CẨM NANG CẤP CỨU


Chương 13

SƠ CỨU TRONG THỂ DỤC THỂ THAO

Thể dục thể thao có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan có thể gây nên chấn thương và tình trạng bệnh lý. Nó cần được sơ cứu hoặc cấp cứu kịp thời. Tác nhân gây ra có thể là cơ học, hóa học, điện học, phóng xạ và tâm lý. Các cơ quan hay bị là cơ quan vận động. Các chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại cũng hay xảy ra ở một bộ phận vận động viên.

Tỷ lệ chấn thương thể dục thể thao nhiều ít tùy theo từng nước: Liên Xô (cũ): 2%, Tiệp khắc (cũ): 2,3%, Na Uy: 0,8%, Thụy Điển: 7-13%, Liên Bang Đức: 10% trong tổng các loại chấn thương. Loại chấn thương rất đa dạng, chủ yếu có 7 loại hay gặp là: chạm thương, tổn thương cơ- gân, bong gân, tổn thương khớp và sai khớp, gẫy xương, chấn động não, và xây sát tổn thương phần mềm.

Mỗi môn thể thao, chấn thương hay khu trú vào một vùng nhất định: bóng đá 76,67% là chi dưới, quyền anh: 23,89% ở đầu, thể dục dụng cụ 54,49% ở chi trên v.v...

Nguyên nhân gây ra cũng nhiều loại: có thể do thiếu sót trong phương pháp tập luyện, do đặc điểm về kỹ thuật, do tổ chức, sân bãi, do đạo đức, tác phong của vận động viên, ... nhưng theo thống kê thì nguyên nhân thứ nhất và thứ nhì là nhiều hơn cả. Dựa vào đó người ta rút kinh nghiệm và đề phòng. Ví dụ trong bóng đa, vận động viên hay đau cơ dạng ở đùi thì phải có những động tác khởi động cho các cơ nói trên tập làm quen dần với vận động vì đau có thể là biểu hiện của vi chấn thương. Môn quyền Anh, vận động viên hay bị chấn động não, chấn thương sọ-mắt, gây nốc ao, thì phải thực hiện nghiêm túc các quy định về y tế như: kiểm tra sức khỏe hàng ngày, trong khi đấu phải sơ cứu kịp thời các vết thương, nếu nặng bác sĩ trực có quyền yêu cầu tạm ngừng trận đấu.

Các dạng chấn thương hay gặp cần được sơ cứu là:

Choáng chấn thương

Choáng chấn thương hay xảy ra khi tác nhân kích thích quá mạnh do thương tích gây ra, nhất là ở cơ quan vận động mà cơ quan này lại hay xảy ra nhất. Thường thấy khi vết thương dập nát nhiều, vết thương nhẹ nhưng nhiều nơi gẫy xương lớn, chấn thương bụng, ngực nặng, hoặc khi trời lạnh, quá đau đớn, chảy máu ri rỉ kéo dài, lúc tháo garô, hay quá sợ hãi.

Phòng chống choáng là phải bình tĩnh. Ủ ấm, thăm khám nhẹ nhàng, hạn chế đau. Nếu không kèm tổn thương bụng, chỉ có vết thương xương, ta có thể tiêm mocphin 0,01g dưới da. Nhanh chóng cầm máu tạm thời và nhẹ nhàng vận chuyển đến cơ quan y tế.

Chấn thương các cơ quan vận động

1.      Xây sát phần mềm. Rửa sạch vết thương bằng nước muối 7% vô khuẩn, hoặc dung dịch oxy già 3%, rồi băng khô vô khuẩn hay băng có mỡ kháng sinh cho dễ bóc khi thay băng.

2.      Vết thương cơ, sâu. Nếu không chảy máu thì cũng xử lý như trên. Uống hoặc tiêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Nếu có máu chảy, phải cầm máu. Máu động mạch: chảy vọt thành tia và đỏ. Máu tĩnh mạch: chảy trào ra và có màu đỏ sẫm. Cầm máu bằng băng ép, băng ấn, garô (nếu động mạch).

3.      Chạm thương. Nếu là chạm thương phần mềm, ngoài da có vết bầm tím: chườm lạnh bằng túi nước đá, đắp khăn nước lạnh hoặc dùng cloretilamin. Ngày đầu chườm lạnh 20 - 30 phút, nghỉ 2-3 giờ, chườm lại. Nghỉ tập và không xoa bóp. Nếu chạm màng xương: rất đau, đau lâu vì màng xương là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, thường gặp ở mặt trước xương chày (trong chạy vượt rào hay tranh bóng đá), xương ngực (trong cử tạ), gót chân (trong nhẩy cao nhẩy xa). Cách sơ cứu cũng chươm lạnh như trên và bất động chi trong ít ngày.

4.      Bong gân. Hay gặp nhất là bong gân khớp gối và khớp cổ chân. Đó là tổn thương dây chằng và bao khớp, thường là do tác động mạnh và gián tiếp vào khớp nhất là khi đang xoay- dạng, hay khép gấp khớp. Thường thấy khi chạy bị vấp, mất thăng bằng khi phải xoay người vụt hông trong đánh quần vợt,đang chạy dừng lại và xoay người sút bóng trong bóng đá. Khớp xưng to, bầm tím, phải ngừng thi đấu. Sơ cứu: chườm lạnh, băng ép, bất động khớp bi bong gân. Không được xoa bóp vì gây thêm kích thích làm tăng rối loạn vân mạch.

5.      Sai khớp. Hay bị sai khớp vai, khớp khuỷu. Phải bất động ngay chi ở tư thế hiện hửu và đưa đến bệnh viện.

6.      Gẫy xương. Chuẩn đoán và sơ cứu như đã nói ở chương 6 và.

Chạm thương sọ não. Đây là loại chấn thương nặng hay gặp trong các môn : đua xe đạp, đua mô tô, quyền Anh, trong bóng đá.

- Trước tiên phải xử trí vết thương : Rửa sạch, băng ép cầm máu.

- Theo dõi 3 loại tri giác : Trí giác hiểu biết ( hỏi trả lời, bảo nạn nhân làm việc và thực hiện đúng), tri giác tự động ( nâng chi lên có rơi thõng xuống không, cấu véo có phản ứng lại không), và tri giác bản năng ( nuốt có chậm không, đổ nước vào mồm ngậm lại hay để chảy ra ngoài).

Nếu hôn mê thì xem ở độ nào : Độ 1: rối loạn tri giác hiểu biết, độ 2: mất tri giác hiểu biết, rối loạn hai tri giác kia, độ 3: mất cả 3 loại tri giác, còn phản xạ ho và sặc.

- Theo dõi mạch và nhịp thở: Mạch chậm và mạnh (kèm tri giác kém dần) là có chèn ép não; thở nhanh, có khi 40 - 50 lần / phút là chấn thương não nặng: thở quá chậm (dưới 12 nhịp/phút) là đã tổn thương trung tâm hô hấp.

Cần để nạn nhân nằm cao đầu. Đưa tới bệnh viện gần nhất. Tránh lắc lư khi đi đường. Nếu có ngừng thở ngừng tim phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Chấn thương ngực: thường là loại không có vết thương. Nếu nhẹ: chỉ đau và bầm ngoài da; nặng có thể gây tổn thương phổi (hay gặp) hoặc tim (hiếm gặp), phải sơ cứu.

Có thể bị: khó thở do màng phổi bị tổn thương, khạc ra máu: do xương sườn gẫy đâm vào phổi; tràn khí dưới da, ấn da thấy kêu lép bép: thủng phổi hoặc phế quản; có thể gẫy xương sườn.

Sơ cứu: cần băng ép quanh lồng ngực, cố định nạn nhân, không để giãy giụa nhiều. Đắp ấm và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Chấn thương bụng : có thể gây thủng tạng rỗng như ruột, dạdày, vỡ thận gây đái ra máu. Hay xãy ra khi vận động viên va đập mạnh, bị ngã. Chấn thương bụng hay gây choáng nên phải ủ ấm và đề phòng. Chườm lạnh vùng đau. Bất động và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến việc. Không cho ăn uống, không được tiêm mocphin vì sẽ làm mờ triệu chứng nguy hiểm.

 


.Lời nói đầu
Chuong 01 - Đai cương về cấp cứu thông thường
Chuong 02 - Phương pháp xử trí cấp cứu
Chương 03 - Choáng
Chương 04 - Cấp cứu hô hấp và tuần hoàn
Chương 05 - Vết thương và các thương tổn liên quan
Chương 06 - Băng trong và băng ngoài vết thương
Chương 07 - Căng gân, bong gân, trật khớp, gãy xương
Chương 08 - Các độc chất và thuốc
Chương 09 - Các vết thương do cắn và đốt
Chương 10 - Bỏng
Chương 11 - Những bất thường về nóng, lạnh
Chương 12 - Một số cấp cứu đặc biệt
Chương 13 - Sơ cứu trong thể dục thế thao
Chương 14 - Các mang vác nạn nhân
Chương 15 - Cấp cứu trong các trường hợp bị thiên tai
Phụ lục - Tủ thuốc gia đình


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO