Chương3
CHOÁNG
Choáng là một hiện tượng gặp hàng ngày nhưng hay bị nhầm lẫn với các danh từ khác như: ngất, trụy tim mạch …
Ngất được định nghĩa là sự mất đột ngột có hồi phục các chức năng giao tiếp của cuộc sống (như vận động, cảm giác và ý thức) là chết trong vài giây, phổi ngừng thở và tim ngừng đập. Ví dụ, ngất do bệnh tim, do chuyển hoá (hạ đường máu), do phản xạ (quá đau, quá nóng, quá xúc cảm). Ngất là ngã vật ra vì mất ý thức trong vài giây rồi hồi phục lại.
Trụy tim mạch là do một lí do nào đó huyết áp tụt nhanh không đo được, mạch nhỏ hoặc mất không lấy được. Trụy tim mạch và hạ huyết áp là những biểu hiện của một trạng thái chung gọi là suy tuần hoàn cấp.
Còn choáng là một tình trạng thiếu oxy ở tổ chức do nhiều nguyên nhân, làm cho tuần hoàn ở tổ chức thiếu, gây ra một loạt triệu chứng: da nhợt tím tái, lạnh toát mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh, huyết áp hạ và vô niệu. Ví dụ, choáng mất máu, choáng nhồi máu cơ tim. Choáng nhấn mạnh đến ngừng trệ vi tuần hoàn và chuyển hoá tế bào, diễn biến kéo dài, nếu chết do biến chứng nội tạng. Trụy tim mạch nhấn mạnh đến huyết động, đến hạ đột ngột cái mà người ta vẫn nghe được là mạch và huyết áp, phục hồi nhanh hoặc nếu chết là do ngừng tim và thiếu máu não. Trụy tim mạch và choáng ý thức vẫn còn.
Có dấu hiệu chung cho mọi loại choáng nhưng cũng có dấu hiệu riêng cho từng loại choáng chuyên biệt (Hình 1). Mức độ choáng tùy thuộc vào cường độ của kích thích, chảy máu nhanh và ồ ạt gây choáng nặng hơn chảy máu từ từ. Mức độ và sự phát sinh choáng còn túy thuộc vào nhiều yếu tố : thể lực, tuổi tác, tính chất vết thương, kịp thời trong cấp cứu …… Vì thế đề phòng không cho choáng xảy ra hay tìm cách để không cho "choáng hồi phục" biến thành "choáng không hồi phục" là điều quan trọng. Nhưng khi đã xảy ra thì phải điều trị tích cực theo những nguyên lí chung, chậm sẽ biến chứng và không cứu vãn được .
Hình 1 trang 23
Choáng có thể ở 3 mức độ như sau:
Choáng nhẹ: da xanh, lạnh, dâm dấp mồ hôi, khát nước, mạch và nhịp thở nhanh. Nếu do mất máu thì khối lượng mất khoảng 10-20%.
Choáng trung bình: triệu chứng giống choáng nhẹ và nặng hơn : mạch máu nhỏ, vẻ mặt mệt mỏi nằm im, thở hổn hển khó nhọc và nhanh, mắt lờ đờ, da tái nhạt nhất là đầu ngón. Nếu mất máu thì khối lượng khoảng 20-40%.
Choáng nặng: là choáng trung bình và rõ hơn, đồng tử giãn, nạn nhân lí lẫn, vật vã, thở hổn hển và không đều, hôn mê và chết. Nếu mất máu phải trên 40%.
1.
Choáng giảm thể tích. Chủ yếu là mất máu (trong các vết thương) và mất huyết tương (trong các bỏng rộng). Thường thấy trong đa chấn thương và tai nạn dập nát. Xử lí ngoài nguyên tắc chung sẽ trình bày dưới đây, phải bù lại thể tích đã mất.
Choáng chuyển hoá. Do cơ thể bị nôn hay tiêu chảy nhiều, làm mất nước và điện giải, gây rốùi loạn chuyển hoá tế bào. Hay gặp trong các nạn dịch tả, ngộ độc thức ăn nặng nhất là trẻ em. Xử lí phải tìm cách cho uống nhiều nước, bù lại điện giải (Na, K, ca) đã mất. Cũng hay gặp ở người đái đường.
Choáng tim. Do tim bị tổn thương quá nặng không tống máu ra nổi (nhồi máu cơ tim) hoặc máu các nơi không dồn về nổi (tràn dịch màng ngoài tim, loạn nhịp), làm cho chức năng tim suy sụp. Xử lí phải dùng thuốc trợ tim kết hợp với chữa bệnh tim.
Choáng phản vệ. Phản ứng cấp tín gây ra khi một protein ngoại lại đi vào cơ thể, gây dị ứng tức thì. Do tiêm uống thuốc hoặc côn trùng đốt, làm tê liệt trung tâm hô hấp nếu không điều trị. Cần xử lí cả nguyên nhân đặc hiệu, khai thông đường thở, và tim thuốc trợ tim (adrénalin).
Choáng tâm lí. Là sự ngất xỉu do giảm tạm thời cấp máu cho não. Thực ra, đây không phải là choáng mà do 1 phản xạ bất ngờ (như quá đau, quá xúc động, do hạ huyết áp thế đứng nghĩa là đang ngồi lâu khi đứng lên thì choáng mệt và ngã lăn ra). Xử lí cần tìm rõ nguyên nhân, đặt nạn nhân nằm ngửa, kê cao chân, đắp khăn ướt lên trán, một hồi sau thì hồi phục.
Nên nhớ triệu chứng choáng có thể xuất hiện muộn. Nên chống choáng phải thực hiện từ khi chưa có dấu hiệu rõ, rõ là muộn.
2. Điều trị choáng
Cần làm sớm và kịp thời:
- Phải cầm máu và xử kí vết thương hoặc vết bỏng (xem chương 5).
- Bảo đảm không khí tốt. Đặt nạn nhân nơi thoáng mát, yên tĩnh, nếu cần hô hấp nhân tạo .
- Giảm đau bằng băng bó cố định vết thương. Một số trường hợp như nhồi máu cơ tim có thể tiêm Morphin 0.01x 1 ống dưới da. Để nạn nhân nằm im, động viên an tâm tin tưởng.
- Duy trì nhiệt độ bình thường bằng lót chân xuống dưới người và đắp phía trên. Chú ý không làm cho quá nóng và kê chân cao.
- Tư thế nằm của người choáng là kê 2 chân khỏi mặt giường khoảng 30cm, để dồn máu các nơi về cơ quan đầu não (hình 2). Không kê chân cao khi có tổn thương đầu, ngực, hoặc nhồi máu cơ tim. Không kê cao nếu có thương tổn nặng ở chân.
- Theo dõi sát về mạch, đi tiểu, nhiệt độ.
- Uống: không được uống nếu nghi có tổn thương sọ não, lồng ngực hoặc bụng. Không cho uống nếu trạm cấp cứu ở gần như trong thành phố. Tuy nhiên, để nạn nhân bớt lo âu hoặc khô miệng quá, có thể cho mút miếng vải hoặc khăn ướt. Nếu đường xa hàng giờ hoặc hàng ngày có thể cho vài hớp nước pha muối (1 thìa con cho 15 phút) trên đường vận chuyển. Nhưng nếu nôn hoặc buồn nôn phải ngừng.
- Yêu cầu cứu trợ y tế đến hoặc chuyển đi viện để tìm và xử trí nguyên nhân. Ví dụ, truyền máu và dịch nếu là choáng giảm thể tích, bó bột nếu là gẫy xương, là bệnh tim thì xử trí theo nguyên nhân …Hình 2 trang 26