CẨM NANG CẤP CỨU


CHƯƠNG 12

MỘT SỐ CẤP CỨU ĐẶC BIỆT

Những cấp cứu cần chú ý đặc biệt. Nó không những quan trọng về chuẩn đoán mà nhiều trường hợp phải cấp cứu ngay để cứu sống nạn nhân. Cách khám phải có thứ tự liên hoàn để xác định thể loại và mức độ, và để tìm cách đối phó thích hợp (xem chương 2)

1. Nạn nhân hôn mê: Hôn mê có nhiều nguyên nhân, từ đơn giản đến phức tạp, có thể ngắn hoặc kéo dài, có thể dễ tìm ra lý do hoặc khó biết. Phải khám và hỏi các người chứng kiến xung quanh, tìm ra các thông tin có liên quan, và báo ngay cho bác sĩ hoặc cơ quan y tế biết. Thường hay gặp là tai biến mạch não (TBMN) hay đột quỵ. TBMN, hay gặp ở lứa tuổi trên 40. Do lượng máu nuôi não không cung cấp đủ vì cản rở dòng chảy hoặc do vỡ mạch não. Hàng năm ở Mỹ đến 200.000 người chết và 2 triệu người tàn phế do TBMN. Bệnh này kết hợp với cao huyết áp và xơ vữa động mạch (mạch xơ cứng thiếu máu lên não).

Dấu hiệu: Khởi phát rất bất ngờ. Các dấu hiệu đầu tiên là thấy chân tay yếu đi, có cảm giác như kiến bò. Hoặc nhức đầu, thoáng quên, mắt mờ đi một phần, và đôi khi nói khó. Thở có thể khò khè như ngáy, nhịp không đều, mặt 9dỏ phừng phừng, hai đồn tử to nhỏ không đều nhau. Nạn nhân có thể mất trí thức hoặc liệt mặt, tay, chân, nửa người.

Điều trị: Việc đầu tiên và quan trọng là đảm bảo cho đường thở thông suốt. Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái, đầu và ngực hơi cao. Nới lỏng quần áo quanh cổ và ngực bụng. Chống choáng nếu có. Nếu nôn mửa cho nghiêng đầu sang một bên. Tiêm thuốc trợ tim, chống co dật nếu có. Mời cứu trợ y tế đến hoặc đưa nạn nhân đến bệnh viện.

2. Các rối loạn tim mạch:

Trong các rối loạn tim mạch thì cơn đau tim là thường gặp và nghiêm trọng nhất. Theo Hội Tim học Hoa Kỳ, hàng năm có gần 650.000 người chết vì cơn đau tim, 350.000 người chết trước khi đến bệnh viện. Trong số này có người chết rất nhanh sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Trung bình nạn nhân phải chờ 3 tiếng đồng hồ mới thấy cứu trợ đến. Nếu được cấp cứu 4 phút sau triệu chứng đầu tiên, có thể được cứu sống. Điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu ban đầu (H.1)

Dấu hiệu ban đầu

Đau như bị ép kéo dài hoặc thấy khó chịu bất thường ở ngay vùng giữa ngực sau xương ức.

Đau xuyên lên vai, cánh tay, cổ, hoặc cằm, thuờng lan về phí bên trái (đau như dao đâm không phải dấu hiệu của cơn đau tim).

Đau toát mồ hôi, buồn nôn, nôn và thở ngắn hơi. Các dấu hiệu trên có thể giảm xuống nhưng rồi lại tái lại.

Đau như một vành đai thép quấn chặt quan hngực, hoặc như có người dùng nắm tay, vật nặng đè lên ngực mình.

Nếu các triệu chứng này kéo dài 2 phút hoặc hơn thì phải tìm cứu trợ y tế ngay. Trong khi chờ y tế đến nên động vi6n người bệnh ho theo nhịp, 1 – 3 giây lại ho một cái (Xem "Ho trong thủ thuật HSTP", chương 4)

(Hình 204 H1)

Các yếu tố nguy cơ

Người ta tin rắng, kiểm soát được các yếu tố nguy cơ sẽ giảm bớt bệnh nhồi máu cơ tim. Hội Tim học Mỹ đã xác định các nguy cơ chính trong bệnh tim là:

Tỷ lệ cholesterol cao: Ngườicó nồng độ Choresterol máu từ 250mg trở lên có nguy cơ mắc cơn đau tim và tai biến mạch não cao gấp 3 lần, so với người có nồng độ choresterol tới 194mg

Hút thuốc lá: Người hút trên một bao/ ngày có nguy cơ mắc cơn đau tim hai lần cao hơn soa với người không hút.

Tăng huyết áp: Một người có huyết áp tâm thu trên 150mmHg có nguy cơ mắc cơn đau tim hai lần cao hơn, tai biến mạch não bốn lần cao hơn, so với người có huyết áp tâm thu dưới 120mmHg

Nếu kết hợp cả ba yếu tố trên, tần số mắc tăn lên 10 lần. Bệnh xẩy ra ở đàn ông nhiều hơn đàn bà.

Trường hợp hay gặp

a. Cơn đau thắt ngực

Đau thắt ngực là hội chứng ở người mà sự cấp máu cho tim bị giảm sứt. Do các động mạch vành nuôi dưỡng cơ tim bị hẹp lại. Bệnh có thể nặng lên nếu có sang chấn tâm lý, kích thích quá mức, làm việc căng thẳng hay ăn quá nhiều. Một số người có cơn đau rầm rộ như ngộ độc cấp sau khi ăn.

Dấu hiệu: Người bệnh thấy khó chịu hoặc khó thở, đau ở ngực, có cảm giác lồng ngực bị thắt lại. Đau lan lên cổ, cằm hoặc cánh tay trái. Có thể hết đau sau giây lát nghỉ ngơi.

Điều trị: Đặt nạn nhân ở tư thế nửa ngồi cho dễ thở. Nếu cần cho ngậm dưới lưỡi viên nitroglycerin, có tác dụng ngay sau 1 – 5 phút. Có thể ngậm viên Risordan nhưng chậm hơn, phải 10 phút sau mới đỡ đau.

Nitroglycerin phải ngậm mới kết quả. Uống không tác dụng. Gần đây có hai dạng có thể thay thế: Lenitral spray: thuốc xịt vào họng, và Amyl nitrit dạng ống, bẻ vỡ rồi cho vào mùi xoa, ngửi.

Viên nitroglycerin tác dụng nhanh. Nếu sau 5 phút không đỡ: cho viên thứ 3. Hết 3 viễn vẫn không đỡ phải gọi bác sĩ. Sau 30 phút thuốc hết tác dụng.

b. Nhời máu cơ tim

Cơn đau tim xẩy ra ở đây là do có huyết khối trong mạch vành tim. Cơ tim không được nuôi dưỡng, hoại tử một phần. Nếu máu không cấp đủ hoặc hoại tử quá rộng, tim sẽ ngưng đập do không đủ oxy nuôi dưỡng cơ tim. Đây là cấp cứu nghiêm trọng.

Dấu hiệu: Cơn đau ngực rất nặng nề, lan lên cổ, cằm và cánh tay trái. Nạn nhân thấy đau quá mức không chịu nổi ở ngực, khó thở, toát mồ hôi, mặt xanh xám lo âu, da lạnh nhất là ở đầu chi. Mạch yếu, nhanh và không đều. Chú ý: đôi khi chỉ có một dấu hiệu là đau ngực.

Điều trị: Đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái, nửa ngồi. Dùng thuốc như trên. Mời ngay Bác sĩ. Nếu không có mạch và ngừng thở phải làm HSTP

c. Những cơn đau tương tự nhưng không phải do tim

Đôi khi cơn đau ngực xảy ra do nạn nhân lo âu, sợ hãi quá mức do căng thẳng thần kinh: thường run lẩy bẩy, chóng mặt, khó thở. Đôi khi lại do tập luyện quá mức có ảnh hưởng đến các cơ ngực như: nâng vật nặng lên cao, vác hàng khối lớn, trượt tuyết đường dài ở các nước Châu Aâu, Châu Mỹ. Nếu đau như vậy, phải ngừng hoạt động và nghỉ ngơi. Xin lời hướng dẫn của y tế.

Có khi đau vùng tim như rát bỏng là do trào ngược axit dạ dầy lên thực quản. Thường xẩy ra sau khi ăn nhiều, uống cà phể, trà đặc, rượu, và ở tư thế nằm.

Dấu hiệu: Vùng tim có cảm giác bỏng rát từ ngực dân lên cổ, họng.

Điều trị: Nghỉ ngơi. Uống sữa hoặc thuốc trung hòa axit như Maalox, Mylanta, Kavet. Tránh những thức ăn, đồ uống có thể gây ra tình trạng này.

3. Các rối loạn về phổi, phế quản

Có hai cấp cứu thường gặp là hen phế quản ác tính và phù phổi cấp

a. Hen phế quản:

Hen phế quản do phản ứng dị ứng với phấn hoa, bụi, thức ăn v.v… Nó liên quan đến thở co cử và ảnh hưởng đến toàn bộ hô hấp. Ít thích nghi với không khí ở độ cao, với độ cao trên mặt biển khoảng 2.440m thì khó thở. Khi thay đổi thời tiết (thường từ mùa nóng sang mùa lạnh) trước cơn giông bão, tiết trời ẩm ướt, hoặc cần đi công tác xa, phải dùng thuốc đề phòng trước.

Dấu hiệu: Khó thở. Nạn nhân phải ngồi để thở nhất là thở ra. Ho và cò cử như kéo bễ, ta gọi là chết đuối trên cạn. Có xung huyết mũi và thường khạc ra nhiều đờm nhầy.

Điều trị: Hỗ trợ cho nạn nhân thở. Phải giữ yên lặng và bình tĩnh. Trong khi dùng thuốc cần co thêm dịch uống. Có sẵn thuốc xịt hoặc thuốc giãn phế quản để dùng.

Thuốc. Theophylin 0,1 x 3 viên một lần, lập lại sau 6 giờ nếu cơn không giảm, hoặc viên Salbutamol 5mg, uống 1 – 2 viên trước lúc lên cơn 30 phút đến 1 giờ. Nếu có thuốc xịt như Ventolin, Bricanul thì xịt vào 2 – 3 lần, mỗi lần 2 nhát bóp là cảm thấy dễ chịu.

b. Phù phổi cấp:

Phù phổi cấp thực chất là suy hô hấp cấp do tụt huyết tương từ ngoài tế bào vào trong phế nang làm nạn nhân không thở được. Thường xẩy ra ở người có huyết áp tăng cao, suy mạch vành, mắc bệnh van tim như hẹp van hai lá chẳng hạn. Cũng thường gặp ở người nhiễm độc nặng như nhiễm độc khí oxyt cacbon, các loại khí đốt khí thải khác, các loại nhiễm khuẩn nặng.

Dấu hiệu: Chính là khó thở. Nét mặt nạn nhân xanh xám, lo âu, hốt hoảng, toát mồ hôi, ngực tức như đeo áo giáp chì. Nạn nhân có tiếng ho ông ổng và khạc đờm màu hồng, và phải ngồi vịn tay vào thành giường để thở.

Điêu trị: Phải xem nạn nhân có mắc bệnh cũ không và thường mang theo thuốc trong người. Nếu nhẹ: để ngồi chân thõng, cho uống thuốc lợi niệu như Lasix: 1-2viên. Nếu nặng phải làm HSTP. Theo dõi mạch, nhịp thở, cho ngậm viên nitroglycerin hoặc Adalat dưới lưỡi, và mời bác sĩ đến

4. Các rối loạn về chuyển hóa:

Có hai bệnh thường gặp là hạ đường huyết và hôn mê do đái tháo.

a. Hạ đường huyết: Còn gọi là choáng insulin, là tình trạng xẩy ra khi cơ thiể thiếu thức ăn (quá đói) hoặc thừa nhiều insulin.

Dấu hiệu: Là biểu hiện của trạng thái choáng nặng: da xám ngắt, lạnh, dâm dấp ướt; nhịp thở bình thường hoặc nhan hnông; có thể mê sảng

Điều trị: Phải cấp cứu ngay. Nạn nhân cần đường. Nếu tỉnh táo có thể cho uống nước đường (pha 2-3 thìa con đường trong một cốc nước) hoặc nước hoa quả. Nếu nặng: chống choáng.

b. Hôn mê do đái tháo: Đái tháo là bệnh mà cơ thể không thể quản lý đầy đủ được lượng thức ăn ăn vào. Cơ thể không đủ khả năng sử dụng được lượng đường bột (carbohydrat) và mở do thiếu nội tiết tố insulin. Điều quan trọng là điều chỉnh cẩn thận được lượng insulin trong cơ thể. Khi không dùng insulin để chuyển hóa đường-bột và mỡ được hoàn toàn thì bị hôn mê.

Dấu hiệu: Da mặt khô và phừng phừng. Các dấu hiệu khác là: đói không khí (thở sâu), hơi thở có mùi axeton (mùi thuốc bôi móng tay), khát nước, buồn nôn, mạch nhanh và yếu.

Điều trị: Người bệnh cần insulin và chăm sóc. Có thể cho uống nhiều dịch nếu còn tỉnh (pha ¼ thìa cà phê muối vào 1 lít nước). Tiêm ngay insulin vào bắp 40 đơn vị luôn một lần, thường nạn nhân có thuốc và ống tiêm mang theo. Sau đó cho vào bệnh viện cấp cứu.

5. Một vài cấp cứu ngoại khoa:

Chủ yếu là viêm ruột thừa, và thủng nội tạng do ngã hay đụng dập.

a. Viêm ruột thừa: Chẩn đoán viêm ruột thừa cũng không dễ. Thường ban đầu nạn nhân thấy đau ở phần trên dạ dày, sau dần dần chuyển xuống ¼ bụng dưới bên phải (vùng hố chậu phải). Ấn vào thành bụng có phản ứng nghĩa là khi ta rút tay ra khỏi thành bụng thì đau tăng lên. Nếu ruột thừa đã vỡ, đau có thể giảm đi, nhưng một số giờ sau laị trở lại đau dữ dội hơn và nạn nhân sốt. Chú ý: Vị trí chính xác của ruột thừa thay đổi theo từng người, không phải lúc nào cũng nằm ở 1/3 đường rốn-gai chậu vùng hố chậu phải.

Triệu chứng: Nạn nhân thấy mệt mỏi, ăn mất ngon, buồn nôn và nôn, đau ở phía trên dạ dày rồi di chuyển xuống vùng hố chậu phải. Thành bụng có phản ứng khi sờ. Có thể sốt 37.7oC đến 38 oC. Không sốt cao.

Xử trí: Không được cho ăn uống. Đặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi thoải mái. Chườm lạnh vào bụng dưới bên phải. Xin xe cấp cứu đến bệnh viện. Không đưọc dùng thuốc tẩy.

b. Thủng nội tạng: Thường do chấn thương như va quẹt, ngã, đâm, đánh vào bụng. Đôi khi do bệnh: thủng dạ dày do loét, thủng ruột do viêm v.v... Theo một thống kể của Pháp, tỷ lệ thủng ở các nội tạng như sau: Tạng đặc: Lách 50%, gan 25%, thạn 10%, tụy 5%; Tạng rổng: Ruột non 12%, ruột già 8.5%, dạ dày 4$, tá tràng 3%, bàng quang 3%, cơ hoành 5.5%, tụ máu sau phúc mạc và nguyên nhân chưa rõ 25%

Dấu hiệu: Nạn nhân thấy đau ở bụng như dao đâm. Toàn trạng tái mét, quằn quại, mạch nhanh, buồn nôn và nôn, không đi ngoài và đánh hơi được. Ấn vào bụng có phải ứng. Nếu tạng rỗng thủng: fõ vào bụng kêu boong boong do có hơi bên trong. Nếu tạng đặc thủng: có dấu hiệu chảy máu trong: mạch nhanh nhỏ, da tái xanh và choáng. Không cấp cứu kịp thời sẽ chết.

Xử trí: Không cho ăn uống. Chỉ cho chườm lạnh vào bụng. Đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái. Nếu có sốt: đắp khăn ướt lên trán. Rồi xin xe cấp cứu chuyển nạn nhân đến viện.

CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT, SÉT ĐÁNH

Điện giật: Dùng điệng hạ thế trong nhà 110 vôn cũng có thể gây chết người nhất là khi trời mưa bão, Chết là do rung thất.

Triệu chứng: Người bị điện giật chết ngay vì rung thất hay do liệt hô hấp. Trường hợp nhẹ có thể ngừng tim một thời gian ngắn, có khi lên cơn co giật. Đồng thời chỗ tiếp xúc với điện bị bỏng. Sau đó nạn nhân còn mệt mỏi, mê sảng, hồi hộp

Xử trí: Ngắt dòng điện. Chú ý đề phòng nạn nhân ngã khi ngắt điện. Phải tự bảo vệ để tránh bị giật thêm. Nếu ngưng tim và ngưng thở; hồi sinh tim phổi. Sau khi nạn nhân tỉnh, tiếp tục chữa bỏng, chữa gẫy xương v.v..

Sét đánh: Sét là dòng điện của khí quyển rất mạnh có thể đến 2000ampe) và điện thế rất cao (tới 1 triệu vôn) nhưng rất ngắn (một phần vạn giây). Khi đánh vào người tùy nặng nhẹ gây nên: Rung thất, ngừng thở, thứ yếu là nhức đầu buồn ngủ, rối loạn nhịp thở, xuất huyết nội tạng v.v.

Triệu chứng: Thường dễ chẩn đoán. Trên da chỗ sét đánh có thể cháy hay đỏ sẫm, có hình đặc biệt (hình ngoằn ngoèo, hình cành cây v.v..)

Xử trí: Nếu nạn nhân tỉnh táo: chỉ cần săn sóc như người bị sốc chấn thương, ủ ấm, uống nước nóng, an ủi, v.v... Nếu mệt nhiều, đưa vào bệnh viện theo dõi, chữa bỏng, chăm sóc thêm. Nếu mê man bất tỉnh, nhưng vẫn thở và tim vẫn đập: kích thích bằng gọi, giật tóc, vã nước vào mặt v.v.. Nếu ngừng thở: thổi ngạt miệng, ngừng tuần hoàn hồi; hồi sinh phổi.

SƠ CỨU TRONG THỂ DỤC THỂ THAO

Thể dục thể thao có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan có thể gây nên chấn thương vàv tình trạng bệnh lý. Nó cần được sơ cứu hoặc cấp cứu kị thời. Tác nhân gây ra có thể là cơ học, hóa học, điện học, phóng xạ và tâm lý. Các cơ quan hay bị là cơ quan vận động. Các chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại cũng hay xảy ra ở một bộ phận vận động viên.

Tỷ lệ chấn thương thể dục thể thao nhiều ít tùy theo từng nước: Liên Xô (cũ): 2%, Tiệp Khắc (cũ) 2.3%, Na Uy: 0.8%; Thụy Điển : 7-13%; Liên Bang Đức: 10% trong tổng các loại chấn thương. Loại chấn thương rất đa dạng, chủ yếu có 7 loại hay gặp là: chạm thương, tổn thương cơ – gân, bong gân, tổn thương khớp và sai khớp, gẫy xương, chấn động não, và xây sát tổn thương phần mềm.

Mỗi môn thể thao, chấn thương hay khu trú vào một vùng nhất định: Bóng đá: 76.67% là chi dưới, quyền anh: 23.89% ở đầu, thể dục dụng cụ 54.49% ở chi trên v.v....

Nguyên nhân gây ra cũng nhiều loại: có thể do thiếu sót trong phương pháp tập luyện, do đặc điểm về kỹ thuật do


.Lời nói đầu
Chuong 01 - Đai cương về cấp cứu thông thường
Chuong 02 - Phương pháp xử trí cấp cứu
Chương 03 - Choáng
Chương 04 - Cấp cứu hô hấp và tuần hoàn
Chương 05 - Vết thương và các thương tổn liên quan
Chương 06 - Băng trong và băng ngoài vết thương
Chương 07 - Căng gân, bong gân, trật khớp, gãy xương
Chương 08 - Các độc chất và thuốc
Chương 09 - Các vết thương do cắn và đốt
Chương 10 - Bỏng
Chương 11 - Những bất thường về nóng, lạnh
Chương 12 - Một số cấp cứu đặc biệt
Chương 13 - Sơ cứu trong thể dục thế thao
Chương 14 - Các mang vác nạn nhân
Chương 15 - Cấp cứu trong các trường hợp bị thiên tai
Phụ lục - Tủ thuốc gia đình


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO