải đưa đến thầy thuốc. Nếu y tế không gần, thì làm theo hướng dẫn sau đây:

- Rửa sạch móng bằng nước và xà phòng.

- Dùng một lưỡi dao sắc, cẩn thận cắt móng trực tiếp ngay phía trên mảnh vỡ, cắt đứt hoàn toàn móng.

- Dùng kim vô khuẩn cạy mảnh vỡ từ phần dưới móng ra. Các mảnh vỡ nếu không được loại bỏ dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu nhiễm khuẩn thì phải làm:

Đắp gạc nóng hoặc ngâm vùng đó vào nước nóng 15 – 20 phút, 3 – 4 lần/ngày.

Thông thường chỗ đó làm mủ, tạo thành áp xe và nhiễm khuẩn "phát triển".

Dùng kim vô khuẩn mở áp xe và lấy mảnh vỡ ra. Rửa sạch và đắp băng DSD.

Mắc lưỡi câu. Thường khi lưỡi câu đã mắc vào da thịt thì khó lòng lấy ra theo cách trên mà không gây thương tổn. Cần dùng khăn áp lạnh đặt lên vùng đó một lúc cho đỡ đau, và nếu ở nơi hoang dã thì áp dụng 1 trong 2 cách sau để lấy lưỡi câu ra:

Phương pháp A:

Đẩy lưỡi câu đi tới theo chiều cong của nó cho đầu ngạnh lòi ra trên da, nhờ một cái kìm.

Dùng kìm cắt đầu ngạnh đi và rút phần còn lại của lưỡi câu ngược theo hướng đã đi vào. (H.12A).

Ngâm vết thương vào nước ấm. Rửa sạch và điều trị như vết thương chột.

Phương pháp B: Ấn thân (phía dài) của lưỡi câu xuống sát đáy, dùng một cái "vòng giật" cho vào phần cong lưỡi câu rồi thình lình giật rất nhanh đầu ngạch ra ngoài (H.12B). Cách làm này có vẻ khó hơn cách trên nhưng ít nguy hiểm vì làm thương tổn tổ chức ít hơn.

Hình 12 trang 71.

TỔN THƯƠNG MÓNG TAY, MÓNG CHÂN.

Đụng dập móng. Tổn thương kiểu này làm mạch máu vỡ dưới móng. Nguyên nhân thường do búa đập vào, kẹt cửa ô tô, hoặc rơi một vật nặng xuống ngón chân, áp lực mạch máu dưới móng có thể gây đau đớn nhiều.

Dấu hiệu: Đau nhói vùng bị dập. Vùng ngón dưới móng lúc đầu đỏ tươi sau chuyển sang màu đen – xanh.

Điều trị: Đắp gạc lạnh (túi đá) lên vùng đụng dập để giảm sưng phù. Nếu y tế không sẵn, có thể làm giảm áp lực máu dưới móng theo kiểu sau đây:

Rửa sạch móng bằng nước và xà phòng hoặc thuốc sát khuẩn nhẹ.

Dùng một cái cặp giấy lớn, một đầu cặp đặt lên vết thương đốt đầu kia bằng 1 ngọn lửa nóng đỏ.

Đặt đầu nóng này lên móng, làm lại nhiều lần, nếu cần.

Chú ý: Đầu nóng cặp giấy đặt lên nơi có tụ máu dưới móng ở mức mà đầu chi chịu được.

Đầu cặp nóng, sẽ qua móng, đốt và tháo hết máu đi, làm giảm đau vùng móng.(H.13).

Rửa sạch vết dập bằng nước xà phòng rồi băng móng lại.

Hình 13 trang 72.

Móng đâm vào thịt. Móng đâm vào thịt thường do cắt xén móng tay không đúng kiểu hoặc do móng ngón chân bị mắc kẹt. Đầu ngón rất đau và có thể nhiễm khuẩn. Do đó, cắt móng phải cắt thẳng ngang.

Dấu hiệu: Móng đỏ, sưng nề, nhiễm khuẩn, và đau ở rìa móng.

Điều trị: Nếu móng chân bị kẹt, lấy nước đá chườm để giảm phù nề. Ngón nhiễm: đắp gạc nóng hoặc ngâm chân vào nước nóng 15- 20 phút, 3- 4 lần/ngày. Nếu thành áp xe, phải mời thầy thuốc, dùng kim vô khuẩn chích nhể ra, rửa sạch và băng DSD. Cần chú ý là móng có nốt khía hình chữ V phần giữa là móng phát triển tốt.(H.14).

Hình 14 trang 73.

Vết xước mang rô. Nhiễm khuẩn từ vết xước mang rô có thể do cắt sửa móng tay sát da hoặc do vết thương chạm vào vùng rìa móng. Nhiễm khuẩn thường giới hạn ở đầu ngón, ở rìa móng.

Dấu hiệu: Đau, đỏ, sưng nề và nhiễm khuẩn.

Điều trị: Đắp gạc nóng hoặc ngâm tay trong 15 – 20 phút, 3 – 4 lần/ ngày. Nếu đã thành áp xe, dùng kim vô khuẩn nhễ và dẫn lưu mủ ra ngoài. Đắp băng DSD lên vết thương. Bất cứ nhiễm khuẩn nào lan ra đầu ngón hoặc đầu chi phải được y tế xử trí.


.Lời nói đầu
Chuong 01 - Đai cương về cấp cứu thông thường
Chuong 02 - Phương pháp xử trí cấp cứu
Chương 03 - Choáng
Chương 04 - Cấp cứu hô hấp và tuần hoàn
Chương 05 - Vết thương và các thương tổn liên quan
Chương 06 - Băng trong và băng ngoài vết thương
Chương 07 - Căng gân, bong gân, trật khớp, gãy xương
Chương 08 - Các độc chất và thuốc
Chương 09 - Các vết thương do cắn và đốt
Chương 10 - Bỏng
Chương 11 - Những bất thường về nóng, lạnh
Chương 12 - Một số cấp cứu đặc biệt
Chương 13 - Sơ cứu trong thể dục thế thao
Chương 14 - Các mang vác nạn nhân
Chương 15 - Cấp cứu trong các trường hợp bị thiên tai
Phụ lục - Tủ thuốc gia đình


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO