CẨM NANG CẤP CỨU


Chương 7

CĂNG GÂN, BONG GÂN, TRẬT KHỚP VÀ GẪY XƯƠNG

Căng gân, bong gân và trật khớp là những tổn thương ở trên cơ hoặc gân và giây chằng quanh khớp. Trật khớp là di lệch các đầu xương khỏi ổ khớp, còn gãy xương là sự vỡ gãy thực sự của xương. Bong gân, trật khớp và gãy xương có thể xảy ra cùng lúc trong một tổn thương, tùy theo vị trí và mức nghiêm trọng của ổ gãy. Điều trị chung mọi thương tổn về cơ bắp là giống nhau về cơ bản. Đó là các tổn thương rất hay gặp khi ta đi bộ trên đường gồ ghề hoặc khi phải gắng sứa quá mức.

I.                   CĂNG GÂN

Căng gân là tổ thương của giây chằng ổ khớp, thường xảy ra ở khớp mắt cá chân hoặc khớp gối. Tổn thương có thể từ giây chằng lan ra một số cơ. Khi khớp bị xoắn vặn hoặc bị kéo căng quá giới hạn bình thường thì giây chằng và các tổ chức xung quanh khớp bị rách. Căng gân có nhiều mức độ, từ xoắn nhẹ một phần đến thương bộ toàn bộ các tổ chức và giây chằng xung quanh khớp, kèm theo gãy xương.

Dấu hiệu: Đau là triệu chứng đầu tiên. Đau có nhiều mức độ, đau tăng lên khi có cử động hoặc có vật nặng đè lên. Có thể nhức, phù và nề ở khớp. Đôi khi màu da xung quanh khớp cũng bị biến đổi do có chảy máu bên trong.

Điều trị: Dùng túi nước đá đắp lên trên hoặc chườm lạnh lên vùng khớp bị căng. Chân kê cao lên khoảng 45cm và dùng băng ép băng chặt khớp lại. Đắp gạc lạnh giữ lâu trong 30 phút rồi ngừng và sau đó làm lại. Tổng cộng thời gian đắp lạnh thường từ 6 – 48 giờ, tùy mức độ. Khi thôi chườm lạnh thì băng ép khớp. Kê chi cao hơn mặt phẳng tim và để khớp nghỉ ngơi trong 30 phút (Hình 1 và Hình 2). Sau đó làm lại 2 cách trên xen kẽ nhau: 30 phút chườm lạnh, lại để 30 phút nghỉ ngơi, làm như vậy cho đến khi khớp hết phù. Trường hợp khớp bị kéo căng quá mạnh và phù nhanh thì phải chườm lạnh lâu hơn. Sau đó chuyển nạn nhân đến bệnh viện kiểm tra. Chú ý: không đặt nước đá trực tiếp lên da hoặc ngâm chân trực tiếp váo nước đá, mà nên có một lớp vải mỏng hoặc một lớp phim nhựa lót ở giữa để tránh cho da có thể bị hoại tử do lạnh. Sau thời gian điều trị bằng chườm lạnh, thì hoàn tất bằng chườm nóng. Dùng khăn ấm đắp lên hoặc ngâm khớp vào nước ấm nóng, 3 – 4 lần / ngày, mỗi lần 20 phút. Chú ý: lạnh làm co mạnh, giảm tuần hoàn, giảm phù và giảm chảy máu. Sau đó nóng lại làm tăng tuần hoàn và giúp cho tổn thương chóng lành.

<Hình 94.1>

Hình 1: Dùng băng chun to bản, rộng 10 cm, băng theo hình số 8, từ mắt cá chân bị căng gân đi ngược lên. Đầu tiên đi từ mặt trên ngón và mặt dưới cung bàn chân, quấn băng qua mắt cá lên đến ống chân khoảng 15cm, sau đó quấn hình số 8 đi xuống mắt cá lại, cứ vòng sau trùm lên 1/3 vòng trước. Như vậy toàn bộ mắt cá chân được băng ép.

<Hình 94.2>

Hình 2: Dùng băng chun to bản, rộng 10cm, băng theo hình số 8 cho khớp gối bị căng gân. Đầu tiên băng vòng tròn ở 10cm dưới gối, bắt chéo băng lên vùng khớp căng, rồi quấn như thế qua gối lên đến 10cm trên gối. Sau đó lại băng xuống trở lại, vẫn theo kiểu số 8, xuống phía dưới gối, vòng sau trùm lên 1/3 vòng trước. Như vậy toàn bộ khớp gối được băng chặt.

II.                BONG GÂN

Bong gân khác căng gân ở chỗ: bong gân làm rách cơ hoặc đơn vị gân – cơ xung quanh khớp. Xảy ra khi cơ bắp xung quanh khớp phải chịu tác động bởi một lực quá mạnh hoặc bọi kéo căng quá mức. Gân cơ bám vào xương nên cũng bị tổn thương theo. Hay gặp nhất là tổn thương cơ rộng ở bắp chân, cả phần trên và phần dưới.

Dấu hiệu: Nơi bị bong gân rất đau, với nhiều mức độ khác nhau. Vùng khớp có thể sưng, nề, phù, biến đổi màu da và xung quanh cứng chắc. Nếu cử động thì đau tăng thêm.

Điều trị: Điều trị bong gân

III.             TRẬT KHỚP

Trật khớp là khi hai đầu xương bị trượt ra khỏi ổ khớp, nói cách khác là chúng bị lệch ra khỏi vị trí bình thường của khớp. Trật khớp có thể kéo theo tổn thương cơ, gân, dây chằng, và bao khớp, hoặc kết hợp gẫy xương, rách đứt thần kinh và mạch máu. Nắn trật khớp phải dành cho thầy thuốc. Tuy nhiên ở nơi xa xôi, có thể tự lực xử trí được một vài trật khớp đơn giản nếu điều kiện cho phép.

Dấu hiệu. Khớp bị trật rất đau, sưng phù, nhất là khi vận động. Khớp không cử động được, tê dại, đôi khi liệt chi. Nhìn thấy biến dạng hoặc di lệch xương rõ.

Điều trị: Điều trị chung thông thường trong trật khớp là chườm lạnh và băng ép cố định. Nếu nghi có gẫy xương kèm theo phải đưa đến bệnh viện. Ở đó nạn nhân sẽ được chụp điện quang, được xác định vị trí xương gẫy nếu có, trước khi nắn lại. Ở những vùng xa xôi, một số người không am hiểu chuyên môn, cũng đã nắn thành công một số trật khớp đơn giản như: trật khớp hàm, trật khớp ngón tay, và trật khớp vai.

Trật khớp hàm

Trật khớp hàm thường xẩy ra khi ngáp. Bình thường trật khớp hàm không khó nắn lắm. Ta cho hai ngón tay cái đã quấn gạc sạch, đặt lên phía sau hàm răng dưới trong miệng nạn nhân. Các ngón tay còn lại đặt dưới cằm bên ngoài. Rồi dùng hai ngón cái ấn mạnh cằm xuống phía dưới và ra sau. Sau đó nâng cằm lên khi thấy đoạn xương sau hàm bắt đầu di chuyển được. Thả nhanh ngón tay sang phía bên khi cảm thấy xương đã vào lại trong ổ khớp (Hình 3).

<Hình 98.1>

Trật khớp ngón tay

Thường gặp nhất là trật khớp đốt hai trong các loại khớp ngón. Ta nắn trật khớp ngón bằng kéo mạnh ngón tay thẳng ra quá ổ khớp rồi đặt lại vị trí cũ (Hình 4). Sau khi nắn xong, cho chườm lạnh lên ngón. Rồi dùng ngón bên cạnh để cố định ngón có trật khớp bằng băng quấn. Nếu là ngón cái thì không nên nắn vì thường có gãy xương và rách gân kèm theo. Chỉ chườm lạnh, cố định, và kê cao tay. Để bàn tay trật khớp nghỉ ngơi. Sau đó chuyển đến thầy thuốc chuyên khoa xử trí.

<Hình 98.2>

Trật khớp vai

Phần lớn khớp vai bị trật là do một lực mạnh tác động vào khớp, kéo cánh tay ra sau, làm di lệch chõm xương cánh tay đầu xương ra khỏi ổ khớp. Kiểu này là kiểu trật khớp vai đầu nhô ra trước. Nếu 1 người bị ngã, giơ tay ra chống, thì có khả năng trật khớp vai đầu nhô ra sau. Dù trước hay sau, thì cũng luôn có rách bao khớp và tổn thương nặng dây chằng. Muốn nhận rõ sai khớp ta nên so sánh hai bên: khớp vai và khớp lành. Nếu đau nhiều và co thắt cơ vùng vai thì không nên cố sức nắn vào cho kì được. Chìa khóa thành công trong nắn trật khớp vai là cơ phải mềm mại và nắn kéo cẩn thận, kéo giãn cơ ra càng nhiều càng tốt. Không đòi hỏi và cũng không cần dùng lực nhiều. Thông thường ta chỉ nên nắn kiểu trật khớp vai đầu nhô ra trước.

Nắn trật khớp vai

Nắn bằng trọng lượng: nếu ta có ý định nắn trật khớp vai thì nên dùng trrọng lượng để nắn. Đặt người bệnh nằm sấp trên bàn hoặc trên 1 cái bệ tương đối cao. Buộc vào cổ tay trật khớp 1 trọng lượng khoảng 2,25 kg và thả lỏng cánh tay xuống phía đất. Giữ cho người bệnh thư giản tối đa. Sau một số phút, chõm xương cánh tay sẽ rượt nhẹ vào lại hõm khớp

<Hình 99>

Một kĩ thuật khác làbuộc gàu nước vào cổ tay, rồi đổ dần nước hoặc cát vào gàu đó. Không thể cho nạn nhân trực tiếp nắm lấy gàu vì như vậy làm cơ tay co cứng. Có một số trật khớp khác cần xử lý nhưng phức tạp hơn không nắn được, trong đó có khớp háng, khớp mắt cá, cổ tay, khớp khuỷu và khớp gối.

Trật khớp háng

Trật khớp háng có những nét tương tự như trật khớp vai. Nó làm tổn thương nhiều đến các cơ lớn và dây chằng ở vùng đùi và chậu hông, nó thường gây ra do tai nạn ô tô quá mạnh. Trật khớp háng hay kết hợp với gẫy xương đùi hoặc xương chậu. Loại này chỉ có thầy thuốc mới nắn được. Sơ cứu ban đầu là đặt nạn nhân nằm ngửa lên cáng và cố định chi, chân kê cao lên. Có thể dùng chăn cuộn lại, hoặc gối, kê cao chân và buộc luôn cả chân vào tấm ván cáng để tránh di động. Chuyển nạn nhân bằng xe cấp cứu về bệnh viện. Điều trị choáng.

Trật khớp mắt cá, cổ tay, khủyu và gối

Đối với các loại trật khớp mắt cá, cổ tay, khuỷu, gối, ta không nên cố sức nắn vào. Vì thường có gẫy xương kèm theo. Tốt nhất là cố định, bó nẹp nếu thấy cần, đặt khớp trong tư thế hiện hữu: đắp gạc lạnh lên vùng khớp trật; và chuyển đi bệnh viện.

Trật khớp bánh chè

Đó là khi xương bánh chè ở đầu gối bị trật ra khỏi vị trí, thường gặp khi ngã hoặc bị đạp mạnh vào đầu gối. Xương bánh chè thường di lệch ra phía ngoài và dưới khớp gối. Đau khá dữ dội và chân ở tư thế gấp, không duổi ra được. Có thể chườm lạnh và cố định chi ở tư thế hiện hữu. Nếu không đến nỗi ghê gớm, có thể từ từ cố duổi thẳng chân ra, giúp cho xương bánh chè trượt về chỗ cũ, giảm bớt được mức sai lệch. Rồi dùng nẹp cố định chi ở tư thế này, bó chặt ở trên và dưới gối (Hình 6). Sau đó vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

<Hình 101>

IV.              GÃY XƯƠNG

Gẫy xương là sự vỡ gẫy bản thân các xương trong cơ thể. Mức độ gẫy có thể chia từ đơn giản đến phức tạp. Ta chi ra gẫy hở và gẫy kín. Trong gẫy hở, phải kết hợp điều trị vết thương phần mềm với gẫy xương do xương đâm qua da ra ngoài. Điều trị vết thương này trước hết phải dùng băng ép, tiếp đó, như mọi gẫy xương khác là cố định xương.

Dấu hiệu. Chỉ gẫy đau, căng, phù ne, và mất chức năng nghĩa là không co duổi được. Có thể thấy chi biến dạng hoặc chi ngắn, về sau da có màu tím xanh. Nạn nhân có thể nghe hoặc cảm thấy tiếng kêu răng rắc bên trong xương, hoặc cảm thấy hai đầu xương bị cọ xát vào nhau.

Điều trị. Điều trị gãy xương bao gồm: cố định, cầm máu trong vết thương hở, giảm đau, bó nẹp, và vận chuyển nạn nhân bằng phương tiện thích hợp. Trong gẫy chi trên, xương vai xương sườn, xương đòn, thì phần lớn nạn nhân đi được. Trong gẫy chi dưới, cột sống, xương chậu, và các tổn thương nặng ở đầu, thì phải vận chuyển bằng phương tiện. Người cứu trợ phải tháo vát, chân thành, và có nhiều người giúp đỡ để cùng di chuyển người bị các tổn thương này. Điểm quan tâm đầu tiên là nếu có tổn thương, phải bất động cho nạn nhân, đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái, và xin cứu trợ y tế ngay.

Cố định. Có nhiều vật liệu khác nhau cần đuợc thảo luận để chọn lựa cho thích hợp trong cố định xương. Một loại nẹp này không nhất thiết phải tốt hơn loại khác. Nếu quyết định dùng nẹp, thì vật liệu nào sẳn có và nhẹ nhất, là vật liệu tốt nhất.

Mục đích đặt nẹp là để giảm đau và đề phòng các di lệnh thứ phát của đầu gẫy, nhất là khi nạn nhân cần di chuyển. Trong đa số các trường hợp gẫy xương, việc quyết định có nên đặt nẹp hay không phụ thuộc vào các yếu tố: mức độ cấp cứu, sự sẵn có vật liệu, và phương pháp vận chuyển. Nếu chắc chắn xe cấp cứu sẽ đến, thì chỉ cần giữ cho nạn nhân bất động, nằm yên, không đụng vào ổ gẫy. Không nên đặt nẹp, vì nhân viên cấp cứu hoặc nhân viên cứu trợ sẽ đến và thực hiện điều đó. Để tôn trọng các loại gẫy xương kín không lớn lắm như gẫy xương ngón tay, cẳng tay, xương đòn v.v… thì nên dùng các nẹp thích hợp mà cố định và nhờ ô-tô chuyển vận nạn nhân đến bệnh viện. Ở nơi xa, việc quyết định đặt nẹp cố định phải tùy thuộc vào bản chất tổn thương, yếu tố thời gian, vật liệu sẵn có, sự cần thiết phải di chuyển và phương tiện đưa đi. Nói chung cấp cứu gẫy xương là phải cố định, trừ vết thương tủy sống là phải có sự trợ giúp của y tế chuyên khoa để vận chuyển cho đúng phương pháp. Nếu nạn nhân phải di chuyẻn bắt buộc phải đặt nẹp.

Vật liệu chọn lựa cố định xương gẫy phải nhẹ như: cactông ép, máng kim loại, các bản gỗ có quấn vải hoặc bọc cao su xốp, hoặc gói đệm. Nẹp bơm hơi cũng tiện, nhưng khi dùng không nên bơm căng quá sợ hạn chế tuần hoàn. Cách dùng chân lành để cố định chân gẫy có lót chăn giữa 2 chân, và cách dùng vật chắc làm nẹp cố định bên ngoài chi đều chấp nhận được. Gẫy cột sống lưng và xương chậu yêu cầu phải bất động hoàn toàn. Loại tổn thương này phải hết sức cẩn thận. Sau đây là những nguyên tắc chung dùng để cố định xương gẫy:

- phải cắt quần áo khi nghi có xương gẫy (không cởi)

- băng vết thương bằng gạc vô khuẩn trước khi cố định nẹp

- không ra sức đẩy các mảnh xương gẫy vào loại ổ gẫy hoặc cố xếp lại (nẹp như hiện có nếu có thể)

- cố định nẹp trên dưới một khớp của đoạn gẫy

- nẹp phải quấn bông đệm bằng phẳng để có sức ép đều và ôm chặt vào chi thể

- buộc nẹp sát mặt chi

- hơi kéo nhẹ đầu chi trong một vài trường hợp biến dạng nếu cần để đặt nẹp cho sát chi thể (không nới lỏng sức kéo khi chưa bó nẹp xong)

- chuẩn bị vật liệu theo khuôn khổ thích hợp trước khi bó

- nẹp cần giữ nguyên tại chỗ bằng các dải băng, băng caravat hoặc băng cuộn để tránh di lệch

- không di chuyển nạn nhân trước khi cố định nẹp và vận chuyển

- nẹp phải buộc, khi cần phải nới lỏng và làm lại nếu thấy nạn nhân kêu tê, có cảm giác kiến bò ở đầu ngón hoặc không cử động được

- trường hợp nghi ngờ chưa biết có gẫy hay không vẫn phải bó nẹp

- phòng chống choáng

Vỡ xương sọ

Khi bị quật mạnh vào đầu có thể làm tổn thương các mạch nuôi não và hộp sọ. Đây là loại tổn thương nặng. Phải nghĩ đến vỡ xương sọ khi nạn nhân bị đập mạnh vào đầu mà hôn mê hoặc bán hôn mê. Các dấu hiệu chỉ điểm là: chảy máu, dỉ máu hoặc các chất dịch ra tai, mũi; kích thước đồng tử không đều, ù tai, nhức đầu dữ dội, nếu là nạn nhân không hôn mê. Về điều trị phải giữ cho nạn nhân yên tĩnh, bất động, không di chuyển. phải đảm bảo đường thở thông suốt. Cầm máu ngoài bằng băng ép trực tiếp và phòng chống choáng không truyền dịch. Thu xếp gửi đi bằng xe cứu thương. Cần nhớ là di chuyển nạn nhân vỡ xương sọ phải dùng cáng.

The dõi tổn thương sọ sau 24 giờ sau

Người bị đụng đập sọ não phải theo dõi chặt chẽ sau 24 giờ. Rất có thể vết thương trông bên ngoài không có gì nghiêm trọng, nhưng là đang có tai biến. Cứ hai giờ một lần phải đánh thức nạn nhẩn để kiểm tra tri thức. Nếu thấy phát triển các dấu hiệu sau phải báo ngay cho thầy thuốc hoặc khoa cấp cứu bệnh viện:

-         mức độ lơ mơ tăng dần, khó đánh thức nạn nhân dậy hơn trước;

-         nạn nhân không nằn yên, cựa quậy vật vã luôn;

-         lú lẫn, khó nói, hoặc nhịu

-         một đồng tử rộng hơn đồng tử kia;

-         nôn nhiều và nôn vọt

-         có máu hoặc dịch chảy ra ở tai và mũi;

-         co giật và khó mấp máy ở đầu ngón chân, tay;

-         cổ cứng và/ hoặc sốt với nhiệt độ trên 1000 F (380 C);

-         hôn mê rối loạn (trong và ngoài thời gian tỉnh);

-         màu xanh da và/ hoặc có dấu hiệu đụng đập sau tai (dấu hiệu Battel)

Chú ý:trong thời gian từ 24 – 48 giờ, điều quan trọng là phải cho ăn uống nhẹ. Không dùng đồ uống có chất rượu. Nạn nhân chỉ dùng thuốc kê theo đơn bác sĩ.

Gẫy xương mũi

Xương mũi thường bị gẫy khi bị đấm mạnh vào. Mũi bị lệch hẳn sang một bên. Nạn nhân thấy rất đau, có thể chảy máu mũi. Nếu y tế gần, không bận tâm kéo cho mũi thẳng lại, chỉ cần rửa sạch xà phòng ngoài vết thương đắp gạc mềm lên vết thương. Xung quanh có thể chườm lạnh để chống phù nề. Xử lý chảy máu mũi (xem "chảy máu mũi chương 5"). Nếu y tế ước tính khoảng một tuần sau mới can thiệp được thì làm như sau: đắp gạc mềm lên mũi để bảo vệ vết thương, bảo nạn nhân thở bằng mồm. Không đặt nẹp cố định xương mũi được, mà phải chờ lời khuyên của thầy thuốc. Chú ý: nếu ở xa không có y tế, ta có thể dùng ngón cái và ngón trỏ cầm mũi đẩy về vị trí cũ nguyên thủy của nó rồi băng lại.

Gẫy xương hàm

Nếu gẫy xương hàm trên, ta không làm được gì nhiều, vì gẫy hàm trên hay đi đôi với xương sọ. Chỉ đặt nạn nhân nằm yên và chuyển đi viện càng sớm càng tốt. Nếu gẫy hàm dưới nạn nhân rất đau vì di lệch nhiều. Thường người bệnh khó há mồm hoặc khó chuyện động hàm. Đường thẳng hàm răng không đều như trước, có nước bọt hoặc máu ở miệng chảy ra. Nếu y tế gần, ta không nên xử lý. Không nên băng loại gẫy này vì phải để cho đường thở thông suốt. Cần giảm đau, bảo nạn nhân dùng tay đở hàm dưới vào khớp hàm trên. Và xin cứu trợ y tế.

Chú ý: Nếu từ nơi tai nạn đến bệnh viện quá xa, muốn đỡ hàm dưới thường xuyên thì cũng phải dùng băng băng tạm lại. Muốn băng hàm: trước hết phải cho nạn nhân ngậm miệng để răng hàm dưới đụng vào răng hàm trên, rồi dùng băng to bản 10 cm, 4 dải, băng lại (Hình 7). Nếu nạn nhân buồn nôn, tháo lỏng băng cho nôn. Khi nôn cần đỡ hàm dưới, hết nôn lại băng lại, và chuyển nạn nhân đến bệnh viện

<Hình 107>

Gãy xương cổ hoặc lưng

Phải đắn đo trước khi di động một nạn nhân tổn thương cổ hoặc lưng, nếu nghi có tổn thương tủy sống. Bất cứ gẫy xương nào thuộc về cột sống đều nghiêm trọng, cần xin cấp cứu y tế. Không di chuyển nạn nhân trừ khi tối cần thiết. Không nên ra sức bó nẹp cố định loại tổn thương này nếu chưa đủ kiến thức, vật liệu, và số người. Bất cứ vận động nào của nạn nhân đều có thể làm thương tổn nặng thêm. Nếu nạn nhân tỉnh, họ sẽ kêu đau dọc cột sống (gẫy cột sống cổ có thể gây không cử động được ngón tay, gẫy cột sống lưng: không cử động được ngón chân). Nếu nạn nhân mê, ta có thể xác định tổn thương bằng dùng kim châm vào tay, chân. Chân tay còn cử động được là chưa bị liệt. Có thể kiểm tra bằng dùng các ngón tay ấn mạnh đường thẳng dọc cột sống để biết vị trí đốt sống tổn thương. Nạn nhân cột sống phải được cố định hoàn toàn bằng dùng chăn hoặc vãi cuộn chèn ở xung quanh các chổ lõm. Sau đó mời y tế chuyên khoa đến cấp cứu. Tai nạn nhảy cầu cũng là nét đặc biệt trong gẫy sống cổ mà mà trước hết la phải vớt nạn nhân ra khỏi nước, lót phía dưới cho nạn nhân nằm lên trên, rồi khiêng ra khỏi nước, tránh gây tổn thương thêm. Dặt nạn nhận bất động trong tư thế này và mời y tế đến cấp cứu.

Chú ý: Để di chuyển nạn nhân cột sống, phải có ít nhất 4 người. Trên thực tế, phải cần thêm một số người khác nữa đễ hỗ trợ khi vận chuyển (xem chương 15 về “cách mang vác vận chuyển ngắn”)

Gẫy cột sống cổ

Nạn nhân bị tổn thương cổ phải vẩn chuyển trên ván cứng, thường ở tư thế nằm ngữa. Nếu chưa ở tư thế này thì nên cẩn thận đặt lại, nhưng chỉ thực hiện khi gần ở cơ sở y tế. Nếu đầu nạn nhân bị xoắn vặn, cố định ở tư thế hiện hữu trừ khi đường thở bị tắc. Nếu đường thở bị tắc, hô hấp nạn nhân; không thấy còn, thì buộc phải kéo thẳng cổ ra.

Để tiết kiệm và tranh thủ thời gian, bảo đảm an toàn, không được chuyển vận khi chưa chuẩn bị xong ván cứng. Khi chuyển vận ván phải đủ cứng, đầu kéo nhẹ về phía trên, hai bên cổ phải chèn khăn hoặc vãi cuộn cho khỏi lúc lắc (Hình 8). Chuyển nạn nhân trên ván cứng có kéo như ở đầu, xin xem chương 15 về cách mang vác và vận chuyển ngắn". Khi đã đặt lên ván cứng, nạn nhân phải để bất động chắc chắn. Đầu dưới ván kê cao len khoảng 30cm (12 inch) để phòng choáng. Chú ý: Nếu nạn nhân nằm nghiêng, áp sát nẹp vào người trong tư thế này trước khi lật ngửa.

<Hình 108>

Gẫy cột sống lưng

<Hình 109>

Việc điều trị gẫy cột sống lưng thường được khuyến cáo là vận chuyển nạn nhân trong tư thế hiện hữu của họ. Nếu nạn nhân nằm sấp thì dùng phương pháp nhẹ nhàng đưa lên ván cứng như ta đã làm với nạn nhân nằm ngữa (Hình 9).

Nếu nạn nhân nằm ngữa thì phải chèn hai bên người bằng khăn, đệm, để xương sống chỉ tiếp xúc lên một diện rất nhỏ với cáng vận chuyển.

Gẫy xương đòn

Gẫy xương đòn thường do ngã, bị đánh trực tiếp vào, hoặc đặc biệt hay bị khi chơi thể thao. Nạn nhân thường tự biết là xương gẫy vì thấy khó nâng tay lên. Vai bên gẫy thõng xuống, nạn nhân ở trong tư thế chống đỡ: dùng tay này nắm lấy khuỷu tay kia. Sờ vào xương đòn thấy có chỗ lõm nhẹ. Thường tổn thương này không nặng lắm.

Ta có thể dùng hai phương pháp cố định:

Phương pháp quy ước: Dùng quai đeo đưa cẳng tay bên gẫy lên ngang bụng (Hình 10). Giữa tay và ngực chèn khăn hay vật đệm. Xong lấy băng caravat hoặc caravat cố định cánh tay vào sườn. Dúi túi nước đá lạnh chườm lên vùng gẫy để giảm sưng. Cũng có thể dùng băng chun, áo may ô, hoặc áo sơ mi đan thưa, choàng ra phía ngoài tay và buộc tay vào người để chống đỡ (xem chương 6, hình 10).

<Hình 110>

Nếu y tế không ở gần: phương pháp điều trị lý tưởng là dùng băng chun to bản 10cm băng chéo theo hình số 8: cho băng qua vaio, ra sau cổ, rồi vòng ra trước xuống dưới nách, rồi lại vòng ra sau để qua vai kia (như trói cánh khỉ). Băng như vậy sẽ đẩy vai ra sau, đẩy cổ và đầu ra trước, giúp cho hai đầu xương sườn rở về vị trí cũ. Nếu dùng kỷ thuật này thì nên dùng hai băng chun để có lực kéo tối đa (Hình 11)

<Hình 112>

Gẫy xương sườn

Gẫy xương sườn thường gây ra do bị đánh trực tiếp hoặc do sức ép quá mạnh đập vào sườn như: ngực đập mạnh vào tay lái trong tai nạn ô tô. Hay bị gẫy nhất là từ xương sườn thứ 5 đến xương sườn thứ 10. Sườn 1 đến 4 ít gẫy vì được xương bả vai và xương đòn che chở. Hai sườn cuối (sườn 11 và 12) là sườn cụt, di động tự do, cũng ít bị gẫy. Nạn nhân có thể dùng tay chỉ cụ thể điểm đau trên xương gẫy. Đau dội lên khi hô hấp (thở vào). Lồng ngực có thể lõm hoặc không. Nạn nhân thích nằm nghiêng và dùng tay ấn chặt chỗ gẫy cho đỡ đau. Nếu ho ra máu tươi, máu bọt, là đầu gẫy đã đâm vào phổi. Điều trị gẫy xương sườn không cần băng bó trừ khi nạn nhân thấy cực kỳ khó chịu. Không băng ngực khi có tổn thương vào phổi. Bịt kín lồng ngực sẽ làm giảm hô hấp, chèn ép phổi, và có thể tăng khả năng nhiểm khuẩn thứ phát (viêm phổi). Nếu có ý định cố định lồng ngực (khi không có tổn thương phổi) thì phải dùng băng chun hoặc băng rộng to bản. Băng chặt (không chặt quá) xung quanh ngực, rồi cố định luôn cánh tay vào hông bên sườn gẫy (xem hình 12). Nếu gẫy sườn cả hai bên, thì cố định cả hai tay, để cẳng tay bắt chéo trước ngực, bằng một loại băng tương tự như trên. (cố định lồng ngực là để hạn chế đau do cử động khi nạn nhân cần thiết phải đi xa).

<Hình 112 >

Gẫy xương bàn tay

Nếu xương bàn tay bị gẫy mà được đặt nẹp cố định thì phải luôn đặt ở tư thế cơ năng. Muốn có tư thế cơ năng thì đặt một cuộn gạc hay một cục đệm vào lòng bàn tay. Đặt các ngón tựa lên gạc đó và nẹp cố định, rồi dùng băng chun hay băng to bản băng chặt lại cả nắm (Hình 13).

Gẫy xương ngón tay

Ngón tay phải được cố định ở tư thế nửa gấp. Có thể dùng ngón bên cạnh làm nẹp cố định cho ngón gẫy. Nẹp chất dẻo hơi cong hay nẹp nhôm có đệm phương pháp cố định lý tưởng trong gẫy ngón tay. Không được dùng nẹp mỏng như cái đè lưỡi, vì phải cố định ngón ở tư thế cơ năng,tức hơi khum khum (Hình 14)

<Hình 113.1>

<Hình 113.2>

Gẫy cẳng và cổ tay

Phần lớn các gẫy xương cẳng tay (Xương quay và xương trụ) xẩy ra ở gần cổ tay. Có thể gẫy một hoặc cả hai xương. Gẫy xương cổ tay phải cố định bằng hai nẹp có đệm gạc, đặt ở phần bẹt cẳng tay. Nẹp dặt từ khuỷu đến khớp bàn ngón, cho phép ngón tay vận động qua đầu tận của nẹp (Hình 15). Dùng băng chun giữ nẹp cố định tại chỗ. Các đường gẫy ở đoạn giữa cẳng tay cũng phải cố định ở tư thế trên. Dùng quai đeo qua cổ để đỡ trọng lượng nẹp, rồi cố định chúng vào tận thân người.

<Hình 114>

Gẫy khuỷu

Gãy mỏm khuỷu thường gây ra khi khớp khuỷu bị duổi ra quá mức. Có thể bị gẫy cả phía trên và phía dưới khớp, nghĩa là ở cả cánh tay và cẳng tay, kèm nhiều thương tổn ở các mô xung quanh, dây chằng, thần kinh, mạch máu. Không ra sức kéo thẳng hoặc bẻ cong khớp khuỷu để bó nẹp. Nên cố định hay bó nẹp cánh tay trong tư thế hiện hữu của nó. Hình 16a mô tả cách dùng nẹp hơi để cố định toàn bộ tay. Cũng có thể dùng băng ép cố định trùm lên khuỷu. Hình 16b mô tả cách cố định nẹp khuỷu ở tư thế tay gấp.

Gẫy xương cánh tay

Nói chung gẫy xương cánh tay là phải bó cố định bằng nẹp. Muốn đặt nẹp tốt, dùng hai mảnh gỗ nhỏ hoặc vật liệu tương tự, Đặt vào phần bẹt cánh tay. Nẹp trong hơi ngắn hơn nẹp ngoài và phải quấn gạc đệm tốt để bảo vệ nách. Buộc chặt nẹp vào cánh tay khi dùng dây đeo chống đỡ. Quấn tay vào hông người và cố đinh lại (Hình 17).

Gẫy chi dưới

Gẫy chi dưới có thể gây ra khi phải xoắn vặn mắt cá quá mạnh. Phần lớn người bị tổn thương đều không nghĩ rằng xương mình bị gẫy. Sơ cứu đầu tiên là phải lấy giầy ra rồi bỏ

<Hình 115.1>

<Hình 115.2>

Cố định bằng một loại nẹp có để đệm nhỏ (Hình 18). Đây là phương pháp lý tưởng để cố định và bảo vệ vết thương gẫy chân hay gẫy mắt cá. Cố định tạm thời có thể dùng băng chun và quấn mắt cá theo kiểu băng số 8 (xem “căng gân”, hình 1). Không cho nạn nhân đi.

Chú ý: Nếu nghi bị gẫy chân trong khi chơin trượt tuyết thì biện pháp tốt nhất là cứ để giầy nguyên như cũ cho đến khi nạn nhân được mang đến trạm cấp cứu. Như vậy, chân bớt phù nề, và quan trọng hơn, là tránh được nhiểm lạnh do chân không phải tiếp xúc lâu với đá (bạn có thể giải thích thêm về đôi giầy của mình!)

Gẫy xương chân (xương chày và mác)

Gẫy cẳng chân có thể bị cùng lúc cả xương chày và xương mác. Xương chày là xương chịu tải chỉu yếu và có thể là vết gẫy nghiêm trọng nhất trong hai xương. Trong tai nạn trượt tuyết, cẳng chân thường bị xoắn vặn, nên xương chày hay bị gẫy theo kiểu xoắn (gẫy xoắn). Kiểu này rất đau. Nẹp cố định cho kiểu này phải làm dài, ít ra là quá gối, để cố định được toàn chi. Nguyên tắc cố định về cơ bản giống gẫy xương cẳng tay. Phải đệm bông gạc tốt và đặt nẹp dọc theo phần bẹt của xương. Kỷ thuật cố định đặc biệt trong kiểu này là dùng máng nẹp cactông cứng, làm sao cho ôm khít cẳng chân (Hình 19). Nẹp sẽ chống đỡ đuoc cả trong lẩn ngoài cẳng chân. Cần dùng các túi đệm, khăn dệm, hoặc vật liệu tương tự, chèn khít trong máng. Sau đó dùng băng chun quấn lại. Vận chuyển nạn nhân bằng cáng.

<Hình 116>

<Hình 117>

Gẫy xương bánh chè

Cố định gẫy xương bánh chè, về kỷ thuật, giống như đã mô tả trong trật khớp xương bánh chè.

Gãy xương đùi

Gẫy xương đùi thường là tổn thương rất đau và rất nặng. Có thể gẫy hoàn toàn làm cả hai đầu xương chồng lên nhau. Điều trị lý tưởng cho kiểu gẫy này là dùng nẹp có kéo, đó là dụng cụ đặc biệt đòi hỏi người cứu nạn phải có ít nhiều kinh nghiệm (Hình 20). Tốt nhất là dành việc này cho nhân viên y tế được đào tạo. Phải bất động nạn nhân và buộc chân nọ vào chân kia. Chú ý đệm lót bông vào giữa hai chi nhất là ở mắt cá và đầu gối, bằng chăn, khăn, vải, hoặc vật liệu tương tự. Phải dùng cáng vận chuyển. Chú ý: nếu dùng sức kéo ở chân gẫy, thì không được thả trước khi nẹp buộc xong và trước khi chân được bất động hoàn toàn.

Gẫy xương háng (chậu)

Phần lớn do các tổn thương làm gẫy xương háng (xương chậu) là do ngã hoặc bị tai nạn ô tô. Thường có nhiều thương tổn khác đi kèm đặc biệt là tổn thương các cơ quan bên trong khung chậu. Điều trị nên làm ở đây là bất động người bị nạn, chống choáng, và mời cấp cứu đến (xem hình 8 về tư thế trong vận chuyển kiểu tổn thương này).

Chú ý: Trong tai nạn tập thể, cần có động tác chọn lọc nạn nhân. Chọn lọc là phương pháp phân loại, cốt để tìm ra những người nặng nhất: cứu chữa trươc, người nhẹ: điều trị sau.

<Hình 118>


.Lời nói đầu
Chuong 01 - Đai cương về cấp cứu thông thường
Chuong 02 - Phương pháp xử trí cấp cứu
Chương 03 - Choáng
Chương 04 - Cấp cứu hô hấp và tuần hoàn
Chương 05 - Vết thương và các thương tổn liên quan
Chương 06 - Băng trong và băng ngoài vết thương
Chương 07 - Căng gân, bong gân, trật khớp, gãy xương
Chương 08 - Các độc chất và thuốc
Chương 09 - Các vết thương do cắn và đốt
Chương 10 - Bỏng
Chương 11 - Những bất thường về nóng, lạnh
Chương 12 - Một số cấp cứu đặc biệt
Chương 13 - Sơ cứu trong thể dục thế thao
Chương 14 - Các mang vác nạn nhân
Chương 15 - Cấp cứu trong các trường hợp bị thiên tai
Phụ lục - Tủ thuốc gia đình


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO