Chương 6
B
ĂNG TRONG VÀ BĂNG NGOÀI VẾT THƯƠNGB
ăng trong hay băng gạc là đề cập đến các vật liệu dùng để áp trực tiếp vào vết thương. Vật liệu này nhất thiết phải vô khuẩn. Băng ngoài hay băng che phủ là vật liệu đặt ép vào vết thương bao bọc quanh băng gạc. Băng trong hoặc băng ngoài đối với vết thương hay tổn thương, đều dùng với nhiều mục đích khác nhau, như:Cầm máu b
ăng sức ép.Phòng nhiễm khuẩn và nhiểm bẩn.
Dùng áp lực
để giảm phù nề.Cố
định vùng tổn thương để giảm đau.Giúp cho chi thể chống lại
được với các tổn thương.B
ĂNG TRONGVết thương trước hết phải
được che phủ bằng lớp gạc vô khuẩn hoặc băng gạc vô khuẩn. Lọai băng gạc vô khuẩn hay dùng là băng DSD. Băng này có tính thấm hút máu và tạo vẩy cho vết thương. Nó có thể là gạc cuộn, gạc bông, hoặc băng không dính, như băng Telfa hoặc gạc bông vô khuẩn Adaptic. Băng trong có thể làm từ các mảnh vải không có xơ hoặc các loại khăn tương tự. Dùng vải, cắt ra thành từng mảnh rộng độ 5 – 15 cm dài độ 90 cm. Cuộn lại và xếp vào trong một cái túi nhựa để giữ cho sạch sẽ.B
ĂNG NGOÀIB
ăng ngoài là băng che phủ bên ngoài lớp băng gạc nói trên, thường là chia thành: băng cuộn, băng tam giác hoặc băng dính.B
ăng cuộn là những mảnh vải, mảnh chun, dài, được cuộn lại thành cuộn.B
ăng tam giác là tấm vải có hình 3 góc, 3 cạnh, mỗi cạnh dài độ 152cm. Băng tam giác có thể gấp nhỏ lại thành hình cravat gọi là băng cravat.B
ăng dính là sự kết hợp cả băng trong và băng ngoài như loại Band – Aid dính và các băng bướm nhỏ.Bất cứ b
ăng nào dùng để băng vết thương hở đều phải đủ chắc để cầm được máu. Khi dùng băng cầm máu phải chú ý không băng quá chặt hạn chế đến tuần hoàn phía dưới vết thương. Nếu thấy chi thể sưng phù, tê, xanh ở phía dưới thì phải nới lỏng và băng lại. Nếu các tua đầu quấn chặt mà không thít lại thì tuần hoàn tốt. Chú ý: Khi cần phải nới lỏng và làm lại băng ngoài thì băng trong vẫn để nguyên, không lấy ra. Lấy ra sẽ chảy máu.B
ăng chun đa dụngĐó là loại băng chun bề ngang khoảng 10 cm là khổ băng lý tưởng cho nhiều loại vết thương, thường được gọi là băng đa dụng vì dùng cho nhiều mục đích khác nhau, và nên có mặt trong bất cứ hộp sơ cứu nào. Loại băng này dễ dùng và tiện lợi hơn nhiều so với băng khác. Ta có thể dùng băng này để chống đỡ khi chi thể bị kéo căng, bong gân và trật khớp; có thể đặt phía ngoài lớp b
ăng gạc để gia tăng áp lực cầm máu; hoặc tăng cường nhẹ cho lớp gạc sát thương trong vết bỏng; cũng có thể dùng cố định khi gãy xương.B
ăng tam giácB
ăng tam giác có thể gấp lại để tạo thành băng cravat (gấp 2 hay 3 lần). Nó cũng là loại băng đa dụng (Hình 1). Băng cravat có thể dùng làm băng ép, làm giây thắt hoặc garo. Và giống băng tam giác, nó cũng dùng làm dây quàng đeo tay, hoặc để băng một số nơi khó băng trong cơ thể. Khăn tam giác có thể làm dễ dàng bằng cắt chéo góc một mảnh vải vuông ra làm đôi.<Hình 76>
B
ăng dínhB
ăng dính là loại băng vô khuẩn được làm sẵn, có thể mua được ở mọi nơi với nhiều cỡ khác nhau. Ví dụ băng Band – Aid dính, các mảnh bướm, băng dính cuộn.NGUYÊN TẮC CHUNG KHI DÙNG B
ĂNGSau
đây là mô tả chung về cách sử dụng băng tam giác và băng cravat cho các phần cơ thể. Kể cả kỹ thuật dùng băng chun và băng cuộn. Một số người thích kiểu băng này. Chọn kiểu băng nào là tùy thuộc vào vị trí tổn thương và sự sẵn có loại băng ấy trong túi mình.Dù loại nào thì quan trọng nhất vẫn là b
ăng chắc, bảo vệ tốt được vết thương hoặc thương tổn. Thực hành băng càng nhiều, kỹ thuật băng càng thạo. Sau khi băng, thường kết thúc băng nốt thắt để giữ cho băng được chắc. Chỉ cần thắt đơn giản cho dễ tháo. Buộc 2 đầu tận, đầu trái chồng lên đầu phải trước, rồi đầu trái trùm lên đầu phải sau.B
ăng đầu (hay vòm sọ)Loại băng thường dùng để băng trán hoặc đầu thường là băng tam giác:
Đặt điểm giữa nền băng tam giác lên trên vòng cung mày. Gấp mép băng lại một vành khăn khỏang gần 3cm như một đường viền
để tăng tốc độ chắc.Vắt
đinh hay đuôi tam giác qua đỉnh đầu ra sau gáy.Kéo hai
đầu băng ra phía sau và làm tạm nút thắt đơn ở nền sọ. Nhớ kéo căng và thắt nút tương đối chặt.Xong
đưa tiếp hai đầu băng ra phía trước và kết thúc bằng nút buộc ở trước trán (Hình 2)<Hình 78>
B
ăng ép đầu (hay vòm sọ)Kiểu b
ăng này dùng để cầm máu vết thương da đầu.Đặt lớp băng gạc lên vết thương, rồi dùng băng cravat quấn ra ngoài.
Đặt điểm giữa của băng cravat lên lớp băng gạc.
Quấn một vòng quanh
đầu và thắt nốt đơn phía sau để giữ cho chắc lớp gạc.Rút chặt và
đưa hai đầu băng ra trước rồi thắt nút ngay trên vết thương (hình 3)Chú ý: Nếu vết thương có dị vật, không thắt nút lên vết thương.
B
ăng kiểu khác: đặt lớp băng gạc lên vết thương. Dùng băng xô hay băng đàn hồi quấn nhiều vòng quanh đầu. Xong tăng cường bên ngoài bằng vòng đai kim loại.<Hình 79.1> <Hình 79.2>
B
ăng đầu, tai, và cằm.Kiểu b
ăng này dùng để giữ lớp gạc đã đặt nằm sát trực tiếp lên vết thương ở phía bên đầu, tai và cằm.Đặt điểm giữa băng cravat lên lớp b
ăng gạc.Kéo
đầu băng xuống dưới cằm, qua bên kia lên trên đỉnh đầu.Bắt chéo b
ăng ở phía đầu đối diện, vòng một đầu băng ra trước trán, đầu băng kia qua phía gáy.Cho hai
đầu gặp nhau và buộc thắt ở điểm đặt ban đầu để tăng độ chắc (Hình 4)Cách b
ăng khác: Đặt lớp băng gạc lên vết thương, tăng cường phía ngoài bằng băng chun. Băng chun đễ ôm chặt vào đầu, nhất là khi vết thương không nằm ở vị trí trên đường thẳng trán – gáy.B
ăng mắtKiểu b
ăng này dùng để giữ chặt lớp gạc trên tổn thương mắt.Đặt giải b
ăng (rộng khoảng 5cm, dài 40cm) từ đỉnh đầu, thả một đầu dọc theo mũi xuống che bên mắt lành.Đưa một đầu băng cravat rùm (trùm) qua lớp gạc đặt ở mắt tổn thương và thắt nút đơn với đầu bên kia ở sau gáy. Cho băng cravat đi tiếp qua trung tâm sang bên kia mặt, làm sao cho nốt thắt cuối cùng không
đè lên mặt.Đưa đầu băng còn lại vòng quanh trán và buộc thắt nút phía trước.
Xong kéo ngược giải b
ăng thả lúc ban đầu lên phía trên đỉnh và buộc lại. Giải này kéo vòng cravat ở mắt lành lên cao (Hình 5)<Hình 80>
Cách b
ăng khác: Dùng lớp băng gạc đặt lên mắt tổn thương. Dùng băng chun hay băng xô quấn nhẹ quanh đầu ở một góc nào đó cốt không che mắt mình. Một phương pháp khác nữa là dùng băng gạc đắp lên mắt bị thương rồi dùng hai đoạn băng dính cố định lại.Chú ý: Nếu hai mắt
đều bị thương, thì đặt gạc riêng lên từng mắt, rồi dùng băng cravat hay băng xô cuộn, hoặc băng đàn hồi, đặt trực tiếp lên cả hai mắt rồi băng vòng qua hộp sọ.B
ăng vaiThường dùng b
ăng tam giác để giữ lớp gạc trên vết thương hoặc vết bỏng ở vai.Đặt đỉnh băng tam giác qua vai.
Cuộn
đỉnh băng vào thành một dải hoặc thành cravat rồi buộc chéo qua ngực xuống dưới cánh tay đối diện (không thắt nút dưới nách).Gấp nền b
ăng xuống dưới cánh tay để bọc được toàn bộ vùng này. Thắt băng qua lại nếp gấp.<Hình 81.1> <Hình 81.2>
Xê dịch giải b
ăng hoặc tam giác nếu thấy cần (Hình 6)Cách b
ăng khác: Nếu vết thương không nằm trên vai thì đặt gạc lên vết thương rồi dùng băng chun băng phủ theo kiểu xoắn kín bên ngoài (xem cách băng khác trong băng háng)B
ăng hángKỹ thuật dùng b
ăng tam giác để băng háng về cơ bản giống băng vai (Hình 7). Cuộn đỉnh băng trên hông ngang tầm thắt lưng, rồi buộc chéo qua mông xuống bẹn háng và thắt nốt tương tự như băng vai. Quấn hai đầu băng qua đùi và thắt nốt.Cách b
ăng khác: Dùng băng chun xoắn để giữ lớp gạc trong là phương pháp rất tốt làm cho chúng không xê dịch. Bắt đầu quấn chi dần từ thấp lên cao.B
ăng ngực hoặc lưngDùng b
ăng tam giác giữ chặt lớp gạc trên vết thương, đặc biệt vết bỏng ở vùng lưng hoặc ngực.Đặt đỉnh băng qua vai, nền băng phủ ngực hoặc lưng.
Làm
đường viền ở nền băng và buộc tròn về phía bụng hoặc lưng, thắt nút để một đầu dài, một đầu ngắn.Nối
đỉnh băng qua vai với đầu dài này.Xê dịch lớp b
ăng trên vai hoặc dưới cánh tay làm sao cho lớp gạc ở vết thương vẫn giữ nguyên tại chỗ (Hình 8).<Hình 83>
Giây
đeoB
ăng tam giác có thể dùng làm quai đeo để đỡ cho tay hoặc vai khỏi trĩu nặng khi tổn thương (Hình 9).Đặt băng tam giác trên ngực sao cho đỉnh băng nằm ở khuỷu của tay bị thương.
Một
đầu băng vắt qua vai đối diệnĐặt tay bị thương lên băng và đưa đầu băng kia ra ngoài tay.
Thắt nút hai
đầu ở sau gáy khi nâng tay lên mặt phẳng ngang.Thắt nút ở
đỉnh băng để tạo lòng băng thành cái máng.Xê dịch b
ăng sao cho ngón tay lòi ra khỏi mép quai đeo.Để hạn chế vận động, dùng một hoặc hai cravat buộc ra ngoài cánh tay (từ trên khuỷu tay xuống) và thắt nút ở dưới bên cánh tay đồi diện.
<Hình 84.1> <Hình 84.2>
Cách làm khác:
Quấn b
ăng đàn hồi: Đặt cánh tay vào ngực, cẳng tay hơi cao lên một ít. Dùng băng chun quấn phía ngoài, cả ngực, vai đối diện và lưng, ôm lấy cẳng tay tử khuỷu tay đến cổ tay. Nếu vao cũng tổn thương thì quấn thêm ít vòng từ giữa vai và khuỷu (xem các kiểu băng mô tả trong gẫy xương sườn, chương 7).Có thể dùng áo sơ mi hoặc may ô làm quai
đeo, cũng khá lý tưởng. Đặt cho phía gấu áo trùm qua cánh tay đễ đở lấy nó như đã làm với băng tam giác, sau khi đã mở hết khuy áo ra. Đầu áo kia vòng qua lưng qua vai đối diện. Buộc hai đầu áo vào nhau sau khi cẳng tay đã nâng lên ở mặt phẳng ngang (Hình 10)Aùo sơ mi
đuôi tôm: cũng dùng làm quai đeo rất tốt. Đầu tiên mở hết khuy áo ở phía gấu. Dùng đuôi áo nâng tay bị thương lên và ôm lấy tay và khuỷu. Còn đuôi ngắn của áo cho vòng qua lưng trùm qua vai đối diện. Buộc nút phía sau gáy, tay được đỡ nhẹ hơi cao hơn đường thằng ngang một chút.Chú ý: mọi phương pháp
đều phải cố định chặt cánh tay vào ngực.B
ăng bàn tay hoặc bàn chânDùng b
ăng tam giác phủ lên vết thương hoậc vết bỏng ở bàn tay hoặc bàn chân.Đặt băng sao cho đỉnh băng lật lên phía trên ngón.
Lật
đỉnh băng lên sao cho phần vải hoàn toàn che được mặt trên bàn.Kéo phần b
ăng còn lại hai bên sát vào rìa bàn.Vật úp hai
đầu băng vào, bắt chéo qua bàn và quấn vào quanh cổ tay hay mắt cá và thắt nút (Hình 11).<Hình 85>
B
ăng khuỷu tay hoặc đầu gốiThừơng dùng b
ăng cravat để giữ lớp gạc đặt trên vết thương quanh khuỷu hoặc gối.Gấp nhẹ khớp lại (khuỷu hoặc gối) và
đặt điểm giữa băng cravat vào đầu mỏm khuỷu hoặc phía dưới đầu gối.Quấn chéo các
đầu băng vào nhau, đầu trên cravat quấn xuống phía dưới khớp, đấu dưới cravat bắt chéo lên phía trên.B
ăng chồng lên mép băng trước theo kiểu băng xoắn kín (cả trên và khớp dưới).Thắt nút hai
đầu cravat trên vết thương.Cách b
ăng khác: Đối với vết thương khuỷu và gối, dùng băng chun là rất lý tưởng. Đặt khớp ở tư thế hơi co, dùng băng ohủ đặt lên lớp gạc và băng theo hình xoắn ốc. Sau đó giữ chặt bằng cách giải băng hay đai kim loại (Hình 12)<Hình 86>
B
ăng cẳng tay, cẳng chânB
ăng cravat có thể dùng để giữ chặt lớp băng gạc phía trong, ở vết thương cẳng tay, cẳng chân, tương tự băng khuỷu tay và gối:-
-
Quấn hai đầu băng quanh chân, vòng sau trùm lên khoảng 1/3 vòng trước. Một đầu băng quấn phía trên, đầu băng kia phía dưới.-
Sau hướng các đầu băng về trở lại trung tâm và thắt nút ở đó (Hình 13).<Hình 87.1>
Cách b
ăng khác: Dùng băng đàn hồi hay băng cuộn, quấn theo hình xoắn, vòng sau chồng lên vòng trước để giữ chặt lớp gạc bên trong. Băng này dễ dàng hơn và lớp gạc trong ít bị lệch hơn băng cravat (xem dưới: băng xoắn kín).B
ăng bàn tayBằng hình số 8 thường dùng để băng mu hoặc lòng bàn tay.
Đặt lớp gạc lên vết thương và dùng băng cravat, băng xô hoặc băng chun băng phủ bên ngoài.
<Hình 87.2>
Vòng đầu xuất phát từ phía đầu ngón, vòng sau đè lên vòng trước, cứ thế đi ngược lên.
Để ngón cái lòi ra ngoài, đưa các đầu băng vòng quanh cổ tay và thắt nút ở đó (Hình 14).
Băng ép bàn tay
Băng này thường dùng làm băng cầm máu ở vết thương lòng bàn tay.
Đặt lớp băng gạc dày hoặc gấp nhiều lớp gạc lại đặt vào lòng bàn tay, bảo nạn nhân nằm chặt bàn tay đè lên khối gạc.
Dùng băng xô cuộn hoặc băng chun quấn phía ngoài nắm tay nhiều vòng trùm lên nhau xung quanh ngón tay, cả ngón cái, và cổ tay (Hình 15).
Băng xoắn kín
Kiểu b
ăng này thường dùng băng gạc cho vết bỏng hay băng phủ vết thương giữa hai đầu chi. Băng gạc xoắn kín thường đặt trực tiếp lên vết thương. Có loại gạc mới rất dễ dùng vì kéo căng được và dễ bám vào da. Nếu dùng băng phủ xoắn thì quấn trực tiếp phía ngoài lớp băng gạc.Cố
định băng ở phía dưới vết thương bằng nhiều vòng quấn.Quấn từng vòng một từ dưới lên trên toàn chi thể, vòng sau chồng lên 1/3 vòng trước.
Nếu là vết bỏng, cần phải quấn chồng
để giữ kín không cho không khí bên ngoài lọt vào vết bỏng.Có thể buộc sau
đó bằng các giải dây, hoặc xé đầu băng thành hai sợi để thắt, nên thắt nốt đơn chỗ xé.Sau cùng thắt nút b
ăng bằng kim băng hoặc bằng giải (Hình 16).<Hình 89>
B
ăng xoắn hởB
ăng xoắn hở thường dùng để phủ ngoài lớp băng gạc nhưng vẫn để cho vết thương thở. Nếu có nguuy cơ nhiễm bẩn do bụi bên ngoài thì không nên dùng loại này.Cố
định băng phía dưới vết thương bằng nhiều vòng quấn.Quấn từng vòng một quanh chi thể, giữa 2 vòng quấn
để hở ra một ít. Sau cùng thắt nút lại bằng kim hoặc bằng nút thắt (Hình 17).<Hình 89>
Kiểu b
ăng khác: Dùng băng gạc vô khuẩn đặt lên trên vết thương, sau đó dùng băng dính chặt ở hai đầu (xem chương 5, Hình 6).B
ăng bướmB
ăng bướm thường dùng để băng các vết cắt chảy máu nhiều. Băng bướm có thể là loại băng nhỏ tự dính được hoặc băng dính cuộn được cải tiến cho tiện dùng.Tạo ra nhiều miếng b
ăng bướm bằng cách cắt từ cuộn băng dính ra nhiều cỡ thích hợp.Gấp
đoạn giữa miếng băng dính vào cho diện tích nhỏ lại.Dùng diêm
đốt dính hai lá bên đã cắt gấp ở đoạn giữa vào làm một và bắt ngang trực tiếp qua vết cắt.Dính
đầu băng vào một bên đường cắt, làm cho hai mép cắt sát lại, rối dính nốt đầu băng kia thật mạnh vào da. Dùng nhiều miếng như vậy để cần thiết thì băng toàn bộ vết cắt (Hình 18).B
ăng phủ bên ngoài bằng một băng gạc vô khuẩn và băng xô như bình thường.<Hình 90>
B
ăng ngón tay, ngón chânB
ăng vết cắt hoặc tổn thương ở ngón tay, ngón chân băng đơn thuần băng dính thì không đủ chắc, phải dùng thêm kỹ thuật băng vòng xoắn. Dùng băng gạc vô khuẩn, chiều ngang 2.54cm, quấn vòng quanh ngón và thắt nút ở nơi băng dính (Hình 19).<Hình 91>