CẨM NANG CẤP CỨU


Chương 9

Các vết thương do cắn và đốt

Có nhiều côn trùng, động vật ở trên cạn và dưới biển có nọc độc, chúng có thể cắn, đốt người, tấn công con người bằng nọc độc để tự vệ. Muốn chống độc phải có huyết thanh kháng nọc tương ứng để xử lý khi bị nhiễm nọc độc.

1.     Các loài ong: ong vò vẽ, ong hoàng bào, ong bắp cày.

Ước tính có gần 1% dân số bị dị ứng côn trùng, trong đó một nữa có mẫn cảm cao với nọc ong. Ngay những người mẫn cảm nhất cũng không nhận thức hết sự nghiêm trọng của nọc độc. Hàng năm tử vong do ong đốt nhiều hơn rắn cắn (h150-1). Tử vong này không phải do bản thân nọc độc, mà do phản ứng gọi là choáng phản vệ, làm phù dây thanh, co thắt phế quản, và khó thở nặng. Chính đó là điều đe doạ sự sống. Người bị phản ứng phải đến ngay thầy thuốc để chữa trị. Những người này cần có hộp cấp cứu chống độc khi ong đốt. Biện pháp đề phòng là dũng cảm khi ong chú ý đến mình, nhất là sau trận mưa hoặc đang mùa hoa. Ong rất hấp dẫn với màu hoa, vải in hoa, nước thơm, nước hoa mạnh, và xà phòng thơm, nên khi đó phải tránh dùng các thứ này. Các phương pháp chống đốt khác có nhiều, từ mang giầy khi đi dã ngoại cho đến che đậy thức ăn khi đi picnic. Ong vò vẽ, ong hoàng bào, ong bắp cày, đều có thể đốt nhiều lần, tiêm ngòi độc vào người mỗi khi đuôi chúng rút khỏi da. Thường sau đốt ong để lại ngòi và túi độc. Phải lấy túi độc ra ngay, vì túi sẽ giải phóng độc tố trong vòng 15 – 20 phút ra xung quanh vào cơ thể.

Dấu hiệu. Chỗ đốt có cảm giác rát bỏng, đỏ và ngứa, có thể phù, đau, xung quanh chỗ đốt nổi lên một quầng da trắng chắc. Đối với người mẫn cảm, có thể thêm: nhức đầu, buồn nôn, mõi mệt, lo âu, đau bụng, co thắt ngực, và khó thở. Sau đó là các triệu chứng cổ diển của choáng và hôn mê.

Cách chữa. Đặc biệt chú ý là không nặn túi độc bằng tay. Dùng một vật nhọn (dùi, kim băng) để lể cả túi. Sau đó chườm đá hoặc khăn lạnh lên vết đốt khoảng 15 phút rồi bôi thuốc (hồ nước) lên da để trung hoà chất độc. Đối với người mẫn cảm phải tiêm ngay huyết thanh chống độc (Ana – Kit), chống choáng và chuyển đi viện.

Chú ý: không dùng tay không đập ong vì ong sẽ đốt nhiều chỗ, lại do mẫn cảm với CO2 trong hơi tay người.

2.     Kiến, bọ chét.

Kiến có thể vừa cắn vừa đốt. Khi chống lại chúng, ta thường bị cắn đốt nhiều lần, nguy hiểm lớn nhất là người có mẫn cảm cao và trẻ con. Người không mẫn cảm thì chẳng sợ tai biến gì. Luôn sẵn sàng hộp cấp cứu choáng phản vệ (mua theo đơn thầy thuốc). Những côn trùng như ve, bét, bọ chét, rệp, cháy, rận, khi chúng dính vào da thịt ta là tác nhân gây ra nhiều kích thích, phải loại trừ.

Dấu hiệu. Các triệu chứng kiến lửa cắn tương tự như ong đốt. Đối với các loại côn trùng khác, vết cắn trên da để lại những vết đỏ, vài nốt bị dộp nước, và gây ngứa ngáy khó chịu.

Cách chữa. Đối với vết kiến cắn, nên đắp đá hoặc chườm lạnh tối thiểu 15 phút. Đối với các vết đốt do côn trùng khác, nên tắm nóng, dùng xà phòng mạnh và kỳ co thật sạch. Sau đó bôi dịch sát khuẩn lên sát mép quần áo. Chú ý không làm bẩn ra áo quần và giường nằm.

3.    Nhện cắn.

Nhện độc ở ta ít thấy nhưng hay gặp ở Hoa Kỳ……(nhảm quá tao bỏ phần này).

Dấu hiệu. Sau khi bị cắn có cảm giác bị đốt nhẹ. Trên da nổi lên một hạt rắn đỏ xung quanh là gờ tròn trắng chắc, vết đốt cứ thế đỏ dần lên, phù, rắn trong khoảng 10 giờ đầu. Vết đỏ to dần, rồi hình thành một vòng đỏ quanh vết cắn và xuất hiện một số triệu chứng: da nổi ban, người ớn lạnh, hơi sốt, buồn nôn và nôn.

Cách chữa. Phải kỳ sạch vết cắn bằng nước xà phòng. Có thể dùng nước giảm đau loại nhẹ. Chữa choáng, chuyển đi thầy thuốc càng sớm càng tốt. Phải gắp con nhện ra và khi cần thì làm hồi sức sinh mạng cơ bản (BCLS). Đối với người dưới 16 hoặc trên 65 tuổi, hay người cao huyết áp, phải cho vào viện. Tiêm thuốc kháng nọc độc cho họ, còn người ở vào lứa tuổi 16 – 65 thì không cần, trừ khi có triệu chứng trầm trọng bất thường hoặc có thai.

4.    Bò cạp.

Phần lớn bò cạp ở Việt Nam là vô hại, không cắn người trừ khi bị khiêu khích. Tuy nhiên, nếu ai bị cắn thì khá đau. Nọc độc từ vòi ở đưôi bò cạp chích vào da người. Trẻ em bị đốt đôi khi phải dùng tới huyết thanh kháng độc.

Dấu hiệu. Vết cắn bị đau ngay tức khắc, vùng da xung quanh bị tê và có cảm giác bị thít chặt. Tứ chi bị cắn rất nhạy cảm khi sờ hoặc cử động. Có thể bị nhão cơ và liệt chi. Các dấu hiệu khác có thể có là: buồn nôn, co cơ, căng chướng dạ dày và một số ca nặng thì co giật và rối loạn hô hấp.

Cách chữa. Cho đắp túi đá hoặc chườm lạnh để giảm đau. Hoặc bôi dung dịch amoniac vào nơi bị cắn sẽ đỡ.Đối với trẻ em, phải tiêm thuốc kháng độc. Tiếp đó là hồi sức sinh mạng cơ bản hoặc chuyển nhanh đi bệnh viện.

5.    Loại ve bét

Ve bét thường có mặt ở vùng rừng gổ và nơi hoan dại, phổ biến vào cuối xuân và đầu hè. Đó là loại côn trùng nhỏ, mình chắc, bẹt bầu dục, dài khoảng 1/3 – 1/2 phân, có nơi gọi là con tíc có nhiều ở rừng miền nam, rừng Trường Sơn. Có một số loài tíc là vật trung gian truyền bệnh nặng. Sống trong vùng có bệnh lưu hành, phải đề phòng bị tíc đốt bằng cách mặt quần áo dài, cài khuy cẩn thận, phun thuốc diệt ve bét. Ve bét thường bám chỗ da mỏng, vùng kín có lông, như nách, bẹn, đấu, mông. Súc vật cũng bị nhiễm bệnh dễ dàng.

Dấu hiệu. Nhiễm khuẩn làm cho nạn nhân bị ớn lạnh, sốt, nhức đầu và đau cơ bắp. Toàn thân đau nhức. Trên tay, chân có ban đỏ nổi lên. Các dấu hiệu này có thể sớm mất đi và một số ngày sau lại trở lại.

Cách chữa. Dùng bông cồn, dầu hỏa, xăng ve bét sẽ bong ra. Có thể dùng đầu diêm cháy, đầu điếu thuốc đang hút dí vào, chúng cũng bị rơi ra ngay. Nếu gắp bằng kim thì phải lôi nhẹ, tránh cho đầu ve đã bám chặt lên rách da. Không đập bẹp con ve mà vứt chúng vào lửa. Chổ da bị đốt phải xát nước xà phòng, bôi dung dịch sát khuẩn. Nếu bị sưng phù và viêm, nạn nhân có sốt, thì phải đi khám thầy thuốc.

6.    Các loại sâu, muỗi và ruồi độc

Đĩa. Đĩa hút máu động vật, thường sống trong ao tù và đồng ruộng. Chúng bám vào bất cứ phần nào của cơ thể khi ta bơi hoặc lội nước.

Cách chữa. Dùng que diêm cháy, đầu điếu thuốc đang hút, hoặc cục than đỏ, mảnh giấy nóng đốt vào đít chúng,làm cho chúng rời ra. Có thể dùng muối để giết chúng. Rửa sạch vết cắn bằng nước xà phòng, rồi bôi dung dịch sát khuẩn.

Muỗi và ruồi. Đó là những côn trùng hay gây kích thích da, ngứa, đôi khi làm đau và nhiễm khuẩn chỗ đốt. Các loại nhặng đen, ruồi trâu, ruồi ngựa và các loại muỗi thường có ở những nơi hoang dại, đặc biệt vùng quanh hồ, ven suối. Phòng bệnh tốt nhất là dùng thuốc diệt côn trùng loại có chứa tối thiểu 70% Deet (N,N diethyl – meta Toluamide). Mặc quần áo dài tay che kín cơ thể hoặc dùng màng chùm kín đầu khi đi rừng hoặc ngủ lại.

Cách chữa. Xát rửa sạch bằng nước xà phòng, sau bôi dung dịch sát khuẩn cho đến tận mép quần áo. Đắp gạc lạnh cũng làm bớt ngứa đau.

7.    Rắn độc cắn

Thế giới có khoảng 2700 – 3000 loài rắn, trong đó có 300 loài là độc. Người bị rắn cắn, theo một thống kê, mỗi năm toàn thế giới khoảng 35000 người.

Nước ta có 140 loài, trong đó 18 loài là rắn độc (sống rên cạn). Đáng chú ý làa rắn lục họViperilae, rắn chàm quạp họ đuôi kêu Crotalidae, hổ mang chúa (Cobra royal), cạp nong (Bungarus fasciatus) và cạp nia (Bungarus candidus) thuộc họ hổ mang Elapidae (b165-1).

Nọc độc có 2 loại: rắn hổ mang có độc tố thần kinh (neurotoxin) làm tê liệt thần kinh, tê liệt hô hấp; họ rắn lục có độc tố tan máu (hemorragin) làm cho máu khó đông, thành mạch vỡ, xuất huyết, vết cắn sưng tấy phù nề. Độ độc của nọc rắn lục chỉ bằng ½ độ độc của nọc rắn hổ mang. Một con hổ mang có khoảng 200mg nọc; 0,5% mg nọc khô có thể giết chết con thỏ nặng 1kg. Các nhà sinh vật phân biệt rắn lành và rắn độc bằng nhiều tiêu chuẩn, còn chúng ta thì dựa vào vết cắn: rắn lành cắn có 4 dẫy dấu răng cắn cả 2 bên (mỗi bên 2 dẫy), dẫy ngoài 30 vết, dãy trong 40 vết. Rắn độc: vết cắn chỉ có 2 dẫy, dấu răn thưa (hổ mang 20 vết, rắn lục 10 vết). Phía trên dấu răn có 2 vết cắn to, đó là dấu của móc độc khi rắn ngoạm vào và nọc độc truyền qua đó vào cơ thể người bị cắn. (h159-2).

Khi bị cắn nên phân biệt là rắn lục hay rắn hổ mang vì nặng nhẹ và điều trị có khác nhau. Thông thường là rắn lục chiếm 60%. Rắn có mắt dọc thẳng, đầu dẹt, va hố má (cơ quan cảm giác) nằm giữa muỗi và mắt. Nơi cắn thường là bàn cẳng tay, bàn cẳng chân. Thời gian bị cắn thường là 18 giờ đến 22 giờ. Khi nhiệt độ nóng quá 430 C và lạnh dưới 50 C, rắn không hoạt động.

Dù là rắn gì nguyên tắc điều trị đều phải coi như là rắn độc. Phải tìm cách ngăn cản sự hấp thu nọc độc vào cơ thể, làm tăng việt thải trừ và phân huỷ nhanh nọc độc, ngăn chặn biến chứng như ngừng thở, ngừng tim, tan máu có thể xảy ra. Điều trị phải kết hợp xử lý vết cắn với chống nhiễm độc toàn thân. Hai loại thuốc thường dùng là vacxin và huyết thanh kháng nọc (huyết thanh chế từ ngựa) phải tiêm tại cơ sở y tế. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Các dấu hiệu của rắn lục họ Viperidae: rắn lục hay rắn có hố má thường để lại 1 – 2 dẫy dấu răng, làm khó nhận ra vết cắn. Rắn lành thường có nhiều dẫy. Nếu nọc đã vào da, vết cắn có cảm giác cháy bỏng, xung quanh phù nề sau 5 phút đầu và có thể chỉ 20 giây sau đó, thấy lưỡi tê, mồm đau, đầu chi tê dại và toàn thân trở nên trầm trọng. Đầu lưỡi cảm thấy có mùi tanh đồng 8 – 12 giờ sau cắn, da xung quanh thâm tím. Nạn nhân buồn nôn và mất tri giác. Dù nữa giờ sau không thấy chi phù nề, toàn thân bình thường vẫn không được bỏ qua mà phải sau 4 giờ mới yên tâm và lúc này xử trí như vết thương chột. Thực tế có một số loại rắn nhiễm độc xuất hiện muộn như rắn mojave, rắn đốm, rắn panamit ở mỹ.

Chỉ khi đưa đến bệnh viện nạn nhân mới dược tiêm huyết thanh kháng nọc. Tối thiểu liều ban đầu phải tiêm 3 lọ, nhiễm độc nặng: 5 – 8 lọ mới đủ. Trẻ em dùng liều lớn hơn, thường gấp đôi liều người lớn. Nếu không phải rắn độc cắn không cần tiêm.

v      Rắn đuôi kêu

Rắn lưng vằn miền đông có thể dài tới 5 feet hoặc hơn. Nó có thể tiêm vào người lượng nọc đáng kể, 2 lần nhiều hơn rắn lưng vằn miền tây hoặc rắn lưng vằn đỏ (h161-3). Rắn mojave ít gây phù và sưng, rất bị ngộ nhận là nhẹ, liều gây chết người cao hơn nhiều so với rắn lưng vằn miền tây chiếm phần lớn tử vong rắn cắn ở California. Loại này lượng kháng nọc phải tiêm nhiều gấp đôi liều so với các loại rắn độc khác.

v      Rắn mồm trắng.

Loại này thường thấy ở quanh vùng nước, miền nam nước Mỹ, hung dữ hơn rắn đuôi kêu. Nộc độc làm vết cắn phù to, da bầm tím đổi màu, vì thế nếu cần thiết phải tiêm huyết thanh kháng độc khi bị cắn.

v      Rắn đầu đỏ.

Loại này ít khi dài quá 3 feet. Khi bị cắn, da nạn nhân cũng bị sưng phù to. Mối quan tâm lớn nhất ở đây là nhiễm khuẩn thứ phát. Tuy nhiên, những ca nặng, nhất là ở trẻ nhỏ và người già, cần phải dùng huyết thanh kháng nọc.

v      Rắn cạp nong

Loại này dài trung bình độ 2 feet, rất nhút nhát và ít khi cắn. Rắn cạp nong miền đông rất độc, nếu bị cắn phải tiêm huyết thanh chống độc ngay lập tức. Rắn miền tây hình như ít nguy hiểm.

Rắn đầu đen, quanh thân là những vòng đen, vàng và đỏ đi từ lưng xuống bụng. Vòng vàng thường nổi, làm dễ phân biệt với vòng đen với đỏ. Tránh nhầm lẫn chúng với một loại rắn đỏ khác. Để dễ phân biệt cần nhớ câu "đỏ trên vàng là giết người, đỏ trên đen không cần tiêm kháng nọc". Rắn cạp nong có nhiều đôi răng cố định, ngắn, ở hàm trên,do ngắn nên khi cắn phải dây nhai để tiêm chất độc vào người. Phần lớn vết cắn ở phía trên hoặc giữa các ngón tay. Có đến 50% vết cắn do rắn cạp nong miền đông là độc chết người nếu không điều trị.

Cách chữa:

·         Nếu đến cơ quan y tế trong 20 phút

Đưa nạn nhân ra xa nơi có rắn cắn, có thể đặt nạn nhân nằm, giữ cho họ bình tĩnh. Đặt ngay một garo to bản 5 – 7cm lên phía trên vết cắn hoặc trên khớp (nghĩa là phía gần thân). Rửa sạch vết cắn bằng nước xà phòng hoặc dịch sát khuẩn, cố định chi trong tư thế cơ năng ngang mắt phẳng tim, điều trị choáng. Không cho nạn nhân đi lại, chỉ khi cần thiết đi rất chậm 3 – 5 phút đi lại cho nghỉ một chút. Tránh hoạt động mạnh, chuyển đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Nếu có thể mang theo con rắn đã cắn đến cơ sở y tế để xác định.

·         Nếu đến cơ quan y tế sau 20 phút

Cũng làm như trên, rửa thật sạch vết cắn, đặt garo thắt phía gốc chi. Dùng lưỡi dao sắc, vô khuẩn, rạch vết cắn sâu độ 3 ly, dài 1cm và phải làm 5 phút sau khi cắn. Dùng ống giác có mang theo sẵn rong hộp, hút nọc ra, làm ít nhất trong 30 phút đến 1 giờ (h164-4), nếu không có ống giác hút bằng mồm, xong khạc máu ra. Nếu trong mồm không có vết xước, loét thì không nguy hiểm. Nếu làm trong 3 phút đầu sẽ lấy được 10 – 12% lượng nọc ra. Và sau 30 phút thì lượng nọc lấy ra rất ít. Tuy nhiên với trẻ em, sau 30 phút vẫn nên tiếp tục. Sau đó xử lý vết thương, chống choáng rồi đưa ngay nạn nhân cùng con rắn ( nếu có) đến bệnh viện. Không cho nạn nhân uống dịch có cồn. Chú ý tiêm phòng uốn ván. Cố định chi ngang mặt phẳng tim. Trên đường đi, cứ 10 phút nới garo 1 lần (90 giây). Garo không được để quá 2 giờ (b165-1) và (b166-2).

Ở Việt Nam còn có loại hổ mang chúa cũng rất độc. Nếu không cấp cứu kịp thời, có thể chết ngay.

Dấu hiệu của rắn hổ mang họ Elapidae. Dấu răng nhỏ rất khó nhìn. Dấu hiệu nhiễm độc phát triển rất nhanh ra toàn thân, đến nổi tiêm huyết thanh kháng độc không hiệu quả, trừ khi tiêm tức khắc sau khi cắn.tại vết cắn, dấu hiệu đau và phù nề không nhiều như rắn lục.

Cách chữa

-          Cột ngay dây garo trên vết cắn

-          Rửa vết cắn bằng dung dịch thuốc tím (hoặc đắp ) hay nước xà phòng.

-          Rạch vết cắn để hút nọc. Không nặn vì như thế chất độc sẽ vào cơ thể.

-          Tiêm huyết thanh kháng độc ngay. Tiêm dưới da (có thể tiêm tĩnh mạch, hoặc nhỏ giọt qua truyền huyết thanh nếu ở trong bệnh viện ) 10 - 20ml. Nặng có thể tiêm 30 – 100ml. Đồng thời cho uống thuốc giải nọc: Rượu hội, uống 30 – 50ml/lần, nếu không đở sau 20 – 30 phút cho uống lại, làm như vậy 3 – 4 ngày.

-          Sau đó hút nọc: Có thể dùng ống giác, bơm tiêm 5ml, hoặc gấp quá thì dùng mồm, hút máu ra xong khạc nhổ ra ngoài. Nếu rạch hút trong 3 phút đầu có thể lấy ra được 10 – 20% lượng nọc, nếu sau 30 phút chỉ lấy ra được ít .

-          Chuyển nạn nhân đi viện. Chú ý chống choáng, chống ngạt thở hay co giật nếu có. Không cho nạn nhân ăn uống, mà phải đưa gấp đến bệnh viện kèm theo con rắn nếu có, và cần phải theo dõi sát trong 48 giờ đầu. Nếu có dây garo phải 10 phút tháo ra một lần (90 giây).

Các loài rắn không độc.

Như đã nói ở trên, rắn lành có đặc điểm sinh vật riêng.

Tại chổ: Vết cắn tấy đỏ, sưng phù, đau.

Cách chữa:Trước hết phải đưa nạn nhân ra xa ổ rắn. Rửa sạch vết cắn bằng nước xà phòng, thuốc tím, dung dịch sát khuẩn. Điều trị tại chổ như vết thương chột, nghĩa là bằng khô vô khuẩn. Sau đó chuyển nạn nhân đến thầy thuốc kiểm tra thêm và tiêm phòng uốn ván.

Ở nước ta huyết thanh kháng nọc có nhưng không đủ loại.

Ở Mỹ, tại trung tâm phòng độc Oklahama thì có đủ các loại huyết thanh, kèm theo sách hướng dẫn và thống kê các loại rắn độc và bảng tra cứu từng vùng với giá 3 đôla cho một lần như vậy.

8.    Sinh vật độc ở biển.

A.      Loại gây độc khi dùng làm thức ăn.

a)       Gây rối loạn thần kinh

-Họ Tetraodontidac: cá nóc (cá cầu, cá bóng).

-Họ Diodontidac: cá dím.

-Họ Molidae:cá mặt trời, cá mặt trăng.

b)       Rối loạn tiêu hoá và thần kinh: Một số loài cá mập, cá thuộc bộ Murenidae, một số loại cá trích thuộc bộ Clupeidae.

c)       Rối loạn tiêu hoá và gan thận. Mật cá trám, cá pa kho (Hà Giang)

d)       Gây dị ứng kiểu histamin. Cá nục, tôm, cua, sò….

e)       Gây nhiễm độc. Họ muraenidae, họ lươn, cá mút đá, cá đuối, cá trẽn

B.      Cá phóng nọc khi tiếp xúc: (cắn hoặc chích châm)

a)       Lớp phụ cá sụn

-          Bộ cá nhám (cá đuối, cá ó, cá thụt)

-          Bộ toàn đầu (cá ngân giảo)

b)       Lớp phụ cá xương: cá đá , cá rồng, cá lụy

( tao bỏ phần này nó nói về Mỹ).

Sứa. Sứa thường châm đốt người bằng các tua sứa dài, gây vết thương từ kích thích nhẹ đến dữ dội. Phần lớn xảy ra ở chân. Nạn nhân có thể choáng phản vệ mà chết đuối.

Dấu hiệu. Đau ở vết đốt, từ đau nhẹ đến rác bỏng dữ dội. Đau có thể cục bộ hoặc lan ra các đầu chi, đau và co rút cơ bắp và khớp rồi da dỏ, phù, nổi ban. Các triệu chứng khác là da xanh nhợt, mỏi mệt, lo âu, ớn lạnh buồn nôn và nôn. Nếu bị nặng chỉ trong vài phút là thấy riệu chứng choáng, khó thở, và liệt chi.

Điều trị. Tưới nước muối vào vết thương dẫn lưu chất độc cho ra hết. Lấy hết các mành tua, màng rách… hoặc cho trôi ra luôn. Rót cồn 95% vào vết thương. Hoặc dùng cồn xoa bóp, amoniac, hay dấm cũng được. Tiếp đó bôi hồ nước cho trung hoà chất độc. Rồi rắc bột tan hay bột cát khô lên, sau đó dùng lưỡi dao cùn gạt hết cát bột hoặc mảnh gẫy của cá đi. Rửa lại bằng nước muối rồi đưa đến cơ sở y tế.

Các sinh vật biển khác

Cá chình, rùa biển và cá nọc: rửa sạch vết thương, cầm máu, băng lại và chống choáng nếu có, xin cứu trợ y tế.

Cá nhím biển và cá gai: tưới dẫn lưu kỹ vết thương bằng nước muối và trung hoà chất độc trong nước nóng ấm, lấy các gai mắc trong vết thương và điều trị như vết thương như cá đuối.

Bạch tuộc: dùng ống tiêm rửa kỹ vết cắn với dung dịch xà phòng. Mời cứu trợ y tế đến ngay. Nếu cần phải hồi sức sinh mạng cơ bản.

Cá phụt khói, cá bạc má, sò, hến. Những loại này gây độc khi ăn. Nếu ăn phải, có thể ngộ độc làm truỵ hô hấp và tuần hoàn. Nếu cần phải hồi sức sinh mạng cơ bản và đưa nạn nhân đi bệnh viện ngay. Có thể dùng than hoạt, nếu uống sớm mới có tác dụng hoặc trong ngộ độc sò hến, có thể dùng thuốc kháng histamin tổng hợp, cũng có kết quả tốt.

Ốc nón. Chất độc bị chích vào người khi ta dẫm vào các mảnh răn nhọn của chúng. Nạn nhân có dấu hiệu đau, rát bỏng, tê và đau xung quanh vết thương. Điều trị bằng đặt băng thắt phía trê nơi bị đốt và rách da như trong rắn cắn. Rồi bằng mọi cách hút máu lấy nọc độc ra.


.Lời nói đầu
Chuong 01 - Đai cương về cấp cứu thông thường
Chuong 02 - Phương pháp xử trí cấp cứu
Chương 03 - Choáng
Chương 04 - Cấp cứu hô hấp và tuần hoàn
Chương 05 - Vết thương và các thương tổn liên quan
Chương 06 - Băng trong và băng ngoài vết thương
Chương 07 - Căng gân, bong gân, trật khớp, gãy xương
Chương 08 - Các độc chất và thuốc
Chương 09 - Các vết thương do cắn và đốt
Chương 10 - Bỏng
Chương 11 - Những bất thường về nóng, lạnh
Chương 12 - Một số cấp cứu đặc biệt
Chương 13 - Sơ cứu trong thể dục thế thao
Chương 14 - Các mang vác nạn nhân
Chương 15 - Cấp cứu trong các trường hợp bị thiên tai
Phụ lục - Tủ thuốc gia đình


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO