CẨM NANG CẤP CỨU


CHƯƠNG 10

BỎNG

Bỏng phân ra các mức độ nặng nhẹ: độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4, dựa theo chiều sâu của mô bị phá hủy. Chiều sâu này rất khó xác định, vì mỗi người có độ dày da khác nhau, và độ sâu vết bỏng cũng không đều nhau. Nguyên nhân thường gặp trong bỏng là sức nóng và bức xạ, cũng có thể do hóa chất, điện và lạnh. Tổn thương do bỏng là sự phá hoại da và mô ở các mức độ khác nhau. Lượng diện tích cơ thể và độ sâu của bỏng có tầm quan trọng trong xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Phương pháp xác định diện tích bỏng dựa vào định luật số 9 (Hình 1)

(HINH 175.1)

BỎNG NHIỆT:

Bỏng thường gặp nhất là do sức nóng gây ra, gọi là bỏng nhiệt, Bỏng nặng thường kết hợp với các triệu chúng: đau, nhiễm khuẩn, mất dịch và choáng. Các triệu chứng tăng lên dần theo độ bỏng và số lượng diện tích cơ thể bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn nếu đó là trẻ em, người già, và những người cơ thể yếu. Bỏng nặng được điểu trị kịp thời làmgiảm đau và làm bớt đi các yếu tố gây choáng, thường nhiểm khuẩn không đáng lo ngại với bỏng độ 1 và độ 2 do các lớp da bên trong vẫn còn toàn vẹn.

Điều trị. Nguyên lý chung trong điều trị bỏng độ 1 và độ 2 dưới 20% diện tích cơ thể (đối với trẻ là dưới 15%) là dùng nước đá đắp và sau đó băng khô vô khuẩn nếu có phỏng nước phát triển. Ngâm gạc trong nước đá và đắp lên vết thương. Mục đích dùng nước là để giảm đau và dễ chịu, giảm sưng nề, và có thể làm chậm việc mọng nước các vết bỏng. Đối với bỏng nặng hơn (độ 3 và độ 4), các lớp da phía dưới bị tổn thương, nguy cơ nhiễm khuẩn và để lại sẹo là rất nguy hiểm. Phải băng khô vô khuẩn, chống choáng, và xin cấp cứu y tế ngay. Chú ý: Việc điểu trị bằng nước lạnh không áp dụng cho bỏng rộng vì có thể gây ra hạ thể nhiệt (xem "Hạ thể nhiệt" trong chương 44)

PHÂN LOẠI BỎNG:

Bỏng độ 1: Bỏng độ 1 chỉ tổn thương các mô ở nông, liên quan đến lớp ngoài của da. Ví dụ, rám nắng, chạm vào các vật nóng, nước nóng.

Dấu hiệu: Vùng da bỏng đó đau vào khó chịu.

Xử trí: Ngâm phần da bỏng vào nước lạnh. Dùng túi chườm đá hoặc vải thấm nước lạnh đắp lên vùng bỏng độ 10-20phút. Nếu vẫn đau hoặc đau nhiều, dùng kem rám nắng loại nhẹ và cho uống thêm aspirin. Chú ý: Một số loại kem rám nắng có "cain", một dạng thuốc, gây kích thích da và làm nổi ban. Có lẽ tốt nhất đối với một số người là tránh không dùng kem đó.

Bỏng độ 2: Bỏng độ 2 làm tổn thương 2 lớp áo ngoài của da, và độ sâu rất có thể thay đổi. Ví dụ rám nắng nặng, bỏng lửa, bỏng mở nóng hay nước sôi.

Dấu hiệu: Tổn thương bỏng gây đau và hình thánh các mọng nước, da vùng bỏng ẩm ướt và đỏ.

Xử trí: Như điểu trị bỏng độ 1, dùng điều trị áp lạnh. Bỏng ít, dùng gạc lạnh đắp lên vùng bỏng độ 1 – 2 giờ để giảm đau. Chú ý sau khi áp lạnh phải chú ý chấm da khô, và băng khô vô trùng lên các vết phồng nước. Bỏng mở phải rửa sạch bằng gạc vô trùng ngâm nước xà phòng rồi vỗ nhẹ. Kem rám nắng không nên dùng trong bỏng độ 2. Cho aspirin làm giảm đau, chống choáng và mời thầy thuốc.

Bỏng độ 3: Bỏng độ 3 làm tổn thương cac lớp sâu của da, tổn thương thần kinh mạch máu, tuyến mồ hôi và một số cơ. Nguyên nhân có thể do lửa, quần áo cháy, hóa chất, điện hoặc bị ngâm trong nước nóng. Nhiễm khuẩn và choáng là hai nguy cơ chủ yếu.

Dấu hiệu: Da trắng bệch và cháy đen, lớp ngoài của da có khả năng mất hoàn toàn. Và như vậy sẽ mất hoàn toàn cảm giác sờ.

Điều trị: Dùng băng khô vô khuẩn hoặc có thể dùng băng kim loại càng nhanh càng tốt. Quần áo dính vào da không cởi mà cắt hết để lấy đi nếu cần. Chống choáng và gọi cấp cứu ngay (Hướng dẫn cách băng bỏng, xem hinh 16, chương 6 "Băng trong và băng ngoài".

Bỏng độ 4: Bỏng độ 4 rộng hơn và gọi là bỏng than. Bỏng lan sâu xuống các mô dưới da, nhất là cơ, và có thể cả bộ phận chống đỡ là xương. Nguyên nhân có thể do nóng cường độ cao, điện, bức xạ hạt nhân, hoặc kim loại chảy.

Dấu hiệu: Da hoàn toàn cháy đen và mất hết các lớp dưới da

Xử lý: Giống như điều trị bỏng độ 3. Chú ý: Bỏng nặng gây đau dữ dội và mất nhiều dịch từ các mô. Không điều trị có thể gây choáng nặng.

NÊN CÂN NHẮC ĐIỀU TRỊ BỎNG

Không chích hay làm vỡ các phồng nước, làm tăng khả năng nhiễm khuẩn

Nếu đã vỡ, dễ bị nhiễm khuẩn

Không cởi áo quần đã dính vào vết bỏng mà phải cắt

Lấy nhẫn, đồng hồ đeo tay, vòng... ra, vì rất có thể phù to về sau không lấy ra được

Giữ ấp cho nạn nhân bằng khăn, chăn, áo choàng ... để phòng choáng.

Không dùng các loại kem, mỡ, hoặc dùng thuốc kháng sinh bôi lên vết bỏng từ độ 2 trở lên

Kê cao bàn tay, tay hay chân, nếu bị bỏng.

Bỏng độ 2, chiếm 15-30% diện tích cơ thể, phải coi là quan trọng, nạn nhân phải được chuyển đi đến cơ quan y tế gần nhất.

Bỏng độ 3 trên 2% diện tích cơ thể, phải coi là nghiêm trọng.

Bất cứ vết bỏng nào ở mặt và cổ đểu gây nguy hiểm, vì có thể gây nên nhiểm khuẩn hô hấp .

Bất cứ bỏng độ 2 hay độ 3 ở người trẻ hoặc già đều nghiêm trọng.

Mọi bỏng điện đều nghiêm trọng và cá thể cần đến hồi sinh cơ bản (BCLS).

Nạn nhân bỏng ở độ cao cần cho thở máy.

BỎNG HÓA CHẤT

Bỏng hóa chất thường gặp trong nhà trường, công nghệ và phòng thí nghiệm. Điều trị: Tất cả bỏng hóa chất phải rửa sạch bằng nước lạnh. Dùng vòi hoa sen hoặc vòi nước thường hàng ngày. Phải lấy hết quần áo ra khỏi vết bỏng khi tắm. Tìm cứu trợ y tế.

Bỏng mắt, Bỏng này thường gây ra do hoá chất bắn vào mắt

Điều trị: Dội nước vào mắt ít nhất trong 15phút nếu là bỏng axit, 30-50phút nếu là bỏng kiềm. Cho một giòng nước chảy từ gáo vào mắt cho troi ra ngoài (Hình 2). Cẩn thận: chỉ dùng nước, không dùng thứ gì khác. Sau khi dội xong, băng gạc khô vô khuẩn vào mắt và chuyển bệnh viện. Nếu ở nơ đó không có y tế, dội nước vào bỏng kiềm trong thời gian lâu hơn – hàng giờ nếu cần.

(Hình 180.2)

Bỏng điện:

Mối quan tâm lớn nhất ở đây là suy tim và suy hô hấp. Thứ hai là bị phá hủy nặng các mô và tổ chức xung quanh.

Điều trị: Phải làm hồi sinh cơ bản nếu cần và gọi xe cấp cứu đến ngay. Điều phải chú ý làm là dùng vật không dẫn điện gỡ ngay nạn nhân ra khỏi nguồn điện lực dây điện đèn. Điều trị vết thương, băng khô vô trùng, chống choáng cho nạn nhân.

Bỏng do nhiệt độ thấp còn gọi là bỏng lạnh

Bỏng lạnh gây ra do da trực tiếp đụng vào các tấm kim loại cực lạnh ở nhiệt độ thấp. Ví dụ chạm da và các lá kim loại trong môi trường lạnh.

Điều trị: Gỡ ngay vùng da đó ra khỏi kim loại bằng dội nước ấm vào. Nếu không sẵn nước ấm ở nơi bị bỏng, có thể đi tiểu vào nơi đang bị bỏng coi đó là biện pháp cuối cùng để gỡ da ra. Sau đó băng khô vô trùng vết bỏng. Cẩn thận: Nếu nhiệt độ quá thấp, không dùng nước lạnh dội vào như vậy sẽ làm cho bỏng nặng thêm. Mà dùng tay gỡ nhẹ nhàng da ra khỏi kim loại an toàn hơn.

 


.Lời nói đầu
Chuong 01 - Đai cương về cấp cứu thông thường
Chuong 02 - Phương pháp xử trí cấp cứu
Chương 03 - Choáng
Chương 04 - Cấp cứu hô hấp và tuần hoàn
Chương 05 - Vết thương và các thương tổn liên quan
Chương 06 - Băng trong và băng ngoài vết thương
Chương 07 - Căng gân, bong gân, trật khớp, gãy xương
Chương 08 - Các độc chất và thuốc
Chương 09 - Các vết thương do cắn và đốt
Chương 10 - Bỏng
Chương 11 - Những bất thường về nóng, lạnh
Chương 12 - Một số cấp cứu đặc biệt
Chương 13 - Sơ cứu trong thể dục thế thao
Chương 14 - Các mang vác nạn nhân
Chương 15 - Cấp cứu trong các trường hợp bị thiên tai
Phụ lục - Tủ thuốc gia đình


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO