CẨM NANG CẤP CỨU


Chương 4

CẤP CỨU HÔ HẤP VÀ TUẦN HOÀN

Có 3 điểm khi đề cập đến cấp cứu hô hấp và tuần hoàn. Đó la , duy trì thông suốt đường thở, bảo đảm hô hấp đầy đủ và lặp lại tuần hoàn hữu hiệu. Đường thở bị tắc dẫn đến ngừng thở và ngừng tim. Ngưng tim thì máu không lên não. Não thiếu oxy trong 4-6 phút thì thoái hoá và chết.

Cứu mạng cơ bản (CMCB)

Thực hiện thành công ba nhiệm vụ trên, nạn nhân được cứu sống nên gọi chung công việc đó là cứu mạng cơ bản trên cơ sở phục hồi chức năng hoạt động của tim. CMCB bao gồm cả hiểu biết lí luận và thực hành được ngay tức khắc công việc hồi sức hô hấp và tuần hoàn. CMCB cần mở rộng tới nhiều bệnh nhân nặng: nhồi máu cơ tim, ngạt nước ngạt thở, choáng phản vệ, ngộ độc thuốc, hoặc bất cứ trường hợp nào ngưng thở và ngưng tim. Chương trình huấn luyện CMCB (xử lí đường thở, thông khí hay hô hấp nhân tạo, và hồi sinh tim phổi) là cung cấp cho ta kiến thức đó. CMCB không phải chờ nhân viên y tế đến nơi làm, mà cần được tiến hành sớm ở bất cứ người nào và nơi nào. Trong chiến tranh, nó được huấn luyện trong "Phòng không nhân dân". Trong hoà bình, nó được Hội chữ thập đỏ đào tạo. Ơû Hoa Kì, chương trình này gọi tắt là kỹ thuật ABC (airway, breathing, circulation) nghĩa là: lập lại đường thở thông suốt, phục hồi hô hấp và lập lại tuần hoàn, cũng là khởi đầu của một thứ tự trong việc cứu sống sinh mạng một con người, mà bất cứ ai cũng biết và thành thạo.

I. LÀM THÔNG SUỐT ĐƯỜNG THỞ

1.      Thức tỉnh nạn nhân

Trước những nạn nhân nặng, việc đầu tiên là phải xem họ có tỉnh hay không nghĩa là thử tính đáp ứng của họ. Ta khẽ lay nạn nhân, đánh thức họ dậy, từ khi nghi có tổn thương sống cổ (hinh 1A). Nếu nạn nhân không trả lời thì phải lập lại đường thở ngay.

2.      Lập lại đường thở

Yếu tố quan trọng nhất cho hồi sức thành công là lập lại đường thở (hoặc khai thông đường thở). Đ iều này có thể làm dễ dàng bằng động tác ngửa đầu ra sau và nâng cằm nạn nhân ra phía trước, để thở tự nhiên, gọi là động tác ngửa đầu-nâng cằm (Hình 1B). Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cứu trợ đứng bên, dùng ngón tay mình đở nâng hàm dưới lên, bàn tay kia đặt lên trán và ấn nhẹ đầøu xuống. Ngửa đầu là để nâng lưỡi cho khỏi tụt ra sau họng, đồng thời chống đỡ xương hàm dưới, nhưng không ấn mạnh quá vào dưới cằm làm nạn nhân tắc thở thêm. Nâng cằm là để cho hai hàm răng khít lại, tuy không ngậm kín hoàn toàn.

Hình1.1, 1.2,1.3,1.4,1.5,1.6 trang 29 và hình 2 trang31

Muốn biết nạn nhân thở được chưa, ta nhìn chuyển động lên xuống của lồng ngực và áp tai vào miệng mũi nạn nhân để cảm nhận được hơi thở (Hình 1C). Nếu không thấy thở phải hà hơi thổi ngạt ngay. Có răng giả phải tháo ra ngay vì khi ngửa đầu – nâng cằm, răng bị bong ra và dễ rơi xuống họng. Nghi tổn thương cổ , không kéo đầu quá mạnh ra sau đề phòng tổn thương thêm vết thương cổ.

3.      Đường thở tắc nghẽn

Muốn hồi sức thành công, người cứu trợ phải xem có dị vật tắc nghẽn đường thở, ngăn không cho không khí vào phổi không. Nếu có, khi hô hấp nhân tạo ta cảm thấy có sức cản ở luồng khí ra vào, lồng ngực nạn nhân không lên xuống. Thường chỉ sau hai hơi đầu thổi ngạt là biết được. Một dấu hiệu quan trọng là xem nạn nhân có nói được hay không. Nếu không, mắt lồi ra, da xám ngắt, là có tắc nghẽn. Một dấu hiệu tắc nghẽn nữa là nạn nhân hay dùng tay cấu vào cổ họng (Hình 3).

Hình 3 trang 31

4.      Xử lí đường thở

Muốn xử lí tắc nghẽn, phải áp dụng thủ thuật Heimlich. Nguyên lí của thủ thuật này là: Dùng một lực mạnh đẩy nhanh cơ hoành lên phía phổi để tạo một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp, làm cho không khí từ hai phổi bị đẩy nhanh tống dị vật ra. Ta có thể gọi nôm na là phương pháp đẩy ép bụng (nếu ấn từ thượng vị lên) hoặc đẩy ép ngực (nếu ấn từ ngực lên ở người có mang)

Cần chú ý ở cháu bé và trẻ em, ngón tay người lớn to có thể đẩy sâu dị vật vào. Sau đây mô tả phương pháp và kỹ thuật Heimlich của Hội tim học Hoa Kì:

a) Nạn nhân tỉnh (đứng được). Nếu đường thở chỉ tắc một phần, nghĩa là nạn nhân còn thở, còn nói hoặc ho được, thì không dùng phương pháp trên, mà động viên nạn nhân ho và thở. Nếu không được mới mời y tế cứu trợ.

Nếu cũng tắc một phần nhưng trao đổi khí kém thì phải xử lí như tắc nghẽn hoàn toàn. Trao đổi khí kém là khi nạn nhân ho yếu, không khạc ra được, có tiếng thở rít cao, khó thở ngày một nhiều, da mặt biến sắc. Khi nạn nhân không nói được là tắc hoàn toàn, phải giải phóng đường thở bằng phương pháp đẩy ép nói trên, từ 6-10 lần. Làm như vậy cho đến khi hoặc nạn nhân hôn mê dần. Khi hôn mê, làm theo phương pháp nằm.

b) Nạn nhân mê (phải nằm). Nếu nạn nhân hôn mê, xác định chắc chắn có tắc nghẽn thì phải theo dây chuyền sau:

Trước hết, thông khí nghĩa là làm cho đường thở thông suốt. Nếu không được đặt lại đầu và thông khí lại. Vẫn không kết quả thì dùng phương pháp đẩy ép thành bụng 6-10 lần rồi nếu dị vật ra thì lấy ngón tay cho vào miệng móc ra. Tiếp đến: phục hồi đường thở và ra sức thông khí lại. Nếu nạn nhân vẫn không tốt, lập lại các động tác trên lần nữa. Khi dị vật bong ra và lấy ra được thì hà hơi thổi ngạt miệng và nếu cần hồi sinh tim phổi.

Chú ý: do nạn nhân thiếu oxy nên cơ bắp giãn ra và thủ thuật trước đó không thành công bây giờ có kết quả. Khi cơ bắp giãn , dị vật mới bong ra một phần và đường thở thông chút ít, nếu ta kiên trì thông khí sẽ giúp cho nạn nhân vượt qua và sống được .

Kỹ thuật ép bụng bằng tay. Dùng hai nắm tay người cứu trợ, đặt chéo góc 45 độ với thành bụng, đẩy ngược từ thượng vị lên phía cơ hoành. Có hai kiểu: tư thế đứng và tư thế nằm.

Tư thế đứng (hoặc ngồi): người cứu trợ đứng sau lưng nạn nhân, vòng hai tay ra phía trước quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay phải nắm lấy nắm đấm của bàn tay trái áp sát vào vùng thượng từ dưới lên trên (Hình 4). Đẩy ép 6-10 lần. Nếu cần làm lại đợt nữa. Chú ý không đè vào lồng ngực.

Hình 4 và 5 trang 33

Tư thế nằm (lưng sát giường): nạn nhân nằm ngửa, người cứu trợ quỳ dưới lên đùi hoặc đứng ở 1 bên hông nạn nhân, đặt bàn tay lên mu bàn tay kia, rồi dùng gót mu bàn tay ấn mạnh vào bụng, đẩy ép ngực từ thượng vị lên, 6-10 lần. Nếu cần làm lại đợt nữa (Hình 5)

Kỹ thuật đẩy ép ngực. Phương pháp này dùng cho người béo phệ và phụ nữ có mang (Hình 6). Người cứu trợ đứng phía sau vòng hai tay ra trước nạn nhân phía dưới nách. Đặt nắm đấm bàn tay lên giữa xương ức (không đè sang hai bên và mỏm ức), bàn tay kia nắm chặt bàn tay này, đẩy ép ngược lên và ra sau từ 6-10 lần. Có thể cho nạn nhân ngồi tựa vào ghế cho dễ làm. Nếu ở tư thế nằm, thủ thuật này giống ép tim ngoài lồng ngực, nhưng phải đẩy ép để làm bong vật tắc ra khỏi đường thở.

Hình 6 trang 34

Móc miệng lấy dị vật bằng ngón. Khi dị vật ra đến họng thì dùng ngón tay móc dị vật ra. Trứơc hết, dùng hai ngón cái và trỏ mở miệng nạn nhânn, rồi giữ lấy lưỡi và hàm dưới, đồng thời nâng cằm lên. Động tác này gọi là nâng lưỡi-cằm, cốt cho lưỡi không tụt ra sau và đè vào dị vật. Chỉ làm như vậy cũng đã giảm tắc nghẽn. Tiếp đến, dùng ngón trỏ bàn tay kia, cho vào miệng nạn nhân, men theo thành má xuống nền lưỡi, làm cong ngón để khoèo dị vật ra. Cẩn thận vì nó có thể ấn sâu dị vật vào. Nếu thấy dị vật trong tầm với thì lôi ra (Hình 7). Phương pháp chỉ áp dụng cho người hôn mê.

Hình 7 trang 34

Kỹ thuật tự đẩy ép bụng. Để giải phóng dị vật, nạn nhân có thể tự dùng bàn tay của mình nắm lại, tì sát ngón tay kia nắm chặt lấy nắm đắm của bàn tay này, đẩy ép mạnh vào thành bụng ngược từ dưới lên. Nếu không kết quả dùng mặt phẳng cứng đặt phía sau hoặc tì vào thành ghế để tăng thêm lực đẩy ép, tống dị vật ra ngoài dễ hơn.

Khi đường thở thông suốt thì tiến hành làm hô hấp nhân tạo.

II. HÔ HẤP NHÂN TẠO:

Hô hấp nhân tạo (HHNT) là người cứu trợ dùng sức của mình mà phục hồi hô hấp đầy đủ cho nạn nhân, sau khi khai thông đường thở tự nhiên được. Có 2 kiểu chính: thông khí miệng-miệng và thông khí miệng-mũi mà thường gọi là hơi thổi ngạt.

1) Thông khí miệng-miệng: Để thực hiện thông khí miệng-miệng người cứu trợ dùng tay đè lên trán nạn nhân và ấn nhẹ cho cổ ưỡn ra sau, tay kia bịt lỗ mũi nạn nhân lại bằng ngón tay cái và ngón trỏ. Sau đó hít vào một hơi dài, rồi ngậm vào miệng nạn nhân mà thở ra thật mạnh. Làm 2 hơi như vậy, mỗi hơi từ 1-1.5 giây, xong kiểm tra mạch cảnh nạn nhân. Nếu mạch đập tức là tim đập, tiếp tục thổi như trên: 5 giây một lần hoặc 1 phút 12 lần thổi. Khi ta nhấc miệng là lúc nạn nhân thở ra. Nếu thổi đủø hơi, ta nhìn thấy lồng ngực chuyển động lên xuống, sờ tay lên mũi thấy có khí thoát ra. Chú ý: phải thổi từng hơi một, mỗi hơi dài 1.5 giây, lồng ngực sẽ giãn mảnh và dạ dày bớt căng.

2) Thông khí miệng-mũi. Dùng phương pháp này khi nạn nhân có tổn thương ở mặt, hoặc ngộ độc chất ăn mòn, hoặc vì lí do gì đó mà hai miệng úp vào nhau không khít (Hình 8). Dùng một tay tỳ nhẹ lên trán nạn nhân và làm ưỡn đầu ra sau, tay kia nâng cầm nạn nhân lên. Người cứu trợ dùng má hoặc bàn tay nâng cầm của mình bịt miệng nạn nhân, rồøi dùng mồm thổi qua mũi họ. Nếu cần có thể mở miệng nạn nhân cho hơi thoát ra vào giữa 2 thì thở.

Hình 8 trang 36

Ngoài ra còn một kiểu gọi là thông khí miệng-lỗ, dàng cho ngững nạn nhân đã mở khí quản, có một lỗ mở sẳn ở cổ.

Thông khí miệng-lỗ. Kiểu thông khí nhân tạo này, không cần ưỡn cổ ra sau như 2 phương pháp trên mà chỉ thổi trực tiếp vào ống thông hay lỗ mở khí quản ở cổ người bị nạn.

Những khuyết điểm thường gặp trong hô hấp tạo là:

-         Kéo đầu ưỡn ra sau không đủ

-         Không bịt mũi khi hô hấp miệng-miệng

-         Hai miệng úp vào nhau không khít

-         Hơi thổi vào không đủ.

Căng giãn dạ dày và nôn mửa. Căng giãn dạ dày không phải ít gặp ở trẻ nhỏ, thậm chí cả người lớn khi hô hấp nhân tạo. Dạ dày căng làm dung tích phổi, gây nôn và nạn nhân có thể hít phải chất nôn. Do đó phải để đầu thật ưỡn ra sau để đường thở thông suốt và hơi thở không vào dạ dày. Khi nôn phải ngừng hô hấp nhân tạo, nghiêng đầu nạn nhân sang một bên, hết nôn mới đặt ngửa đầu và hô hấp lạ. Nếu dạ dày quá căng, khi hô hấp phải tránh làm tăng áp lực phổi quá mức do đường thở được phục hồi, và phải quan sát cẩn thận sự lên xuống của lồng ngực. Tiếp tục cứu trợ nhưng không làm chất chứa dạ dày trào ra. Đè lên bụng lúc này sẽ gây ói mửa nguy hiểm. Nếu muốn đè lên để làm cho dạ dày bớt căng giãn thì phải nghiêng đầu nạn nhân sang một bên trước, để tránh hít chất nôn vào phổi. Sau hi dạ dày xẹp lau sạch chất nôn ở mồm, rồi đặt nạn nhân lại và tiếp tục hồi sức như bình thường.

III. LẬP LẠI TUẦN HOÀN

Lập lại tuầøn hoàn chính là ép tim ngoài lồng ngực (ETNLN) để làm cho máu lưu thông, khi người cứu trợ kiểm tra không thấy mạch cảnh nghĩa là tim không đập. Nhưng ETNLN muốn kết quả lại phải kết hợp với HHNT. Hai kỹ thuật này không thể tách rời mà pgải làm chung gọi là kỹ thuật hồi sinh tim phổi (HSTP). Nên tại đây, chúng tôi trình bày ETNLN trong kỹ thuật HSTP

1.      Hồi sinh tim phổi (HSTP)

Khi cứu trợ nạn nhân ta phải ép lòng ngực nạn nhân xuống để buộc máu từ tim chảy lên não và vào các cơ quan sống, gọi là ép tim ngoài lồng ngực. Muốn kết quả phải gồm ba bước sau:

Khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực , có thể biểu hiện bằng công thức đơn giản cho dễ nhớ :

HHNT + ETNLN = HSTP

Trong HSTP, người cứu trợ phải hiểu nhu cầu khẩn cấp , nguy cơ xảy ra, và có khả năng thực hành kỹ thuật đó.

Muốn hiểu nhu cầu khẩn cấp phải theo một thứ tự liên hoàn: khẽ lắcc vai hoặc gọi để đánh thức nạn nhân, khai thông đường thở, rồi thổi ngạt 2 hơi đầu, xong kiểm tra mạch cảnh xem dấu hiệu tim đập (có bảng kèm theo). Tiếp theo quan sat và đánh giá các dấu hiệu khác: ít cử động, màu da bất thường (xanh nhợt, nhất là đầu ngón tay, mặt), độ lớn của đồng tử …

2.      Tai biến khi làm HSTP

Khi làm HSTP, một số nguy cơ có thể xảy ra (Hình 9). Tại biến có thể xảy ra ngay ở người kỹ thuật cao, nhưng nếu chú ý sẽ giảm bớt. Danh mục tai biến sau đây thường xảy ra ở cứu trợ viên mà kỹ thuật vụng về:

-         Ấn quá mạnh vào mỏm ức: làm rách gan.

-         Ấn ngón quá mạnh lên lồng ngực: gẫy xương sườn, rách màng phổi.

-         Ấn quá cao lên xương ức : gẫy xương ức.

-         Không ấn thẳng góc : gẫy xương sườn, xương ức, rách tim

-         Ấn quá nhẹ: không đủ đẩy máu từ tim vào động mạch .

-         Chuyển động giằng xé, không dứt khoát: tăng nguy cơ gẫy xương sườn, không đẩy nổi máu và tăng áp lực động mạch.

-         Ấn cùng lúc lên cả xương ức, bụng: vỡ gan, vỡ dạ dày hoặc làm trào ngược dạ dày, phổi hít phải chất nôn.

3.      Kỹ thuật làm HSTP

Là ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Nạn nhân nằm ngửa trên ván cứng. Người cứu trợ quỳ sát bên nạn nhân, gót tay phải đè lên 1/3 dưới xương ức phía trên mỏm ức khoảng 3 cm, ngón thẳng góc với bờ ức. Gót tay kia đè lên mu bàn tay này, và dùng sức của cả cơ thể ấn xuống, tạo áp lực mạnh làm lún xương ức xuống 3-4 cm (hình 10). Máu trong tim buộc phải tống vào động mạch, với số lượng bằng 1/3-1/4 cung lượng tim bình thường đủ để phục hồi sự sống. Các lần ép phải nhanh gọn, đều nhau, không ngắt quãng. Sau khi ép thả ngay ra lập tức, thời gian ép và thời gian thả phải bằng nhau (50% là ép, 50%b là thả trong một chu kỳ). Khi thả tay, mọi áp lực không còn là lúc tim giãn để máu các nơi dồn tối đa về tim, rồi lại dùng sức ép tống đi trong một chu kì mới.

Hình 10 trang 41

Trong phương pháp cứu trợ một người: tỷ số thực hiện là 15/2, nghĩa là ép tim 15 cái trong 11-12 giây thì thổi ngật 2 lần trong 3-4 giây. Tần số ép-thổi là 80-100 lần pháut. Như vậy một người làm có đủ thời gian để ép tim xong thì thổi ngạt (hình 11). Trong phương pháp cứu trợ 2 người : tỷ số thực hiện là 5/1, nghĩa là 5 lần ép thì một lần thổi ngạt. Tần số ép-thổi cũng 80-100 lần phút. Phương pháp này có lợi là giòng máu luân chuyển đều hơn trong khi vẫn thổii ngạt đều đều. Hai người lại có thể đổi nhau, môtj người ép một người thổi, làm lâu không mỏi (hình 12). Người ép vừa thả ra sau cái ép thứ 5 thì người thổi thổi ngạt ngay, như vậy thông khí phổi sẽ đạt được tối đa.

Hình 11và 12 trang42

HSTP phải làm liên tục liền trong 7 giây rồi cứ tiếp tục nhịp điệu như vậy. Sau phút đầu 5 giây thì kiểm tra mạch cảnh và cứ vài phút lại kiểm tra thể trạng nạn nhân một lần. Định kì xem phản ứng đồng tử vì đó là chỉ thị tốt nhất báo hiệu rằng đã có máu oxy lên não. Một số dấu hiệu khác cũng nên quan tâm như: màu da hồng lên, lồng ngực nâng lên hạ xuống nhịp nhàng, một vài cử động nhỏ của nạn nhân.

Phải làm HSTP liên tục cho đến khi hoặc nạn nhân tỉnh dậy hoặc nạn nhân chết hẳn, nghĩa là từ 15 phút đến 1 giờ. Nếu thành công, ta đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái, thường cho nằm nghiêng hoặc kê đầu và vai cao lên một chút, để tiếp tục hồi sức thêm.

Chú ý: khi thay đổi nhau thì một tỉ số 5/1 người ép để gây kiểm tra mạch nạn nhân, người thổi ngạt đổi chỗ và tiếp tục ép nếu HSTP vẫn còn tiếp tục. Khi cần có thể gián đoạn để gọi điện thoại hoặc di chuyển nạn nhân nhưng không được lâu quá 30 giây.

Bảng thứ tự liên hoàn:

Phương pháp 1 người cu tr

Phương pháp 2 người cu tr

Kiểm tra ý thức nạn nhân

Khai thông đường thở

Thổi ngạt hai hơi

Kiểm tra mạch cảnh

Aùp dụng 15 lần ép tim (11-12 giây)

Hai hơi thổi ngạt (mỗi hơi 1-1.5 giây)

Lập lại chu kì 15/2

Kiểm tra ý thức nạn nhân

Khai thông đường thở

Thổi ngạt 2 hơi

Kiểm tra mạch cảnh

Aùp dụng 5 lần ép tim (1 lần/giây)

Một hơi thổi ngạt (mỗi hơi 1-1.5 giây)

Lập lại chu kì 5/1

Ho trong thủ thuật HSTP. Đối với nhồi máu sơ tim, ho là phương pháp hữu hiệu trong HSTP. Cứ 1-3 giây cho nạn nhân ho mạch một lần để kích thích sự thở, lập lại mạch và có thể duy trì áp lực máu. Ho sinh ra khi cơ hoành và cơ liên sườn co mạnh đồng thời thanh môn đóng. Hiện tượng này làm tăng áp lực trong lồng ngực giống nguyên lí ép tim ngoài lồng ngực. Nó giúp tim đưa máu lên não, duy trì sự tỉnh táo trong thời gian dài. Ho dễ làm ở bất cứ tư thế nào và không cần mặt phẳng cứng. Ho nhịp nhàn là phương pháp cứu trợ đơn giản để "tranh thủ" khi nhân viên y tế chưa đến kịp.

IV.ĐỐI VỚI TRẺ EM.

Đối với trẻ em, việc cứu mạng cơ bản, trong thực chất, giống người lớn. Tuy nhiên có vài điểm khác khi hồi sức, xử lí đường thở và làm HSTP.

1.      Hồi sức:

Trước hết phải xác định xem các cháu bé mê hay tỉnh bằng cách vôc nhẹ hay lăc lay trẻ. Nếu tỉnh trẻ sẽ cử động hoặc khóc. Nếu không mê nhưng thở khó thì khai thông đường thở hoặc hổ trợ cháu bé thở bằng hơi thở của mình. Khai thông đường thở và hô hấp nhân tại tương tự ở người lớn (hình 13). Nhưng đối với cháu bé (dưới 1 tuổi) khi khai thông không được kéo ngửa đầu ra sau quá mức vì như vậy sẽ đóng chặt đường thở. Còn khi làm hô hấp nhân tạo thì có thể ngậm miệng mình vào cả miệng và mũi của cháu bé thổi ngạt. Lượng khí thổi vào ít hơn, chỉ dùng một phần hơi của mình, 3 giây thổi 1 lần với tần số 20lần/phút, trẻ em (1 đến 8 tuổi) lớn hơn thì 15 lần/phút. Mũi cũng bịt lại tương tự như khi thổi ngạt người lớn.

Hình 13 trang 44

Kiểm tra mạch. kiểm tra mạch ở trẻ em cũng dùng động mạch cảnh như người lớn, nưng đôi khi khó tìm vì cổ trẻ em ngắn và béo. Ta có thể bắt mạch cánh tay, nằm ở đoạn giữa phía trong cánh tay dễ hơn. Lấy mạch ở đỉnh tim không tin cậy vì đó dễ nhầm với xung động hơn là mạch.

Hình 14 trang 45

2.      Xử lí đường thở

Trong thủ thuạt Heimlich lấy dị vật ra khỏi đường thở ở cháu bé, có thể vỗ mạnh vào lưng chúng (hình 15). Dốc ngược cháu xuống, dùng một tay đỡ lấy ngực và cầm tì lên đùi mình cho đõ mỏi, còn tay kia dùng gót bàn tay vỗ lên vùng lưng giữa 2 xương bả vai của cháu 4 cái. Sau đó lật ngửa cháu liên tiếp 4 cái nửa thật nhanh. Không đẩy ép bụng vì dễ vỡ nội tạng nguy hiểm nhất là gan, thường áp dụng khi cháu bé hóc vật lạ hay sặt bột.

Nếu trẻ lớn, thủ thuật Heimlich có thể làm được ở cả 2 tư thế đứng và nằm với phương pháp đẩy ép bụng bằng tay 6-10 lần.

Đối với trẻ nhỏ hơn, không nên dùng phương pháp cưỡi ngựa lên đùi trong tình trạng hôn mê mà phải làm nhẹ nhàng. Và sau khi đẩy ép ngực xong, nhớ cho tay vào miệng móc dị vật ra. Cẩn thận không đẩy dị vật vào sâu thêm.

Nếu cháu bé chỉ tắc thở một phần, không khí còn vào ra được thì không nên dốc ngược cháu bé để lấy dị vật vì khi làm như thế dễ gây tắc thở hoàn toàn do dị vật khi rơi ra sẽ mắc vào khoảng giữa 2 giây thanh âm.

Hình 15 trang 46

3.      HSTP ở cháu bé và trẻ em

Trừ một vài ngoại lệ, còn nói chung ép tim ngoài lồng ngực ở trẻ em cũng giống ở người lớn.

Đối với trẻ em nhỏ, thường ép tim bằng gót bàn tay. Mức ép làm cho xương ức lún xuống khoảng 2-3 cm, tần số 80-100 lần/phút.

Đối với cháu bé, chỉ dùng 2 đầu ngón tay, ngón trỏ và ngón giữa (Hình 16). Phải ép lên giữa xương ức, mức ép lún xuống từ 1-1.5 cm là cùng, tần số ít ra là 100 lần/phút.

Cả hai loại trên đều dùng tỉ số 5/1. Sau khi ép đến cái thứ 5 thì ngừng độ 1-1.5 giây để thổi hơi ngạt một cái. Chú ý: cháu bé được coi là đứa trẻ dưới một tuổi, trẻ em là từ 1-8 tuổi. Trên 8 tuổi có thể dùng kỹ thuật như người lớn.

Những điều cần chú ý khi làm HSTP:

-         Nếu nghi có tổn thương cổ do bản chất tai nạn thì phải đặc biệt chú ý khi thông khí nhân tạo.

-         Luôn giữ nạn nhân trên tư thế nằm ngữa mặt phẳng ngang, nếu kê đầu cao hơn tim sẽ làm giảm luồng máu lên não.

-         Nếu nạn nhân đang nằm sấp mà buộc phải lật ngửa lại thì phải hết sức cẩn thận, đế phòng tổn thương cổ. HSTP chỉ làm được ở tư thế nằm ngửa.

-         Trong khi chờ y tế đến phải làm HSTP liên tục.

-         Nếu nạn nhân nôn phải ngừng mọi động tác, quay đầu và người sang một bên và sau đó lau sạch họng.

-         Đối với trẻ em, mùa lạnh phải hồi sức lâu hơn nhất là nạn nhân ngạt nước (nhiều ca đã thành công nhờ kiên trì hồi sức nhiều giờ).

-         Nếu có hạ nhiệt độ phải lấy mạch lâu trong một phút.

-         HSTP càng làm sớm, cơ may sống sót càng nhiêu và nguy cơ thương tổn não càng ít.

-         Tuy có nhiều cứu nạn không thành công nhưng nếu chọn con đường không làm HSTP thì chắc chắn chết.

-         Không làm HSTP khi nạn nhân chưa có đủ dấu hiệu chứng tỏ đã ngừng thở và không có mạch.

-         Nạn nhân đột qụy não cũng cần được cứu trợ hô hấp hoặc làm HSTP.

-         Thủ thuật Heimlich có thể làm ở nạn nhân sắp chết do ngạt nước, giống tắc thở do ngoại vật (nạn nhân nằm ngửa nếu hôn mê) tuy nhiên đàu nạn nhân phải quay về một bên .

Các phương thức làm HSTP được áp dụng thích hợp theo tưng trương hợp. Đó là một trong những điểm quan trọng của chương trình cứu trợ nạn nhân do Hội chữ thập đỏ phụ trách (ở Việt Nam), hoặc do Hội đồng thập tự và hội tim học (Hoa Kì) đảm nhiệm.

NGẠT NƯỚC.

Ngạt nước là một trong nhiều nguyên nhân đã đưa đến tai nạnn chết người ở nhiều nước. Tử vong này tránh được nếu mỗi cá nhânn biết xử lí đúng hoặc hết lượng sức mình khi tiếp xúc với nước. Những lời khuyên về sự an toàn:

-         Phải chú ý khi học bơi, bơi đứng hoặc khi chơi giải trí gần nước.

-         Biết khả năng và giới hạn của mình. Không bơi một mình.

-         Chú ý trông coi trẻ em khi chúng chơi gần nước.

-         Điều chỉnh nhiệt độ nước hoặc vận động trước khi tắm cho thích hợp. Không bơi khi người đã quá mệt.

-         Tuân thủ nội quy an toàn của từng vùng bờ biển hay bể tắm.

-         Không bơi lặn ở nơi mà mình không biết. Chỉ bơi trong giới hạn được bảo vệ. Không bơi ở vùng nước xoáy, có lạch nước ngầm.

-         Tuân thủ nội quy khi bơi thuyền. Có thể xin nội quy này ở ngay các trạm bảo vệ bờ biển, trạm thuyền hồ.

-         Không đứng trên mạng thuyền, thay đổi chỗ ngồi trên thuyền nhỏ hay lơ lãng gỡ rối dây câu. Nếu thuyền lật, hãy bám lấy thuyền.

-         Nếu cơn giông kéo dài đến, phải tìm bờ ẩn gần nhất.

-         Không vượt qua suối, lội bộ qua sông, không cắm trại ở vùng mà có thể lũ quét xảy đến bất ngờ.

-         Khi cứu người, cần xử lí cho thích hợp. Hãy ném phao ra, giây khăn vải, sào đánh cá hay các vật tương tự, đặc biệt khi bạn không được học hành cẩn thận về kỹ thuật cứu nạn.

-         Nếu nghi nạn nhân có tổn thương cổ, cần dùng tấm bảng hay tấm ván lao ra để giúp nạn nhân thoát khỏi.

-         Không bao giờ bơi quá xa dù bơi giỏi. Nếu bơi quá xa sẽ có nguy cơ không trở về được hoặc chết đuối vì quá mệt mà không có cách nào báo vào bờ được cả.

-         Trên 80% nạn nhân chết đuối có chất nôn hoặc thức ăn trong đường thở, 50% trong số này là do nôn khi hồi sức.

Ngạt thở cấp tính do thiếu oxy là yếu tố chủ yếu ở mọi nạn nhân. Đường thở, dạ dày đều nhiều nước nênn khi hồi sức có thể nôn ra. Nếu nôn phải ngừng hồi sức, đặt nghiêng đầu về một bên và sau đó lau sạch miệng, rồi đặt ngửa lại để tiếp tục làm hô hấp nhân tạo.

Xử trí: Đầu tiên phải thổi ngạt 2 hơi, không chờ vào bờ mới làm mà phải làm trên mặt nước trên đường đưa vào bờ. Sau đó xem mạch, nếu có mạch thì làm tiếp tục, nếu không có mạch phải đưa nhanh vào bờ để làm HSTP. HSTP không làm dưới nước được vì không có mặt phẳng cứng dưới lưng. Khi hồi phục đặt nghiêng người lại, chống choáng và tìm cứu trợ y tế đến.

Ngất phản xạ khi lặn. Hiện tượng hay gặp khi nhẩy cầu, lặn sâu là do ngất đột ngột, tức là chưa sặc nước, đường thở không có nước, chỉ sốc như kiểu điện giật (có thể gọi là nước giật). Hiện tượng này gây ra do:

-         Khi tắm, nhẩy bị ức chế thần kinh chìn xuống nước không giãy giụa kêu la được.

-         Do co mạch dữ dội tuần hoàn về tim tăng mạnh khi vừa xuống nước, gây ngất và chìm luôn.

-         Do giãn mạch khi phơi nắng lao động nặng, đi đường xa rồi nhảy xuống tắm ngay gây ngất lim luôn.

Đó là tình trạng phản xạ, không gây ngừng tim ngay, mà ngưng thở trước, nên nạn nhân không tím xanh mà trắng nên gọi là ngất trắng, và thiếu oxy trong thời gian dài.

Hối sức phải được làm ngay HSTP. Do phổi chưa sặc nước nên cứu mạng hồi sinh kịp thời thì cơ may sống sót của nạn nhân tăng lên nhiều.


.Lời nói đầu
Chuong 01 - Đai cương về cấp cứu thông thường
Chuong 02 - Phương pháp xử trí cấp cứu
Chương 03 - Choáng
Chương 04 - Cấp cứu hô hấp và tuần hoàn
Chương 05 - Vết thương và các thương tổn liên quan
Chương 06 - Băng trong và băng ngoài vết thương
Chương 07 - Căng gân, bong gân, trật khớp, gãy xương
Chương 08 - Các độc chất và thuốc
Chương 09 - Các vết thương do cắn và đốt
Chương 10 - Bỏng
Chương 11 - Những bất thường về nóng, lạnh
Chương 12 - Một số cấp cứu đặc biệt
Chương 13 - Sơ cứu trong thể dục thế thao
Chương 14 - Các mang vác nạn nhân
Chương 15 - Cấp cứu trong các trường hợp bị thiên tai
Phụ lục - Tủ thuốc gia đình


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO