CẨM NANG CẤP CỨU


Chương 15

CẤP CỨU TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ THIÊN TAI

Hàng năm Trái Đất, nhiều thiên tai lớn xảy ra ở các miền khác nhau, lốc, bão, động đất, lụt và bão tuyết v.v.. Những thiên tai có khi gây thiệt hại lớn về người và của. Nếu thiên tai lặp đi lặp lại theo qui luật ở một vùng nào đó thì nhân dân sẽ biết cách phòng chống. Tuy nhiên, số người hiểu rõ tác hại của thiên tai chưa nhiều. Họ thiếu chuẩn bị cho bản thân và gia đình phòng chống thiên tai.

Việt Nam hiện có những vùng coi là những vùng hay gặp thiên tai, bão tố (Bắc và Trung Bộ), lũ quét (các tỉnh miền núi), lốc cuốn (các tỉnh cực Nam). Ở Hoa Kỳ: hành lang gió lốc (các bang ở Trung Tây và Nam Tây); bờ biển bão tố (các bang ở Vịnh và bờ Đại Tây Dương ); miền động đất (California). Nếu xảy ra ở địa phương ít có thiên tai thì thường lúng túng. Ví dụ, năm 1979, khi các trận lốc xảy ra suốt từ Wyoming đến Massachusetts, tàn phá nhiều người và của. Nhân dân bị lúng túng trong xử trí với gió lốc vì thiếu kinh nghiệm. Khi du lịch hay đến ở một vùng mới lại không rành về các nhiễu loạn thời tiết ở đó. Ví dụ, vào tháng 8 năm 1978, một cơn cuồng phong nhiệt đới cuối hè đã "thổi bùng" vào bán đảo Baja, California. Nước lũ ào xuống các vùng hoang hóa thấp ở Arizona và Nam California, làm hàng trăm người, mô tô, cắm trại và đi nghỉ cuối tuần mắc bẫy ở đó. Bão tuyết và những cơn mây đen cũng xuất hiện khắp miền Sierra Nevada, California. Nhiều người đi trại, du lịch lữ hành, đi câu cá, đã bị bất ngờ và không chuẩn bị trước (dự báo thời tiết dài ngày của nhà nước cũng không đoán được trước), nên một số đã chết do hạ thể nhiệt vì quá lạnh.

Dù cư trú hay du lịch ở đâu, ta nên biết thời tiết nơi đó, để đối phó với những bất ngờ xẩy ra trong thiên tai. Chuẩn bị đầy đủ lương thực, biết các dấu hiệu cảnh báo, biết những gì phải làm trước, trong, và sau thiên tai, sẽ tăng thêm độ an toàn cho bản thân và gia đình. Chuẩn bị phòng chống thiên tai, người chủ gia đình phải đặt ra những nguyên tắc chỉ đạo, sẵn sàng trang bị, với những thứ cần thiết cơ bản nhất cho sự tồn tại của gia đình. Sau đây là các hướng dẫn về nguyên tắc để bảo đảm an toàn.

- Nước. Cần dự trữ đủ nước cho hai tuần (khoảng 28 lít/ người), chứa nước trữ này trong các nồi đun và các thùng chứa trong buồng tắm ngoài toa lét. Chuẩn bị sẵn sàng một số viên lọc nước hoặc thuốc sát trùng Clorox.

- Thức ăn. Duy trì đủ thức ăn cho hai tuần. Chủ yếu là thức ăn khô và đồ hộp. Đừng quên cái mở hộp.

- Dụng cụ ăn uống. Chuẩn bị một số đĩa giấy, đĩa sứ, chén tách, và một sốdụng cụ ăn uống khác.

- Các túi thải. Nên mang theo thùng chứa chất thải bằng kim loại có nắp đậy, và cáctúi ny lon để đựng chất thải cá nhân.

- Ánh sáng :Nhớ mang đèn pin, một số pin và bóng dự trữ.

- Diêm nến. Cần có diêm không thấm nước và nến ngọn cầm tay. Cẩn thận dùng lửa khi nghi có lổ dò khí đốt xăng.

- Đồ dùng gia đình. Phải biết cách tắt các đồ điện dùng trong nhà ở đầu dây chính, hoặc tắt mơ ûđường dẫn ga, điện vànước trong các đồ dùng trên.

- Điện thoại. Không dùng điện thoại, trừ khi có cấp cứu bắt buộc như có người bị thương nặng.

- Máy truyền thanh. Nên mang theo đài pin nhỏ cầm tay vì có thể mất điện. Biết tần số các trạm phát sóng địa phương trong thời gian thiên tai.

- Gia đình. Tổ chức cho gia đình tập dượt phương án phòng chống trước, để mỗi thành viên trong nhàbiết mình phải làm gì khi thiên tai đến.

- Cộng đồng. Biết các thủ tục xử lý của cộng đồng nơi mình đến khi có thiên tai.

- Bệnh viện. Biết vị trí của bệnh viện địa phương và các trạm cấp cứu.

- Các số điện thoại khẩn. Phải biết và gọi được các số điện thoại khẩn cấp :

Hồi sức bệnh viện, sở cứu hỏa, đồn công an,văn phòng thị trưởng, và cơ quan tải thương gần nhất.

- Tài liệu. Cần có tài liệu và thông tin chuyên về cấp cứu thiên tai, rất có thể cần đến khi xãy ra ở địa phương mình ở hay sắp đến.

- Sơ cứu. Dự trữ bộ sơ cứu và cấp cứu mới nhất. Tham gia lớp huấn luyện nếu có, mang theo sách " Hướng dẫn cấp cứu thông thường" để tham khảo nhanh khi chuẩn bị các trang bị cần thiết.

Ngoài các hướng dẫn chỉ đạo chung đã gợi ý ở trên, cần biết thêm một số điều riêng cho phòng chống gió lốc, bảo tố, động đất, lụt lội, bão tuyết và các cấp cứu thiên tai khác.

Gió lốc

Gió lốc là một trong những thiên tai gây tàn phá lớn nhất, mang tính quốc gia, ở Việt Nam cũng như Hoa Kì. Gió lốc có ở nhiềunơi trên thế giới, nhưng riêng Hoa Kì thì tập trung chủ yếu ở miền trung tây, và vùng đồng bằng lớn. Cục thời tiết quốc gia đã đề cập đến những cơn giông bão mang theo gió lốc gọi là cuồn phong. Một trong những trận cuồng phong dữ dội nhất đã xảy ra ngày 3-4-74 ở Xenia, Ohio. Làm 315 người chết, gây thiệt hại lên đến trên 600 triệu USD.

Gió lốc xuất hiện khi có đám mây đen hay xám hình phễu ào ạt kéo đến thường gọi là gió xoáy. Gió lốc thường xuất hiện trước những đám mây đen nặng nề sấmsét đang ào ào kéo đến kèm theo mưa và mư a đá trước vàsau. Rồi bỗng nhiên lốc cao dần, ít khi có dự báo trước, và lồng lộn như vậy trong khoảng một đến hai phút hoặc hơn. Lốc thường từ phía tây nam thổi tới, đi qua nhiều gia đình (trong vùng), với tốc độ 10 -50 mph. Hay gặp ở độ cao khoảng 15 đến 30 mét với chiều rộng khoảng 300 - 400 mét, ảnh hưởng cụm dân cư sống trong phạm vi khoảng 1500 mét. Tốc độ gió mạnh nhất ở trung tâm, đo ngoài rìa vùng lốc khoảng 100 - 200 mph hoặc hơn. Tiếng kêu của gió như tiếng kêu của hàng triệu con ong bay giận dữ. Lốc thường xãy ra vào những tháng xuân hè, năm lần cao hơn mùa đông, ở vào bất kì thời điểmnào của ngày đêm, nhưng phần lớn vào lúc chiều tà (khoảng 16-19 giờ). Gió mạnh cuốn theo rất nhiều các mảnh bụi,đá, bay lung tung và quật vào làm hỏng mọi thứ trên đường va chạm. Trung tâm dự báo bão lớn quốc gia cho biết rằng do các mảnh đá gió cuốn va đập mạnh vào công trình và nhà cửa như vậy, cách chống tránh cũng có hơi khác nhau giữa một bên là: nên ẩn trong nhà dân ở phía bên kia cơn gió thì có lợi, với một bên là mở toang cửa nhà cho thăng bằng áp lực trong ngoài, có lợi hơn. Các biện pháp phòng chống gió lốc sau đây mong giảm bớt được thương tổn.

Trước cơn lốc

Vạch phương án phòng chống lốc cho gia đình. Cảnh giác với hiện tượng sắp có lốc xãy ra trong cộng đồng.

Theo dõi trên đài phát thanh địa phương và vô tuyến truyền hình về các thông tin dự báo thới tiết mới nhất.

Nếu có dự báo hoặc thấy hiện tượng giông sấm chớp kéo đến phải quan sát bầu trời, nhất là phía tây nam, xem có cơn lốc với đám mây hình phiểu đang hình thành không?

Chuẩn bị ngay nơi trú ẩn (tốt nhất là vào hầm dưới đất hoặc chui vào hang)

Tắt điện và gaz nếu thời gian còn đủ.

Trong khi có lốc

Nếu đang ở nhà, xuống ngay hầm, nơi trú ẩn, hoặc tầng ngầm. Hoặc nấp dưới ghế bàn, đệm, ở góc nhà phía Tây Nam tốt hơn. Nếu đang ở trên sàn, thì nằm xuống dưới ghế hoặc bàn ở mặt sàn, hoặc nấp trong buồng tắm, nhà kho. Nếu đang ở ngoài trời, hãy nhảy xuống hào, rãnh, cống, hoặc một nơi tương đối thấp. Không nấp dưới lùm cây to hoặc cành cây có thể rơi xuống đầu.

Nếu đang ở trong xe hoặc nhà di động, phải sơ tán ngay. Tìm hào hoặc cống ngang đường mà nấp.

Nếu đang ở trong ôtô, phải ra khỏi ôtô và tìm hào hoặc nơi thấp gần nhất để nấp.

Nếu đang ở trong nhà công cộng, nơi an toàn nhất để nấp là tiền sảnh hoặc hành lang.

Nếu đang ở trường học hoặc một nhà rộng thì nấp dưới bàn hoặc dưới đồ vật to khó rơi. Tránh đứng gần cửa sổ hoặc các vật có khả năng rơi xuống đầu. Ra khỏi nhà hoặc một nơi mà cảm thấy không an toàn.

Sau cơn lốc

Không tò mò, phải ở lại trong hầm cho đến khi lốc qua khỏi.

Sau cơn giông, phải chú ý tránh không dẫm vào mảnh thủy tinh vỡ hoặc dây điện đứt.

Không bật điện gần đường dẫn gaz hay khí đốt. Dùng đèn pin chiếu những vùng nguy hiểm trước khi bước vào.

Kiểm tra thiệt hại nhà cửa, đường gaz, đường nước rò, đường điện, và ống cống vỡ.

Mở đài nghe các thông tin về cấp cứu và thể thức cấp cứu.

Xử lý người bị thương và tìm kiếm cứu trợ khi cần thiết.

Chỉ dùng điện thoại khi có cấp cứu.

Chú yù: phần lớn người chết trong gió lốc là do các mảnh vật liệu hoặc mảnh đá đập vào đầu, do cây đỗ, tai nạn ôtô chết người, và do đo điện giật.

Rồng nước

Lốc xuất hiện là cây nước lớn, dâng lên từ mặt sông, hồ, biển, gọi là cột nước hay rồng nước. Rồng nước thường xảy ra vào giữa tháng 5 đến tháng 10 hàng năm trong những vùng nóng có nhiệt độ cao. Chúng gây nên là do có một bộ phận không khí ở phía trên mặt nước ấm, không bền vững. Cột nước được phun lên cao với tốc độ chỉ 1-2mph, nhưng lại gây thiệt hại đáng kể cho tàu bè, nhất là thuyền cỡ nhỏ xung quanh. Rồng nước phun cao từ 30m đến 1600m hoặc hơn, trông ngoằn ngoèo như con rắn trên bầu trời. Khi rồng nước hết, mưa đá thường xảy ra.

Bão tố

Bão tố là cơn bão nhiệt đới hung dữ có gió lớn và mưa to. Sức phá lớn. Các cơn gió thổi ngược chiều kim đồng hồ quay quấn xung quanh một vùng nhỏ, gọi là "mắt bão". Bão thường xẩy ra vào giữ tháng 7 và tháng 10 trong năm, ở phía Bắc và Trung bộ, dọc các bang nằm trên Vịnh (Hoa kỳ) và trên bờ biển Đại Tây Dương. Sức gió mạnh từ 125 -150 mph nhưng yếu dần rồi tắt hẳn khi bão di chuyển và đỗ bộ lên đất liền. Khi đỗ bộ lên bờ biển, bão gây mưa lớn. Gió và lụt do nước triều dâng mạnh tạo nên, thường cao hơn bình thường tới 3m, và là thủ phạm chính của sự tàn phá. Cuộc sống trung bình của một cơn bão khoảng 10 ngày, tuy nhiên có lúc dài tới 3-4 tuần, và trải rộng trên một diện tích trên 16.000 km. Mặt bão rộng, đường kính trung bình khoảng 24 - 64 km. Bên trong là một sự yên ả tạm thời, nằm trong sự di chuyển của gió kéo dài đến 1/2 giờ hoặc hơn. Cần nhớ khi ta đang ở vòng trong mắt bão, thì đó là giai đoạn bão rùng rợn nhất chưa tới. Cục khí tượng Hoa Kỳ đã khuyến cáo những điều về bão như sau:

Trước bão

Lập kế hoạch chống bão cho gia đình. Có thể nhận thông tin này từ cơ quan địa phương. Đóng chặt mọi cửa sổ và cửa lớn trong nhà.

Theo dõi thông báo mới nhất của Cục Khí tượng trên đài truyền thanh và truyền hình.

Nếu được lệnh sơ tán thì phải đi nhanh. Đi đứng cẩn thận và chỉ đi trên đường có hướng dẫn. Tránh xuống các vùng thấp dễ bị ngập lụt.

Nếu được ở lại, mọi người hãy ở yên trong nhà, buộc chặt những thứ gì còn lỏng lẻo bên trong, không cho lúc lắc.

Phải khóa máy móc, khóa gaz và điện, tắt các dụng cụ điện trong gia đình. Nếu có khả năng lụt ngập, hãy kê cao đồ đạc lên.

Trong khi có bão:

Nghe thông báo khẩn cấp qua đài phát thanh trên ôtô hoặc qua đài tranzitor gia đình.

Bình tĩnh. Bàn kế hoạch khắc phục hậu quả sắp tiến hành. Ngồi xa cửa sổ lớn. Cẩn thận với các tấm thủy tinh vỡ hoặc mảnh đất đá vụn bay lung tung, đụng vào.

Không bị lừa khi bão tạm lắng. Không rời khỏi nhà khi gió trở lại, vì thường khi gió trở lại thì tốc độ cao hơn, và ngược với hướng cũ.

Sau bão

Theo sự hướng dẫn như trong phòng chống gió lốc.

Không ăn thực phẩm rơi rụng đã bị nước làm ô nhiễm.

Nếu bên ngoài có lụt, không nên uống nước cho đến khi được phép của y tế địa phương.

Ghi chú: phần lớn người chết trong bão tố là do tai nạn ô tô, cây đổ, nhà sập, và do đứt dây điện.

Động đất

Động đất là thiên tai hay gặp ở một số nước như Nhật, Trung Quốc, California và Alaska (Mỹ) ... Động đất là cơn rung chuyển rất mạnh của mặt đất, kéo dài từ 5 - 15 giây hoặc hơn. Động đất ngày xưa (cổ đại, cận đại) thường thiệt hại lớn như trận động đất ở Italia ngày 24-8-79, đã chôn vùi 5 thành phố trong đó Pompei đã bị phá hủy hoàn toàn. Song ngày nay nhờ tiến bộ của địa chấn học, sự thiệt hại đã giảm. Các nhà khoa học Mỹ phát biểu rằng, dù California có sụp xuống Thái Bình Dương thì sinh mạng người dân Mỹ cũng không có gì phải lo ngại.

Người ta phân biệt 3 loại động đất: động đất sụt, động đất núi lửa, và động đất kiến tạo. Thường loại động đất kiến tạo xẩy ra luôn, kéo dài, và mức độ phá hủy nhiều nhất.

Theo thống kê của các nhà địa chấn học, mỗi năm trên Trái Đất phát sinh khoảng 56.000 trận động đất lớn nhỏ. Trong 90 năm của thế kỷ XX, động đất đã cướp đi khoảng 1,3 triệu người trên toàn cầu.

Trận động đất làm nhiều người chết nhất là trận xảy ra vào tháng 7 năm 1201: 1,1 triệu người chết. Sau đó là trận ngày 23/01/1556 ở Thiểm Tây- Sơn Tây - Hà Nam (Trung Quốc): 830.000 người và trận ngày 1-11-1755 ở Bồ Đào Nha: thành phố Eiboa bị san bằng, 20.000 người chết. 32.000 người chết do đổ nhà, 60.000 người chết do sóng biển cao ập vào.

Một số dấu hiệu "linh cảm" trước động đất của loài vật

Các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng định có 11 biểu hiện bất thường sau đây của loài vật trước động đất:

1.      Gia súc lớn hoảng sợ, bứt rứt không chịu vào chuồng.

2.      Chuột rời tổ, rắn bò khỏi hang.

3.      Gà bay lên cao, cục tác to.

4.      Lợn phá chuồng, không chịu ăn.

5.      Vịt không xuống nước.

6.      Chó sủa không rõ nguyên nhân.

7.      Mèo mẹ cắp mèo con bỏ chạy.

8.      Thỏ vểnh tai cao và chạy.

9.      Cá nhảy lên mặt nước.

10.  Chim bồ câu hốt hoảng rời chuồng bay rất lâu trên không trung.

11.  Ong kêu vỡ tổ, kéo nhau bay đi.

Từ 1951 đến nay, ở Hoa Kỳ có hai trận động đất lớn gây thiệt hại nhiều người và của là trận Alaska (1964) và trận San Fernando (1971). Thời gian, địa điểm, qui mô và mức độ thiệt hại do động đất gây ra, có thể không lường trước được. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, ta có thể báo trước và chỉ rõ từng địa điểm có khả năng xảy ra động đất lớn. Dự đoán này phải đưa vào chương trình theo dõi cho tương lai. Phải chuẩn bị, nhưng không hoang mang. Ngoài California và Alaska, còn nhiều trận động đất với qui mô khác nhau, đã xảy ra ở New England (1), Virginia, Nam Carolina, Missouri, Montana, và Hawai. Những vùng này vẫn được coi là vùng hoạt động địa chất nhất và là vùng hay có động đất xẩy ra tại Hoa Kỳ.

(1) New England (nước Anh mới) là tên gọi của 6 bang ở Mỹ hồi thế kỷ 17 là thuộc địa của Anh nằm bên bờ Đại Tây Dương: Maine, New Hamphshire, Vermont, Massachusetts, Rhode Island, và Connecticut. (ND)

Ngày nay, con người chuẩn bị tốt hơn trước kia. Luật đề phòng động đất, đã giúp cho nhà cao tầng vững bền hơn, trừ một vài thứ vật liệu, vôi vữa, mảnh kính có thể bong và rơi xuống. Cái đáng quan tâm bây giờ lại là hỏa hoạn, ống gaz vỡ, đường điện đứt. Thiệt hại cho gia đình giảm do không xây nhà ở vùng địa chấn xấu, có trợ cấp của quỹ an sinh, biết cố định chặt các dụng cụ có thể rơi đổ, và nhất là biết chính xác cách đối phó với động đất khi xẩy ra. Có lẽ điều nguy hiểm lớn nhất hiện nay là hoảng sợ. Nếu biết rõ những gì phải làm trước, trong và sau động đất sẽ làm ta bớt hoảng sợ, giảm nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. Một khi biết được, nhà trường phải bảo đảm an toàn cho học sinh, gia đình biết mình phải làm gì, và cộng đồng phải chuẩn bị đối phó.

Trước động đất

Chuẩn bị cho nhà mình, chống động đất.

Dự trữ thêm nước. Dùng các đai vải, dây thép, dây thừng buộc chặt nồi nước vào tường.

Đặt vật nặng xuống thấp.

Vật nặng và giá đỡ phải móc chặt vào tường.

Cài các vật nặng và đồng hồ to vào tường bằng then gỗ.

Tránh treo gương to hoặc các bức trang trí lớn lên tường.

Biết cách tắt điện, nước, và gaz ở van chính.

Lót giấy vào đồ sứ, đồ kính, và các vật tương tự, đề phòng vỡ do va chạm.

Chuẩn bị pin đèn và đài.

Ơû vùng động đất, nên có bộ luật xây dựng an toàn cho từng địa phương, nhất là trường học và nhà công cộng.

Xin cấp các tài liệu về tìm hiểu động đất và các vấn đề liên quan.

Bàn kế hoạch phòng chống trong gia đình để mọi người dựa vào đó mà thực hiện.

Xin tài liệu về an toàn động đất của Hội chữ thập đỏ và các cơ quan phòng chống thiên tai địa phương.

Xin các tài liệu nghiên cứu về động đất.

Trong động đất

Đầu tiên và quan trọng nhất là bình tĩnh. Chống lại những gì có tính nóng vội và hoảng sợ. Ổn định tư tuởng cho bản thân và người xung quanh.

Nếu đang ở trong nhà, phải ngồi xa cửa sổ, gương, nơi mắc đèn, và nơi có vật dụng bằng kính. Cảnh giác với vật nặng rơi như giá sách, các tủ đồ sứ. Nếu sợ nguy hiểm sụt trần, thì chui xuống gầm bàn ghế, gầm giường hoặc lối ra cửa.

Chạy ngay ra ngoài (khi hết rung chuyển). Đầu tiên không vội ra khỏi nhà, sợ các mảnh thủy tinh hay đồ vật phía trên rơi xuống.

Đang ở nhà cao tầng, phải nấp xuống gầm bàn. Ngồi xa cầu thang và thang máy.

Đang ở trong trường nấp xuống gầm bàn. Bảo vệ đầu và thân mình cho đến khi hết rung chuyển. Tuần tự chạy ra ngồi ngay sau khi ngừng động đất. Không đứng gần nhà. Cảnh giác với mảnh kính vỡ và hoá chất rơi.

Đang ở trong cửa hàng đông, hãy bình tĩnh. Đứng xa vật dụng không an toàn, gương, những bức tranh trang hoàng nột thất. Thoát ra ngoài một cách cẩn thận sau khi hết rung chuyển.

Đang ở ngoài trời, đứng xa nhà cao tầng có cửa sổ lớn bằng kính, để tránh kính, gạch và vật vụng khác rơi vào đầu. Trán nơi co dây điện đứt.

Đang ở trong ô tô, hãy dừng xe ngay. Đi ra khỏi xe và đứng vào một khoảng không gian trống. Nếu đang đi trên hoặc dưới hầm cầu, hãy tránh xa cầu càng xa càng tốt

Sau động đất

Kiểm tra và xử lý người bị thương.

Kiểm tra đồ dùng xem có hỏng : rò rỉ gaz, đường điện đứt, đướng nước dùng và nước thảy bị vỡ.

Kiểm tra nhà cửa xem có sụt lở : bị cháy, bong vôi vữa, hư hại (ống khói)

Quét đống các mảnh kính vỡ lại một chổ.

Nếu bi cắt nước, nhớ là còn dự trữ nước ở nồi, thùng chứa, khoặc khay đá cò làm tan ra dùng được.

Nghe thông báo thiệt hại và hướng dẫn cộng đồng qua đài truyền thanh. Hợp tác chặït chẽ với cán bộ địa phương.

Cẩn thận khi mở các buồng vệ sinh, nhà kho, phòng để đồ, củng như các vật liệu có thể rơi khi động đất.

Nếu đang ở lưng đồi, cảnh giác với đất lở, đá lở và tuyết rơi.

Nếu ở trên bãi biển hoặc đang bơi lội trong nước, phải cảnh giác với thuỷ triều dâng và sóng lớn.

Đặc biệt phải cảnh giác với dư chấn. Không nên vội quay vào nhà ngay. Sau mỗi trận động đất thường có những cơn rung chuyển nhò tiếp theo mà ta goi là dư chấn(afftershock). ( Theo báo cáo, trận động đất SanFransisco năm 1979, có tất cả 1000 dư chấn trong vòng 24 giờ sau)

Các trận động đất mạnh có điểm xuất phát gần bờ biển, có thể có sóng lớn đại dương nổi lên, gọi là sóng thần. Sóng thần hay bị hiểu sai là sóng thuỷ triều.

Phần lớn người chết do sập nhà, đất lở, tuyết lở và bị các đống đổ nát đè lên.

Sóng thần

Nếu động đất xảy ra dọc bên đáy đại dương, thì sóng lớn có thể nâng lên trên mặt biển, đó là sóng thần, hay sóng chấn động biển. Đợt sóng thần ở
Hoa Kỳ 1964 khi trận động đất xảy ra ở Alaska xẩy ra là vào 5 giờ 44 phút sau khi mặt đất rung chuyển, thì cơn sóng thần ập vào thành phốCrescebt City, California, cao từ 1 đến 2 mét. Cơn sóng này đã có dự đoán và nhân dân đã sơ tán xong. Sau khi mọi người trở về, thì các đợ sóng mới ập đến, cao tới 3,6 m. khoảng cách không đồng đều nhau, làm cho 11 người chết. Từ đợt sóng thứ 3 đến thứ 7 là thiệt hại ít nhất. Kinh nghiệm chờ khi có tín hiệu " báo yên" hoàn toàn mới trở về.

Lụt

Lụt xảy ra ở Việt Nam cũng như phía đông Hoa Kỳ. Lụt thường xãy ra và sau mưa , mưa kéo dài, vào tháng 7 tháng 8, nhất là lụt do nước thượng nguồn chảy về. Nhưng thường được báo trước. Phải theo dõi qua đài, nghe theo chỉ dẫn của địa phương, có thển đảm bải an toàn và hạn chế thiệt hại. Cần theo các nguyên tắc đề phòng như đã nêu ở trên trong phòng chống gió lốc và bão tố.

Lũ quét

Lũ quét xay ra ờ đồi núi thấp và các vùng núi thấp và các vùng hoang vắng. Cơn lũ quét vào ngày 23/07/93 ở Mường Lai, Lai Châu, tháng 3/93 ở Ba Hồ, Khánh Hoà, tháng 9/94 Kontom... nước cuốn phăng hết làng mạc, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Ơû Hoa Kỳ lũ quét hay xảy ra ở Arizona, Utah, Nevade, Nam California. Nếu về mùa hè thấy mưa lớn bất chợt là có thể xãy ra lũ quét. Nên phải chú ý đến thời tiết, nếu bầu trời hình thành những đám mây đen, mây giông, cần thận trọng.Mây xuất hiện lúc quá trưa và 4 giờ chiều thì trời trở gió, sấm chớp, rồi mưa sối sả xuống hàng giờ. Chỉ vài phút sau đó là lũ quét, đến rất nhanh, thác cuộn sóng ào ào, ngập trắng vùng thấp, kéo theo người và nhà cửa.

Để đảm bảo an toàn, không phá rừng. Phải trồng cây chắn lũ. Không đi cấm trại ở vùng thấp, thung lũng hoang vi núi đồi. Thấy có triệu chứng mưa to, phải tìm mọi cách ẩn nấp. Lũ có thể gây sạt lở đất, gây tai nạn bất thường cho người đi đường sau đó.

Bão gió

Là những cơn bão mưa ít gió nhiều. Gió từng đợt, rít mạnh, làm đổ nhà và cây cao, lật nhào tàu xe thậm chí bốc xe sang một nơi khác. Bụi bậm tung mù. Người đang đi, xe đang chạy, phải ngừng tìm nơi , khuất ẩn nấp nếu không sẽ bị cuốn đi luôn.

Bão cát

Bão cát hay bão bụi cũng rất nguy hiểm cho lái xe. Bão cát có thể xuất hiện trong sa mạc, hay ở các vùng đất xấu bị cày xới. Phải nghe thông báo thời tiết địa phương qua truyền thanh, và chú ý tới những điền dự báo. Nếu đang trên đường mà gặp một trong các tình huống này, hành động tốt nhất là nên quay lại, trở lại thị trấn gần nhất, chờ bão tan. Nếu dừng lại, thì tạt sang vệ đường và phát tín hiệu cấp cứu cho người đi đường biết. Nếu đi bộ, thì tìm chổ ẩn, nấp ở phía dưới một tảng đá lớn hoặ vật tương tự. Trùm một chiếc khăn to lên mặt và kéo sập mũ trên đầu xuống phía trước. Nếu có chăn, quấn quanh người để bảo vệ chờ bảo tan.

Bụi cuốn

Đặc điểm thường gặp trong sa mạc, nóng, là những cơn gió cát xoáy khô, còn gọi là bụi cuốn. Cơn bụi cuốn gây ra do nhiệt độ trên mặt đất quá cao. Khi mặt đất cực kì nóng, lớp không khí bên trên chịu ảnh hưởng, làm khí áp hổn loạn, cát bụi bị đẩy lên cao hàng chụt mét, gây ra lốc bụi cuốn. Cơn bụi cuốn thường ngắn và hết nhanh trong vài phút. Nếu ta gặp bụi cuốn bất ngờ thì nên tìm nơi ẩn nấp, hoặc ngồi xuống, che đậy mắt, cẩn thận và chờ khi bụi cuốn qua. Nếu đang ở trong ô tô thì thwo hướng dẫn chung đã ghi trong phần bão cát và bão bụi.

Sương mù

Nhiều vùng ở phía Bắc Việt Nam, cả bờ biển và nội địa, đôi khi vào đông xuân cũng gặp khó khăn của sương mù gây ra. Các nhiễu loại này, nhất là nội địa Hoa Kỳ, hay gặp là lớp sương mù dày đặc, cong gọi là đám sương mù. Chúng rất nguy hiểm cho lái xe. Có thể nguy hiểm lơn nhất là xuất hiện bất thình lình, làm ta không kiểm soát được tay lái. Phải chú ý nghe dự báo sương mù và đi cẩn thận. Không phải chuyện bất thường mà đả có tai nạn giao thông, với 10-15 xe cùng đâm vào nhay một lúc, do đám sương mù dày đặt gây ra. Nếu xẩy tai nạn giao thông, thì lùi xe lại vài trăm thướt, bật đèn pha lên. Như vậy để cảnh báo cho các xe sau biết có nguy hiểm không chẹy lên phía trước.

Bão sấm sét

Gặp cơn giông bão sấm sét hay cơn giông bão điện mạnh có thể gây ra tai hoạ khủng khiếp, đó là sét đánh. Phải tránh các vùng cao vì sét thường đánh vào các vật ở cao nhất, đánh dích dắt liên tiếp từ vật cao này sang vật cao khác, cho đến khi mất đuớng "dịch dắt"đó. Nếu thấy chớp, ta có thể đoán được độ xa của giông và còn đủ thời gian tìm nơi ẩn nấp. Nguy hiểm sét đánh sẽ bớt đi, và nếu chú ý thực hiện các nguyên lý chỉ đạo sau đây, ta sẽ giảm được nguy hiểm.

Tìm nơi ẩn ngay, nhất là nhà mà ngoài sân có các vật dẫn điện ở sát vách công trình.

Vào ngồi trông ô tô, rất an toàn vì có bánh cao su tiếp đất.

Nếu đang ở giửa đồng, có thể ta là đối tượng tốt nhất của sét. Hãy thoát khỏi nơi đó tìm chổ thấp mà ẩn như rảnh hoặc kênh mương bên cạnh. Nếu đang chơi gôn phải bỏ tay gôn. Vì bạn cầm một cực điện trong tay. Nếu đang mang súng, cần câu, hoặc hòm kim loại, củng làm như vậy. (Tránh xa những gì có kim loại).

Nếu đang ở trên núi cao, hãy rời khỏi đỉnh. Không nên đứng giửa sướn núi trống. Cần tìm hang để ẩn.

Tránh xa cây to hoặc cây đơn độc, bất kể là to hay nhỏ. Ngoài ra còn nguy hiểm là cây rơi xuống đầu( nơi an toàn ngoài trời là các lùm cây đều nhau, thấp hơn các cây khác trong vùng.)

Nước có thể là nơi nguy hiểm nhất. Nếu đang bơi phải lên bờ ngay, thuyền nhỏ cập bến. Nếu ngồi trên boong mà cột buồm không chạm đất là không an toàn.

Không cầm tay nhau hoặc đứng gần nhau. Hiện tượng một tia sét đánh chết một người đã xảy ra.

Nếu có người bị sét đánh, phải làm cứu trợ sinh mạng cơ bản ngay.

Điều trị vết thương sét đánh như đều trị vết thương bỏng điện nặng (chương 10)

CẤP CỨU TÀU THUYỀN

Người đi tàu thuyền hãy nghiêm chình tuân theo nội quy an toàn cho người trên sông biển. Tuân theo các nguyên tắc đó sẽ bảo đảm an toàn cho bản thân và người cùng đi. Tàu phải trang bị áo bơi, phao bơi, và các bộ dụng cụ sơ cứu như đã nêu trong phụ lục. Trong khi bơi thuyền phải tuân theo các thủ tục chung qui định cho du lịch dã ngoại. Trong giấy cho phép bơi phải nói rõ nơi đến, thời gian quay lại, tên và số lượng thành viên đội tàu, và trình cho văn phòng hoặc cơ quan người trông coi bờ biển.

Nếu có người rơi xuống biển, thì vứt ngay phao bơi xuống và đưa tàu sát lại gần họ. Tắt máy động cơ trước khi vớt họ lên boong, chú ý không để nạn nhân va vấp vào mái đẩy hoặc chân vịt. Nếu tàu bị lật nhào do đường nước xấu, phải ở lại trên tàu hoặc bám lấy các mảnh vỡ. Nếu quá xa bờ không ra sức bơi vào bờ, trừ khi thật cần thiết. Nên sử dụng phao bơi sẵn có. Cần tự bảo vệ sức khỏe cho mình, không phơi da quá nhiều ra nắng. Không uống nước biển trong bất cứ trường hợp nào. Nếu khát hãy dùng áo mưa hay quần áo hứng nước mưa mà uống.

CẤP CỨU MÁY BAY

Khi máy bay buộc phải hạ cánh xuống một nơi nào đó mà không phải là đồng ruộng bằng phẳng thì tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra, làm chạm thương hành khách. Trách nhiệm đầu tiên của ta là cung cấp cho nạn nhân sự cứu trợ y tế. Điều này có thể làm được nếu ta đã trang bị cho mình các dụng cụ cần thiết để sơ cứu, như đã ghi trong phụ lục. Xử lý tốt nhất lúc này là để nạn nhân lại ngay nơi xảy ra sự cố. Tại đây đã tìm nơi trú ẩn, và cũng là điểm hẹn dễ dàng cho máy bay khác đến tìm kiếm. Nếu máy bay cứu trợ không nhìn thấy, phải cố phát quang nơi ở rộng ra, để máy bay có thể dễ nhận ra được từ trên không. Rồi dùng mọi khả năng báo hiệu sẵn có mà thu hút đơn vị cứu trợ đến.

CHÁY KHÁCH SẠN

Phần nhiều người chết khi cháy khách sạn là do bị xông khói và ngạt thở. Phải có kế hoạch đặc biệt theo dõi quá trình cháy. Sau khi tìm biết lối vào phòng, phải định vị và kiểm tra được lối ra gần nhất. Đếm số lượng cửa lớn từ phòng mình ở đến nơi có lối ra, rồi mở cửa lối ra nhìn ra ngoài xem có gì ngoài đó. Tìm biết ngay nơi có nút ấn báo động và nơi đặt bình phun khói cứu hỏa. Sau đó mở cửa sổ phòng ở nhìn xem phía dưới có gì trở ngại không. Chú ý: không dùng thang máy khi hỏa hoạn.

Khi xảy ra hỏa hoạn, cần chú ý những điểm sau đây:

Trước khi mở cửa lớn, nên xem cửa và quả đấm có nóng không; nếu không nóng thì mở đi ra ngoài xem xét.

Nếu thấy có khói hoặc lửa, báo ngay cho người phụ trách khách sạn và sở cứu hỏa biết.

Nếu cần rời khỏi phòng, thì dùng một khăn ướt che mũi mồm. Nhớ mang theo chìa khóa phòng và đèn pin. Luôn đóng cửa khi ra khỏi phòng.

Đứng ở dọc tường cạnh lối ra, đếm cửa sổ lớn trên hành lang làm dấu. Đấm cửa hoặc nói to cho mọi người cùng biết. Nếu có khói bốc lên từ hành lang, thì di chuyển chầm chậm ra ngoài.

Không dùng thang máy khi dang cháy.

Nếu khói "bốc cao" ở dưới gầm cầu thang, thì quay ngược lên phía mái. Đẩy cho cửa lớn mở để khói thoát ra.

Nếu cần ở lại bên trong hoặc quay lại phòng ở:

Đóng chặt cửa lớn và mở toang cửa sổ ra.

Nếu đang ở tầng 2, có thể leo lên cửa sổ và nhảy ra ngoài. Nếu ở tầng 3: nhảy nguy hiểm. Từ tầng 3 trở lên: nhảy có thể chết người.

Mở vòi tháo đầy bể nước, buồng tắm. Nhúng ướt khăn, chăn, và nhét kín các khe hở xung quanh cửa lớn. Dỡ đệm đựng vào cửa và chống lại đó. Rồi thấm nước cho ướt.

Gọi điện thoại thì báo cho người phụ trách khách sạn biết phòng mình đang ở. Treo tấm vải ra phía ngoài cửa sổ làm báo hiệu cho những người cứu trợ biết, không phải tìm lâu.

Nếu thấy lửa ở phía ngoài cửa sổ, thì lấy rèm che cửa đi, và chuyển các chất dễ cháy ra xa. Giữ thái độ bình tĩnh. Không làm hoảng loạn.

 


.Lời nói đầu
Chuong 01 - Đai cương về cấp cứu thông thường
Chuong 02 - Phương pháp xử trí cấp cứu
Chương 03 - Choáng
Chương 04 - Cấp cứu hô hấp và tuần hoàn
Chương 05 - Vết thương và các thương tổn liên quan
Chương 06 - Băng trong và băng ngoài vết thương
Chương 07 - Căng gân, bong gân, trật khớp, gãy xương
Chương 08 - Các độc chất và thuốc
Chương 09 - Các vết thương do cắn và đốt
Chương 10 - Bỏng
Chương 11 - Những bất thường về nóng, lạnh
Chương 12 - Một số cấp cứu đặc biệt
Chương 13 - Sơ cứu trong thể dục thế thao
Chương 14 - Các mang vác nạn nhân
Chương 15 - Cấp cứu trong các trường hợp bị thiên tai
Phụ lục - Tủ thuốc gia đình


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO