CẨM NANG CẤP CỨU


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ CẤP CỨU

Nhiều cấp cứu chắc chắn không xảy ra nếu ta biết lưu tâm đến tổ chức cuộc sống: sắp xếp trật tự trong gia đình, giữ an toàn trong cộng đồng, và biết phòng chống trong thiên nhiên. Bao trùm lên tất cả là ý thức chung của các thành viên trong gia đình và xã hội.

Tuy nhiên cấp cứu vẫn đến vì ta không lường được hết mọi vấn đề. Lúc đó, sự hiểu biết y học, các phương tiện tối thiểu cần có, khả năng thực hành, sẽ giúp ta bình tĩnh và chủ động xử lý. Cơ may cứu sống người bị nạn nhiều hơn.

Trước hết ta phải biết những thủ tục cần làm, sau đó khám xét nội dung các tổn thương, và cuối cùng là phân loại xử lí; cấp cứu tại chỗ, đối tượng phải chuyển đi, liên hệ với các cơ quan y tế …

I.NHỮNG THỦ TỤC CẦN LÀM

Muốn cứu được nạn nhân, hãy làm theo hướng dẫn sau :

-   Kế hoạch cấp cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ trầm trọng của tai nạn nơi xảy ra tai nạn, nơi xảy ra, số người lâm nạn, sự sẳn sàng cứu trợ và khoảng cách đến cơ quan y tế.

- Bình tĩnh phân tích toàn bộ tình hình: hoàn cảnh xảy ra, mức độ và số lượng tai nạn, khả năng cứu trợ, người và phương tiện và một số vấn đề khác có liên quan.

- Lập kế hoạch cứu nạn và cho thực hiện ngay. Khẩn trương nhưng phải cẩn thận. Nhiều việc cùng làm nhưng phải chỉ dẫn cụ thể cho mỗi nạn nhân.

- Sử dụng phương án vận chuyển, nếu cần phải trực tiếp chỉ huy và hướng dẫn. Ban đêm phải có ánh sáng: đèn, bão, đèn pin.

- Báo ngay cho các trạm cấp cứu bằng điện thoại, số 15 là Trạm cấp cứu thành phố Hà Nội, cho các bệnh viện gần nhất, các trạm công an (nếu là giao thông). Nói rõ vị trí, bản chất tai nạn, số lượng người bị thương, yêu cầu cấp cứu (chuyển nạn nhân đi, mời bác sĩ đến, mang theo thuốc và phương tiện gì, xin bao nhiêu người …)

- Bắt tay xử lí những tổn thương nào mà mình thấy là trầm trọng nhất. Kiểm tra các trường hợp nguy kịch (đường thở, hô hấp, tuần hoàn, chảy máu) và đeo thẻ "cấp cứu số 1" vào tay nạn nhân (hoặc cài giấy vào cúc áo).

- Xử lí nạn nhân đang có choáng hoặc tiên lượng sẽ choáng. Đặt nạn nhân nơi yên tĩnh, uÛ ấm, phân công người chăm sóc và theo dõi.

- Kiểm tra các tổn thương khác và xử lí nếu điều kiện cho phép (mở rộng sơ cứu, đặt nẹp gẫy xương … vì những trường hợp tai nạn xảy ra gần bệnh viện, nạn nhân thường được chuyển thẳng mà không sơ cứu ban đầu).

- Những nạn nhân chuyển đi phải kiểm tra "thẻ cấp cứu", nạn nhân nằm lại hoặc chuyển sau phải giữ bất động, nằm yên, không cho đứng ngồi hoặc đi.

- Động viên nạn nhân vững tâm , tin tưởng.

- Không di chuyển nạn nhân quá nặng trừ khi rất cần thiết.

- Không cho nạn nhân hôn mê uống nước, kể cả người có thương tổn ở đầu, bụng và lồøng ngực.

- Nới lỏng quần áo, đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái.

- Nếu nôn, nghiêng đầu nạn nhân sang một bên, tránh làm tắt đường thở (ở vết thương cổ thường xảy ra).

- Tháo răng giả, hàm giả vì có thể bị lỏng và rơi vào đường thở.

- Ghi tên và địa chỉ nạn nhân, người cần báo tin (thường đã được nhân viên ghi trước nhưng phải kiểm tra lại cụ thể).

- Trong mọi giấy tờ nhớ dùng câu chữ thông thường, không dùng những thuật ngữ khoa học khó hiểu.

II. KHÁM XÉT NỘI DUNG TỔN THƯƠNG

Bước vào khám xét tổn thương, việc rất quan trọng là thái độ của người cứu trợ. Nên hành động bình tĩnh, xử lí chủ động, và ân cần thông cảm. Ví dụ nhẹ nhàng đặt tay lên trán nạn nhân, hỏi nói nhỏ nhẹ hoặc gọi tên nhiều lần nếu ta biết. Như vậy người bị nạn bớt lo âu, vững tâm tin tưởng, nhờ đó mà phần nào giảm đau và giảm choáng.

Khám thương tổn. Nếu nạn nhân tỉnh và nói được, ta hỏi xem sự việc đã xảy ra như thế nào, hiện đang ở đâu. Nếu nạn nhân mê, hỏi người xung quanh để phán đoán tình trạng thực có ở người bị nạn. Sau đó xử lí cấp cứu trong phạm vi và khả năng của mình. Trước hết là nạn nhân có trở ngại đường thở, đang rối loạn hô hấp, tuần hoàn (như khó thở, tim đập nhanh, chảy máu nhìn thấy …). Sau đó là các nạn nhân khác, khám từ đầu đến chân. Thông thường, thương tổn ở đầu và phía trên thân người nặng hơn phái dưới; nhưng thương tổn phía dưới lại dù nhẹ vẫn không tự đi lại. Phải kiểm tra rất cơ bản để đánh giá đúng tình hình (xem hình 1-trang 13)

Đầu. Xem đầu có đụng đập không. Đồng tử hai mắt có đều hay giãn rộng , hoặc không đáp ứng với ánh sáng. Nếu nhức đầu mất định hướng, lú lẫn, hoặc rối loạn trí nhớ đi đôi với đồng tử không đều, có thể do tổn thương ở sọ. Nạn nhân có thể không hồi tưởng được trí nhớ nên thường hỏi những việc hàng ngày như anh đang làm gì lúc xảy ra tai nạn (trí nhớ dài hạn ít tổn thương hơn trí nhớ ngắn hạn. Ví dụ , nạn nhân có thể kể chi tiết về kỉ niệm thơ ấu của mình nhưng không thể nhớ được họ đang ở đâu, làm gì và đến đây bằng cách nào). Mất định hướng có thể là một dấu hiệu của bệnh hoặc tổn thương nhất là có sốt kèm theo. Nếu có nước hoặc chảy máu ra từ mũi hoặc tai thì rất có khả năng là vỡ hôïp sọ. Xem thêm bài Tổn thương đầu.

Cổ. Phải xem có đau, cứng gáy, hoặc viêm ở vùng này. Có thể đầu các ngón bị tê và cứng. Không nên di chuyển nạn nhân mà dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên mỏm các đốt sống để xem có gì bất thường. Đó có thể là các dấu hiệu của tổn thương ở đốt sống cổ tay hoặc tuỷ sống. Phải giữ yên không cho nạn nhân vận động nếu nghi ngờ có tổn thương tuỷ sống cổ.

Ngực. Cần sờ nhẹ lên thành ngực xem có gì bất thường. Nếu đau nhói có thể do đụng đập hay gãy xương sườn. Nếu ho và đờm có máu có thể là tổn thương phổi. Nạn nhân đau và khó thở.

Bụng. Nếu nanï nhân tỉnh mà phàn nàn có đau vùng bụng, hoặc ta sờ bụng thấy chướng căng, có thể nghi tổn thương nội tạng như gan, lá lách, thận hoặc ruột. Các cơ phía trái thành bụng mà cứng có thể là tổn thương lá lách. Nạn nhân đái ra máu có thể do tổn thương thận.

Tay vai, chậu hông, và xương chậu. Nạn nhân đau ở xương chậu, nhìn thấy căng to hoặc biến dạng vùng này có thể do đụng đập, bong gân, trật khớp, hoặc gãy xương.

Chú ý: Cứu trợ y tế càng đến chậm thì việc khám xét càng phải làm đầy đủ.

Các dấu hiệu sống còn và dấu hiệu toàn thân. Sự hiểu biết về các dấu hiệu sống còn để đánh giá nạn nhân sau khi tai nạn hoặc mắc bệnh đột ngột rất quan trọng trong việc quyết định những biện pháp xử lí thích hợp.

Yù thức. Tình trạng ý thức cơ thể thay đổi từ lú lẫn nhẹ đến hôn mê sâu do các tổn thương sọ não, ngộ độc hoặc bệnh trầm trọng gây ra. Nếu ý thức cứ dần dần suy giảm và hôn mê sâu thì phải can thiệp ngay.

Hô hấp. Bình thường là thở nhẹ nhàng, không đau, không phải gắng sức, tần số từ 12-16 lần/phút ở người lớn, 16-20 lần/phút ở trẻ em, 20-30 lần/phút ở các cháu bé. Nếu thở nhanh nông hoặc thở sâu hổn hển là kiểu thở bất thường. Thở nhanh nông thấy choáng và một số trường hợp khác, thở sâu hổn hển là có tắc đường thở hoặc có vấn đề về tim và hô hấp. Không thở là ngừng hô hấp. Ngừng tim là một nguyên nhân của ngừng hô hấp.

Mạch. Bình thường mạch đập từ 60-90 lần/phút ở người lớn lúc nghỉ, và 80-120 lần/phút ở trẻ em. Những nơi thường dùng bắt mạch là động mạch cảnh ở cổ, động mạch quay ở cổ tay (hình 2). Ơû các cháu bé thường lấy mạch ở phía trên phía trong cánh tay. Mạch nhanh yếu thường do choáng. Mạch nhanh mạnh do sợ hãi. Không có mạch là ngừng tim.

Hình 2.1 và 2.2 trang 15

Nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình trong cơ thể là 37oC. Trong cấp cứu, ta có thể dùng mu bàn tay áp vào da nạn nhân để phỏng đoán nhiệt độ. Nếu nhiệt độ da lạnh ẩm là có choáng do tổn thương hoặc do kiệt sức vì nóng. Tiếp xúc với nhiệt độ thấp thì da lạnh, khô trong khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc do bệnh tật thì da nóng khô như trong say nắng.

Màu da. Màu sắc da là biểu hiện sự có mặt của tuần hoàn phía dưới. Trên người có sắc tố da đậm, ta có thể quan sát được thay đổi màu ở móng đầu ngón tay hay dưới lưỡi. Sắc da đỏ hay hồng thường đi đôi với say nắng hay say nóng. Sắc trắng là thiểu năng tuần hoàn như ngất, choáng, hoặc sợ hãi, cũng có thể ở giai đoạn đầu của nhồi máu cơ tim hay thiếu máu nặng. Sắc xanh là do máu thiếu oxy, hoặc nhìn thấy tim tái, là do tắc nghẽn đường thở, suy tim hoàn toàn, đuối nước, và một số thể nhiễm độc khí. Sắc vàng, liên quan đến vàng da, thường có bệnh gan kết hợp.

Đồng tử. Hai đồng tử mắt người lớn bình thường là cùng cỡ, rọi ánh sáng thì co lại và phản ứng đồng thời. Nếu 2 đồng tử không đều hoặc thay đổi độ lớn, có thể do thuốc hoặc do bệnh (Hình 3). Đồng tử giãn là choáng hay ngừng tim (thiếu oxy ở giai đoạn nặng). Đồng tử không đều là có vết thương ở sọ. Một số thuốc trong chuyên khoa mắt có thể làm đồng tử nhỏ lại (như pilocarpin). Nếu đồng tử giãn to và không thay đổi, không phản ứng với ánh sáng là gần chết. Chú ý: kính áp tròng thường làm cho con ngươi (tức đồng tử) giãn rộng hơn bình thường.

Hinh 3.1 trang 17

Đau. Đau là cảm giác thường gặp ở vùng cơ thể bị thương hay bị bệnh. Đau có thể mang tính dữ dội, âm ỷ, hay cách hồi (tức là nghỉ một lúc rồi mới đau trở lại). Đau đơn độc hay kết hợp với triệu chứng khác. Ví dụ, đau bụng và đi ngoài là ngộ độc thức ăn, đau đầu và hôn mê là vết thương sọ não.

Liệt. Liệt ở 1 người bình thường tỉnh táo là không cử động được chi thể theo ý muốn. Liệt gây ra do tai biến mạch máu não hoặc tổn thương cột sống. Nếu có cảm giác tê hay kiến bò ở tay, chân thì có thể là tổn thương tuỷ đang tồn tại (đang bị mảnh xương đốt sống ép xuống). Bảo nạn nhân nắm lấy tay mình, nếu không nắm được là liệt một phần hoặc toàn bộ.

Nôn. Nôn là triệu chứng của nhiều bệnh, nhiều tổn thương như: choáng, nhiễm khuẩn, đuối nước, ngộ độc thức ăn, hoặc khó tiêu, bội thực. Luôn ghi nhớ không để chất nôn rơi vào đường thở do nạn nhân hít vào làm tắt đường thở.

Co giật. Có thể do tổn thương hay do bệnh. Co giật cơ thể ở trẻ em khi sốt cao, thường trên 39ocủa là có thể xảy ra; có thể ở người lớn khi bị sang chấn thương sọ não, bị động kinh, một số bệnh nhiễm khuẩn (viêm màng não) hay chuyển hoá (hạ đường huyết …). Co giật có thể xảy ra trong ngộ độc thuốc, người nghiện ma tuý đang cai. Phải chú ý bảo vệ họ không cho ngã nguy hiểm. Đôi khi phải dùng vật mềm như khăn mặt, túi vải nhét vào góc miệng nạn nhân để tránh lưỡi tụt ra sau làm tắt thở.

Muốn xác định chính xác nội dung tổn thương phải nắm vững vị trí của chúng trên cơ thể, nhất là vị trí và đường đi của mạch máu, vị trí các nội tạng và các xương lớn hay tổn thương (xem hình 4 và 5).

Hình 4 va hinh 5 trang 18, 19

III. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ.

Điều quan trọng đối với mỗi cứu trợ viên là phải đánh giá được tình trạng nạn nhân sau khi sơ cấp cứu. Có thể chia ra 4 loại :

Loại 1: rất nặng, các chức năng sống còn bị đe doạ;

Loai 2: nặng, chết sau vài ngày nếu không được can thiệp như vết thương ngực bụng, thiếu máu cơ tim (một phần);

Loại 3 : vừa, không tử vong, nhưng cần được xử lí đáng để giảm biến chứng, di chứng và sẽ trở lại cộng đồng làm việc bình thường;

Loại 4 : nhẹ, các vết thương phần mềm, chắc chắn sẽ hồi phục sau vài ba ngày điều trị tại chỗ.

Một điều không kém quan trọng là tâm lí hốt hoảng. Lo sợ của nạn nhân. Cần chú ý để động viên và giữ bình tĩnh. Xử lí nạn nhân cũng phải khẩn trương, dựa trên phân loại chọn lọc đã làm sẳn khi khám. Đối với nạn nhân nặng phải khám và xử lí ngay sau đó.

Đối với nạn nhân mà chức năng sống còn đang bị đe doạ không nên chuyển mà mời cơ quan y tế đến. Phải biết số điện thoại cấp cứu của cơ quan y tế từ trạm cấp cứu đến bệnh viện. Thường là: đứt mạch máu, tắc thở, hay đe doạ ngừng tim. Tiếp tục cấp cứu cho đến khi nhân viên y tế đến (garô, hô hấp nhân tạo, hồi sinh tim phổi).

Đối với nạn nhân loại 1 và 2 : cần chuyển đi cơ sở y tế gần nhất. Như: vết thương sọ, gẫy xương, vết thương vỡ tạng … Loại 2 chuyển trước, loại 3 chuyển sau. Chú ý: có vết thương nhẹ nhưng ở chân không đi được, cũng trở thành nặng vì chúng ta đang phải rời xa địa điểm bị tai nạn. Phải băng bó, đặt nẹp cố định, và cử y tế hay cứu trợ viên đi theo cáng hoặc xe hồng thập tư để chăm sóc và thực tế y lệnh trên đường đi.

Đối với nạn nhân nhẹ: băng bó và chăm sóc tại chỗ. Đặt lại ở một vị trí khác thoải mái, yên tĩnh, để cho họ bình tâm. Chăm nom săn sóc hộ lí, ăn uống, động viên và sau vài ba ngày, họ lại tiếp tục công việc của mình.

 

 

 

 


.Lời nói đầu
Chuong 01 - Đai cương về cấp cứu thông thường
Chuong 02 - Phương pháp xử trí cấp cứu
Chương 03 - Choáng
Chương 04 - Cấp cứu hô hấp và tuần hoàn
Chương 05 - Vết thương và các thương tổn liên quan
Chương 06 - Băng trong và băng ngoài vết thương
Chương 07 - Căng gân, bong gân, trật khớp, gãy xương
Chương 08 - Các độc chất và thuốc
Chương 09 - Các vết thương do cắn và đốt
Chương 10 - Bỏng
Chương 11 - Những bất thường về nóng, lạnh
Chương 12 - Một số cấp cứu đặc biệt
Chương 13 - Sơ cứu trong thể dục thế thao
Chương 14 - Các mang vác nạn nhân
Chương 15 - Cấp cứu trong các trường hợp bị thiên tai
Phụ lục - Tủ thuốc gia đình


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO