CẨM NANG CẤP CỨU


Chương 14

CÁCH MANG VÁC NẠN NHÂN

Phần lớn sau tại nạn và lý do nào đó là phải di chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường. Nói chung lúc này phải cẩn thận vì mọi di động và vận chuyển không đúng đều gây ra nhiều tai hại hơn bất cứ phương tiện nào khác. Trong đa số trường hợp, nếu sẵn có nhân viên y tế tại chỗ, thì không nên vận chuyển nạn nhân nặng đi. Vì đội chuyên cứu trợ có kiến thức có trang bị thích hợp, để xử trí cấp cứu. Tuy nhiên, có trường hợp, ta cần di chuyển nạn nhân từ nơi nguy hiểm đến chỗ an toàn. Ví dụ từ nơi xẩy ra nổ hoặc cháy trong nhà hay trên ôtô, nguy cơ chết đuối hoặc chết ngạt; biến cố giao thông nghiêm trọng nguy hại đến tính mạng cho cả nạn nhân và người cứu trợ.

Một số nạn nhân ít nghiêm trọng hơn ta cần hỗ trợ họ đến cơ sở y tế hay nơi an toàn. Có ít nhiều kiến thức về mang vác và tải thương ngắn sẽ giúp chúng ta những điều chăm sóc cần thiết trong khi làm nhiệm vụ.

Nếu có ý định vận chuyển một nạn nhân nặng, ta cần chuẩn bị đủ về trang bị và người trợ thủ. Tuy nhiên, trước hết, phải đánh giá đầy đủ tình hình người bị nạn, rồi quyết định phương pháp vận chuyển phù hợp. Khi phải vận chuyển nạn nhân ở tư thế thích hợp : nằm ngửa, nằm sấp, hoặc nằm nghiêng. Những động tác và nhắc nhở sau đây cần tuân thủ trước lúc bắt tay vào vận chuyển :

Bất cứ ai có rối loạn ý thức và đa tồn thương đều phải coi là có tổn thương tủy sống.

Xử lý các tổn thương trước khi nâng lên hay di động người bị nạn.

Bảo vệ nạn nhân bằng cố định các phần bị tồn thương.

Có biện pháp chống choáng cho nạn nhân.

Đặt nạn nhân trong tư thế thoải mái tối đa. Nên giải thích và làm cho nạn nhân yên tâm, hiểu ta sẽ vận chuyển thế nào - chuẩn bị các trang bị cho vận chuyển (cáng võng, cáng gấp, ván cứng). Cần nhớ mọi nghi ngờ có tổn thương cột sống đều phải vận chuyển bằng ván cứng hoặc ván cột sống.

Chuyển vận nạn nhân nặng thường ở tư thế nằm ngửa.

Chú ý động tác nâng lên (có thể do trợ thủ làm) trước khi cho di động. Các trợ thủ phải được huấn luyện kỹ về từng chi tiết trong động tác này.

Động tác nâng nạn nhân lên phải làm đúng phương pháp và rất chậm.

Kỹ thuật di chuyển nạn nhân phải dựa vào bản chất tai nạn, sức khỏe người cứu trợ, số lượng trợ thủ, và trang bị hiện có. Việc mang vác và di chuyển người bị nạn đòi hỏi kinh nghiệm thực hành, thời gian, và kế hoạch thực hiện. Một số phương pháp cứu trợ khác phải làm nhanh, như kéo nạn nhân ra khỏi ô tô đang cháy, vác trẻ em ra ngay khỏi phòng đầy hơi ngạt.

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP MANG VÁC VÀ DI CHUYỂN

Vác. Vác trên vai là trường hợp đưa nạn nhân bất tỉnh ra khỏi mặt nước hoặc nhà cháy (không nghi có tổn thương cổ hoặc tủy sống). Dùng tay luồn vào háng nạn nhân, nâng đẩy ngực nạn nhân lên vai mình. Rồi với một tay nắm chặt cổ tay nạn nhân qua vai đối diện của mình, ôm luôn được cả hai chân nạn nhân, còn tay kia của mình để tự do. Nạn nhân nằm ngang gọn trên 2 vai người cứu trợ. Khi nâng nạn nhân lên phải cẩn thận. Tốt nhất là ta nên quỳ mộ gối xuống, kéo nạn nhân lên vai, sau đó dùng hết sức mạnh của bắp chân mà tự đứng dậy. (H1)

(trang 220)Hình 1. Mang nạn nhân bằng va hoặc cách mang của nhân viên cứu hỏa

Cõng. Cõng hoặc vác ba lô, là phương pháp rất tốt để vận chuyển một nạn nhân bé nhỏ, với tổn thương không lớn, trong một đoạn ngắn. Có nhiều kiểu cõng: người cứu trợ cõng nạn nhân ngồi trên lưng mình bằng một cái đai hoặc dây thừng (H.2).

(trang 221) Hình 2: cõng nạn nhân trên lưng, hoặc kiểu cải tiến bằng đai hoặc thừng.

Kiệu. Là mang bằng hai người, kỹ thuật vận chuyển rất tốt, dùng để mang một nạn nhân có tổn thương không lớn. Người cứu trợ nên có tầm cỡ bằng nhau để kiệu đi cho êm ả. Hai cứu trợ viên đứng cạnh nhau vai kề vai, tay người này choàng lên vai người kia, còn tay đối diện: bàn tay này nắm vào cẳng tay người kia và ngược lại. Sau đó cả hai quỳ xuống cho nạn nhân ngồi lên cẳng tay liên kết của mình. Hai tay nạn nhân ôm choàng qua hai vai cứu trợ viên làm chỗ tựa. Chú ý: nếu mỏi tay, cứu trợ viên có thể đổi ngược vị trí của mình được (H.3).

(trang 222) Hình 3: Kiệu bằng hai người.

Cách lót chăn, bạt xuống dưới nạn nhân. Lót chăn, bạt xuống dưới nạn nhân cần cho vào từ phía bên thân người, thường dùng để chống choáng và các tổn thương nhỏ (giả sử không có tổn thương cổ hoặc tủy sống), là phương pháp làm tương đối dễ (H.4). Gấp đôi chăn lại theo chiều dọc, đặt mép chăn sát với mép người bị nạn ở phía đối diện người cứu trợ. Sau đó đưa tay nạn nhân lên phía đầu, rồi lật nghiêng nạn nhân về phía mình; nhớ đỡ lấy thân người. Xong di chuyển mép chăn sát vào mép thân nạn nhân. Rồi cho nạn nhân nằm ngửa và nghiêng lại sang phía bên kia. Mở nửa chăn đã gấp ra. Đặt nạn nhân nằm lại và phủ kín chăn lên người.

Dùng chăn kéo lê. Phương pháp dùng chăn kéo lê nạn nhân thường dùng để di chuyển một nạn nhân to khỏe nặng ra khỏi nơi nguy hiểm như phòng đầy hơi ngạt chẳng hạn. Hoặc do ta không đủ thời gian để lót chăn xuống dưới nạn nhân. Giả sử nạn nhân không có thương tổn lớn ta xốc nhanh nạn nhân vào một tấm chăn hở. Lấy chăn quấn xung quanh thân mình. Tiếp đến, nâng đầu và lưng nạn nhân lên khỏi mặt đất để tránh ma sát tối đa vào đất khi kéo lê. Cần bảo vệ đầu và cổ ở mức tối đa có thể. Rồi dùng sức mạnh của đôi chân, rasức kéo nạn nhân đi (H.5). Nếu quá nặng, dùng hai người kéo. Chú ý: luôn kéo đầu và vai nạn nhân về phía trước. Không làm xoắn hay bẻ cong đầu, cổ, hoặc thân người nạn nhân.

(trang 223) Hình 5. Phương pháp kéo lê bằng chăn.

Chuyển bằng cáng. Việc di chuyển nạn nhân nặng hơn, không nên có những di động không cần thiết mà phải chuyển bằng cáng. Các kỹ thuật này phải được diễn tập nhiều lần trước khi tiến hành để mọi cứu trợ viên đều nhận thức đầy đủ. Bao gồm: kỹ thuật chuyển bằng chăn lên cáng, chuyển trượt ngang qua cáng, và một số cải tiến của các kỹ thuật này.

Chuyển bằng chăn lên cáng. Kiểu vận chuyển này được làm theo hai giai đoạn riêng rẽ, trước tiên là cho chăn lót vào, sau đó nâng nạn nhân lên cáng hoặc ván cứng. Gấp chăn làm 6 nếp gấp và đặt vào gần đầu người bị nạn. Xê dịch trung điểm của chăn thế nào để về sau nó được trải dài ra đến tối đa. Người phụ trách, cứu trợ viên 1 (CTV 1), quỳ xuống một đầu mép chăn, còn chăn sẽ trải dần ra dưới lưng nạn nhân thành 3 nấc. Nấc đầu chăn được kéo ra một phần nhỏ đến lưng, sau đến gối, và cuối cùng đến chân. Người CTV 1 hướng dẫn chi tiết và chỉ huy việc chuyển vận.

Sau đây là các hướng dẫn cụ thể:

Bước 1( cho chăn vào)

Đầu tiên, gấp hai tay nạn nhân lên ngực, đặt hai chân sát nhau.

Người CTV 1 dùng hai tay mình ôm lấy đầu nạn nhân, đặt ngay ngắn và tạo một "sức kéo" nhẹ lên đầu, duy trì sức kéo này trong suốt động tác vận chuyển.

Trợ thủ số 2 và 3 luồn tay mình xuống dưới vai nạn nhân và nâng cao nạn nhân lên độ hơn 2,54 cm (1 inch) khỏi mặt đất. CTV 1 đang ôm đầu, cũng nâng đầu

(trang 225) Hình 6. Cho chăn dần vào dưới lưng nạn nhân với sức kéo nhẹ trên đầu.

lên ngang tầm đó. Trợ thủ số 4 và số 5 kéo chăn ở phía dưới bàn tay của trợ thủ 2 và 3 xuống, cho đến phần dưới lưng nạn nhân. Như thế là chăn đã trượt ở dưới đầu nạn nhân trong thao tác. Tiếp tục kéo chăn như vậy cho đến bẹn, rồi đến mắt cá, cho đến khi toàn bộ nếp gấp chăn được trải ra (H.6) hết dưới lưng nạn nhân. Kết thúc bước 1 cho chăn vào.

Chú ý duy trì sức kéo đầu trong suốt thời gian thao tác.

Bước 2 (nâng chăn lên)

Trợ thủ cuộn chặt 2 mép chăn ở dọc hai phía nạn nhân vào, cầm 2 gờ chăn đã cuộn chặt đó để kéo căng ra.

Trợ thủ số 2 và số 4 cầm chăn ở vị trí ngang vai và bẹn, bẹn và mắt cá nạn nhân. Trợ thủ số 3 và số 5 cũng cầm ở vị trí tương ứng bên đối diện, tay đặt theo cùng một tư thế. Theo mệnh lệnh, các trợ thủ đưa người thẳng góc về phía sau mình, tay vẫn căng thẳng tấm chăn. Không nâng lên. Do đó nạn nhân được nâng cao đủ cho trợ thủ số 6 đẩy cáng vào phía dưới lưng, theo chiều từ chân ngược lên (H.7). Chỉ cần cao đủ cho cáng đưa vào - CTV 1 duy trì sức kéo và nâng đầu lên cao bằng thân khi cho cáng đến đầu cuối. Điều quan trọng là giữ cho đầu và cổ nạn nhân bất động trong suốt thao tác.

Hạ nhẹ nạn nhân xuống cáng và đắp chăn lên.

Cố định nạn nhân vào cáng trước khi vận chuyển (xem "gẫy cổ hoặc xương sống lưng", chương 7)

Chuyển trượt ngang qua cáng: chuyển trượt ngang là một phương pháp khác để đưa nạn nhân vào cáng. Kỹ thuật này thường được nhân viên y tế dùng khi cho qua cáng võng. Chuyển trượt ngang đòi hỏi ít nhất 5 người.

Nếu nạn nhân nặng phải có thêm trợ thủ. Người phụ trách đội (CTV 1) phải luôn giữ đầu nạn nhân và hướng dẫn cách vận chuyển cho toàn đội. Ta đặt cáng, đã phủ chăn phía trên, dọc sát mép nạn nhân. Đặt hai tay nạn nhân lên ngực và đặt hai chân sát vào nhau. Theo các động tác thứ tự sau đây:

Trợ thủ khỏe nhất, số 3 và số 5, đứng ở phía bên kia cáng, bên mà nạn nhân sẽ qua. Chú ý không quỳ lên cáng.

Trợ thủ số 2 và 4 đứng ở vị trí tương ứng phía bên này nạn nhân.

(trang 227) Hình 7. Nâng chăn, kéo đầu và luồn cáng vào dưới lưng nạn nhân. Kỹ thuật nâng chăn cũng dùng để di chuyển nạn nhân ở tư thế nằm sấp.

Nạn nhân chỉ cần được nâng đủ cao, 2-5cm (1-2 inch) để chuyển qua cáng.

Trợ thủ số 3 và 5 cho tay đỡ ở mép vai, bẹn và mắt cá nạn nhân. Khi có lệnh đỡ nạn nhân qua mép cáng.

Trợ thủ số 2 và 4: cũng nâng nạn nhân ở mép bên này nạn nhân, ở các vị trí tương ứng. Nâng nhẹ và khẽ đẩy nạn nhân sang cáng mới.

Khi CTV 1 ra lệnh, các trợ thủ chuyển nhẹ nạn nhân sang. Còn CTV 1 duy trì sức kéo và giữ đầu luôn thẳng với thân người và cũng trượt ngang sang cùng hướng.

Ghi chú: nếu có thêm trợ thủ thì phân công họ đứng ở vị trí vai, bẹn và chân (mỗi bên 3). Nếu nạn nhân quá nặng, rất có thể phải hổ trợ bằng cách túm lấy thắt lưng hoặc x áo nạn nhân mà kéo lên khi thao tác. Chú ý: phải dặn trợ thủ không khi nào được bước qua nạn nhân. Luôn di động xung quanh nạn nhân khi trượt chuyển.

Chuyển trực tiếp lên cáng: kỹ thuật chuyển trực tiếp là một cải biên của vận chuyển trượt ngang, thường cần tới 7-9 trợ thủ (tùy nạn nhân to nhỏ). Người phụ trách đội cứu trợ vẫn giữ chắc đầu nạn nhân. Người trợ thủ quỳ dọc bên mép nạn nhân (mỗi bên 3 hoặc 4 người). Các trợ thủ đều cho tay xuống dưới nạn nhân ở vùng vai, ngực, bẹn, và chi dưới, tất cả dùng tay nâng nạn nhân lên khi có lệnh, đủ để luồn cáng vào theo hướng từ chân lên. Sau đó hạ nhẹ nạn nhân lên cáng và cố định lại. Nếu nạn nhân nằm sấp, thì đặt 2 tay ở bên cạnh khi nâng. Người CTV 1 duy trì sức kéo ở đầu bằng đỡ cầm và 2 bên đầu nạn nhân. Luôn nhớ rằng những phần cơ thể nặng nhất là ngực và bẹn, cần được nâng đỡ nhiều nhất.

II. CÁNG VÕNG VÀ BĂNG CA

Cáng lõm xuống dùng để chuyển nạn nhân nặng gọi là cáng võng. Lòng võng cáng được chia ra thành nửa một. Nó có thể mở ra, khít vào, ở mỗi bên cáng, và khóa chặt an toàn khi vận chuyển nạn nhân (H.8A). Kiểu vận chuyển này, nạn nhân ít bị di động. Loại cáng thúng được dùng nhiều trong cứu trợ trên mặt biển, để cứu thoát nạn nhân (H.8B). Trên thúng phải lót chăn dọc theo thúng để khi lấy nạn nhân ra cho dễ. Muốn lấy nạn nhân ra, chỉ cần nắm và nâng các mép chăn đã cuộn lại thành gờ, nâng luôn cả nạn nhân ra.

Có một kiểu cáng thúng mới, rất hữu hiệu cho cứu trợ, vì nó cấu tạo tiện như cáng võng, có gắn con lăn ở dưới, có thể cứu thoát nạn nhân dễ dàng ở vùng đất gồ ghề. Sử dụng cáng này rất an toàn cho người bệnh.

Cáng tự tạo (băng ca).Nếu quyết định phải cứu thoát nạn nhân, thường cần phải tìm cách tạo ngay được một cái cáng. Cáng có thể làm bằng ván xốp, các mảnh thùng, chăn, hoặc các mảnh gỗ nhẹ ghép vào nhau như cái băng ca. Có thể tự tạo ngay được cáng bằng cây sào và một tấm chăn, bằng quấn chăn vào cây sào dài

(trang 229) Hình 8.A. Cáng võng nứt đôi thường dùng nhất trong cứu trợ.

B. Cáng thúng. Rất có lợi để lấy nạn nhân ở vùng đất gồ ghề.

khoảng 1,8 - 2,1 m. Cây sào có thể là cành cây thẳng, ta gấp đôi tấm chăn quanh cây sào ở mép gấp. Tiếp đó, gấp cả hai mép chăn vào một sào thứ hai, và vòng lại phủ lên sào thứ nhất. Khi làm xong, phải thử xem có đủ chắc để khiêng nạn nhân không. Rồi cho nạn nhân nằm lên cáng, để cho thân nằm đè lên bờ tự do của chăn, tay giữ lấy cáng cho an toàn. Cố định nạn nhân lại. Đặc biệt quan trọng là phải chèn cổ và đầu nạn nhân cho ngay ngắn khi di chuyển.

Cách khiêng cáng. Trong khi mang vác, người ta khuyên nên chọn người khiêng có tầm cỡ gần bằng nhau, đặc biệt là khoảng cách từ tay xuống đất. Như vậy chuyển thương đi bằng phẳng và êm ả. Thường cần ít nhất 4 người khiêng, mỗi đầu 2 người hoặc mỗi đầu 1 người và mỗi bên cáng 1 người.

Ghi chuù: khi mang vác nạn nhân nặng và dùng cáng tự tạo nếu cần có 6 người, mỗi đầu 2 người khiêng, còn mỗi bên cáng thêm 1 người. Về qui tắc khi đi, chẳng có gì khác hơn là cần tránh cho nạn nhân những khó chịu do khiêng vác gây ra, trừ khi kiểu tư thế này có ảnh hưởng đến sức khỏe nạn nhân. Việc cho đầu đi trước hay chân đi trước là tùy thuộc vào bản chất tai nạn và độ dốc của đường đi. Ví dụ nếu đầu hoặc ngực bị tổn thương thì nên khiêng cho đầu cao lên một chút. Tư thế nạn nhân thường được điều chỉnh khi ta đưa lên dốc hay xuống dốc. Thường thì đưa nạn nhân với đầu cáng đi trước, nạn nhân đỡ sợ hơn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt dù lên dốc hay xuống dốc, đầu vẫn phải giữ cao.

Khi di chuyển nạn nhân nặng nên có nhân viên cứu trợ có kinh nghiệm và trang bị tốt đi theo để bảo đảm an toàn. Sự an toàn và cuộc sống nạn nhân đều nằm trong tay người cứu trợ.

 


.Lời nói đầu
Chuong 01 - Đai cương về cấp cứu thông thường
Chuong 02 - Phương pháp xử trí cấp cứu
Chương 03 - Choáng
Chương 04 - Cấp cứu hô hấp và tuần hoàn
Chương 05 - Vết thương và các thương tổn liên quan
Chương 06 - Băng trong và băng ngoài vết thương
Chương 07 - Căng gân, bong gân, trật khớp, gãy xương
Chương 08 - Các độc chất và thuốc
Chương 09 - Các vết thương do cắn và đốt
Chương 10 - Bỏng
Chương 11 - Những bất thường về nóng, lạnh
Chương 12 - Một số cấp cứu đặc biệt
Chương 13 - Sơ cứu trong thể dục thế thao
Chương 14 - Các mang vác nạn nhân
Chương 15 - Cấp cứu trong các trường hợp bị thiên tai
Phụ lục - Tủ thuốc gia đình


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO